kimluc
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cải lương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cải lương. Hiển thị tất cả bài đăng

Các trích đoạn cải lương hay nhất



Tuyển Chọn 30 Trích Đoạn Ca Cổ Cải Lương Hay Nhất, Đặc Sắc Nhất Của Lệ Thủy Với Thanh Tuấn, Minh Vương, Minh Cảnh, Minh Phụng, Hùng Cường...

Nghe bản full: https://www.youtube.com/watch?v=VMfAwC0shC4
0

Tấn Tài, Minh Cảnh, Mỹ Châu, Minh Phụng - 10 Trích đoạn cải lương đặc biệt



Tấn Tài - Minh Cảnh - Mỹ Châu - Minh Phụng || Siêu Đỉnh 10 Trích Đoạn Cải Lương Đặc Biệt Cực Hay
0

8 trích đoạn cải lương hay nhất


Tám trích đoạn trong các vỡ cải lương sau:
1. máu nhuộm sân chùa
2. người tình chiến trận
3. tô ánh nguyệt
4. bên cầu dệt lựa
5. đêm lạnh chùa hoang
6. manh áo quê nghèo
7. máu nhuộm sân chùa
8. tây thi
0

Giọng ca Minh Cảnh 1: Máu nhuộm sân chùa, Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà



Minh Cảnh (1937), tên thật là Nguyễn Văn Cảnh, là nghệ sĩ cải lương, sinh ra trong gia đình nghệ thuật tại Chợ Lớn.

Vai diễn
Bao Công xử án Quách Què

Dốc sương mù (vai Thái điền Thứ Lang)

Đêm lạnh chùa hoang (vai Cao Nguyên Bình)

Máu nhuộm sân chùa (vai Trần Tự Tâm)

Mùa thu trên Bạch Mã Sơn (vai Vương Hồ Vũ)

Người đẹp Bạch Hoa thôn (vai Hà Lâm)

Trinh nữ lầu xanh

Các bài tân cổ giao duyên

Chuyến xe lam chiều

Cô lái đò

Duyên quê

Đám cưới trên đường quê (Tân nhạc: Hoàng Thi Thơ; cổ nhạc: Yên Lang)

Đêm tàn bến Ngự

Đoạn cuối tình yêu

Đứa con đất nước

Em bé đánh giày (Sáng tác: Thu An)

Gõ cửa

Hoa đào trước gió

Lương Sơn Bá

Lưu Bình Dương Lễ

Mưa trên phố Huế

Người điên yêu trăng

Qua bến đò xưa

Quán nửa khuya (Sáng tác: Yên Lang)

Rước tình về với quê hương (Tân nhạc: Hoàng Thi Thơ; cổ nhạc: Loan Thảo)

Sầu vương ý nhạc

Tàu đêm năm cũ

Tô Võ chăn dê

Tình anh bán chiếu (Tác giả: Viễn Châu)

Trái gùi Bến Cát

Trăng sáng vườn chè

Trống loạn Thăng Long thành

Tu là cội phúc (Tác giả: Viễn Châu)

Võ Đông Sơ (Sáng tác: Viễn Châu)
0

Trích đoạn Người Tình Trên Chiến Trận - Thanh Tuấn, Mỹ Châu, Minh Vương



Vở cải lương "Người tình trên chiến trận" từ lâu đã trở nên quen thuộc với các khán giả mộ điệu bởi giá trị nhân văn cũng như từng lời ca tiếng hát của những người nghệ sĩ. Không chỉ kể về một câu chuyện tình buồn, trái ngang của hai con người nơi chiến tuyến, mà "Người tình trên chiến trận" còn nói về tình phụ tử, mẫu tử cùng với sự hi sinh tất cả vì con cái của đấng sinh thành.

Bên cạnh đó, vở cải lương cổ "Người tình trên chiến trận" cũng là bước đệm đưa tên tuổi của những nghệ sĩ tài danh đến gần với công chúng hơn như nghệ sĩ Lệ Thủy, nghệ sĩ Minh Phụng, nghệ sĩ Diệp Lang,...Vở cải lương này cũng đã được nhiều nghệ sĩ sau này thể hiện lại rất thành công. Chính vì sức ảnh hưởng cũng như giá trị sâu sắc mà vở cải lương mang lại, "Người tình trên chiến trận" quả là xứng đáng khi được xem như một trong những vở cải lương cổ hay nhất mọi thời đại.
0

Trích đoạn Người Tình Trên Chiến Trận - Thanh Tuấn, Mỹ Châu, Minh Vương



Vở cải lương "Người tình trên chiến trận" từ lâu đã trở nên quen thuộc với các khán giả mộ điệu bởi giá trị nhân văn cũng như từng lời ca tiếng hát của những người nghệ sĩ. Không chỉ kể về một câu chuyện tình buồn, trái ngang của hai con người nơi chiến tuyến, mà "Người tình trên chiến trận" còn nói về tình phụ tử, mẫu tử cùng với sự hi sinh tất cả vì con cái của đấng sinh thành.
0

Tiếng hạc trong trăng (Thanh Nga) - Thành Được, Hữu Phước, Thanh Hải



"Tiếng hạc trong trăng" là những dòng tâm tình cất lên ca ngợi tình phụ tử. Hình ảnh người cha hiến dâng cả đôi mắt của mình để tìm lại ánh sáng cho đứa con gái thân yêu khiến cho người xem không khỏi bàng hoàng, xúc động.

