Đàn bầu, còn gọi là độc huyền cầm, là loại đàn một dây của người Việt, thanh âm phát ra nhờ sử dụng que hay miếng gảy vào dây. Dựa theo cấu tạo của hộp cộng hưởng, đàn bầu chia hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.
Đàn bầu có mặt phổ biến ở các dàn nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam. Các nhạc sĩ Việt Nam đã biên soạn và chuyển soạn một số tác phẩm dạng concerto để nghệ sĩ sử dụng đàn bầu trình tấu cùng với dàn nhạc giao hưởng thính phòng như Vì Miền Nam, Ru con, Tình ca... Đàn bầu không chỉ được người Việt Nam ưa thích mà còn được nhiều khán-thính giả trên thế giới hâm mộ.
Đàn bầu, còn gọi là độc huyền cầm, là loại đàn một dây của người Việt, thanh âm phát ra nhờ sử dụng que hay miếng gảy vào dây. Dựa theo cấu tạo của hộp cộng hưởng, đàn bầu chia hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.
Đàn bầu có mặt phổ biến ở các dàn nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam. Các nhạc sĩ Việt Nam đã biên soạn và chuyển soạn một số tác phẩm dạng concerto để nghệ sĩ sử dụng đàn bầu trình tấu cùng với dàn nhạc giao hưởng thính phòng như Vì Miền Nam, Ru con, Tình ca... Đàn bầu không chỉ được người Việt Nam ưa thích mà còn được nhiều khán-thính giả trên thế giới hâm mộ.
Thiện, ác, tà (tiếng Anh: The Good, the Bad and the Ugly, còn được dịch Người tốt, kẻ xấu và tên vô lại hay Tốt, Xấu và Tồi tệ) là một bộ phim cao bồi của đạo diễn Sergio Leone với sự tham gia của các diễn viên Clint Eastwood, Eli Wallach, Lee Van Cleef. Nó được xem như một trong những phim cao bồi hay nhất, hiện đang xếp hạng thứ 9 trong top 250 phim hay nhất mọi thời đại của IMDB. Clip dưới đây là nhạc phim do dàn nhạc The Ukulele Orchestra (Anh Quốc) trình bày.
Thiện, ác, tà (tiếng Anh: The Good, the Bad and the Ugly, còn được dịch Người tốt, kẻ xấu và tên vô lại hay Tốt, Xấu và Tồi tệ) là một bộ phim cao bồi của đạo diễn Sergio Leone với sự tham gia của các diễn viên Clint Eastwood, Eli Wallach, Lee Van Cleef. Nó được xem như một trong những phim cao bồi hay nhất, hiện đang xếp hạng thứ 9 trong top 250 phim hay nhất mọi thời đại của IMDB.
Thủy hử hay Thủy hử truyện, nghĩa đen là "bến nước", là một tác phẩm trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa, thường gọi là nhóm Tứ đại danh tác.
Thủy hử hay Thủy hử truyện, nghĩa đen là "bến nước", là một tác phẩm trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa, thường gọi là nhóm Tứ đại danh tác.
Vào một ngày đẹp trời năm 1977, có một kiệt tác âm nhạc đã được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) gửi phát vào không gian vũ trụ qua các con tàu thám hiểm vũ trụ là Voyager 1 và Voyager 2.
Đó là tuyệt phẩm nào vậy?
Mời các bạn cùng chúng tôi thực hiện một chuyến du ngoạn về một vùng đất thanh khiết nhất, một nơi trong trẻo nhất không vướng chút bụi trần. Đó là tinh hoa của trời đất, của tình người tri cố, của những tâm hồn cô độc tìm thấy nhau giữa cuộc đời nhiều oan trái. Để rồi mỗi sáng thức dậy sẽ lại thấy lòng mình thanh thản và nhẹ tênh. Và lại thấy như có tiếng đàn vẫn réo rắt, du dương ngay trong chính tâm hồn mình…
Trần gian lỡ đọa ta không tiếc, chỉ tiếc trên trần thiếu tri âm…
Dường như trong sâu thẳm nội tâm mỗi con người, chúng ta ít nhiều có lúc cảm thấy đột nhiên rất cô độc trong cõi hồng trần này. Chúng ta có thể có nhiều bạn bè, đồng nghiệp, người thân nhưng ngoài tình yêu thương của người thân và chia sẻ thông thường của bạn bè thì dường như trong sâu thẳm nội tâm của con người đều có một “vùng đất thiêng” của riêng mình mà không phải ai cũng có thể đặt chân tới được.
Đó là vùng đất cất giữ bí mật riêng tư của phẩm giá, đức hạnh và cao quý, bản chất nhất của linh hồn, nhưng cũng chính vì vậy nên nó không tùy tiện được bộc lộ trong sự hỗn độn của thế gian. Chúng ta khao khát được chia sẻ nó nhưng tuyệt đối không phải vì sự ràng buộc tầm thường của cuộc sống, mà nó đòi hỏi một sự đồng điệu thiêng liêng trong tâm hồn.
Chẳng thế mà có nhà văn từng nói “Trần gian lỡ đọa ta không tiếc, chỉ tiếc trên trần thiếu tri âm”. Một người bạn tri âm chính là người hiểu được phẩm chất tốt đẹp nhất trong ta, đánh thức được nó dậy và ở cạnh họ khiến ta thấy mình là chính mình nhất.
Tìm về với Kiệt Tác Thế Giới, ngày hôm nay Đại Kỷ Nguyên dành tặng quý độc giả một kiệt tác âm nhạc, một câu chuyện nổi tiếng trong lịch sử khắc họa chân thực, sâu sắc cho chúng ta hiểu thế nào là tri âm.
Đó chính là “Cao sơn lưu thủy”, tuyệt phẩm được diễn tấu bởi nghệ nhân Thất huyền cầm nổi tiếng – Quan Bình Hồ, kiệt tác mà vào năm 1977, NASA (Cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ) đã gửi phát vào không gian vũ trụ thông qua các tàu thám hiểm Voyager 1 và Voyager 2, như một ước vọng thiết tha của loài người gửi lên Thượng Đế…
Thế nào là tri âm? Câu chuyện về sự ra đời của tuyệt tác
Từ trước đến nay, ai trong chúng ta cũng nghĩ mình hiểu được tri âm là gì…Là người có thể hiểu được ta, đồng điệu với tâm hồn ta một cách sâu sắc nhất và đi mãi cùng ta trong suốt cuộc đời…
Tuy nhiên, đi sâu hơn, Tri âm – trong tiếng Hán, “tri”- hiểu biết, “âm”- âm nhạc, tức là người hiểu được âm nhạc của mình. Và khái niệm đó lại xuất phát từ chính câu chuyện lịch sử kinh điển của Kiệt tác Cao Sơn Lưu Thủy này về mối tri âm thiêng liêng giữa Bá Nha – Tử Kỳ.
Theo sách Lã thị xuân thu: “Bá Nha cổ cầm, Chung Tử Kỳ tại ngoại thiết tính chi viết: nguy nguy hồ như thái sơn, dương dương hồ như lưu thủy” (Bá Nha gảy đàn, Chung Tử Kỳ ở ngoài nghe trộm, khen rằng: ngun ngút như núi Thái Sơn, cuồn cuộn như dòng nước chảy.)
