kimluc
Hiển thị các bài đăng có nhãn Video quoc phong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Video quoc phong. Hiển thị tất cả bài đăng

Biểu diễn nhào lộn trên không tại MAKS 2013



Theo truyền thống tại Triển lãm hàng không quốc tế MAKS 2013, các phi công hàng đầu thế giới trình diễn các kỹ năng bay xuất sắc của mình. MAKS-2013 bắt đầu từ 27 tháng 8 đến 01 tháng 9 năm 2013.
0

Máy bay chiến đấu T-50 tại triển lãm MAKS- 2013


Ba nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 đã cất cánh từ trung tâm thử nghiệm bay Zhukovsky gần Moscow trong chương trình bay biểu diễn tại MAKS-2013. Những chiếc máy bay đã gây phấn khích khán giả với những pha nhào lộn ngoạn mục.

0

Phim tài liệu: Cảnh sát biển Việt Nam


Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.

Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

0

Ấn Độ gửi thông điệp mạnh mẽ nhất tới Trung Quốc


C-130J Ấn Độ
Truyền thông Ấn Độ ngày 20/8/2013 đưa tin cho biết, lần đầu tiên trong lịch sử quân đội Ấn Độ đã chính thức điều động một chiếc máy bay vận tải cỡ lớn C-130J mà nước này mua của Mỹ hạ cánh xuống một căn cứ quân sự nằm trên Đường kiểm soát ranh giới tạm thời giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Đây được xem là thông điệp mạnh nhất của quân đội Ấn Độ, một số phương tiện truyền thông thậm chí còn cho rằng hành động của Ấn Độ là thông điệp thù địch nhất dành cho Trung Quốc kể từ vụ xích mích giữa binh sỹ Ấn Độ và Trung Quốc hồi đầu tháng 4 vừa qua.

Chiếc C-130J hạ cánh xuống căn cứ quân sự được xây dựng trong giai đoạn chiến tranh biên giới Trung - Ấn năm 1962 ở động cao 16.600 feet vào lúc 6 giờ 54 phút sáng ngày 20/8/2013.

0

Video giới thiệu tàu chiến LCS của Lockheed Martin


Tàu chiến đấu ven biển (tiếng Anh: Littoral combat ship, viết tắt là LCS) là một loại tàu chiến nổi tương đối nhỏ đang được Hải quân Mỹ phát triển để thực hiện nhiệm vụ tại những vùng nước nông ven biển ngăn chặn địch tiếp cận bờ biển. Chiếc tàu chiến đấu ven biển đầu tiên được đưa vào biên chế từ ngày 8 tháng 11 năm 2008 là USS Freedom (LCS-1).


- USS Freedom (LCS-1) - tàu chiến đấu ven biển đầu tiên của Hải quân Mỹ (trên). - Tàu chiến đấu ven biển USS Independence LCS-2 được thiết kế dạng 3 thân (dưới).
0

Nga giới thiệu hệ thống phòng thủ mới thay thế S-300

MOSCOW, 24 tháng 8, 2013- Công ty Almaz-Antei của Nga sẽ lần đầu tiên giới thiệu hệ thống phòng không tầm trung mới nhất S-350E Vityaz tại triển lãm MAKS-2013 sắp tới ở ngoại ô Moscow, công ty cho biết.

Hệ thống Vityaz, được dự kiến ​​sẽ thay thế S-300 lỗi thời, vượt trội so với mô hình tương tự của các nước khác, theo hãng Almaz-Antei tuyên bố đưa ra hôm thứ Sáu.

Hệ thống mới của Nga đã được báo cáo kèm theo hình ảnh cho thấy Tổng thống Vladimir Putin có chuyến thăm nhà máy ở St Petersburg, nơi nó được sản xuất bởi các công ty Almaz-Antei.

Hệ thống đã được thiết kế từ năm 2007 và các tính năng tiên tiến với radar theo từng giai đoạn, một xe chỉ huy mới và một bệ phóng mang theo 12 tên lửa - một biến thể của tên lửa 9M96 dẫn đường chủ động bằng radar, theo công ty.

Almaz-Ante có kế hoạch bàn giao hệ thống cho Bộ Quốc phòng Nga để thử nghiệm trước khi kết thúc năm 2013 và bắt đầu giao hàng cho quân đội Nga vào năm tới.