Bên cạnh nội dung đầy tính nhân văn ấy, sự diễn xuất cùng với giọng ca quá đỗi ngọt ngào của nữ nghệ sĩ Lệ Thủy và nghệ sĩ Thanh Sang đã đem từng câu, từng chữ của vở cải lương in đậm trong lòng khán giả. Có thể nói, dù cho thời gian có qua đi vội vã và khắc nghiệt đến thế nào thì vở cải lương "Tiếng hạc trong trăng" vẫn mãi còn đó, vẫn mãi là cái tên huyền thoại của những vở cải lương cổ Việt Nam.
0

Tiếng hạc trong trăng (Thanh Nga) - Thành Được, Hữu Phước, Thanh Hải



"Tiếng hạc trong trăng" là những dòng tâm tình cất lên ca ngợi tình phụ tử. Hình ảnh người cha hiến dâng cả đôi mắt của mình để tìm lại ánh sáng cho đứa con gái thân yêu khiến cho người xem không khỏi bàng hoàng, xúc động.

Bên cạnh nội dung đầy tính nhân văn ấy, sự diễn xuất cùng với giọng ca quá đỗi ngọt ngào của nữ nghệ sĩ Lệ Thủy và nghệ sĩ Thanh Sang đã đem từng câu, từng chữ của vở cải lương in đậm trong lòng khán giả. Có thể nói, dù cho thời gian có qua đi vội vã và khắc nghiệt đến thế nào thì vở cải lương "Tiếng hạc trong trăng" vẫn mãi còn đó, vẫn mãi là cái tên huyền thoại của những vở cải lương cổ Việt Nam.
0

Kiếp nào có yêu nhau - Cải lương xưa | Mỹ Châu, Minh Phụng, Lệ Thủy,Tấn Tài, Mỹ Châu



Kiếp nào có yêu nhau - Cải lương xưa | Mỹ Châu, Minh Phụng, Lệ Thủy,Tấn Tài, Mỹ Châu.

Có lẽ câu vọng cổ ấy của nghệ sĩ Tấn Tài đã làm nao lòng biết bao người thưởng thức bởi những tâm tư, tình cảm sâu lắng qua từng câu, từng chữ. "Kiếp nào có yêu nhau" là một trong những vở cải lương cổ hay nhất từ trước đến nay, nhận được nhiều sự yêu mến từ khán giả, cũng như khẳng định được giá trị nghệ thuật mà tác phẩm mang lại qua từng lời ca, tiếng hát vượt không gian, thời gian của những người nghệ sĩ tài danh.

"Kiếp nào có yêu nhau" là một câu chuyện tình buồn giữa Mộ Dung Thạch và tiểu thư Thiên Kim. Cuộc đời trái ngang chia hai lối rẽ, dẫu rằng yêu nhau, nhớ về nhau những họ mãi không đến được với nhau. Âu cũng đành đổ lỗi cho số mệnh. Song song đó, vở cải lương còn để lại dấu ấn cho người xem bởi mối tình si đầy đau khổ của nàng Quế Minh, dẫu thế nào vẫn một lòng sắt son, chung thủy với một người duy nhất.

Trải qua bao nhiêu năm tháng, vở cải lương "Kiếp nào có yêu nhau" vẫn luôn nhận được sự yêu thích, mến mộ từ khán giả, cũng như có nhiều thế hệ nghệ sĩ trẻ sau này thể hiện lại. Qua đó cho thấy được giá trị to lớn, nhân văn của vở cải lương cũng như từng giọng ca huyền thoại ngày ấy mãi mãi trường tồn theo thời gian.

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc tế lễ.
0

Kiếp nào có yêu nhau - Cải lương xưa | Mỹ Châu, Minh Phụng, Lệ Thủy,Tấn Tài, Mỹ Châu



Kiếp nào có yêu nhau - Cải lương xưa | Mỹ Châu, Minh Phụng, Lệ Thủy,Tấn Tài, Mỹ Châu.