Vào lúc Tấn, Sở đang giao hảo nhau. Bá Nha là người nước Sở, nhưng lại làm quan đến chức Thượng đại phu của nước Tấn. Bá Nha nổi tiếng là một phong lưu mặc khách, lại có ngón đàn tuyệt diệu nhất đời; ngày liền đêm, Bá Nha không bao giờ rời cây Dao cầm thiết thân của mình.
Ngày liền đêm, Bá Nha không bao giờ rời cây Dao cầm thân thiết của mình…
Năm ấy, trên đường từ Sở về lại Tấn sau sau chuyến công cán, Bá Nha cho thuyền đỗ lại bến Hàm Dương vào một đêm trăng thanh gió mát. Bá Nha cho đồng tử đốt lư trầm trước thuyền, rồi lấy Dao cầm ra so phím thử dây. Dưới ánh trăng trong, tiếng đàn quyện lấy hương trầm đang cất vút lên cao giữa đêm thu thanh vắng, bỗng một tiếng ” bựt ” khô khan, dây tơ đồng đứt. Bá Nha nghĩ dây đàn đứt ắt có quân tử nào nghe lén đây, bèn sang sảng cất tiếng:
–Có cao nhân nào trên bờ lắng nghe tiếng đàn của tại hạ, xin vui lòng ra mặt.
Từ trên vách núị có tiếng vọng xuống: – Xin đại nhân thứ lỗi cho, tiểu dân này đi kiếm củi về muộn, đi ngang qua đây, nghe tiếng đàn tuyệt diệu quá, nên cất bước đi không đành.
Bá Nha cười lớn:
– Tiều phu nào mà lại dám nói chuyện nghe đàn với ta?
Tiếng nói từ trên núi lại đáp lại:
– Đại nhân nói vậy, kẻ hèn này trộm nghĩ là không đúng. Há đại nhân không nhớ câu nói của người xưa: “Thập nhất chi ấp tất hữu trung tín” (Trong một ấp có mười nhà ắt có người trung tín). Hễ trong nhà có quân tử thì ngoài cửa ắt có người quân tử đến…
Bá Nha có vẻ ngượng khi nghe câu nói của người tiều phu. Biết mình lỡ lời, ông tiến sát đến mũi thuyền nói lớn: –Nếu thật là người trên bờ biết nghe đàn, thì xin cho biết lúc nãy tại hạ đã đàn khúc gì?.
Giọng trên bờ bình thản vọng xuống: – Đó là Khổng Vọng Vi, Đức Khổng Tử khóc trò Nhan Hồi. Phổ vào tiếng đàn, lời rằng:
Khả liên Nhan Hồi mệnh tảo vong
Giáo nhân tư tưởng mấn như sương
Chỉ nhân lậu hạng đan biều lạc
Hồi nãy, đại nhân đang đàn thì đứt dây, nên còn thiếu mất câu bốn là:
Lưu đắc hiền danh vạn cổ dương.
Tạm dịch thơ:
Nhan Hồi mất sớm thật đau thương,
Tư tưởng dạy người tóc bạc sương.
Ngõ hẹp nước bầu cơm giỏ hẩm
Danh hiền lưu mãi cõi trần dương.
Nghe xong, Bá Nha thấy lòng phơi phới lạ, vội sai tùy tùng lên bờ rước người tiều phu xuống thuyền. Bá Nha trân trọng đón tiếp: –Quý hữu biết nghe đàn, vậy chắc cũng rõ được xuất xứ của cây Dao cầm?
Tiều phu không ngập ngừng: – Nghe nói, thuở xưa vua Phục Hy tình cờ trông thấy có năm sắc sao rơi xuống cụm ngô đồng và chim phượng hoàng đến đó đậu. Vua biết cây ngô đồng là thứ gỗ quý, hấp thụ tinh hoa của trời đất, có thể dùng để làm nhạc khí được, liền cho người hạ cây, cắt làm ba đoạn Đoạn ngọn, tiếng quá trong và nhẹ, đoạn gốc tiếng đục và nặng, chỉ có đoạn giữa tiếng vừa trong vừa đục, có thể dùng được.
Nhà vua cho ngâm đoạn giữa thân cây giữa dòng nước, đúng bảy mươi hai ngày đêm, vớt lên phơi trong mát cho thật khô rồi gọi người thợ giỏi Lưu Tử Kỳ đẽo thành cây Dao cầm. Dao cầm dài ba thước sáu tấc, một phần án theo ba trăm sáu mươi mốt độ chu thiên, mặt trước rộng tám tấc, án theo tám tiết, mặt sau rộng bốn tấc án theo bốn mùa, bề dày hai tấc án theo lưỡng nghị Đàn gồm mười hai phím, tượng trưng cho mười hai tháng trong năm , lại có thêm một phím phụ tượng trưng cho tháng nhuận.
Đàn có năm dây án theo ngũ hành tượng trưng cho năm âm: cung, thương, giốc, chủy, vũ. Xưa, vua Thuấn gảy đàn Ngũ huyền, thiên hạ thái bình. Khi vua Văn Vương bị ngồi tù nơi Dũ Lý, Bá Ấp Khảo thêm một dây oán, gọi là văn huyền (dây văn). Về sau, khi Vũ Vương đánh nước Trụ, thêm môt dây nữa gia tăng kích động gọi là vũ huyền (dây vũ). Do đó, Dao cầm lúc đầu có năm dây, sau có bảy dây.
Dao cầm có bốn điều kỵ là: rét lớn, nắng lớn, gió lớn và tuyết lớn; và bảy điều không nên là: không đàn ở đám tang, không đàn lúc lòng rối loạn, không đàn lúc lòng không thanh bạch, không đàn lúc bận rộn nhiều việc, không đàn lúc y trang không chỉnh tề, không đàn lúc không có trầm hương và không đàn lúc không có bạn tri âm.
Không đàn lúc không có tri âm…
Bá Nha nghe nói, biết tiều phu là bậc kỳ tài, đem lòng kính thương:
– Hiền hữu quả là người tinh thông nhạc lý. Xưa kia, Khổng Tử đang gảy đàn, Nhan Hồi bước vào, nghe thanh âm sao mà u trầm, biết là trong tâm Khổng Tử đang dao động. Hỏi ra, mới hay là trong khi Khổng Tử đàn, thấy con mèo đang bắt chuột, nên tâm tư đã chùng tiếng tơ đồng. Trước kia, Nhan Hồi nghe tiếng đàn mà biết được lòng người thầy, còn ngày nay, nghe tiếng đàn Bá Nha này, hiền hữu có biết lòng ta đang tư lự gì không?
–Xin đại nhân cho nghe một vài khúc nhạc nữa.
Bá Nha thay dây đàn, gảy khúc Ý tại non cao.
Tiều phu ngẩng mặt mỉm cười: – Tuyệt thay, ý chí cao vút. Ý tại non cao.
Tuyệt thay! Ý chí cao vút. Ý tại non cao
Bá Nha giật mình ngưng đàn. Một lúc sau gảy thêm khúc Ý tại lưu thủy.
Tiều phu khua tay xuống dòng nước:
– Trời nước bao la. Ý tại lưu thủy.
