Phải tới 600 năm sau thời đại của Khổng Tử, Trung Hoa mới xuất hiện vị “Võ thánh” nổi tiếng, đó chính là Quan Vũ nhà Thục Hán, người được mệnh danh là “Tam giới phục ma đại đế”.
Bị hậu nhân hiểu lầm về tướng mạo?
Trung Hoa có một thời kỳ “trọng văn, khinh võ” nên từ những đấng minh quân như vua Thuấn, vua Nghiêu… cho tới những nhà văn hóa nổi tiếng như Khổng Tử, Mạnh Tử đều là văn sĩ.
Phải tới 600 năm sau thời đại của Khổng Tử, Trung Hoa mới xuất hiện vị “Võ thánh” nổi tiếng, đó chính là Quan Vũ nhà Thục Hán, người được mệnh danh là “Tam giới phục ma đại đế”.
Quan Vũ, tự là Vân Trường, tên chữ là Trường Sinh, là một hảo hán nổi tiếng xuất thân từ đất Hà Đông (nay thuộc Sơn Tây – Trung Quốc).
Qua các tư liệu lịch sử và các hình tượng nghệ thuật, hậu thế vẫn thường tưởng tượng ông là người “mặt như hai quả táo nối nhau, mắt xếch, mày tằm.”
Liệu đây có phải là dung mạo thực sự của vị “Võ thánh” này? Một số nhà nghiên cứu khẳng định, tướng mạo này có nhiều khả năng là lấy các hình tượng anh hùng trong truyện cổ tích để hậu thế dễ hình dung.
Tạp kịch thời xưa cũng thường xây dựng hình tượng Quan Vũ mặt đỏ, Bao Chửng mặt đen. Nước da màu hồng này rất có thể là do Sơn Tây có nghề làm muối, người dân phải “ăn sóng nằm gió” nên có nước da như vậy.
Cũng có thể do Quan Công là biểu tượng cho nghĩa khí và lòng trung thành, nên thường hình dung là mặt màu đỏ hồng, còn Bao Chửng biểu tượng cho thiết diện vô tư, nên dùng mặt đen.
Mắt xếch được coi là nét đặc trưng của người Mông Cổ. Trong nghệ thuật sân khấu, ánh mắt của Quan Vũ lúc khép hờ suy tư, còn phần lớn là đôi mắt trừng lớn để thể hiện khí khái anh hùng.
Thời xưa, các nhân vật được tái hiện trên sân khấu thường vẽ lông mày nối liên hình sóng. Tuy nhiên, theo quan niệm thẩm mỹ thời sau, loại lông mày này thiếu sự uy nghiêm, nên đổi thành mày tằm.
Như vậy, dung mạo mà hậu thế vẫn thường hình dung về Quan Vũ phần lớn đều do ảnh hưởng từ các tạo hình nghệ thuật và thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời.
Quan Vũ có cùng Lưu Bị và Trương Phi “kết nghĩa vườn đào”?
Sau khi bị đánh bật khỏi quận Trác, Lưu Bị về quê cũ tập hợp lực lượng, lại kết nghĩa với hai vị đồng hương Quan Vũ và Trương Phi cùng mưu nghiệp lớn.
Khi đó, Lưu Bị cùng Vũ và Phi chiêu binh mãi mã, thống lĩnh tam quân, khởi binh làm chủ một phương. Sau này, những anh hùng hậu thế vẫn thường ngưỡng mộ noi theo nghĩa khí “kết nghĩa vườn đào” của ba vị anh hùng Tam Quốc.
Nhưng cho tới nay, Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi có thực sự kết nghĩa kim lang hay không, vẫn là một ẩn số lịch sử gây nhiều tranh cãi.
“Tam Quốc chí” phần “Quan Vũ truyện” có viết: “Chúa (Lưu Bị) thân thiết với hai người (Quan Vũ, Trương Phi) như anh em, còn ngủ chung giường. Hai vị này cũng ngày đêm hầu hạ, không quản khó nhọc.”
Phần “Trương Phi truyện” trong đó cũng viết: “Vũ hơn Phi mấy tuổi, nên Phi thường coi như anh.”