Có lẽ câu vọng cổ ấy của nghệ sĩ Tấn Tài đã làm nao lòng biết bao người thưởng thức bởi những tâm tư, tình cảm sâu lắng qua từng câu, từng chữ. "Kiếp nào có yêu nhau" là một trong những vở cải lương cổ hay nhất từ trước đến nay, nhận được nhiều sự yêu mến từ khán giả, cũng như khẳng định được giá trị nghệ thuật mà tác phẩm mang lại qua từng lời ca, tiếng hát vượt không gian, thời gian của những người nghệ sĩ tài danh.
0

Giọt máu chung tình (Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà) - Bài viết + MP3

“Trời ơi! Bởi sa cơ giữa chiến truờng thọ tiễn nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu… Hà.”


Bìa cuốn tiểu thuyết Giọt máu chung tình xuất bản năm 1926

Dân Nam bộ, đặc biệt là giới mộ điệu cải lương, không ai không biết thiên tình sử của đôi trai tài gái sắc Võ Đông Sơ và Bạch Thu Hà qua bản tân cổ nổi tiếng của cố soạn giả Viễn Châu. Nhưng có lẽ ít người biết rõ thân thế của hai nhân vật này cũng như nhiều người lầm tưởng câu chuyện này có xuất xứ từ Trung Quốc. Thực ra đây là hai nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết Giọt máu chung tình của nhà văn gốc Nam bộ Tân Dân Tử (1875 – 1955), xuất bản lần đầu tiên vào năm 1926.

Trong quá trình tra cứu tìm tòi trên mạng, tôi may mắn kiếm được bản in gốc của tiểu thuyết “Giọt máu chung tình – Tòng đình thảm kịch” xuất bản năm 1926 trong bộ sưu tập Sách Đông Dương của Thư viện Quốc gia Việt Nam. Tôi mạn phép chia sẻ qua liên kết dưới đây để các bạn thưởng thức.

http://sach.nlv.gov.vn/sach/cgi-bin/sach?a=d&d=kCnyo1928

Đọc xong cuốn tiểu thuyết này, tôi thấy có nhiều điều lý thú nên tóm tắt lại để ai lười đọc thì cũng có thể tỏ tường nội dung. Vả lại truyện này viết theo lối xưa nên có dùng nhiều từ ngữ khác với bây giờ, cộng thêm chất lượng in ấn hồi đó không được tốt lắm và còn nhiều lỗi chánh tả nên hơi khó đọc. Đầu đuôi như sau.

Đầu truyện tác giả Tân Dân Tử giới thiệu Võ Đông Sơ là con của Hoài Quốc Công Võ Tánh và công chúa Ngọc Du, chị cùng cha khác mẹ của vua Gia Long. Trên thực tế, ngoài tiểu thuyết này ra không có sử liệu chính thống nào chứng nhận Võ Tánh có con tên là Võ Đông Sơ cả. Theo nhiều tài liệu, Võ Tánh và Ngọc Du có với nhau hai con gái và một người con trai tên là Võ Khánh, làm tới chức Khinh xa đô úy. Trong truyện nhân vật Võ Đông Sơ sau này cũng được nhà vua ban chức Khinh xa đô úy. Có lẽ Tân Dân Tử đã xây dựng nhân vật Võ Đông Sơ dựa trên hình mẫu ngoài đời của Võ Khánh. Ngoài ra, trong truyện còn có tình tiết hư cấu không đúng với lịch sử là Võ Đông Sơ tuân lệnh vua đi đánh giặc Mãn Thanh sang xâm lược rồi chết trên sa trường. Thực tế quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và nhà Thanh bên Trung Quốc thời bấy giờ tương đối êm đẹp.

Trở lại câu chuyện, sau khi song thân mất Võ Đông Sơ được chú ruột nuôi dưỡng dạy dỗ. Trên đường lên kinh đô luyện thi chờ ngày ứng thí tranh cử Võ khoa Tiến sĩ, Võ Đông Sơ tình cờ gặp Triệu Dõng và giúp đỡ tiền bạc để Triệu Dõng làm đám tang cho mẹ. Cảm kích trước tấm lòng hào hiệp của Đông Sơ Triệu Dõng xin kết nghĩa huynh đệ với chàng. Võ Đông Sơ lớn tuổi hơn nên được tôn làm anh.

Một hôm nhân dịp dạo chơi Quan Âm các Võ Đông Sơ tình cờ gặp và cứu mạng tiểu thơ Bạch Thu Hà khỏi tay côn đồ cướp giựt. Mô típ anh hùng cứu mỹ nhân này nghe rất quen cũng giống như những truyện xuất hiện trước đó như Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Thấy Thu Hà sắc nước hương trời đối đáp lễ nghĩa nên Đông Sơ đem lòng yêu mến, lấy danh thiếp ra trao làm quen. Thu Hà khi từ biệt Đông Sơ cũng giả bộ đánh rơi cái khăn lụa có thêu tên mình để Đông Sơ nhặt lấy.

