kimluc
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thu vien. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thu vien. Hiển thị tất cả bài đăng

Lịch sử, mắt xích yếu trong yêu sách biển của Bắc Kinh

Yêu sách của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ biển Đông hiện nay được tô vẽ trong các hộ chiếu mới và bản đồ chính thức của Trung Quốc (TQ). Lãnh đạo TQ và người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh với mức hung hăng ngày càng tăng rằng các đảo, đá, và các rạn san hô là “lãnh thổ từ thời xa xưa” của TQ. Thông thường, đối với chủ quyền và ranh giới biển thì các yêu sách lãnh thổ chồng lấn phải được giải quyết thông qua việc vận dụng kết hợp luật tập quán quốc tế, phán quyết trước Tòa án Quốc tế hoặc Tòa án Quốc tế về Luật Biển, hoặc trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS). Trong khi TQ đã phê chuẩn UNCLOS và Công ước này nói chung không chấp nhận bỏ các yêu sách “dựa trên lịch sử”, nhưng đó lại đúng là loại yêu sách mà Bắc Kinh đưa ra lúc này lúc khác. Hôm 4 tháng 9 năm 2012, Ngoại trưởng TQ, ông Dương Khiết Trì, nói với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton rằng có “rất nhiều bằng chứng lịch sử và pháp lý cho thấy rằng TQ có chủ quyền đối với các đảo ở biển Đông và các vùng biển liền kề”.

Xét về mặt “bằng chứng pháp lý”, đại đa số các chuyên gia pháp lý quốc tế đều kết luận rằng yêu sách sở hữu (danh nghĩa) lịch sử của TQ đối với biển Đông, bao hàm thẩm quyền chủ quyền đầy đủ và đồng ý cho các nước khác đi ngang qua là không hợp lệ và không hợp pháp. Các bằng chứng lịch sử, nếu có, thậm chí còn kém thuyết phục. Có nhiều mâu thuẫn trong việc TQ sử dụng lịch sử để biện minh cho yêu sách của họ đối với các đảo và rạn đá ở biển Đông, không ít trong số đó là sự khẳng định đầy tranh cãi của họ về các tương đồng với việc bành trướng đế quốc chủ nghĩa của Hoa Kì và các cường quốc châu Âu trong thế kỉ XVIII và XIX. Biện minh cho những nỗ lực của TQ mở rộng biên giới biển của họ qua việc yêu sách các đảo và rạn đá xa bờ, Cổ Khánh Quốc (Jia Qingguo), giáo sư trường Đại học Quan hệ Quốc tế Bắc Kinh, cho rằng TQ chỉ đơn thuần theo gương phương Tây. “Hoa Kỳ thì có đảo Guam ở châu Á ở rất xa đất Mỹ và người Pháp thì có các đảo ở Nam Thái Bình Dương, vì vậy chẳng có điều gì mới cả”, Cổ Khánh Quốc nói với AFP mới đây.

Phân tích sâu xa về các “bằng chứng lịch sử” làm cơ sở cho các yêu sách của TQ cho thấy rằng lịch sử thật ra không đứng về phía TQ. Nếu có thì yêu sách của TQ đối với quần đảo Trường Sa trên cơ sở lịch sử bị mắc mứu ở chỗ là không có đế chế nào của khu vực trước đây đã thực thi chủ quyền. Ở châu Á thời tiền hiện đại, các đế chế có đặc điểm là có các đường biên giới không xác định, không được bảo vệ, và thường thay đổi. Khái niệm về quyền bá chủ (suzerainty) chiếm ưu thế. Không giống như một nhà nước – dân tộc (nation-state), biên giới của đế chế TQ vừa không được vẽ cẩn thận vừa không bố phòng mà giống như các vòng tròn hay các khu vực, giảm dần từ trung tâm của nền văn minh ra đến vùng ngoại vi của người man di xa lạ. Quan trọng hơn, trong các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng Ấn Độ, Miến Điện và Việt Nam, Bắc Kinh luôn luôn giữ lập trường cho rằng ranh giới trên bộ của họ chưa bao giờ được xác định, phân giới cắm mốc. Nhưng bây giờ, khi nói đến các đảo, bãi ngầm, và các rạn đá trong vùng biển Đông, Bắc Kinh lại tuyên bố khác đi. Nói cách khác, TQ tuyên bố rằng ranh giới trên bộ của họ chưa bao giờ được xác định và phân giới trong lịch sử trái ngược hẳn với lập trường rằng biên giới trên biển của TQ luôn luôn xác định và có phân giới rạch ròi. Mâu thuẫn cơ bản trong lập trường của TQ về biên giới trên bộ và biên giới trên biển nằm ở đây, nên nó không đứng vững được. Trên thực tế, chính những nỗ lực hồi giữa thế kỷ XX nhằm chuyển đổi các đường biên giới không xác định của các nền văn minh và vương triều xưa kia hưởng quyền bá chủ thành các đường biên giới xác định rạch ròi, giới hạn, và có phân giới của các nhà nước – dân tộc hiện đại thưc thi chủ quyền nằm ở trung tâm của các tranh chấp lãnh thổ và biển của TQ với các nước láng giềng. Nói một cách đơn giản, chủ quyền là một khái niệm hậu đế quốc gắn với nhà nước-dân tộc, không phải với các đế chế xưa kia.