Bá Nha thất kinh, nhìn người tiều phu không ngớt mắt, sao lại có người cảm thấu được tiếng đàn của mình như vậỵ Ông sai người hầu dẹp trà, bày tiệc rượu. Xong, ông đứng lên trước mặt người tiều phu, kính cẩn hỏi: –Dám hỏi tiên sinh quý danh và quê quán. Tiều phu vội đứng lên, chắp tay thi lễ:
– Tiện dân họ Chung, tên Tử Kỳ, người thôn Tập Hiền gần núi Mã Yên này. Còn đại nhân, chẳng hay cao danh quý tánh là gì, hiện đi trấn nhậm nơi đâu mà ghé thuyền lại đây vãng cảnh.
– Tại hạ họ Du tên Thụy, là Đại phu nuớc Tấn, nhân đi sứ nước Sở về, thấy cảnh Hàm Dương trăng thanh gió mát, nên ghé thuyền thưởng lãm. Tại hạ chỉ là một kẻ tài hèn đức bạc mà thôi, còn như tiên sinh đây học thức uyên bác cớ sao không xuất thân lập công danh, phò vua giúp nước, mà lại sống ẩn dật chốn núi non hẻo lánh này?
…Còn như tiên sinh đây học thức uyên bác cớ sao không xuất thân lập công danh, phò vua giúp nước, mà lại sống ẩn dật chốn núi non hẻo lánh này?
– Tôi còn cha mẹ già, không có anh em, phận làm con phải lo tròn chữ hiếu, dẫu cho công hầu khanh tướng cũng không thể đổi được một ngày báo hiếu của tại hạ.
Tử Kỳ hai mươi bảy tuổi, Bá Nha trân trọng nói:
– Tiện chức hơn tiên sinh những mười tuổi. Nếu tiên sinh không chê tôi đức mọn tài hèn thì xin kết làm anh em để khỏi phụ duyên tri âm.
Chung Tử Kỳ khiêm nhường đáp:
– Đại nhân là bậc công khanh nơi triều đình, tại hạ là kẻ áo vải chốn sơn lâm thì làm sao kết bạn với nhau được, xin đại nhân miễn cho.
–Giá trị con người đâu ở chỗ giàu sang phú quý, mà ở đức hạnh tài năng. Nay nếu tiện sinh chịu nhận làm anh em thì thật là vạn hạnh cho tiện chức.
Bá Nha đã có thành tâm, Tử Kỳ không từ chối nữa. Bá Nhà sai người hầu đốt lò hương mới, lập hương án trước thuyền, cùng Tử Kỳ lạy trời đất tám lạy, nhận nhau làm anh em khác họ, rồi hai bạn cùng đối ẩm chuyện trò với nhau rất chi là tương đắc.
Đến lúc ánh trăng nhạt nhòa, tiếng gà eo óc gọi ánh nắng mai, đôi bạn đành phải chia taỵ Bá Nha giọng run run, nhìn Tử Kỳ:
– Lòng huynh quá cảm mộ, chưa nỡ rời hiền đệ, hiền đệ có thể cùng huynh đi thêm một đoạn đường để thêm được một khúc chuyện trò cho thỏa mối tâm tình.
Chung Tử Kỳ cũng không giấu được xúc động:
– Theo lễ, tiểu đệ phải tiễn hiền huynh vài dặm đường mới phải, ngặt vì song thân của tiểu đệ đang trông ngóng ở nhà, xin hiền huynh thứ lỗi.
– Vậy thì hiền đệ về nhà xin với song đường qua nước Tấn thăm chơi, chắc là sẽ được nhận lời.
– “Phụ mẫu tồn, bất khả viễn du”, làm sao Tử Kỳ có thể rời cha mẹ để vui chơi cùng bạn được.
Cuối cùng, Bá Nha nắm tay Tử kỳ, giọng khẩn thiết:
– Sang năm, cũng vào giờ này, xin hẹn hiền đệ tại đây.
Đến lúc ánh trăng nhạt nhòa, tiếng gà eo óc gọi ánh nắng mai, đôi bạn đành phải chia taỵ….
Rồi lấy ra hai nén vàng, hai tay dâng cao lên trước mặt:
– Đây là món lễ vật mọn của ngu huynh làm quà cho bá phụ, bá mẫu, đã xem nhau là cốt nhục xin hiền đệ chớ từ chối.
Cảm tình tri ngộ, Tử Kỳ không từ chốị Lưu luyến chia tay, đôi bạn bịn rịn không thốt lên nỗi lời tạm biệt.
Thấm thoắt một năm qua, ngọn gió heo may từ phương Bắc về đem mùa thu đến. Bá Nha vào triều kiến vua Tấn xin được phép về Sở thăm quê nhà. Thuyền đến bến Hàm Dương, Bá Nha cho dừng lại dưới núi Mã Yên. Lòng bồn chồn trông ngóng. Vừng kim ô đã ngả bóng xuống lòng sông, khói sóng dâng lên nghi ngút, sao mãi vẫn không thấy bạn tri âm.
Bá Nha cho đồng tử đốt lò hương, rồi lấy Dao cầm đàn một khúc. Trong cơn gió nhẹ đầu thu, Bá Nha bỗng nghe tiếng đàn của mình sao mà ai oán, não nùng. Bá Nha thất kinh, ngừng tay đàn, tâm thần rối bời; cung thương bỗng nghe sầu thảm như thế này thì chắc là Chung Tử Kỳ gặp nạn lớn rồi.
Cả đêm, Bá Nha trăn trở, nhớ thương và âu lo cho bạn. Trời chưa sáng, Bá Nha đã khoác cây Dao cầm lên lưng, bỏ vào túi mười nén vàng ròng rồi cùng vài tên hầu tìm đến chân núi Mã Yên. Dọc đường gặp một ông lão, tay xách giỏ mây, tay cầm gậy trúc. Bá Nha lễ phép thưa: – Xin lão trượng chỉ đường đi đến Tập Hiền thôn.
– Có Tập Hiền thôn thượng, Tập Hiền thôn hạ. Tiên sinh cần đến thôn nào ?
–Thưa lão trượng, người Tử Kỳ họ Chung ở thôn nào?
Vừa nghe nhắc đến tên Chung Tử Kỳ, lão ông sa sầm nét mặt, đôi mắt trũng sâu chảy dài hai hàng lệ. Lão ông sụt sùi, giọng ngắt đoạn: – Chung Tử Kỳ là con lão. Năm ngoái cũng vào ngày này, nó đi củi về, gặp một vị quan nước Tấn tên là Bá Nha và kết nghĩa huynh đệ vì chỗ đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Lúc chia tay, vị quan có tặng cho vợ chồng lão hai nén vàng. Ở nơi núi non heo hút thế này, vợ chồng lão chưa cần đến số vàng đó, nên con lão đã dùng đổi lấy sách, đọc bất kể ngày đêm, giờ giấc , ngoài việc đốn củi mưu sinh. Có thể vì quá lao nhọc, con lão đã lâm bệnh mà qua đời… Chưa kịp nghe hết lời, Bá Nha đã bật òa khóc, ôm chầm lấy ông lão, hậu sinh này chính là người bạn kết giao của Chung Tử Kỳ đây. Ông lão thảng thốt, trời ơi!
