kimluc

Hợp tác Nga-Việt Nam trong khu vực châu Á Thái Bình Dương

Trong bối cảnh của việc nước Mỹ có nhiều cuộc thảo luận chuyển trọng tâm sang châu Á, nhưng cũng đã có những thảo luận về “trọng tâm” khu vực châu Á-Thái Bình Dương của người Nga. 



Bước phát triển quan trọng đã xảy ra vào tháng trước, trong đó nổi bật là tốc độ sự tham gia lớn hơn của Nga ở châu Á. Cuộc tập trận bất ngờ tại vùng Viễn Đông của nước Nga diễn ra ngay sau cuộc diễn tập trên biển Nga – Trung 2013 vừa kết thúc. Sự xuất hiện đồng thời của cả những sự kiện này làm nhiều người bối rối, trong khi những dấu hiệu trước đây được xem như là một dấu hiệu của sự gần gũi hơn giữa Moscow và Bắc Kinh, mặc dù cuộc tập trận bất ngờ này được cho là để thể hiện sức mạnh quốc gia. Các chính sách dường như mơ hồ của Nga trong khu vực này cho thấy tầm quan trọng để xác định lợi ích hàng hải của Nga trong khu vực. 

Trong bối cảnh này, cần phân tích các xu hướng gần đây trong hợp tác hàng hải giữa Nga với Việt Nam, là một trong những đồng minh lâu đời nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và là một nước mà nước Nga đã đặt căn cứ hải quân của mình, cho thấy sự mở rộng ảnh hưởng sức mạnh về phương Nam ngày càng tăng của Moscow.

Chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga tướng Sergei Shoigu tới Hà Nội trong tháng Tư năm nay là minh chứng rất quan trọng cho mối quan hệ hàng hải Nga-Việt Nam. Cả hai bên chính thức đồng ý sự giúp đỡ của Nga trong việc cải tạo cảng Cam Ranh Việt Nam. Mặc dù Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tướng Phùng Quang Thanh đã cố gắng để không nói đùa dỡn về sự tham gia của Moscow bằng cách nói, "đó là một vấn đề bình thường. Các nước khác [cũng] muốn hợp tác với Hải quân Việt Nam ", tầm quan trọng chiến lược và quân sự của cảng này đối với là Nga không thể bỏ qua.





Nằm gần các tuyến hàng hải trong biển Đông, và gần khu vực giàu dầu mỏ quần đảo Trường Sa (Spratly islands) và quần đảo Hoàng Sa (Paracel islands), vịnh Cam Ranh có tầm quan trọng chiến lược cực kỳ to lớn. Trong lịch sử, với tầm quan trọng chiến lược của Cam Ranh thì một thực tế không khó để giải thích tại một số quốc gia như Nhật Bản, Pháp, Mỹ, và Liên Xô cũ đã đặt căn cứ ở đây. Mối quan tâm của Nga trong vịnh chiến lược quan trọng này là một yếu tố quan trọng trong một loạt các sự kiện quan trọng trong quan hệ hàng hải với Việt Nam.

Chứng minh tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đối với Moscow, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Kravchenko cho biết: "Nếu Nga vẫn coi mình là một cường quốc hàng hải, khôi phục lại căn cứ như Cam Ranh một là không thể tránh khỏi." Cùng với một thỏa thuận của việc sử dụng các nhân viên của Nga và tàu thuyền hỗ trợ cho công tác nâng cấp các cơ sở hải quân tại Cam Ranh, lãnh đạo hai nước cũng đã quyết định thành lập một cơ sở sửa chữa thương mại tại cảng. Theo tuyên bố chính thức, Công ty Tân Cảng Việt Nam thuộc Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam sẽ xây dựng các cơ sở sửa chữa thương mại tại Cam Ranh. Sự tham gia của Nga trong dự án này bao gồm Vietsovpetro, một liên doanh giữa Công ty Zarubezhneft của Nga và tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Mặc dù các cơ sở sẽ chủ yếu là nhằm phục vụ riêng cho lực lượng hải quân Việt Nam, nhưng các quan chức tại Hà Nội đang hy vọng rằng cơ sở cung cấp dịch vụ hậu cần kỹ thuật này cũng sẽ phục vụ lực lượng hải quân nước ngoài nhằm bù đắp chi phí vận hành.