Khái niệm về chủ quyền không phải là một khái niệm của TQ hoặc của châu Á mà là một khái niệm của châu Âu bắt nguồn với việc ký kết Hiệp ước Westphalia năm 1648. Chủ yếu là một khái niệm cho đất liền và mãi cho tới giữa thế kỷ XX mới áp dụng cho các nhà nước – dân tộc ở châu Á và châu Phi. Hệ thống nhà nước Westphalia dựa trên khái niệm về sự bình đẳng pháp lý hay chủ quyền quốc gia đối với biên giới xác định rõ ràng ngoài cùng phân biệt chính nó không những với chế độ phong kiến cũ ở châu Âu mà còn với các hình thức quyền bá chủ khác đã tồn tại vào thời điểm đó ở châu Á – Ba Tư, TQ và Ấn Độ. Trước khi có Hiệp ước Westphalia, các vương triều và đế chế ở châu Âu và các nơi khác không thể tuyên bố hoặc thực thi chủ quyền.

Lịch sử, như được biết đến, được viết bởi người chiến thắng, không phải bởi kẻ bại trận. Biên giới hiện tại của TQ phần lớn phản ánh những ranh giới được thiết lập trong thời hoàng kim của chủ nghĩa bành trướng nhà Thanh (Mãn Châu) thế kỷ XVIII, mà qua thời gian đã được kiên cố hoá thành biên giới quốc gia cố định (ngoại trừ Ngoại Mông, chủ yếu vì Liên Xô) theo sự áp đặt của hệ thống nhà nước – dân tộc Westphalia trên toàn châu Á trong thế kỷ XIX và XX. Tuy nhiên, lịch sử chính thống của TQ ngày nay thường bóp méo giai đoạn lịch sử phức tạp này, tuyên bố rằng người Mông, Tạng, Mãn, và Hán đều là người TQ, trong khi thật ra Vạn Lý Trường Thành được các triều đại TQ xây lên để bảo vệ Trung Hoa Hán tộc trước sự xâm lấn thường xuyên của người Mông Cổ và các bộ tộc Mãn Châu phía Bắc, bức tường thành này thực sự thể hiện vòng an ninh bên ngoài của đế chế Trung Hoa Hán tộc. Trong khi hầu hết các nhà sử học coi sự càn quét của các đoàn quân Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn lãnh đạo trong những năm đầu thế kỷ XIII như một sự kiện phá hoại lớn đe dọa sự sống còn của các nền văn minh xưa ở Ấn Độ, Ba Tư, và các nước khác, người TQ lại cỗ võ một cách có ý thức huyền thoại cho rằng ông ta thực sự là người “TQ”, và do đó tất cả các khu vực mà người Mông Cổ (nhà Nguyên) đã từng chiếm đóng hoặc chinh phục (như Tây Tạng và phần lớn Trung và Nội Á) đều thuộc về TQ bằng cách vận dụng khái niệm về chủ quyền của phương Tây hồi thế kỷ XVI trở ngược lại cho châu Á thế kỷ XII. Các yêu sách của TQ đối với Đài Loan và biển Đông cũng dựa trên cơ sở là cả hai đều là bộ phận của đế chế Mãn Châu. (Trên thực tế, trong các bản đồ nhà Thanh hay Mãn Châu, chính đảo Hải Nam chứ không phải là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được mô tả như là ranh giới cuối cùng phía nam của TQ). Trong phiên bản lịch sử này, bất kỳ lãnh thổ nào bị “người TQ” chinh phục trong quá khứ vẫn cứ luôn là của TQ, bất chấp cuộc chinh phục xảy ra vào lúc nào.