Bá Nha cho đồng tử đốt lò hương, rồi lấy Dao cầm đàn một khúc. Trong cơn gió nhẹ đầu thu, Bá Nha bỗng nghe tiếng đàn của mình sao mà ai oán, não nùng…
– Mang ơn đại nhân không chê trách cảnh bần cùng, đã cùng con lão kết nghĩa tâm giao. Lúc lâm chung, con lão đã trối trăn lại: ” Sống không trọn đạo làm con, chết xin được chôn dưới chân núi Mã Yên để trọn đạo nghĩa với bạn, nằm bên triền dốc chờ đúng lời hẹn mùa thu này” Con đường mà đại nhân vừa đi quạ phía bên phải có nấm đất nhỏ là ngôi mộ của Tử Kỳ. Hôm nay đúng một trăm ngày mất, lão vừa đi viếng mộ con về thì gặp đại nhân.
Trước mộ Tử Kỳ, Bá Nha vừa lạy bạn xong, truyền đem đàn đến, ngồi trên tảng đá tấu khúc “Thiên thu trương hận“. Tiếng đàn đang réo rắt bỗng trầm hẳn xuống. Tiếng gió ngàn rít mạnh, bầu trời trở màu tối sẩm và tiếng tiếng chim từ xa vọng về nghe u uất não nùng. Bá Nha ngưng đàn. Gió ngừng rít, trời trong sáng trở lại, chim ai oán lặng tiếng. Bá Nha nhìn Chung lão thưa:
– Tử Kỳ đã về đây chứng giám cho lòng thành của tiểu sinh. Cháu vừa đàn khúc đoản ca để viếng người tri âm tài hoa mệnh yểu, và xin đọc thành thơ đoản ca này:
Ức tính khi niên xuân Giang thượng tằng hội quân Kim nhật trùng lai phỏng Bất kiến tri ân nhân Đản kiến nhất phân thổ An nhiên thương ngã tâm Bất giác lệ phân phân Lai hoan khứ hà khổ Giang ban khởi sầu vân. Tử Kỳ, Tử kỳ hề ! Nhĩ, ngã thiên kim nghĩa Lịch tận thiên nhai vô túc ngữ Thử khúc chung hề bất phụ đàn Tam xích Dao cầm vị quân tử
Dịch thơ:
Từ nhớ đến muà thu năm trước Bến trường giang gặp bạn cố nhân Năm nay lại đến Giang Tân Dòng sông lạnh ngắt cố nhân đâu rồi Buồn chỉ thấy nấm mồ bên núi Cõi ngàn năm chia cắt đau lòng Ôi thương tâm, ôi thương tâm Sụt sùi lai láng bao hàng lệ rơi Mây sầu thấp thoáng chân trời Đêm vui đổi lấy một đời khổ đaụ Tử Kỳ ơi, Tử Kỳ ơi ! Ngàn vàng khôn chuộc được bầu tâm can Thôi từ nay, thôi phím đàn Ngàn thu thôi hết mơ màng cố nhân…)
Lời thơ vừa dứt, Bá Nha nâng Dao cầm lên cao, đập mạnh xuống tảng đá. Dao cầm vỡ tung từng mãnh, trụ ngọc, phím đồng rơi lả tả. Lão ông hoảng kinh, sao đại nhân lại đập vỡ đàn quí. Bá Nha đáp lời bằng bài thơ tứ tuyệt:
Thốt đoái Dao cầm phượng vĩ hàn Tử Kỳ bất tại, hướng thùy đàn ? Xuân phong mãn diện giai bằng hữu Dục mịch tri âm, nan thượng nan
Dịch thơ: Dao cầm đập nát đau lòng phượng Đã vắng Tử Kỳ đàn với ai Gió xuân bốn phía bao bè bạn Khó thay tìm được bạn tri âm
Bốn câu thơ là bài văn tế cho bạn. Bá Nha quay lại phía lão ông, sụp quỳ xuống:
– Bá Kỳ Tử Nha đã y lời hẹn đến đây rồi. Nay tiểu sinh có đem theo ít nén vàng, xin thành tâm dâng lên bá phụ cùng bá mẫu để cung dưỡng tuổi già và tạo mươi mẫu ruộng làm tự cho Tử Kỳ. Bốn năm nữa hạ quan sẽ dâng biểu từ quan, về đây chung sống với bá phụ bá mẫu, với người bạn tri âm.
Chung lão không từ chối Bá Nha lạy Chung lão, lạy tạ từ bạn rồi quay xuống cho thuyền nhổ sào, trở về nước Tấn.
Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng những phút giây quý giá của cuộc gặp gỡ đó đã được lưu lại ngàn năm. Tình bạn của họ đã được khắc họa trong một bản nhạc kinh điển nhất của nhạc cổ Trung Hoa – Cao Sơn Lưu Thủy- bản nhạc mà Bá Nha đã chơi vào ngày gặp Tử Kỳ, được lưu truyền và được hậu nhân những người mến mộ hoàn thiện như bản nhạc đang có hiện nay.
Câu chuyện của họ đã đi vào lịch sử văn hóa, ảnh hưởng sâu sắc đến ý thức hệ của xã hội trong những năm dài của lịch sử, đã đi vào lòng người biết bao thế hệ sau này.
Vẻ đẹp vĩnh hằng của kiệt tác Cao Sơn Lưu Thủy
Mời các bạn giữ một tâm hồn tĩnh lặng để lắng nghe những tiếng lòng đồng điệu tri âm trong kiệt tác Cao Sơn Lưu Thủy.
Lắng nghe khúc nhạc, nếu thật sự không nhập tâm và tinh tế thì chúng ta không thể thấy hết cái hay cái đẹp của nó. Khúc nhạc bắt đầu bằng những thanh âm nhẹ nhàng và chậm rãi. Tiếng đàn đưa ta đến một không gian cao, rộng và thoáng đãng và mơ màng.
Ta như thấy lại hình ảnh Bá Nha năm nào đang đưa người theo điệu nhạc, đôi mắt nhắm lại và mơ về một nơi xa nào đó. Chỉ có đôi tay người nghệ sĩ lướt nhẹ trên phím đàn khi trầm khi bổng, dặt dìu, êm ái. Xung quanh là con sông chảy hiền hòa ôm vào lòng nó những dãy núi mù sương… Có lẽ đây là không gian mà ta gọi là “Cao sơn”.
Ta như thấy lại hình ảnh Bá Nha năm nào đang đưa người theo điệu nhạc, đôi mắt nhắm lại và mơ về một nơi xa nào đó. Chỉ có đôi tay người nghệ sĩ lướt nhẹ trên phím đàn khi trầm khi bổng, dặt dìu, êm ái. Xung quanh là con sông chảy hiền hòa ôm vào lòng nó những dãy núi mù sương…
Rồi bỗng nhiên, nhịp đàn nhanh dần, réo rắt những dịp dồn dập nhau. Tưởng chừng như cả trái tim người nghệ sĩ cũng rung lên với nhịp thở gấp gáp. Ta lại như thấy mình giữa một khung cảnh sơn thủy hữu tình, một ngọn núi xa xa, một dòng thác chảy mạnh mẽ. Dòng nước cuộn sóng tung bọt trắng xóa.
Con nước chảy từ trên cao hòa mình vào dòng nước lớn. Khung cảnh ấy có thể hình dung là “lưu thủy”. Kết lại bản nhạc vẫn là những điệu âm réo rắt rồi nhỏ dần nhỏ dần như dòng chảy đang dần về một nơi xa lắm. Bản nhạc không chỉ đẹp ở giai điệu mà còn đẹp như một bức tranh hữu tình. Đôi khi giữa dòng đời hối hả, dành ra một khoảng lặng để lắng nghe “Cao sơn lưu thủy“, ta lại thấy tiếng đàn như rót vào tim những thanh âm trong trẻo nhất.
Một chút gì đó hoàn toàn thanh khiết không vướng bụi trần. Đó là tinh hoa của trời đất, của tình người tri cố, của những tâm hồn cô độc tìm thấy nhau giữa cuộc đời nhiều oan trái. Để rồi mỗi sáng thức dậy sẽ lại thấy lòng mình thanh thản và nhẹ tênh. Và lại thấy như có tiếng đàn vẫn réo rắt, du dương ngay trong chính tâm hồn mình…
Vào một ngày đẹp trời năm 1977, có một kiệt tác âm nhạc đã được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) gửi phát vào không gian vũ trụ qua các con tàu thám hiểm vũ trụ là Voyager 1 và Voyager 2.
Đó là tuyệt phẩm nào vậy?
Mời các bạn cùng chúng tôi thực hiện một chuyến du ngoạn về một vùng đất thanh khiết nhất, một nơi trong trẻo nhất không vướng chút bụi trần. Đó là tinh hoa của trời đất, của tình người tri cố, của những tâm hồn cô độc tìm thấy nhau giữa cuộc đời nhiều oan trái. Để rồi mỗi sáng thức dậy sẽ lại thấy lòng mình thanh thản và nhẹ tênh. Và lại thấy như có tiếng đàn vẫn réo rắt, du dương ngay trong chính tâm hồn mình…
Trần gian lỡ đọa ta không tiếc, chỉ tiếc trên trần thiếu tri âm…
Dường như trong sâu thẳm nội tâm mỗi con người, chúng ta ít nhiều có lúc cảm thấy đột nhiên rất cô độc trong cõi hồng trần này. Chúng ta có thể có nhiều bạn bè, đồng nghiệp, người thân nhưng ngoài tình yêu thương của người thân và chia sẻ thông thường của bạn bè thì dường như trong sâu thẳm nội tâm của con người đều có một “vùng đất thiêng” của riêng mình mà không phải ai cũng có thể đặt chân tới được.
Đó là vùng đất cất giữ bí mật riêng tư của phẩm giá, đức hạnh và cao quý, bản chất nhất của linh hồn, nhưng cũng chính vì vậy nên nó không tùy tiện được bộc lộ trong sự hỗn độn của thế gian. Chúng ta khao khát được chia sẻ nó nhưng tuyệt đối không phải vì sự ràng buộc tầm thường của cuộc sống, mà nó đòi hỏi một sự đồng điệu thiêng liêng trong tâm hồn.
Chẳng thế mà có nhà văn từng nói “Trần gian lỡ đọa ta không tiếc, chỉ tiếc trên trần thiếu tri âm”. Một người bạn tri âm chính là người hiểu được phẩm chất tốt đẹp nhất trong ta, đánh thức được nó dậy và ở cạnh họ khiến ta thấy mình là chính mình nhất.
Tìm về với Kiệt Tác Thế Giới, ngày hôm nay Đại Kỷ Nguyên dành tặng quý độc giả một kiệt tác âm nhạc, một câu chuyện nổi tiếng trong lịch sử khắc họa chân thực, sâu sắc cho chúng ta hiểu thế nào là tri âm.
Đó chính là “Cao sơn lưu thủy”, tuyệt phẩm được diễn tấu bởi nghệ nhân Thất huyền cầm nổi tiếng – Quan Bình Hồ, kiệt tác mà vào năm 1977, NASA (Cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ) đã gửi phát vào không gian vũ trụ thông qua các tàu thám hiểm Voyager 1 và Voyager 2, như một ước vọng thiết tha của loài người gửi lên Thượng Đế…
Thế nào là tri âm? Câu chuyện về sự ra đời của tuyệt tác
Từ trước đến nay, ai trong chúng ta cũng nghĩ mình hiểu được tri âm là gì…Là người có thể hiểu được ta, đồng điệu với tâm hồn ta một cách sâu sắc nhất và đi mãi cùng ta trong suốt cuộc đời…
Tuy nhiên, đi sâu hơn, Tri âm – trong tiếng Hán, “tri”- hiểu biết, “âm”- âm nhạc, tức là người hiểu được âm nhạc của mình. Và khái niệm đó lại xuất phát từ chính câu chuyện lịch sử kinh điển của Kiệt tác Cao Sơn Lưu Thủy này về mối tri âm thiêng liêng giữa Bá Nha – Tử Kỳ.
Theo sách Lã thị xuân thu: “Bá Nha cổ cầm, Chung Tử Kỳ tại ngoại thiết tính chi viết: nguy nguy hồ như thái sơn, dương dương hồ như lưu thủy” (Bá Nha gảy đàn, Chung Tử Kỳ ở ngoài nghe trộm, khen rằng: ngun ngút như núi Thái Sơn, cuồn cuộn như dòng nước chảy.)
Vào lúc Tấn, Sở đang giao hảo nhau. Bá Nha là người nước Sở, nhưng lại làm quan đến chức Thượng đại phu của nước Tấn. Bá Nha nổi tiếng là một phong lưu mặc khách, lại có ngón đàn tuyệt diệu nhất đời; ngày liền đêm, Bá Nha không bao giờ rời cây Dao cầm thiết thân của mình.
Ngày liền đêm, Bá Nha không bao giờ rời cây Dao cầm thân thiết của mình…
Năm ấy, trên đường từ Sở về lại Tấn sau sau chuyến công cán, Bá Nha cho thuyền đỗ lại bến Hàm Dương vào một đêm trăng thanh gió mát. Bá Nha cho đồng tử đốt lư trầm trước thuyền, rồi lấy Dao cầm ra so phím thử dây. Dưới ánh trăng trong, tiếng đàn quyện lấy hương trầm đang cất vút lên cao giữa đêm thu thanh vắng, bỗng một tiếng ” bựt ” khô khan, dây tơ đồng đứt. Bá Nha nghĩ dây đàn đứt ắt có quân tử nào nghe lén đây, bèn sang sảng cất tiếng:
–Có cao nhân nào trên bờ lắng nghe tiếng đàn của tại hạ, xin vui lòng ra mặt.
Từ trên vách núị có tiếng vọng xuống: – Xin đại nhân thứ lỗi cho, tiểu dân này đi kiếm củi về muộn, đi ngang qua đây, nghe tiếng đàn tuyệt diệu quá, nên cất bước đi không đành.
Bá Nha cười lớn:
– Tiều phu nào mà lại dám nói chuyện nghe đàn với ta?