Hệ thống Vityaz sẽ bổ sung cho Morfey, S-400 và S-500 trong mạng lưới phòng thủ hàng không vũ trụ trong tương lai với các mục tiêu ở khoảng từ 5 đến 400 km và ở độ cao từ năm mét đến gần không gian.

0

Quân đội Nhật Bản tập trận lớn nhất trong năm

Toàn cảnh cuộc tập trận thường niên lớn nhất của bộ binh Nhật Bản diễn ra tại núi Phú Sĩ bắt đầu từ 20/8.



Nguồn: VTV1
0

Anh Quốc ca ngợi Typhoon là "Vua nhào lộn"

Hai quan chức lãnh đạo của Không quân Hoàng gia Anh đã ca ngợi hiệu suất của các máy bay phản lực Eurofighter Typhoon trong thập kỷ đầu tiên kể từ khi giao hàng cho Không quân Hoàng gia của Vương quốc Anh (RAF) vào năm 2003. Với việc bổ sung công nghệ mới hơn 10 năm qua, chiếc máy bay hiện nay trên thế giới thực sự là máy bay chiến đấu 'nhào lộn', có khả năng chuyển đổi từ không-đối-không sang khả năng tấn công không đối đất/ hải trong cùng một sứ mệnh.

Khen ngợi thực sự

Phó Nguyên soái Không quân Hoàng gia Edward Stringer ca ngợi màn trình diễn của 'đội Typhoon" và cho biết chiếc máy bay đã tạo ra một " mức độ chính xác không nhìn thấy bất cứ nơi nào trước đây " trong việc triển khai tác chiến tại chiến trường Libya.

Tự hào

Phát biểu tại Royal International Air Tattoo (tạm dịch: Đại hội hàng không quốc tế Hoàng gia) Phó Nguyên soái cho biết: "Nhóm nghiên cứu và cán bộ kỹ thuật đằng sau nó rất xứng đáng để tự hào. Sự ca ngợi đã được hỗ trợ bởi chỉ huy các chuyến bay Richard Wells- đồng nghiệp của ông Stinger, người đã nói Typhoon đã được hoan nghênh bởi phi công hàng đầu của Mỹ về hiệu quả của nó tại một cuộc tập trận lớn trên sa mạc Nevada được gọi là Red Flag.

http://www.baesystems.com/article/BAES_160649/typhoon-at-10-years-the-king-of-swing
0

Cận cảnh máy bay chiến đấu LCA Tejas của Ấn Độ mang vũ khí

LCA Tejas là một máy bay chiến đấu đa chức năng do Ấn Độ phát triển. Đó là một máy bay chiến đấu không đuôi, có thiết kế cánh hình tam giác cân trang bị 1 động cơ duy nhất. Nó nằm trong chương trình Light Combat Aircraft (LCA), bắt đầu vào thập niên 80 để thay thế máy bay chiến đấu MiG-21 đã lỗi thời. Sau đó, LCA được cựu Thủ tướng Atal Bihari Vajpayee chính thức đặt tên "Tejas", nghĩa là "bức xạ".

Hình ảnh được phát hành bởi Cơ quan phát triển hàng không (ADA) cho thấy LCA Tejas mang vũ khí.
0

Tàu đổ bộ bộ đệm khí tối tân của Mỹ

Tàu đổ bộ đệm khí (Marine landing craft air cushion- LCAC) của Hải quân Hoa Kỳ. Video của Kyle N. Runnels thuộc Đơn vị viễn chinh hải quân 26 của Hoa Kỳ và Nhóm hoạt động đổ bộ Kearsarge. Hiện đang triển khai tới Khu vực phản ứng của Hạm đội 5, Đơn vị viễn chinh- Marine Expeditionary Unit 26 hoạt động liên tục trên toàn cầu, cung cấp cho Tổng thống và chỉ huy thống nhất kế hoạch tác chiến với một lực lượng phản ứng nhanh trên biển được triển khai. Sản xuất bởi Cpl. Kyle Runnels. Video HD. Tải lên YouTube ngày 15-8-2013.