Như vậy, theo “Tam Quốc chí”, thì tình cảm giữa ba người chỉ đơn thuần là “thân như anh hem”, chứ không đề cập tới chuyện kết nghĩa. Trương Phi cũng vì Quan Vũ nhiều tuổi nên kính nể như anh, chứ không nói hai người là huynh đệ, càng không đề cập đến Lưu Bị.
Bí ẩn về thanh đao nổi tiếng
Nhắc tới Quan Vũ, hậu thế sẽ luôn liên tưởng tới một đấng anh hào mặt đỏ, râu dài, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao, oai phong cưỡi trên ngựa Xích Thố.
Tuy nhiên, việc “Thanh Long Yển Nguyệt đao” có tồn tại thực sự hay không, cho tới nay cũng chưa được giải mã. Miêu tả lại cảnh Quan Vũ chém đầu Nhan Lương, “Quan Vũ truyện” có viết:
“Vào năm Kiến An thứ 5, Tào công (Tào Tháo) chinh phạt phía đông. Tiên chúa (Lưu Bị) đến chỗ Viên Thiệu xin hàng, Thiệu liền giao tranh với Tào. Tào công cùng Quan Vũ thân chinh ra trận.
Thiệu cử Đại tướng quân Nhan Lương tấn công Bạch Hà thành thuộc Đông Quận của quan Thái Thú Lưu Diên. Tào công cho Trương Liêu, Quan Vũ chỉ huy mũi tiến công. Vũ trông thấy Nhan Lương chỉ huy, phi ngựa tiến đến, một dao chém bay đầu Nhan Lương”
Như vậy, “Quan Vũ truyện” trước sau đều không nói tới việc Quan Vũ dùng binh khí gì. Trong khi đó, loại binh khí “Yển Nguyệt đao” (thanh đao hình bán nguyệt) mãi cho tới thời Tống mới xuất hiện.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, vũ khí mà Quan Vũ sử dụng rất có khả năng là một loại mâu, thương, kết hợp với đoản đao để chém đầu đối thủ.
Mặc dù là một tác phẩm sát với lịch sử, nhưng về một số yếu tố, đặc biệt là sự tồn tại của Thanh Long Yển Nguyệt đao, rất có thể là sự hư cấu của La Quán Trung trong “Tam Quốc diễn nghĩa”.
Sự xuất hiện của Yển Nguyệt đao bên cạnh Quan Vũ cũng đặt ra nhiều nghi vấn bởi đến tận đời Tống, tức là khoảng 700 năm sau thời Tam Quốc, loại binh khí này mới xuất hiện.
Vì một câu nói mà mang họa sát thân
Trong “Tam Quốc diễn nghĩa” hồi 66, khi bàn tới chuyện trấn thủ Kinh Châu có viết: “Vân Trường chưa kịp trả lời, Chu Thương ở dưới thềm quát lên rằng: Đất đai trong thiên hạ, người nào nhân đức thì được ở, có phải của riêng Đông Ngô đâu?
Vân Trường sầm mặt đứng ngay dậy, giằng lấy thanh long đao của Chu Thương đang vác, đứng ra giữa sân, đưa mắt cho Chu Thương và quát rằng: Đây là việc nhà nước, sao mi nói lôi thôi, bước ngay!” Chi tiết này chứng tỏ Quan Vũ là một người thẳng thắn, bộc trực.
Sau này, Gia Cát Lượng muốn phía đông hòa Tôn Quyền, phía Bắc phạt Tào Tháo, nhưng Quan Vũ phản đối. Khi Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu, Tôn Quyền tiếp tục tung ra một quân bài hôn nhân chính trị khác, khi sai sứ giả tới xin Vũ gả con gái cho con trai mình.
Thế nhưng, Quan Vũ thiếu tầm nhìn chính trị, bản thân lại xem thường Tôn Quyền nên hoàn toàn không quan tâm đến chiến lược lớn mà Lưu Bị và Khổng Minh đề ra.