Tiếng nói từ trên núi lại đáp lại:
– Đại nhân nói vậy, kẻ hèn này trộm nghĩ là không đúng. Há đại nhân không nhớ câu nói của người xưa: “Thập nhất chi ấp tất hữu trung tín” (Trong một ấp có mười nhà ắt có người trung tín). Hễ trong nhà có quân tử thì ngoài cửa ắt có người quân tử đến…
Bá Nha có vẻ ngượng khi nghe câu nói của người tiều phu. Biết mình lỡ lời, ông tiến sát đến mũi thuyền nói lớn: –Nếu thật là người trên bờ biết nghe đàn, thì xin cho biết lúc nãy tại hạ đã đàn khúc gì?.
Giọng trên bờ bình thản vọng xuống: – Đó là Khổng Vọng Vi, Đức Khổng Tử khóc trò Nhan Hồi. Phổ vào tiếng đàn, lời rằng:
Khả liên Nhan Hồi mệnh tảo vong
Giáo nhân tư tưởng mấn như sương
Chỉ nhân lậu hạng đan biều lạc
Hồi nãy, đại nhân đang đàn thì đứt dây, nên còn thiếu mất câu bốn là:
Lưu đắc hiền danh vạn cổ dương.
Tạm dịch thơ:
Nhan Hồi mất sớm thật đau thương,
Tư tưởng dạy người tóc bạc sương.
Ngõ hẹp nước bầu cơm giỏ hẩm
Danh hiền lưu mãi cõi trần dương.
Nghe xong, Bá Nha thấy lòng phơi phới lạ, vội sai tùy tùng lên bờ rước người tiều phu xuống thuyền. Bá Nha trân trọng đón tiếp: –Quý hữu biết nghe đàn, vậy chắc cũng rõ được xuất xứ của cây Dao cầm?
Tiều phu không ngập ngừng: – Nghe nói, thuở xưa vua Phục Hy tình cờ trông thấy có năm sắc sao rơi xuống cụm ngô đồng và chim phượng hoàng đến đó đậu. Vua biết cây ngô đồng là thứ gỗ quý, hấp thụ tinh hoa của trời đất, có thể dùng để làm nhạc khí được, liền cho người hạ cây, cắt làm ba đoạn Đoạn ngọn, tiếng quá trong và nhẹ, đoạn gốc tiếng đục và nặng, chỉ có đoạn giữa tiếng vừa trong vừa đục, có thể dùng được.
Nhà vua cho ngâm đoạn giữa thân cây giữa dòng nước, đúng bảy mươi hai ngày đêm, vớt lên phơi trong mát cho thật khô rồi gọi người thợ giỏi Lưu Tử Kỳ đẽo thành cây Dao cầm. Dao cầm dài ba thước sáu tấc, một phần án theo ba trăm sáu mươi mốt độ chu thiên, mặt trước rộng tám tấc, án theo tám tiết, mặt sau rộng bốn tấc án theo bốn mùa, bề dày hai tấc án theo lưỡng nghị Đàn gồm mười hai phím, tượng trưng cho mười hai tháng trong năm , lại có thêm một phím phụ tượng trưng cho tháng nhuận.
Đàn có năm dây án theo ngũ hành tượng trưng cho năm âm: cung, thương, giốc, chủy, vũ. Xưa, vua Thuấn gảy đàn Ngũ huyền, thiên hạ thái bình. Khi vua Văn Vương bị ngồi tù nơi Dũ Lý, Bá Ấp Khảo thêm một dây oán, gọi là văn huyền (dây văn). Về sau, khi Vũ Vương đánh nước Trụ, thêm môt dây nữa gia tăng kích động gọi là vũ huyền (dây vũ). Do đó, Dao cầm lúc đầu có năm dây, sau có bảy dây.
Dao cầm có bốn điều kỵ là: rét lớn, nắng lớn, gió lớn và tuyết lớn; và bảy điều không nên là: không đàn ở đám tang, không đàn lúc lòng rối loạn, không đàn lúc lòng không thanh bạch, không đàn lúc bận rộn nhiều việc, không đàn lúc y trang không chỉnh tề, không đàn lúc không có trầm hương và không đàn lúc không có bạn tri âm.
Không đàn lúc không có tri âm…
Bá Nha nghe nói, biết tiều phu là bậc kỳ tài, đem lòng kính thương:
– Hiền hữu quả là người tinh thông nhạc lý. Xưa kia, Khổng Tử đang gảy đàn, Nhan Hồi bước vào, nghe thanh âm sao mà u trầm, biết là trong tâm Khổng Tử đang dao động. Hỏi ra, mới hay là trong khi Khổng Tử đàn, thấy con mèo đang bắt chuột, nên tâm tư đã chùng tiếng tơ đồng. Trước kia, Nhan Hồi nghe tiếng đàn mà biết được lòng người thầy, còn ngày nay, nghe tiếng đàn Bá Nha này, hiền hữu có biết lòng ta đang tư lự gì không?
–Xin đại nhân cho nghe một vài khúc nhạc nữa.
Bá Nha thay dây đàn, gảy khúc Ý tại non cao.
Tiều phu ngẩng mặt mỉm cười: – Tuyệt thay, ý chí cao vút. Ý tại non cao.
Tuyệt thay! Ý chí cao vút. Ý tại non cao
Bá Nha giật mình ngưng đàn. Một lúc sau gảy thêm khúc Ý tại lưu thủy.
Tiều phu khua tay xuống dòng nước:
– Trời nước bao la. Ý tại lưu thủy.
Bá Nha thất kinh, nhìn người tiều phu không ngớt mắt, sao lại có người cảm thấu được tiếng đàn của mình như vậỵ Ông sai người hầu dẹp trà, bày tiệc rượu. Xong, ông đứng lên trước mặt người tiều phu, kính cẩn hỏi: –Dám hỏi tiên sinh quý danh và quê quán. Tiều phu vội đứng lên, chắp tay thi lễ:
– Tiện dân họ Chung, tên Tử Kỳ, người thôn Tập Hiền gần núi Mã Yên này. Còn đại nhân, chẳng hay cao danh quý tánh là gì, hiện đi trấn nhậm nơi đâu mà ghé thuyền lại đây vãng cảnh.
– Tại hạ họ Du tên Thụy, là Đại phu nuớc Tấn, nhân đi sứ nước Sở về, thấy cảnh Hàm Dương trăng thanh gió mát, nên ghé thuyền thưởng lãm. Tại hạ chỉ là một kẻ tài hèn đức bạc mà thôi, còn như tiên sinh đây học thức uyên bác cớ sao không xuất thân lập công danh, phò vua giúp nước, mà lại sống ẩn dật chốn núi non hẻo lánh này?
…Còn như tiên sinh đây học thức uyên bác cớ sao không xuất thân lập công danh, phò vua giúp nước, mà lại sống ẩn dật chốn núi non hẻo lánh này?
– Tôi còn cha mẹ già, không có anh em, phận làm con phải lo tròn chữ hiếu, dẫu cho công hầu khanh tướng cũng không thể đổi được một ngày báo hiếu của tại hạ.
Tử Kỳ hai mươi bảy tuổi, Bá Nha trân trọng nói:
– Tiện chức hơn tiên sinh những mười tuổi. Nếu tiên sinh không chê tôi đức mọn tài hèn thì xin kết làm anh em để khỏi phụ duyên tri âm.
Chung Tử Kỳ khiêm nhường đáp:
– Đại nhân là bậc công khanh nơi triều đình, tại hạ là kẻ áo vải chốn sơn lâm thì làm sao kết bạn với nhau được, xin đại nhân miễn cho.
–Giá trị con người đâu ở chỗ giàu sang phú quý, mà ở đức hạnh tài năng. Nay nếu tiện sinh chịu nhận làm anh em thì thật là vạn hạnh cho tiện chức.
Bá Nha đã có thành tâm, Tử Kỳ không từ chối nữa. Bá Nhà sai người hầu đốt lò hương mới, lập hương án trước thuyền, cùng Tử Kỳ lạy trời đất tám lạy, nhận nhau làm anh em khác họ, rồi hai bạn cùng đối ẩm chuyện trò với nhau rất chi là tương đắc.
Đến lúc ánh trăng nhạt nhòa, tiếng gà eo óc gọi ánh nắng mai, đôi bạn đành phải chia taỵ Bá Nha giọng run run, nhìn Tử Kỳ:
– Lòng huynh quá cảm mộ, chưa nỡ rời hiền đệ, hiền đệ có thể cùng huynh đi thêm một đoạn đường để thêm được một khúc chuyện trò cho thỏa mối tâm tình.
Chung Tử Kỳ cũng không giấu được xúc động:
– Theo lễ, tiểu đệ phải tiễn hiền huynh vài dặm đường mới phải, ngặt vì song thân của tiểu đệ đang trông ngóng ở nhà, xin hiền huynh thứ lỗi.
– Vậy thì hiền đệ về nhà xin với song đường qua nước Tấn thăm chơi, chắc là sẽ được nhận lời.
– “Phụ mẫu tồn, bất khả viễn du”, làm sao Tử Kỳ có thể rời cha mẹ để vui chơi cùng bạn được.
Cuối cùng, Bá Nha nắm tay Tử kỳ, giọng khẩn thiết:
– Sang năm, cũng vào giờ này, xin hẹn hiền đệ tại đây.
Đến lúc ánh trăng nhạt nhòa, tiếng gà eo óc gọi ánh nắng mai, đôi bạn đành phải chia taỵ….
Rồi lấy ra hai nén vàng, hai tay dâng cao lên trước mặt:
– Đây là món lễ vật mọn của ngu huynh làm quà cho bá phụ, bá mẫu, đã xem nhau là cốt nhục xin hiền đệ chớ từ chối.
Cảm tình tri ngộ, Tử Kỳ không từ chốị Lưu luyến chia tay, đôi bạn bịn rịn không thốt lên nỗi lời tạm biệt.
Thấm thoắt một năm qua, ngọn gió heo may từ phương Bắc về đem mùa thu đến. Bá Nha vào triều kiến vua Tấn xin được phép về Sở thăm quê nhà. Thuyền đến bến Hàm Dương, Bá Nha cho dừng lại dưới núi Mã Yên. Lòng bồn chồn trông ngóng. Vừng kim ô đã ngả bóng xuống lòng sông, khói sóng dâng lên nghi ngút, sao mãi vẫn không thấy bạn tri âm.
Bá Nha cho đồng tử đốt lò hương, rồi lấy Dao cầm đàn một khúc. Trong cơn gió nhẹ đầu thu, Bá Nha bỗng nghe tiếng đàn của mình sao mà ai oán, não nùng. Bá Nha thất kinh, ngừng tay đàn, tâm thần rối bời; cung thương bỗng nghe sầu thảm như thế này thì chắc là Chung Tử Kỳ gặp nạn lớn rồi.
Cả đêm, Bá Nha trăn trở, nhớ thương và âu lo cho bạn. Trời chưa sáng, Bá Nha đã khoác cây Dao cầm lên lưng, bỏ vào túi mười nén vàng ròng rồi cùng vài tên hầu tìm đến chân núi Mã Yên. Dọc đường gặp một ông lão, tay xách giỏ mây, tay cầm gậy trúc. Bá Nha lễ phép thưa: – Xin lão trượng chỉ đường đi đến Tập Hiền thôn.
– Có Tập Hiền thôn thượng, Tập Hiền thôn hạ. Tiên sinh cần đến thôn nào ?
–Thưa lão trượng, người Tử Kỳ họ Chung ở thôn nào?
Vừa nghe nhắc đến tên Chung Tử Kỳ, lão ông sa sầm nét mặt, đôi mắt trũng sâu chảy dài hai hàng lệ. Lão ông sụt sùi, giọng ngắt đoạn: – Chung Tử Kỳ là con lão. Năm ngoái cũng vào ngày này, nó đi củi về, gặp một vị quan nước Tấn tên là Bá Nha và kết nghĩa huynh đệ vì chỗ đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Lúc chia tay, vị quan có tặng cho vợ chồng lão hai nén vàng. Ở nơi núi non heo hút thế này, vợ chồng lão chưa cần đến số vàng đó, nên con lão đã dùng đổi lấy sách, đọc bất kể ngày đêm, giờ giấc , ngoài việc đốn củi mưu sinh. Có thể vì quá lao nhọc, con lão đã lâm bệnh mà qua đời…
Chưa kịp nghe hết lời, Bá Nha đã bật òa khóc, ôm chầm lấy ông lão, hậu sinh này chính là người bạn kết giao của Chung Tử Kỳ đây. Ông lão thảng thốt, trời ơi!
Bá Nha cho đồng tử đốt lò hương, rồi lấy Dao cầm đàn một khúc. Trong cơn gió nhẹ đầu thu, Bá Nha bỗng nghe tiếng đàn của mình sao mà ai oán, não nùng…
– Mang ơn đại nhân không chê trách cảnh bần cùng, đã cùng con lão kết nghĩa tâm giao. Lúc lâm chung, con lão đã trối trăn lại: ” Sống không trọn đạo làm con, chết xin được chôn dưới chân núi Mã Yên để trọn đạo nghĩa với bạn, nằm bên triền dốc chờ đúng lời hẹn mùa thu này” Con đường mà đại nhân vừa đi quạ phía bên phải có nấm đất nhỏ là ngôi mộ của Tử Kỳ. Hôm nay đúng một trăm ngày mất, lão vừa đi viếng mộ con về thì gặp đại nhân.
Trước mộ Tử Kỳ, Bá Nha vừa lạy bạn xong, truyền đem đàn đến, ngồi trên tảng đá tấu khúc “Thiên thu trương hận“. Tiếng đàn đang réo rắt bỗng trầm hẳn xuống. Tiếng gió ngàn rít mạnh, bầu trời trở màu tối sẩm và tiếng tiếng chim từ xa vọng về nghe u uất não nùng. Bá Nha ngưng đàn. Gió ngừng rít, trời trong sáng trở lại, chim ai oán lặng tiếng. Bá Nha nhìn Chung lão thưa:
– Tử Kỳ đã về đây chứng giám cho lòng thành của tiểu sinh. Cháu vừa đàn khúc đoản ca để viếng người tri âm tài hoa mệnh yểu, và xin đọc thành thơ đoản ca này:
Ức tính khi niên xuân
Giang thượng tằng hội quân
Kim nhật trùng lai phỏng
Bất kiến tri ân nhân
Đản kiến nhất phân thổ
An nhiên thương ngã tâm
Bất giác lệ phân phân
Lai hoan khứ hà khổ
Giang ban khởi sầu vân.
Tử Kỳ, Tử kỳ hề !
Nhĩ, ngã thiên kim nghĩa
Lịch tận thiên nhai vô túc ngữ
Thử khúc chung hề bất phụ đàn
Tam xích Dao cầm vị quân tử
Dịch thơ:
Từ nhớ đến muà thu năm trước
Bến trường giang gặp bạn cố nhân
Năm nay lại đến Giang Tân
Dòng sông lạnh ngắt cố nhân đâu rồi
Buồn chỉ thấy nấm mồ bên núi
Cõi ngàn năm chia cắt đau lòng
Ôi thương tâm, ôi thương tâm
Sụt sùi lai láng bao hàng lệ rơi
Mây sầu thấp thoáng chân trời
Đêm vui đổi lấy một đời khổ đaụ
Tử Kỳ ơi, Tử Kỳ ơi !
Ngàn vàng khôn chuộc được bầu tâm can
Thôi từ nay, thôi phím đàn
Ngàn thu thôi hết mơ màng cố nhân…)
Lời thơ vừa dứt, Bá Nha nâng Dao cầm lên cao, đập mạnh xuống tảng đá. Dao cầm vỡ tung từng mãnh, trụ ngọc, phím đồng rơi lả tả. Lão ông hoảng kinh, sao đại nhân lại đập vỡ đàn quí. Bá Nha đáp lời bằng bài thơ tứ tuyệt:
Thốt đoái Dao cầm phượng vĩ hàn
Tử Kỳ bất tại, hướng thùy đàn ?
Xuân phong mãn diện giai bằng hữu
Dục mịch tri âm, nan thượng nan
Dịch thơ: Dao cầm đập nát đau lòng phượng
Đã vắng Tử Kỳ đàn với ai
Gió xuân bốn phía bao bè bạn
Khó thay tìm được bạn tri âm
Bốn câu thơ là bài văn tế cho bạn. Bá Nha quay lại phía lão ông, sụp quỳ xuống:
– Bá Kỳ Tử Nha đã y lời hẹn đến đây rồi. Nay tiểu sinh có đem theo ít nén vàng, xin thành tâm dâng lên bá phụ cùng bá mẫu để cung dưỡng tuổi già và tạo mươi mẫu ruộng làm tự cho Tử Kỳ. Bốn năm nữa hạ quan sẽ dâng biểu từ quan, về đây chung sống với bá phụ bá mẫu, với người bạn tri âm.
Chung lão không từ chối Bá Nha lạy Chung lão, lạy tạ từ bạn rồi quay xuống cho thuyền nhổ sào, trở về nước Tấn.
Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng những phút giây quý giá của cuộc gặp gỡ đó đã được lưu lại ngàn năm. Tình bạn của họ đã được khắc họa trong một bản nhạc kinh điển nhất của nhạc cổ Trung Hoa – Cao Sơn Lưu Thủy- bản nhạc mà Bá Nha đã chơi vào ngày gặp Tử Kỳ, được lưu truyền và được hậu nhân những người mến mộ hoàn thiện như bản nhạc đang có hiện nay.
Câu chuyện của họ đã đi vào lịch sử văn hóa, ảnh hưởng sâu sắc đến ý thức hệ của xã hội trong những năm dài của lịch sử, đã đi vào lòng người biết bao thế hệ sau này.
Vẻ đẹp vĩnh hằng của kiệt tác Cao Sơn Lưu Thủy
Mời các bạn giữ một tâm hồn tĩnh lặng để lắng nghe những tiếng lòng đồng điệu tri âm trong kiệt tác Cao Sơn Lưu Thủy.
Lắng nghe khúc nhạc, nếu thật sự không nhập tâm và tinh tế thì chúng ta không thể thấy hết cái hay cái đẹp của nó. Khúc nhạc bắt đầu bằng những thanh âm nhẹ nhàng và chậm rãi. Tiếng đàn đưa ta đến một không gian cao, rộng và thoáng đãng và mơ màng.
Ta như thấy lại hình ảnh Bá Nha năm nào đang đưa người theo điệu nhạc, đôi mắt nhắm lại và mơ về một nơi xa nào đó. Chỉ có đôi tay người nghệ sĩ lướt nhẹ trên phím đàn khi trầm khi bổng, dặt dìu, êm ái. Xung quanh là con sông chảy hiền hòa ôm vào lòng nó những dãy núi mù sương… Có lẽ đây là không gian mà ta gọi là “Cao sơn”.
Ta như thấy lại hình ảnh Bá Nha năm nào đang đưa người theo điệu nhạc, đôi mắt nhắm lại và mơ về một nơi xa nào đó. Chỉ có đôi tay người nghệ sĩ lướt nhẹ trên phím đàn khi trầm khi bổng, dặt dìu, êm ái. Xung quanh là con sông chảy hiền hòa ôm vào lòng nó những dãy núi mù sương…
Rồi bỗng nhiên, nhịp đàn nhanh dần, réo rắt những dịp dồn dập nhau. Tưởng chừng như cả trái tim người nghệ sĩ cũng rung lên với nhịp thở gấp gáp. Ta lại như thấy mình giữa một khung cảnh sơn thủy hữu tình, một ngọn núi xa xa, một dòng thác chảy mạnh mẽ. Dòng nước cuộn sóng tung bọt trắng xóa.
Con nước chảy từ trên cao hòa mình vào dòng nước lớn. Khung cảnh ấy có thể hình dung là “lưu thủy”. Kết lại bản nhạc vẫn là những điệu âm réo rắt rồi nhỏ dần nhỏ dần như dòng chảy đang dần về một nơi xa lắm.
Bản nhạc không chỉ đẹp ở giai điệu mà còn đẹp như một bức tranh hữu tình. Đôi khi giữa dòng đời hối hả, dành ra một khoảng lặng để lắng nghe “Cao sơn lưu thủy“, ta lại thấy tiếng đàn như rót vào tim những thanh âm trong trẻo nhất.
Một chút gì đó hoàn toàn thanh khiết không vướng bụi trần. Đó là tinh hoa của trời đất, của tình người tri cố, của những tâm hồn cô độc tìm thấy nhau giữa cuộc đời nhiều oan trái. Để rồi mỗi sáng thức dậy sẽ lại thấy lòng mình thanh thản và nhẹ tênh. Và lại thấy như có tiếng đàn vẫn réo rắt, du dương ngay trong chính tâm hồn mình…
Bản nhạc Matsuri tuyệt đỉnh của Kitaro, sử dụng nhạc cụ đặc biệt là trống Bát Nhã và các loại nhạc cụ khác. Bản nhạc nằm trong album Kojiki - diễn tả sự ra đời của một đất nước hùng mạnh. Một người mẹ vĩ đại từ trong hang động u tối dẫn đàn con bước ra một thế giới kỳ lạ, lung linh sắc màu, tràn đầy sự sống,....
Bản nhạc Matsuri tuyệt đỉnh của Kitaro, sử dụng nhạc cụ đặc biệt là trống Bát Nhã và các loại nhạc cụ khác. Bản nhạc nằm trong album Kojiki - diễn tả sự ra đời của một đất nước hùng mạnh. Một người mẹ vĩ đại từ trong hang động u tối dẫn đàn con bước ra một thế giới kỳ lạ, lung linh sắc màu, tràn đầy sự sống,....