0

PTL: Sức sống nơi đảo xa


Phim tài liệu: Sức sống nơi đảo xa, VTC1. Phát sóng 09 tháng 8 năm 2013.
0

Tướng Vịnh nói về đối thoại quốc phòng Việt- Nhật

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết: “Đại diện quốc phòng Việt Nam-Nhật Bản đều đi đến thống nhất rằng châu Á-Thái Bình Dương trong những năm tới là khu vực có nhiều cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, châu Á-Thái Bình Dương chỉ có thể phát triển được nếu chúng ta duy trì một khu vực hòa bình, ổn định.”

Liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo, hai bên khẳng định tính cần thiết của việc giải quyết các tranh chấp và khác biệt bằng biện pháp hòa bình, tránh xung đột vũ trang, kêu gọi các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).

Trong clip, Thượng tướng cho biết việc NHK nói Việt Nam, Nhật Bản hợp tác để đối phó Trung Quốc là thiếu chính xác.


Xem bài chi tiết: http://tv.vtc.vn/594-398353/truyen-hinh/tuong-vinh-noi-ve-doi-thoai-quoc-phong-viet-nhat.htm
0

Truyền hình hải quân tháng 8-2013


Chuyên mục THHQ tháng 8-2013 thông tin các hoạt động hải quân tháng qua với chuyên mục tổ quốc và người lính biển. Biên đội tàu chuyến Hải quân Nhân dân Việt Nam thăm thành phố Trạm Giang, Trung Quốc...
0

Xứng tầm với tư duy nghệ thuật quân sự

8/8/2013- Diễn tập tham mưu chỉ huy 1 bên 3 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa của quân khu 5 vừa thành công tốt đẹp. Trong cuộc diễn tập, máy bay chiến đấu Su-27 bắn 40 quả rocket vào mục tiêu giả định.





0

Nga sẽ huấn luyện quân sự cho Việt Nam

08/8/2013-
1-Nga sẽ huấn luyện quân sự cho Việt Nam
2-Mỹ nghiêm túc xem xét bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN
3-Nhà của kẻ bắt cóc ba phụ nữ ở Cleveland bị kéo sập
4-Câu cá, vớt được giày có bàn chân bên trong




Người Việt TV (c) 2013
0

Sức mạnh của tên lửa Tomahawk



Các tên lửa Tomahawk của Mỹ có độ chính xác cao đến mức có thể đánh trúng không chỉ các tòa nhà mà cả những ô cửa sổ cụ thể. Chúng có thể sẽ được phóng đi từ tàu ngầm hoặc tàu chiến

Tên lửa Tomahawk được mệnh danh là "sứ giả chiến tranh" bởi thứ vũ khí chính xác này luôn giữ vai trò mở màn khi Mỹ muốn tuyên chiến với một quốc gia hoặc phát động tấn công nhằm thay đổi chế độ ở một quốc gia nào đó. Trong các cuộc chiến gần đây nhằm vào Iraq, Afghanistan hay Libya, trước tiên Mỹ bao giờ cũng phát động tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk từ các tàu khu trục và tàu ngầm nguyên tử cách xa hàng nghìn km.

Các chuyên gia quân sự đánh giá tên lửa Tomahawk là thứ vũ khí cách mạng tạo ra bước ngoặt thay đổi quy luật của chiến tranh hiện đại. Nếu trong các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam, không quân và bộ binh Mỹ từng phải chịu những tổn thất nặng nề về người và phương tiện thì nay với Tomahawk luật chơi đã thay đổi. Chỉ cần ngồi một nơi an toàn cách xa chiến trường, nhấn nút phóng tên lửa Tomahawk có thể bắn lọt qua cửa sổ một tòa nhà mục tiêu.

Tên lửa được phân chia thành 6 khoang: khoang thứ nhất - thiết bị của hệ thống điều khiển tên lửa và dẫn đường mục tiêu, khoang thứ 2 - đầu đạn với bộ phận khóa an toàn và bộ phận kích nổ đạn. Khoang thứ 3 - thùng nhiên liệu thứ nhất, khoang thứ 4 - đường dẫn động bộ phận mở cánh, thùng nhiên liệu thứ 2 và thứ 3 (thể tích toàn bộ các thùng nhiên liệu là 600 kg). Khoang thứ 5: đầu hút không khí và pin nhiệt điện, khoang thứ 6: động cơ hành trình và các đường dẫn động cánh ổn định và cánh lái đuôi tên lửa. Kết nối với khoang này là động cơ tăng tốc tên lửa nhiên liệu rắn Atlantic Research Mk 106 có lực đẩy là 26,7 kN (6000 pound) và thời gian hoạt động là 12 giây.

BGM-109 Тomahawk là tên lửa hành trình có cánh được phóng từ các phương tiện trên biển, trên không và trên mặt đất. Tên lửa được thiết kế theo mẫu máy bay cánh đơn – thân tên lửa là ống trụ tròn, hai cánh chính có thể gấp lại và được lắp ở trọng tâm tên lửa và bốn cánh ổn định đuôi hình chữ thập. Thân tên lửa được chế tạo từ hợp kim nhôm, một số các bộ phận và bề mặt khí động học của tên lửa được chế tạo từ nhựa tổng hợp graphite-epoxy và trong suốt đối với các sóng radio. Để giảm độ phản xạ hiệu dụng, trên thân tên lửa, cánh tên lửa và bộ cánh ổn định đuôi được sơn phủ bằng lớp vật liệu hấp thụ sóng radar.

Trong tên lửa được lắp đặt động cơ phản lực cánh quạt đẩy turbofan kích thước nhỏ có khối lượng là 58 kg, chiều dài 0,94 m, đường kính 0,305 m DTRD Williams F107 — WR-400 2,7 kN (272 kg). Hệ thống điều khiển và tự dẫn tên lửa hành trình là một tổ hợp 3 hệ thống thứ cấp xếp lần lượt, để hệ thống thứ cấp tiếp theo sửa lỗi của hệ thống trước.

Tầm bắn của Tomhawk từ 1.300-2.500 km tùy biến thể, có thể nhắm trúng các mục tiêu cố định hoặc bán cố định với bán kính lệch mục tiêu chỉ 3-5 m. Tên lửa được trang bị đầu đạn thuốc nổ nặng 450 kg đủ sức công phá mọi công sự phòng ngự kiên cố nhất (hoặc có thể lắp đầu đạn hạt nhân khi cần). Tomahawk có thể tấn công mục tiêu theo kiểu bổ nhào từ trên cao xuống, tấn công từ bên hông hoặc nổ từ trên cao tạo xung lực phá hủy các mục tiêu trên mặt đất với bán kính rất lớn.

Tomahawk hội tụ nhiều công nghệ đỉnh cao của thế giới trong việc dẫn đường, chỉ thị và tấn công mục tiêu. Hệ thống dẫn đường của Tomahawk có thể coi là một chuẩn mực đối với tên lửa hành trình hiện đại. Cơ chế dẫn đường của Tomahawk rất phức tạp và phối hợp nhiều công nghệ dẫn đường khác nhau, các hệ thống này bổ sung cho nhau nhằm tăng độ chính xác khi tác chiến.

Hệ thống thứ nhất: Hệ thống dẫn đường quán tính, hoạt động trong giai đoạn đầu và giai đoạn giữa của quỹ đạo đường bay tên lửa TAINS có khối lượng 11 kg. Hệ thống bao gồm máy tính điện tử, hệ thống hạ tầng quán tính và thiết bị đo độ cao bằng áp suất khí quyển. Hệ thống hạ tầng quán tính dạng Strapdown INS bao gồm 3 con quay tự do đo tốc độ góc và 3 bộ gia tốc kế. Hệ thống duy trì khả năng dẫn đường với độ sai lệch không quá 1 m trên 1 km đường bay.

Hệ thống thứ 2: Hệ thống so sánh tương quan hình thể địa hình theo mặt cắt thẳng đứng của công ty McDonnell Douglas AN/DPW-23 TERCOM, hệ thống hoạt động ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối của quỹ đạo bay tên lửa. Hệ thống bao gồm máy tính điện tử, thiết bị radar đo độ cao. Trong máy tính điện tử trên ổ cứng lưu trữ các mảnh bản đồ kỹ thuật số địa bàn, nơi tên lửa sẽ bay qua. Độ rộng của tia radar khoảng từ 13 – 15 độ ( tần số 4 – 8 GHz). Nguyên tắc làm việc của hệ thống được dựa trên cơ sở so sánh địa hình của khu vực, nơi đang có mặt tên lửa hành trình tham chiếu với các mảnh bản đồ mẫu mẫu tiêu chuẩn trên quỹ đạo tên lửa bay.