Trong đó có những phát triển quan trọng, đó là kết quả của một thỏa thuận cung cấp cho Việt Nam sáu tàu ngầm diesel lớp Kilo năm 2009 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hợp tác hải quân Nga-Việt của Nga. Trị giá hợp đồng 3,2 tỷ USD, đây là thương vụ lớn nhất trong lịch sử xuất khẩu quốc phòng của Nga. Điều gì làm cho tầm quan trọng của nó lớn hơn tất cả vì nó đi kèm với bối cảnh tranh chấp lãnh thổ hiện nay giữa Việt Nam với Trung Quốc ở phía vùng biển phía Nam Trung Quốc, đây là một trong những tuyến đường biển quan trọng của khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Thỏa thuận quốc phòng này có tác động đến tranh chấp Biển Đông. Có thể dễ dàng quan sát thấy rằng "số lượng các tàu ngầm Kilo không thể theo kịp tốc độ phát triển của hải quân Trung Quốc có thể do ưu thế kinh tế.... nhưng chất lượng và khả năng dưới biển mới của Việt Nam lại cung cấp sự tin cậy tư thế đĩnh đạc đối xứng ngược lại với sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. " điều đáng chú ý là Trung Quốc đã sử các tàu ngầm lớp Kilo từ những năm 1990, và do đó việc Việt Nam sở hữu tàu ngầm Kilo không gây ra mối đe dọa lớn đối với họ”. Tuy nhiên, thực tế này không thể làm mất đi những mối quan tâm đối với kế hoạch của hải quân Trung Quốc vì trước kia Việt Nam không có khả năng dưới mặt biển, nhưng nay thì khác.

Việt Nam có vẻ thuận lợi với các mối quan hệ quân sự với Nga và ủng hộ việc tăng cường hợp tác hải quân. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã nói rằng: "Chúng tôi sẽ mua nhiều vũ khí, chủ yếu là từ Nga. Về chính trị, Nga là một đối tác đáng tin cậy. Công nghệ, vũ khí của Nga hiện đại và chúng tôi đã quen với việc sử dụng chúng. Nga vẫn là một trong những nước xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới. Hơn nữa, vũ khí Nga giá rẻ hơn so với các nước phương Tây. "

Bắc Kinh đứng ngồi không yên vì sự tham gia của Moscow tại Hà Nội. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân (Liu Weimin) cho biết, "Trung Quốc hy vọng [rằng] các công ty từ các quốc gia bên ngoài khu vực Biển Nam Trung Quốc sẽ tôn trọng và hỗ trợ những nỗ lực đàm phán của các bên trực tiếp tham gia, và họ nên tránh những hành động can thiệp vào những nỗ lực này."

Nga mặc dù vậy cũng rất rất cẩn thận để không làm mất lòng Trung Quốc, trong đó Trung Quốc nổi lên là đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong năm 2011, tổng kim ngạch thương mại lên tới 83,5 tỷ USD. Ngoài ra, với một nhu cầu năng lượng không ngừng tăng lên, Trung Quốc đã nổi lên như một thị trường hấp dẫn đối với xuất khẩu năng lượng của Nga. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đã ký kết một thỏa thuận để nhập khẩu ít nhất 743.000 thùng dầu thô mỗi ngày từ Rosneft Nga vào năm 2018.

Rõ ràng, Trung Quốc đã trở nên cực kỳ quan trọng đối với sự hội nhập kinh tế của Nga đối với khu vực. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang nổi lên như một đối tác kinh tế quan trọng của Nga trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong năm 2012, Nga xếp hạng 18 trong số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với số vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD trong 93 dự án. Bổ sung vào các mối quan hệ kinh tế song phương, là đàm phán FTA giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga, Belarus và Kazakhstan đã được đưa ra vào tháng Ba và Bốn năm này

Các quan chức ở Moscow đã biện minh cho sự hợp tác của Nga trên biển với Việt Nam trên cơ sở hỗ trợ cho nguyên tắc tự do hàng hải, quy định của Điều 87 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu Nga trong chuyến thăm Việt Nam giải thích vai trò vị trí của Moscow: "nhưng nước Nga, cũng có quyền hàng hải khác như các quốc gia khác, Nga có lợi ích trong tự do hàng hải. Nga sẽ phản ứng lại với bất kỳ thách thức nào đối với vấn đề này cũng như cách mà Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ đã thực hiện, bằng cách này Nga khẳng định quyền của mình theo luật quốc tế. "

Mặc dù lời giải thích chính thức là như vậy và các báo cáo về ý định của Moscow là đứng ngoài các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng bản chất sự tham gia của Nga, đặc biệt là hợp tác hàng hải với Việt Nam, lại cho thấy khác. Trọng tâm của Nga đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương được thúc đẩy bởi không chỉ lợi ích kinh tế, cũng như nhiều cường quốc khác trên thế giới Nga cũng muốn có đồng minh cho mình ở khu vực mà các cường quốc đang tranh giành ảnh hưởng địa chính trị như khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Sadhavi Chauhan, Quỹ Nghiên cứu Observer, New Delhi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét