Philippines đang tìm kiếm mua sắm ba tàu ngầm để củng cố sức mạnh hải quân trên Biển Đông, một quan chức hải quân cao cấp tuyên bố vào hôm thứ Tư tuần này, theo báo Mỹ.
Hôm 18/12/2014, tờ The National Interest, trích dẫn tuyên bố trên truyền thông của chuẩn Đô đốc Caesar Taccad, Phó Tư lệnh Hải quân Philippines, nói rằng hải quân nước này đã bắt đầu đặt nền móng trong vòng một thập niên để xây dựng một 'hạm đội tàu ngầm hiệu quả'.
Trong khi hãng tin Anh Reuters xác nhận Manila dự tính ngoài 2 tàu chiến, còn muốn mua sắm thêm trực thăng và tàu cao tốc vũ trang hiện đại để cải thiện khả năng quốc phòng.
"Tàu ngầm mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị," Ông Taccad được tờ tạp chí Mỹ dẫn lời nói.
Theo quan chức hải quân này, Philippines cần bắt đầu càng sớm càng tốt việc chuẩn bị, dựa trên kinh nghiệm của các nước đi trước.
“Chúng ta có thể bắt đầu ngay bây giờ để chúng ta có thể [được chúng – tàu ngầm] vào thời điểm 10 năm kể từ bây giờ," ông Taccad nói.
Vị chuẩn Đô đốc cũng tiết lộ rằng Hải quân Philippines đã lập một sở chỉ huy tàu ngầm vào năm ngoái để tạo thuận lợi cho quá trình này.
"Trên thực tế, chúng tôi đã thành lập một sở chỉ huy trong hạm đội hải quân Philippines," ông nói.
Vị đô đốc cho hay Philippines trước đó đặt hy vọng sắm được ít nhất ba tàu ngầm, nhưng do các hạn chế chế tài chính, nên cuối cùng mới đặt mục tiêu mua hai chiếc.
Tuần này, hãng tin Anh Reuters cũng cho hay Philippines đang dự tính mua thêm 2 tàu chiến và ngoài ra là 2 trực thăng và 3 xuồng cao tốc có trang bị súng máy để tăng cường sức mạnh tại các vùng biển có tranh chấp với Trung Quốc.
Hiện đại hóa
Trong bối cánh những tranh chấp đang diễn ra với Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, Philippines đã chi khoảng 925 triệu USD để hiện đại hóa quân lực của mình kể từ khi Tổng thống Benigno Aquino lên nắm quyền vào năm 2010, tờ National Interest của Mỹ cho biết thêm.
Tháng trước, Tổng thống Aquino đã cam kết sẽ đầu tư bổ sung 2 tỷ USD để hiện đại hóa quốc phòng vào năm 2017.
Phần lớn khoản đầu tư này, bao gồm các tàu ngầm, sẽ dành để mua sắm tăng cường các vũ khí, khí tài nhằm ngăn chặn Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp.
"Chúng tôi cần có các tàu ngầm để răn đe," ông Taccad giải thích thêm tại một buổi họp báo.
Tờ báo Mỹ nói Philippines không phải là quốc gia duy nhất trên khắp châu Á tìm kiếm mua sắm các tàu ngầm để đối phó sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc.
Các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc đều có đầu tư, duy trì các đội tàu ngầm phòng vệ.
Đài Loan cũng đang tìm kiếm đóng mới các tàu ngầm, trong khi ở vùng biển Đông Nam Á, vài năm nay, giới quan sát nhận thấy mật độ ngày càng đông đúc của các đội tàu ngầm của các quốc gia khác nhau.
Cả ba quốc gia nằm ở ba đỉnh của Eo biển Malacca là Singapore, Malaysia và Indonesia đều có các tàu ngầm vận hành và có lẽ đáng chú ý nhất, liên quan đến đối phó Trung Quốc, Việt Nam đã chi 2,6 tỷ USD để mua sáu tàu ngầm hạng Kilo của Nga.
Mới đây, về quan hệ với Trung Quốc, ngày 8/12/2014, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói với hãng tin Anh Reuters rằng Manila đã bác bỏ văn kiện của Bộ Ngoại giao Trung Quốc vốn khẳng định Tòa án Trọng tài quốc tế 'không có quyền tài phán' trong vụ Philippines kiện bản đồ chín đoạn hay 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc.
Philippines được cho là đang kết hợp đẩy mạnh quốc phòng, tăng cường quan hệ đồng minh quân sự chiến lược tại khu vực và đồng thời quả quyết dùng kênh pháp lý quốc tế, mà không chỉ giới hạn ở biện pháp ngoại giao, để xử lý các tranh chấp với Trung Quốc trên Biển, theo giới quan sát khu vực và quốc tế.
0
Hôm 18/12/2014, tờ The National Interest, trích dẫn tuyên bố trên truyền thông của chuẩn Đô đốc Caesar Taccad, Phó Tư lệnh Hải quân Philippines, nói rằng hải quân nước này đã bắt đầu đặt nền móng trong vòng một thập niên để xây dựng một 'hạm đội tàu ngầm hiệu quả'.
Trong khi hãng tin Anh Reuters xác nhận Manila dự tính ngoài 2 tàu chiến, còn muốn mua sắm thêm trực thăng và tàu cao tốc vũ trang hiện đại để cải thiện khả năng quốc phòng.
"Tàu ngầm mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị," Ông Taccad được tờ tạp chí Mỹ dẫn lời nói.
Theo quan chức hải quân này, Philippines cần bắt đầu càng sớm càng tốt việc chuẩn bị, dựa trên kinh nghiệm của các nước đi trước.
“Chúng ta có thể bắt đầu ngay bây giờ để chúng ta có thể [được chúng – tàu ngầm] vào thời điểm 10 năm kể từ bây giờ," ông Taccad nói.
Vị chuẩn Đô đốc cũng tiết lộ rằng Hải quân Philippines đã lập một sở chỉ huy tàu ngầm vào năm ngoái để tạo thuận lợi cho quá trình này.
"Trên thực tế, chúng tôi đã thành lập một sở chỉ huy trong hạm đội hải quân Philippines," ông nói.
Vị đô đốc cho hay Philippines trước đó đặt hy vọng sắm được ít nhất ba tàu ngầm, nhưng do các hạn chế chế tài chính, nên cuối cùng mới đặt mục tiêu mua hai chiếc.
Tuần này, hãng tin Anh Reuters cũng cho hay Philippines đang dự tính mua thêm 2 tàu chiến và ngoài ra là 2 trực thăng và 3 xuồng cao tốc có trang bị súng máy để tăng cường sức mạnh tại các vùng biển có tranh chấp với Trung Quốc.
Hiện đại hóa
Trong bối cánh những tranh chấp đang diễn ra với Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, Philippines đã chi khoảng 925 triệu USD để hiện đại hóa quân lực của mình kể từ khi Tổng thống Benigno Aquino lên nắm quyền vào năm 2010, tờ National Interest của Mỹ cho biết thêm.
Tháng trước, Tổng thống Aquino đã cam kết sẽ đầu tư bổ sung 2 tỷ USD để hiện đại hóa quốc phòng vào năm 2017.
Phần lớn khoản đầu tư này, bao gồm các tàu ngầm, sẽ dành để mua sắm tăng cường các vũ khí, khí tài nhằm ngăn chặn Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp.
"Chúng tôi cần có các tàu ngầm để răn đe," ông Taccad giải thích thêm tại một buổi họp báo.
Tờ báo Mỹ nói Philippines không phải là quốc gia duy nhất trên khắp châu Á tìm kiếm mua sắm các tàu ngầm để đối phó sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc.
Các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc đều có đầu tư, duy trì các đội tàu ngầm phòng vệ.
Đài Loan cũng đang tìm kiếm đóng mới các tàu ngầm, trong khi ở vùng biển Đông Nam Á, vài năm nay, giới quan sát nhận thấy mật độ ngày càng đông đúc của các đội tàu ngầm của các quốc gia khác nhau.
Cả ba quốc gia nằm ở ba đỉnh của Eo biển Malacca là Singapore, Malaysia và Indonesia đều có các tàu ngầm vận hành và có lẽ đáng chú ý nhất, liên quan đến đối phó Trung Quốc, Việt Nam đã chi 2,6 tỷ USD để mua sáu tàu ngầm hạng Kilo của Nga.
Mới đây, về quan hệ với Trung Quốc, ngày 8/12/2014, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói với hãng tin Anh Reuters rằng Manila đã bác bỏ văn kiện của Bộ Ngoại giao Trung Quốc vốn khẳng định Tòa án Trọng tài quốc tế 'không có quyền tài phán' trong vụ Philippines kiện bản đồ chín đoạn hay 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc.
Philippines được cho là đang kết hợp đẩy mạnh quốc phòng, tăng cường quan hệ đồng minh quân sự chiến lược tại khu vực và đồng thời quả quyết dùng kênh pháp lý quốc tế, mà không chỉ giới hạn ở biện pháp ngoại giao, để xử lý các tranh chấp với Trung Quốc trên Biển, theo giới quan sát khu vực và quốc tế.