Thu Hà có anh trai tên Bạch Xuân Phương, tướng người dềnh dàng, tính tình kiêu ngạo. Sau kỳ thi văn Bạch Xuân Phương thấy Đông Sơ tướng mạo hơn người nên sinh lòng đố kỵ cho người ám sát. Tình cờ Thu Hà nghe lỏm được âm mưu của anh trai. Để đền ơn cứu mạng bữa trước Thu Hà cho người báo cho Đông Sơ đề phòng nên chàng thoát nạn. Bước vào kỳ thi võ Đông Sơ đối đầu trực tiếp Bạch Xuân Phương. Đông Sơ dùng chiêu “Đại bàng phi thạch động, sư tử thượng lầu đài” đánh bại Xuân Phương. Xuân Phương bực bội về nhà. Thu Hà ra hỏi chuyện thì Xuân Phương, mặc dù vẫn rất căm hận Đông Sơ nhưng phải công nhận Đông Sơ “chẳng những võ nghệ cao cường mà thôi, mà văn trường nó cũng xuất chúng”. Thu Hà nghe anh nói càng thêm lòng ái mộ Đông Sơ.

Sau khi thắng Bạch Xuân Phương trong cuộc tỉ thí ở diễn trường, Võ Đông Sơ đạt ngôi vị võ khoa tiến sĩ. Một đêm trăng thanh gió mát Võ Đông Sơ tới gặp Bạch Thu Hà ở tư gia, tại lương đình, hai người tỏ rõ lòng nhau và buông lời thệ ước, trao vật đính ước và hẹn cùng nhau trăm năm tơ tóc.

Sau đó Võ Đông Sơ được triều đình phong chức trung úy và làm việc dưới quyền tổng trấn Lê Văn Duyệt. Nghe tin hải khấu Trung Quốc quấy nhiễu ở vùng biển Hoàng Sa, Lê Văn Duyệt lệnh cho Võ Đông Sơ thống lãnh thủy quân ra đánh dẹp, đồng thời lập bản đồ địa thế các cửa biển ở Quảng Đông. Đông Sơ hẹn gặp Thu Hà ở lương đình rồi từ biệt lên đường.

Trong thời gian Đông Sơ đi tuần dương, cha Thu Hà là binh bộ thượng thư Bạch Công lâm trọng bệnh và được đưa về nhà. Trong phút lâm chung ông trăn trối nhờ Bạch Xuân Phương lo chuyện hôn nhân cho em gái nhưng cũng nhắc nhở Xuân Phương không nên cưỡng ép nếu Thu Hà không ưng thuận. Sau khi cha chết, Xuân Phương cậy quyền huynh thế phụ ép buộc Thu Hà lấy Vương Bích là một công tử nhà giàu ăn chơi trác táng. Bạch Thu Hà cãi không lại nên giả bộ ưng thuận nhưng đến ngày cưới nàng cùng tì nữ bỏ nhà trốn đi. Sợ Xuân Phương cho người đuổi theo nàng để lại bức thư nói là đã quyên sinh để đoàn tụ cùng cha mẹ.

Trải qua nhiều biến cố, nhiều lúc hiểm nguy đến tính mạng, cuối cùng Bạch Thu Hà cũng được trùng phùng cùng Võ Đông Sơ. Niềm vui đoàn tụ ngắn chẳng tày gang, Đông Sơ nhận được thánh chỉ của hoàng thượng đem quân chống giặc Tàu xâm lược. Đông Sơ làm Ngự tiền hộ giá Khinh xa đô úy tháp tùng hoàng thượng đi đánh giặc. Quân giặc đông thế mạnh, quân ta ít thế yếu. Võ Đông Sơ cùng Triệu Dõng tình nguyện xung phong đem quân giải vây. Triệu Dõng hy sinh trong đám loạn binh. Khi quân cứu viện vừa tới thì Võ Đông Sơ bị trọng thương vừa kịp cưỡi ngựa về phục mạng với hoàng thượng thì ngã lăn ra chết. Quân đem linh cữu Đông Sơ về báo tin cho Thu Hà. Thu Hà ôm xác Đông Sơ khóc rồi rút dao đâm cổ chết theo, quyết giữ một lòng trinh liệt cho trọn chữ ân tình.

Về sau, dựa trên câu chuyện tình bi thương này, soạn giả Viễn Châu đã sáng tác hai bài tân cổ là “Võ Đông Sơ” và “Bạch Thu Hà”. Trong đó bài Võ Đông Sơ được nhiều người thuộc và phổ biến rộng rãi hơn. Ở Gò Công, mỗi năm vào ngày giỗ Hoài Quốc Công Võ Tánh, bao giờ cũng có chương trình đờn ca tài tử ở miếu thờ của ông kéo dài đến tận khuya. Và dĩ nhiên hai bài tân cổ này là không thể thiếu trong chương trình.

Đọc xong cuốn tiểu thuyết tôi rất tâm đắc với ý nguyện của tác giả Tân Dân Tử được ghi trong lời tựa ở đầu cuốn sách. Ông muốn lồng ghép lịch sử vào những tác phẩm tiểu thuyết để đưa những kiến thức lịch sử đến với đông đảo người đọc qua đó khơi dậy tinh thần yêu nước cũng như giáo dục lối sống có đạo lý và nhiều điều tốt đẹp khác. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi, Tân Dân Tử có phần hư cấu hơi quá đà, dẫn đến những ngộ nhận không đáng có. Lẽ ra ông nên thêm phần phụ lục giải thích những sự kiện lịch sử liên quan hoặc chú thích ghi rõ những nhân vật trong truyện là hư cấu để cho độc giả tỏ tường. Ngoài hạn chế này, tiểu thuyết Giọt máu chung tình của ông có thể xem là một trong những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20 và trở thành một phần trong kho tàng văn hóa dân tộc.

Sài Gòn 16/3/2016

Bài hát tân cổ "Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà":


0

Nửa Đời Hương Phấn - Cải lương - Thanh Nga, Thành Được

Hương quen và yêu Tùng, một chàng trai mồ côi sống nhờ sự bảo trợ của người bác ruột. Khi hạnh phúc vừa chạm tay, Hương gặp phải sự cấm cản của anh trai Tùng cùng sự đeo bám của người tình cũ. Bố ruột Hương cũng xua đuổi, khinh rẻ khi biết cô từng làm kỹ nữ. Tuyệt vọng vì bị người thân xa lánh, Hương tìm đến nương nhờ cửa Phật. Tình cờ, Dịu, em gái Hương trở thành vợ của Tùng. Sau khi biết được những ẩn ức của Hương, Tùng cùng vợ và mẹ đến chùa xin Hương hoàn tục. Hương một mực từ chối mọi lời khẩn cầu của người thân, quyết tìm quên Nửa đời hương phấn trong chiếc áo nâu sòng cùng những lời tụng niệm.

0

Lá thư trần thế - Thanh Kim Huệ Kim Thủy (tân cổ trước 1975)


Lá thư trần thế - Thanh Kim Huệ; Kim Thủy (tân cổ trước 1975).

LÁ THƯ TRẦN THẾ

Nhạc: Nhạc sĩ Hoài Linh

(Xin tặng bài hát này cho những người chiến sĩ của 4 vùng chiến thuật năm nào)

NHẠC:

Chồng:

Lạy chúa con là lính trận ngoài biên
Vì xa thành phố xa quá nên quên
Đêm nay ngôi hai trời xuống
Ánh sao lung linh muôn màu
Con tưởng hỏa châu soi tuyến đầu

Vợ:

Lạy chúa con là thiếu phụ miền quê
Chồng con vì nước nên đã ra đi
Hai ba năm chưa thỏa chí
Hết thu qua xuân sang hè
Con đợi tàn đông mới tin về

VỌNG CỔ:

CÂU 1:

Chồng:

Chúa ơi đã mấy mùa Giáng Sinh qua đi là mấy mùa con đón mừng xuân giữa sa trường khói lửa. Và năm nay con lại đón mừng Giáng Sinh trong ánh hỏa châu đỏ rực cả...khung...trời...
Giữa đồn xa con mang một tâm trạng rối bời.
Thương người vợ hiền ngày đêm mong đợi, thưong đứa trẻ khờ mong được gọi "Cha ơi!"
Bao năm dài sương gió ngược xuôi, con mong ước sao non nước sớm được thanh bình.
Con sẽ trở về bên mái nhà xinh, có người vợ tảo tần lo lắng cho đàn con nhỏ...

CÂU 2:

Vợ:

Chúa ơi đã 3 năm qua con mỏi mòn chờ đợi, nhưng chồng con vẫn biền biệt sa trường.
Anh, anh ơi em luôn nhớ về anh với nỗi nhớ khôn lường.
Cứ mỗi lần Thu sang Xuân tới, em lại náo nức đợi chờ người lính ở biên cương
Nỗi mong chờ là ảo vọng buồn thương, người chinh phu vẫn miệt mài ngoài biên ải.
Con mong sao thanh bình mau trở lại, vợ gặp chồng, con được gặp mặt cha...ơ...

NHẠC:

Con:

Lạy chúa con còn lứa tuổi học sinh
Vì cha là lính con thiết tha xin
An vui cho người đầu tuyến
Trẻ thơ yên tâm sách đèn
Để mẹ hiền con hết ưu phiền...

VỌNG CỔ:

Câu 5:

Con:

Chúa ơi con mong chúa hãy ban phước cho thế gian không còn chinh chiến, để cho cha con chồng vợ mãi được...sum...vầy...
Nhờ thương cha con thức suốt đêm dài.
Cha của con đang ngoài sa trường khói lửa, đạn pháo bay đầy trời con sợ lắm chúa ơi.
Chúa thương con mà giúp cho cha con được bình yên, tàn chinh chiến để cha con trở về làng quê cũ.
Cha ơi cha, cha hãy giữ gìn sức khỏe, ngày đoàn viên sẽ đầy ấp những tiếng cười.

CÂU 6:

Chồng:

Nghe con thơ cầu nguyện mà lòng thêm chua xót đớn đau, chiến chinh ơi mi đến để làm chi, gây bao cảnh phân ly cho người đi kẻ ở. Chúa có thương thế gian thì ban phước cho tàn chinh chiến, non nước bình yên chờ đón chúa Xuân về.

Đạn vẫn nổ đêm đêm ngoài chiến tuyến
Biết bao giờ chinh chiến sẽ qua đi

Vợ:

Anh ơi xin hãy khắc ghi
Quê nhà em vẫn đợi người ra đi...
0

Lá thư trần thế - Thanh Kim Huệ Kim Thủy (tân cổ trước 1975)


Lá thư trần thế - Thanh Kim Huệ; Kim Thủy (tân cổ trước 1975).

LÁ THƯ TRẦN THẾ

Nhạc: Nhạc sĩ Hoài Linh

(Xin tặng bài hát này cho những người chiến sĩ của 4 vùng chiến thuật năm nào)

NHẠC:

Chồng:

Lạy chúa con là lính trận ngoài biên
Vì xa thành phố xa quá nên quên
Đêm nay ngôi hai trời xuống
Ánh sao lung linh muôn màu
Con tưởng hỏa châu soi tuyến đầu

Vợ:

Lạy chúa con là thiếu phụ miền quê
Chồng con vì nước nên đã ra đi
Hai ba năm chưa thỏa chí
Hết thu qua xuân sang hè
Con đợi tàn đông mới tin về

VỌNG CỔ:

CÂU 1:

Chồng:

Chúa ơi đã mấy mùa Giáng Sinh qua đi là mấy mùa con đón mừng xuân giữa sa trường khói lửa. Và năm nay con lại đón mừng Giáng Sinh trong ánh hỏa châu đỏ rực cả...khung...trời...
Giữa đồn xa con mang một tâm trạng rối bời.
Thương người vợ hiền ngày đêm mong đợi, thưong đứa trẻ khờ mong được gọi "Cha ơi!"
Bao năm dài sương gió ngược xuôi, con mong ước sao non nước sớm được thanh bình.
Con sẽ trở về bên mái nhà xinh, có người vợ tảo tần lo lắng cho đàn con nhỏ...

CÂU 2:

Vợ:

Chúa ơi đã 3 năm qua con mỏi mòn chờ đợi, nhưng chồng con vẫn biền biệt sa trường.
Anh, anh ơi em luôn nhớ về anh với nỗi nhớ khôn lường.
Cứ mỗi lần Thu sang Xuân tới, em lại náo nức đợi chờ người lính ở biên cương
Nỗi mong chờ là ảo vọng buồn thương, người chinh phu vẫn miệt mài ngoài biên ải.
Con mong sao thanh bình mau trở lại, vợ gặp chồng, con được gặp mặt cha...ơ...

NHẠC:

Con:

Lạy chúa con còn lứa tuổi học sinh
Vì cha là lính con thiết tha xin
An vui cho người đầu tuyến
Trẻ thơ yên tâm sách đèn
Để mẹ hiền con hết ưu phiền...

VỌNG CỔ:

Câu 5:

Con:

Chúa ơi con mong chúa hãy ban phước cho thế gian không còn chinh chiến, để cho cha con chồng vợ mãi được...sum...vầy...
Nhờ thương cha con thức suốt đêm dài.
Cha của con đang ngoài sa trường khói lửa, đạn pháo bay đầy trời con sợ lắm chúa ơi.
Chúa thương con mà giúp cho cha con được bình yên, tàn chinh chiến để cha con trở về làng quê cũ.
Cha ơi cha, cha hãy giữ gìn sức khỏe, ngày đoàn viên sẽ đầy ấp những tiếng cười.

CÂU 6:

Chồng:

Nghe con thơ cầu nguyện mà lòng thêm chua xót đớn đau, chiến chinh ơi mi đến để làm chi, gây bao cảnh phân ly cho người đi kẻ ở. Chúa có thương thế gian thì ban phước cho tàn chinh chiến, non nước bình yên chờ đón chúa Xuân về.

Đạn vẫn nổ đêm đêm ngoài chiến tuyến
Biết bao giờ chinh chiến sẽ qua đi

Vợ:

Anh ơi xin hãy khắc ghi
Quê nhà em vẫn đợi người ra đi...
0

Giọng ca Phương Bình, Mỹ Châu - Tân cổ giao duyên xưa


Nghệ sĩ Phương Bình tên thật là Nguyễn Văn Bình, sanh năm 1947, nguyên là một người đi học nghề sắp chữ ở nhà in của các nhật báo Dân Chúng, Đồng Nai. Nghệ sĩ Phương Bình nuôi mộng trở thành nghệ sĩ nên đi học ca cổ nhạc với nhạc sĩ Văn Lắm năm 1963, nhà trong hẻm đường Bùi Viện, nơi được gọi là xóm nghệ sĩ. Nghệ sĩ Phương Bình lập gia đình từ năm 22 tuổi, có 9 người con, tất cả đều gắn bó với sân khấu, có hai người con là Phương Lâm và Phương Loan là nối nghiệp làm bầu gánh hát như Phương Bình.

Nghệ sĩ Phương Bình có giọng ca khoẻ, nghệ thuật ca chân phương, có thể nói nghệ thuật ca diễn không phải thật xuất sắc lắm và cũng không tệ lắm. Phương Bình có nhiệt tình trong nghề, khi ca diễn bên cạnh Mỹ Châu thì nổi bật nhất, nhưng khi diễn chung với người kém hơn thì ít nổi bật hơn. Phương Bình được giải thưởng huy chương vàng không phải với vai trò chánh trong vở hát mà là vai phụ của ba tuồng trong năm cạnh bên Mỹ Châu. Mỹ Châu là người bạn diễn đã giúp đở ông nhiều mặt ở sân khấu. --> Thêm chi tiết

Mỹ Châu là một nghệ sĩ cải lương Việt Nam. Cô từng được mệnh danh là ngôi sao của thế hệ vàng cải lương Việt Nam cùng thời với Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Ngọc Giàu, Phượng Liên, Minh Vương, Minh Phụng, Minh Cảnh... Cô nổi tiếng có giọng nữ trầm đặc biệt, và sở trường đặc biệt là ca dây kép. Nhờ vậy, mà tên cô đã được dùng đặt tên cho một dây đàn cổ gọi là "dây Mỹ Châu". --> chi tiết
0

Giọng ca Phương Bình, Mỹ Châu - Tân cổ giao duyên xưa


Nghệ sĩ Phương Bình tên thật là Nguyễn Văn Bình, sanh năm 1947, nguyên là một người đi học nghề sắp chữ ở nhà in của các nhật báo Dân Chúng, Đồng Nai. Nghệ sĩ Phương Bình nuôi mộng trở thành nghệ sĩ nên đi học ca cổ nhạc với nhạc sĩ Văn Lắm năm 1963, nhà trong hẻm đường Bùi Viện, nơi được gọi là xóm nghệ sĩ. Nghệ sĩ Phương Bình lập gia đình từ năm 22 tuổi, có 9 người con, tất cả đều gắn bó với sân khấu, có hai người con là Phương Lâm và Phương Loan là nối nghiệp làm bầu gánh hát như Phương Bình.

Nghệ sĩ Phương Bình có giọng ca khoẻ, nghệ thuật ca chân phương, có thể nói nghệ thuật ca diễn không phải thật xuất sắc lắm và cũng không tệ lắm. Phương Bình có nhiệt tình trong nghề, khi ca diễn bên cạnh Mỹ Châu thì nổi bật nhất, nhưng khi diễn chung với người kém hơn thì ít nổi bật hơn. Phương Bình được giải thưởng huy chương vàng không phải với vai trò chánh trong vở hát mà là vai phụ của ba tuồng trong năm cạnh bên Mỹ Châu. Mỹ Châu là người bạn diễn đã giúp đở ông nhiều mặt ở sân khấu. --> Thêm chi tiết

Mỹ Châu là một nghệ sĩ cải lương Việt Nam. Cô từng được mệnh danh là ngôi sao của thế hệ vàng cải lương Việt Nam cùng thời với Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Ngọc Giàu, Phượng Liên, Minh Vương, Minh Phụng, Minh Cảnh... Cô nổi tiếng có giọng nữ trầm đặc biệt, và sở trường đặc biệt là ca dây kép. Nhờ vậy, mà tên cô đã được dùng đặt tên cho một dây đàn cổ gọi là "dây Mỹ Châu". --> chi tiết
0

Giọng ca Tấn Tài - Tân cổ giao duyên xưa


Nghệ sĩ Tấn Tài sinh tại xã Vĩnh Trạch, huyên Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Xuất thân là một giáo làng, trong gia đình cũng không ai theo nghề ca hát nhưng vì mê đờn ca tài tử, ông đã từ bỏ nghề gõ đầu trẻ. Năm 1959 ông đã trốn theo gánh hát mặc cho người mẹ ngăn cản.

Ông nhanh chóng bước lên hàng kép chính và đến năm 1963, ông đoạt Huy chương vàng Giải Thanh Tâm với vai Điệp Nhứt Lang trong vở Cát Dung Phương Tử. Vào những năm 60-70, ông thực hiện hơn 400 đĩa vọng cổ, tuồng cải lương cùng hàng ngàn bài tân cổ, vì vậy mà báo giới đặt cho ông cái tên Hoàng đế đĩa nhựa. Một ngày ông thu 5-6 bài, mỗi bài giá 12.000 đồng – tương đương giá một lượng vàng thời đó. >> Xem thêm

Giọng ca Tấn Tài với Phượng Liên & Ngọc Giàu:


Nguồn:
1/ YouTube: https://www.youtube.com/watch?v=GYWV3Q1uJz4
2. 4shared: https://www.4shared.com/mp3/TZtAkDURei/Giong_ca_Tn_Tai_-_Tn_c_giao_du.html
0

Giọng ca Tấn Tài - Tân cổ giao duyên xưa


Nghệ sĩ Tấn Tài sinh tại xã Vĩnh Trạch, huyên Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Xuất thân là một giáo làng, trong gia đình cũng không ai theo nghề ca hát nhưng vì mê đờn ca tài tử, ông đã từ bỏ nghề gõ đầu trẻ. Năm 1959 ông đã trốn theo gánh hát mặc cho người mẹ ngăn cản.

Ông nhanh chóng bước lên hàng kép chính và đến năm 1963, ông đoạt Huy chương vàng Giải Thanh Tâm với vai Điệp Nhứt Lang trong vở Cát Dung Phương Tử. Vào những năm 60-70, ông thực hiện hơn 400 đĩa vọng cổ, tuồng cải lương cùng hàng ngàn bài tân cổ, vì vậy mà báo giới đặt cho ông cái tên Hoàng đế đĩa nhựa. Một ngày ông thu 5-6 bài, mỗi bài giá 12.000 đồng – tương đương giá một lượng vàng thời đó. >> Xem thêm

Giọng ca Tấn Tài với Phượng Liên & Ngọc Giàu:


Nguồn:
1/ YouTube: https://www.youtube.com/watch?v=GYWV3Q1uJz4
2. 4shared: https://www.4shared.com/mp3/TZtAkDURei/Giong_ca_Tn_Tai_-_Tn_c_giao_du.html
0

Cải lương: Người tình trên chiến trận


Minh Vương, Thanh Tuấn, Thang Sang, Thanh Kim Huệ, Diệp Lang,...

Không, yêu nhau không bao giờ có tội nhưng anh chỉ muốn nói với em một điều mà bấy lâu ôm ấp mãi trong tim…
Mà giờ đây đã muộn màng rồi, anh có còn j nữa đâu. Để nhớ thương những kỷ niệm trong đời.
Mình đã 1 thời chắt chiu, trong tuổi còn thơ ấu hồn nhiên, để tạo dựng 1 thiên đường, một thiên đường đầy hoa thơm.
Mỹ Châu: Lời anh nói ra em đâu hiểu được j, anh đã buồn đã khổ vì ai…và tự bao lâu rồi, cho mãi đến ngày hôm nhay.
Thanh Tuấn: Đã từ lâu anh muốn nói một điiều quan trọng, nhưng cứ lặng câm theo ngày tháng lạnh lùng. Anh muốn nói với một người, nỗi đau sầu vì yêu…
0

Cải lương: Người tình trên chiến trận


Minh Vương, Thanh Tuấn, Thang Sang, Thanh Kim Huệ, Diệp Lang,...

Không, yêu nhau không bao giờ có tội nhưng anh chỉ muốn nói với em một điều mà bấy lâu ôm ấp mãi trong tim…
Mà giờ đây đã muộn màng rồi, anh có còn j nữa đâu. Để nhớ thương những kỷ niệm trong đời.
Mình đã 1 thời chắt chiu, trong tuổi còn thơ ấu hồn nhiên, để tạo dựng 1 thiên đường, một thiên đường đầy hoa thơm.
Mỹ Châu: Lời anh nói ra em đâu hiểu được j, anh đã buồn đã khổ vì ai…và tự bao lâu rồi, cho mãi đến ngày hôm nhay.
Thanh Tuấn: Đã từ lâu anh muốn nói một điiều quan trọng, nhưng cứ lặng câm theo ngày tháng lạnh lùng. Anh muốn nói với một người, nỗi đau sầu vì yêu…
0