Thậm chí, Quan Vũ đã mắng chửi sứ giả của Tôn Quyền rằng - "Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử?” (ý nói dòng họ Tôn Quyền là “nòi chó”, không xứng đáng với con gái mình).
Nếu Quan Vũ khi đó chịu gả con gái cho con trai Tôn Quyền, rất có liên minh Tôn – Lưu đã hình thành, cũng đã chinh phạt được Tào Tháo ở phía Bắc, thậm chí sau này còn có thể có được Đông Ngô.
Tuy nhiên, câu nói trên không những làm hỏng nước cờ của Lưu Bị, Khổng Minh, mà còn mang tới cái họa sát thân cho người anh hùng cả đời “đội trời đạp đất” này.
Về chuyện Quan Vũ thua trận, Trần Thọ có viết: “Quyền khi đó ở Giang Lăng, ép Vũ gả con gái cho con trai mình. Vũ cự tuyệt, Quyền sau đó khởi binh chém đầu Vũ.”
Ở đây có nhắc tới chuyện “chém đầu”, là nhắc tới cái chết của Quan Vũ khi bị Tôn Quyền bắt được lúc thất thủ Kinh Châu.
Trong “Thục thư” cũng có ghi chép: “Quyền giết được cha con Quan Vũ, muốn chiêu hàng Lưu, Tào. Có người khuyên rằng không thể nuôi sói trong nhà, chưa diệt được Tào Tháo thì ắt còn họa lớn.”
Như vậy, có khả năng sau khi Quan Vũ thất thủ, chạy khỏi Giang Lăng chưa đầy hai, ba trăm dặm, bị Tôn Quyền bắt giết.
“Ngô thư” lại viết: “Tôn Quyền sai Phan Chương theo sát đường đi nước bước của Quan Vũ, cho quân mai phục, Vũ tới thì lập tức chém đầu. Sau này Quyền đem thủ cấp của Vũ cho Tào công, Vũ được truy phong hiệu “Trung nghĩa hầu”.
Cho tới ngày nay, vẫn có nhiều giả thiết xoay quanh cái chết của vị “Võ thánh” này.
Nghi án Quan Vũ "thèm muốn" vợ Lữ Bố, tranh người đẹp cùng Tào Tháo
Trong tác phẩm của mình, Bùi Tùng Chi từng trích một đoạn “Thục ký”: “Tào Công cùng Quan Vân Trường, bộ tướng của Lưu Bị bao vây Lã Bố ở Hạ Phì.
Quan Vân Trường nói với chúa công (Tào Tháo) rằng: Bố sai Tần Nghi Lộc đem dâng thư cầu cứu, lại còn cầu xin chúa công hãy thu nhận thiếp của hắn làm tín vật. Chúa công đồng ý.
Về sau khi sắp phá được thế vây thành, Tần Nghi Lộc lại nhiều lần đến tiếp tục cầu xin, mong được dâng người đẹp.”
Nhiều giả thiết cho rằng người vợ của Lữ Bố chính là Điêu Thuyền. Cũng theo “Thục ký”, Quan Vũ nhiều lần đề nghị Tào Tháo ban cho vợ của Lữ Bố. Tào trước thì đồng ý, tuy nhiên sau khi thấy dung nhan người đẹp, lại công khai giữ làm thiếp, thất hứa với Vũ.
Được hậu thế thờ phụng
Quan Vũ được tôn là vị Võ thánh giáng trần trợ uy, được cả Phật giáo và Đạo giáo phụng thờ. Sau khi qua đời, đầu được táng tại Lạc Dương, Hà Nam (khu lăng mộ Quan Lâm), mình táng tại núi Ngọc Tuyền, Đương Dương, Hồ Bắc.
Người đương thời cảm về đức nghĩa của Ngài, hàng năm thờ cúng rất chu đáo.
Trải qua các thời đại, ông từng được truy phong là “Trung Huệ Công”, sau là “Nghĩa Dũng Vũ An Vương”, tới thời nhà Minh – Thanh, vị quan võ này tiếp tục được tôn làm “Đế quân”, thờ phụng như một vị Võ thánh.
Cho tới hiện nay, thương nhân Trung Quốc nhiều người vẫn thờ phụng Quan Công, coi ông như một biểu tượng của sự anh hùng và lòng tín nghĩa.
Theo Tri Thức Trẻ
0
Bị hậu nhân hiểu lầm về tướng mạo?
Trung Hoa có một thời kỳ “trọng văn, khinh võ” nên từ những đấng minh quân như vua Thuấn, vua Nghiêu… cho tới những nhà văn hóa nổi tiếng như Khổng Tử, Mạnh Tử đều là văn sĩ.
Phải tới 600 năm sau thời đại của Khổng Tử, Trung Hoa mới xuất hiện vị “Võ thánh” nổi tiếng, đó chính là Quan Vũ nhà Thục Hán, người được mệnh danh là “Tam giới phục ma đại đế”.
Quan Vũ, tự là Vân Trường, tên chữ là Trường Sinh, là một hảo hán nổi tiếng xuất thân từ đất Hà Đông (nay thuộc Sơn Tây – Trung Quốc).
Qua các tư liệu lịch sử và các hình tượng nghệ thuật, hậu thế vẫn thường tưởng tượng ông là người “mặt như hai quả táo nối nhau, mắt xếch, mày tằm.”
Liệu đây có phải là dung mạo thực sự của vị “Võ thánh” này? Một số nhà nghiên cứu khẳng định, tướng mạo này có nhiều khả năng là lấy các hình tượng anh hùng trong truyện cổ tích để hậu thế dễ hình dung.
Tạp kịch thời xưa cũng thường xây dựng hình tượng Quan Vũ mặt đỏ, Bao Chửng mặt đen. Nước da màu hồng này rất có thể là do Sơn Tây có nghề làm muối, người dân phải “ăn sóng nằm gió” nên có nước da như vậy.
Cũng có thể do Quan Công là biểu tượng cho nghĩa khí và lòng trung thành, nên thường hình dung là mặt màu đỏ hồng, còn Bao Chửng biểu tượng cho thiết diện vô tư, nên dùng mặt đen.
Mắt xếch được coi là nét đặc trưng của người Mông Cổ. Trong nghệ thuật sân khấu, ánh mắt của Quan Vũ lúc khép hờ suy tư, còn phần lớn là đôi mắt trừng lớn để thể hiện khí khái anh hùng.
Thời xưa, các nhân vật được tái hiện trên sân khấu thường vẽ lông mày nối liên hình sóng. Tuy nhiên, theo quan niệm thẩm mỹ thời sau, loại lông mày này thiếu sự uy nghiêm, nên đổi thành mày tằm.
Như vậy, dung mạo mà hậu thế vẫn thường hình dung về Quan Vũ phần lớn đều do ảnh hưởng từ các tạo hình nghệ thuật và thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời.
Quan Vũ có cùng Lưu Bị và Trương Phi “kết nghĩa vườn đào”?
Sau khi bị đánh bật khỏi quận Trác, Lưu Bị về quê cũ tập hợp lực lượng, lại kết nghĩa với hai vị đồng hương Quan Vũ và Trương Phi cùng mưu nghiệp lớn.
Khi đó, Lưu Bị cùng Vũ và Phi chiêu binh mãi mã, thống lĩnh tam quân, khởi binh làm chủ một phương. Sau này, những anh hùng hậu thế vẫn thường ngưỡng mộ noi theo nghĩa khí “kết nghĩa vườn đào” của ba vị anh hùng Tam Quốc.
Nhưng cho tới nay, Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi có thực sự kết nghĩa kim lang hay không, vẫn là một ẩn số lịch sử gây nhiều tranh cãi.
“Tam Quốc chí” phần “Quan Vũ truyện” có viết: “Chúa (Lưu Bị) thân thiết với hai người (Quan Vũ, Trương Phi) như anh em, còn ngủ chung giường. Hai vị này cũng ngày đêm hầu hạ, không quản khó nhọc.”
Phần “Trương Phi truyện” trong đó cũng viết: “Vũ hơn Phi mấy tuổi, nên Phi thường coi như anh.”
Như vậy, theo “Tam Quốc chí”, thì tình cảm giữa ba người chỉ đơn thuần là “thân như anh hem”, chứ không đề cập tới chuyện kết nghĩa. Trương Phi cũng vì Quan Vũ nhiều tuổi nên kính nể như anh, chứ không nói hai người là huynh đệ, càng không đề cập đến Lưu Bị.
Bí ẩn về thanh đao nổi tiếng
Nhắc tới Quan Vũ, hậu thế sẽ luôn liên tưởng tới một đấng anh hào mặt đỏ, râu dài, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao, oai phong cưỡi trên ngựa Xích Thố.
Tuy nhiên, việc “Thanh Long Yển Nguyệt đao” có tồn tại thực sự hay không, cho tới nay cũng chưa được giải mã. Miêu tả lại cảnh Quan Vũ chém đầu Nhan Lương, “Quan Vũ truyện” có viết:
“Vào năm Kiến An thứ 5, Tào công (Tào Tháo) chinh phạt phía đông. Tiên chúa (Lưu Bị) đến chỗ Viên Thiệu xin hàng, Thiệu liền giao tranh với Tào. Tào công cùng Quan Vũ thân chinh ra trận.
Thiệu cử Đại tướng quân Nhan Lương tấn công Bạch Hà thành thuộc Đông Quận của quan Thái Thú Lưu Diên. Tào công cho Trương Liêu, Quan Vũ chỉ huy mũi tiến công. Vũ trông thấy Nhan Lương chỉ huy, phi ngựa tiến đến, một dao chém bay đầu Nhan Lương”
Như vậy, “Quan Vũ truyện” trước sau đều không nói tới việc Quan Vũ dùng binh khí gì. Trong khi đó, loại binh khí “Yển Nguyệt đao” (thanh đao hình bán nguyệt) mãi cho tới thời Tống mới xuất hiện.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, vũ khí mà Quan Vũ sử dụng rất có khả năng là một loại mâu, thương, kết hợp với đoản đao để chém đầu đối thủ.
Mặc dù là một tác phẩm sát với lịch sử, nhưng về một số yếu tố, đặc biệt là sự tồn tại của Thanh Long Yển Nguyệt đao, rất có thể là sự hư cấu của La Quán Trung trong “Tam Quốc diễn nghĩa”.
Sự xuất hiện của Yển Nguyệt đao bên cạnh Quan Vũ cũng đặt ra nhiều nghi vấn bởi đến tận đời Tống, tức là khoảng 700 năm sau thời Tam Quốc, loại binh khí này mới xuất hiện.
Vì một câu nói mà mang họa sát thân
Trong “Tam Quốc diễn nghĩa” hồi 66, khi bàn tới chuyện trấn thủ Kinh Châu có viết: “Vân Trường chưa kịp trả lời, Chu Thương ở dưới thềm quát lên rằng: Đất đai trong thiên hạ, người nào nhân đức thì được ở, có phải của riêng Đông Ngô đâu?
Vân Trường sầm mặt đứng ngay dậy, giằng lấy thanh long đao của Chu Thương đang vác, đứng ra giữa sân, đưa mắt cho Chu Thương và quát rằng: Đây là việc nhà nước, sao mi nói lôi thôi, bước ngay!” Chi tiết này chứng tỏ Quan Vũ là một người thẳng thắn, bộc trực.
Sau này, Gia Cát Lượng muốn phía đông hòa Tôn Quyền, phía Bắc phạt Tào Tháo, nhưng Quan Vũ phản đối. Khi Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu, Tôn Quyền tiếp tục tung ra một quân bài hôn nhân chính trị khác, khi sai sứ giả tới xin Vũ gả con gái cho con trai mình.
Thế nhưng, Quan Vũ thiếu tầm nhìn chính trị, bản thân lại xem thường Tôn Quyền nên hoàn toàn không quan tâm đến chiến lược lớn mà Lưu Bị và Khổng Minh đề ra.
Thậm chí, Quan Vũ đã mắng chửi sứ giả của Tôn Quyền rằng - "Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử?” (ý nói dòng họ Tôn Quyền là “nòi chó”, không xứng đáng với con gái mình).
Nếu Quan Vũ khi đó chịu gả con gái cho con trai Tôn Quyền, rất có liên minh Tôn – Lưu đã hình thành, cũng đã chinh phạt được Tào Tháo ở phía Bắc, thậm chí sau này còn có thể có được Đông Ngô.
Tuy nhiên, câu nói trên không những làm hỏng nước cờ của Lưu Bị, Khổng Minh, mà còn mang tới cái họa sát thân cho người anh hùng cả đời “đội trời đạp đất” này.
Về chuyện Quan Vũ thua trận, Trần Thọ có viết: “Quyền khi đó ở Giang Lăng, ép Vũ gả con gái cho con trai mình. Vũ cự tuyệt, Quyền sau đó khởi binh chém đầu Vũ.”
Ở đây có nhắc tới chuyện “chém đầu”, là nhắc tới cái chết của Quan Vũ khi bị Tôn Quyền bắt được lúc thất thủ Kinh Châu.
Trong “Thục thư” cũng có ghi chép: “Quyền giết được cha con Quan Vũ, muốn chiêu hàng Lưu, Tào. Có người khuyên rằng không thể nuôi sói trong nhà, chưa diệt được Tào Tháo thì ắt còn họa lớn.”
Như vậy, có khả năng sau khi Quan Vũ thất thủ, chạy khỏi Giang Lăng chưa đầy hai, ba trăm dặm, bị Tôn Quyền bắt giết.
“Ngô thư” lại viết: “Tôn Quyền sai Phan Chương theo sát đường đi nước bước của Quan Vũ, cho quân mai phục, Vũ tới thì lập tức chém đầu. Sau này Quyền đem thủ cấp của Vũ cho Tào công, Vũ được truy phong hiệu “Trung nghĩa hầu”.
Cho tới ngày nay, vẫn có nhiều giả thiết xoay quanh cái chết của vị “Võ thánh” này.
Nghi án Quan Vũ "thèm muốn" vợ Lữ Bố, tranh người đẹp cùng Tào Tháo
Trong tác phẩm của mình, Bùi Tùng Chi từng trích một đoạn “Thục ký”: “Tào Công cùng Quan Vân Trường, bộ tướng của Lưu Bị bao vây Lã Bố ở Hạ Phì.
Quan Vân Trường nói với chúa công (Tào Tháo) rằng: Bố sai Tần Nghi Lộc đem dâng thư cầu cứu, lại còn cầu xin chúa công hãy thu nhận thiếp của hắn làm tín vật. Chúa công đồng ý.
Về sau khi sắp phá được thế vây thành, Tần Nghi Lộc lại nhiều lần đến tiếp tục cầu xin, mong được dâng người đẹp.”
Nhiều giả thiết cho rằng người vợ của Lữ Bố chính là Điêu Thuyền. Cũng theo “Thục ký”, Quan Vũ nhiều lần đề nghị Tào Tháo ban cho vợ của Lữ Bố. Tào trước thì đồng ý, tuy nhiên sau khi thấy dung nhan người đẹp, lại công khai giữ làm thiếp, thất hứa với Vũ.
Được hậu thế thờ phụng
Quan Vũ được tôn là vị Võ thánh giáng trần trợ uy, được cả Phật giáo và Đạo giáo phụng thờ. Sau khi qua đời, đầu được táng tại Lạc Dương, Hà Nam (khu lăng mộ Quan Lâm), mình táng tại núi Ngọc Tuyền, Đương Dương, Hồ Bắc.
Người đương thời cảm về đức nghĩa của Ngài, hàng năm thờ cúng rất chu đáo.
Trải qua các thời đại, ông từng được truy phong là “Trung Huệ Công”, sau là “Nghĩa Dũng Vũ An Vương”, tới thời nhà Minh – Thanh, vị quan võ này tiếp tục được tôn làm “Đế quân”, thờ phụng như một vị Võ thánh.
Cho tới hiện nay, thương nhân Trung Quốc nhiều người vẫn thờ phụng Quan Công, coi ông như một biểu tượng của sự anh hùng và lòng tín nghĩa.
Theo Tri Thức Trẻ