Xác định địa hình chuẩn được thực hiện bằng các thông số của chùm tia quét radio và thiết bị đô độ cao áp suất khí quyển. Thiết bị đầu tiên đo khoảng cách từ tên lửa đến mặt đất (độ cao thực), thiết bị thứ hai đo độ cao bay với mặt biển. Thông tin địa hình được lưu trữ trong bộ nhớ máy tính, phần mềm sẽ so sánh với những thông số thực tế thu được từ địa hình thực. Máy tính sẽ đưa ra các thông số để điều chỉnh hệ thống dẫn đường quán tính. Toàn bộ quỹ đạo đường bay của tên lửa trên đất liền được chia ra làm 64 ô điều chỉnh với chiều dài đến 8 km và chiều rộng từ 2 đến 48 km.

Hệ thống thứ 3: Hệ thống so sánh điện tử - quang học AN/DXQ-1 DSMAC, hệ thống cho phép tên lửa đánh trúng mục tiêu với độ sai lệch – 10 m. Hệ thống sử dụng ảnh kỹ thuật số trên nền tảng quang ảnh và ảnh hồng ngoại, những bức ảnh kỹ thuật số này được chụp liên tiếp trên quỹ đạo đường bay của tên lửa. Hệ thống DSMAC bắt đầu làm việc ở giai đoạn cuối của quỹ đạo tên lửa, sau khi hệ thống TERCOM. Camera sẽ tiến hành rà quét khu vực mục tiêu, các hình ảnh thu được được đưa vào máy tính điện tử, phần mềm máy tính sẽ so sánh với các chuẩn khu vực mục tiêu, được lưu trữ trong ổ cứng. Các sai lệnh sẽ được chuyển thành lệnh sang hệ thống điều khiển hiệu chỉnh lại quỹ đạo bay của tên lửa.

Hệ thống định vị vệ tinh GPS: cung cấp thông tin chính xác về vị trí của tên lửa trên quỹ đạo bay. Sự ưu việt của tên lửa Tomahawk còn ở chỗ nó có thể cập nhật thông tin về mục tiêu từ nhiều phương tiện giám sát khác nhau (từ máy bay, UAV, vệ tinh, bộ binh, xe tăng, tàu chiến…). Điều này là biểu hiện thực tế của học thuyết “mạng lưới trung tâm chiến tranh”, một ứng dụng công nghệ thông tin trong tác chiến được Mỹ khởi xướng vào những năm 1990.

Khi tiếp cận không gian phòng ngự của đối phương, tên lửa sẽ hạ xuống độ cao rất thấp, từ 30 m đến 130 m, với khả năng tàng hình (công nghệ stealth), tên lửa có khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng không hiện đại nhất. Khi khoảng cách đến mục tiêu còn khoảng 50 hải lý (80,5 km) tên lửa sẽ hạ độ cao xuống còn 15 m so với địa hình và tăng tốc độ lên đến 1,2 Mach để tấn công mục tiêu, các phương thức tấn công mục tiêu theo sự lựa chọn của yêu cầu nhiệm vụ, tính chất mục tiêu và khả năng bảo vệ.

Do đặc điểm tên lửa được chế tạo trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đối tượng tác chiến chính là Lực lượng Hải quân Liên Xô, do đó, tên lửa có thể mang được đầu đạn hạt nhân. Sau này, tên lửa Tomahawk đã có nhiều biến thể đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ của chiến tranh và xung đột khu vực. Tên lửa Tomahawk được sử dụng trên nhiều phương tiện mang khác nhau, và có thể tấn công nhiều mục tiêu khác nhau trên biển, trên đất liền. Chẳng hạn, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Ohio chuyển đổi mang tới 154 quả tên lửa Tomahawk, đủ để bất kỳ quốc gia nào muốn thách thức Mỹ phải lo ngại khi chiến hạm này lại gần.

BGM-109 Tomahawk
Tomahawk Block IV cruise missile -crop.jpg
BGM-109 Tomahawk
LoạiTầm xa, mọi thời tiết, tên lửa hành trình cận âm
Nguồn gốc Hoa Kỳ
Lược sử hoạt động
Trang bị1983-present
Lược sử chế tạo
Nhà sản xuất
Giá thànhKhoảng $756,000 năm 2011
Thông số kỹ chiến thuật
Khối lượng2.900 lb (1.300 kg)
Chiều dàiKhông có bộ phận phóng: 18 ft 3 in (5,6 m)

With booster: 20 ft 6 in (6,2 m)

Đường kính20,4 in (0,52 m)

Đầu nổQuy ước: 1.000 lb (450 kg) Bullpup, hoặc bom chùm BLU-97/B, hay đầu đạn hạt nhân W80 200 kt (840 Tj)
Cơ cấu nổFMU-148 từ TLAM Block III, hay một số cách khác

Động cơ
Sải cánh8 ft 9 in (2,7 m)
Tầm hoạt động1.350 hải lý (2.500 km)
Tốc độCận âm khoảng 550 mph (880 km/h)
Hệ thống điều khiểnGPS, TERCOM, DSMAC
Cơ cấu phóngỐng phóng tên lửa thẳng đứngống ngư lôi ngang của tàu ngầm


Nguồn: Tiền Phong, Wikipedia, YouTube
0

Video: Quân đội Nga- Trung tập trận chống "khủng bố"


Quân đội 2 nước Nga- Trung hôm 28/7/2013 đã bắt đầu cuộc tập trận chung chống khủng bố mang tên "Nhiệm vụ hoà bình 2013".

Cuộc tập trận mang tên Sứ mệnh Hòa bình 2013 diễn ra ở khu vực huấn luyện quân sự Chebarkul thuộc vùng Chelyabinsk từ ngày 27/7 cho đến ngày 15/8. Tham gia cuộc tập trận chung Nga-Trung Quốc có tới 1.500 binh lính cùng hơn 250 loại vũ khí hạng nặng, trong đó có 20 máy bay và trực thăng.

Giai đoạn 2 của cuộc tập trận bắt đầu vào ngày 05/8/13


0

Tình hình biên giới Việt- Trung 8-2013


Tại cột mốc biên giới Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang, Thượng tá Đinh Văn Thực nói về tình hình biên giới Việt - Trung hiện nay
0

Đặc Công Quan khu 1 huấn luyện chống khủng bố


video: Đặc Công Quan khu 1 huấn luyện chống khủng bố

Phóng sự

Truyền hình QĐND, VTV1
0

Video: Quân khu 4 diễn tập pháo binh

TPO - Ngày 16/7, Lữ đoàn Pháo binh 16, Bộ tư lệnh Quân khu 4 tổ chức diễn tập bắn mục tiêu trên biển ở 7 xã thuộc huyện Nghi Xuân, Lộc Hà và Thạch Hà (Hà Tĩnh).

Cuộc diễn tập có quy mô lớn, với các loại pháo chiến dịch 152mm, pháo 130mm và pháo 122mm có tầm bắn xa, sức công phá lớn, phạm vi bắn rộng. Các trận địa pháo và mục tiêu cố định và di động trên biển của cuộc diễn tập được bố trí trải dài ven biển.

Với tình huống của cuộc diễn tập đặt ra có nhiều tàu chiến của địch xâm nhập, đổ quân trên vùng biển ngang của tỉnh Hà Tĩnh và mục tiêu địch tiến công đánh chiếm vào bờ.

Sau khi nhận được mệnh lệnh, 3 đại đội pháo của Lữ đoàn Pháo binh 16 nhanh chóng tổ chức thực hành đánh địch thành 3 giai đoạn gồm: Hỏa lực tập trung bắn gấp; hỏa lực bắn chặn di động trên biển và tiếp tục bắn địch tập trung. Sau 2 giờ phối hợp hiệp đồng phối hợp chặt chẽ giưa đài chỉ huy với trận các trận địa và các lực lượng, các mục tiêu trên biển đều bị tiêu diệt.

Cuộc diễn tập thành công, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị, qua đó đánh giá được sự phối hợp chặt chẻ giữa các lực lượng Pháo binh, Hải quân, Công binh, Thông tin và các lực lượng tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh trật tự trong suốt quá trình huấn luyện, thực hành bắn đạn thật.

0