Việc viết và viết lại lịch sử từ góc độ dân tộc chủ nghĩa như thế để tăng cường sự đoàn kết dân tộc và tính chính đáng của chế độ đã được các nhà lãnh đạo của TQ cả phe Quốc dân đảng lẫn Cộng sản dành ưu tiên cao nhất. Lãnh đạo Đảng Cộng sản TQ tự xử sự một cách có ý thức như là người thừa kế di sản của đế chế TQ, thường sử dụng các biểu tượng và lối ăn nói của đế chế. Từ sách giáo khoa tiểu học cho đến các bộ phim truyền hình về lịch sử, hệ thống thông tin do nhà nước kiểm soát nhồi nhét các thế hệ người TQ về sự oai phong, vĩ đại của Trung Hoa đế chế. Như nhà Hán học Úc Geremie Barmé chỉ ra: “Trong nhiều thập kỷ, nền giáo dục và tuyên truyền TQ đã nhấn mạnh vai trò của lịch sử trong sự phát triển của nhà nước – dân tộc TQ … Trong khi chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao đã bị vứt bỏ hết chỉ còn cái tên thì vai trò của lịch sử trong tương lai của TQ vẫn kiên định”. Cứ như vậy đến nỗi lịch sử đã được các viện nghiên cứu, các phương tiện truyền thông và các cơ quan giáo dục do nhà nước điều khiển thêu dệt thành một công cụ lãnh đạo nhà nước (còn được gọi là “xâm lược bản đồ”).

TQ sử dụng chuyện dân gian, thần thoại, truyền thuyết, cũng như lịch sử để cổ suý yêu sách lãnh thổ trên bộ và trên biển lớn hơn. Sách giáo khoa TQ thuyết giáo khái niệm Vương triều Trung tâm (Trung Hoa) như là nền văn minh lâu đời nhất và tiên tiến nhất nằm ngay tại trung tâm của vũ trụ, bao quanh bởi các nước nhỏ hơn bị Hoa hóa một phần trong khu vực Đông và Đông Nam Á, các nước này phải liên tục cúi đầu thần phục họ. Phiên bản lịch sử TQ thường cố tình làm lu mờ sự phân biệt giữa những cái không gì khác hơn là ảnh hưởng bá quyền, mối quan hệ triều cống, quyền bá chủ với sự kiểm soát thực tế. Tán đồng quan điểm cho rằng những ai làm chủ được quá khứ sẽ khống chế hiện tại và vạch hướng cho tương lai, Bắc Kinh luôn luôn đặt cược rất cao vào “con bài lịch sử” (thường là một cách giải thích xét lại lịch sử) trong các nỗ lực ngoại giao của mình nhằm đạt được mục tiêu của chính sách đối ngoại, nhất là để bắt các nước khác nhượng bộ lãnh thổ và ngoại giao. Hầu như tất cả các nước tiếp giáp, lúc này hay lúc khác, đều bị sức mạnh vũ lực của TQ đụng đến – Mông Cổ, Tây Tạng, Miến Điện, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, và Đài Loan – và đều là đối tượng cho lịch sử xét lại của TQ. Như Martin Jacques lưu ý trong cuốn When China Rules the World (Khi TQ thống trị thế giới) “Chủ nghĩa Hoa vi trung đế quốc định hình và là nền tảng cho chủ nghĩa dân tộc TQ hiện đại”. Nếu không được kiểm soát, sự kiêu căng đế quốc hoặc lòng luyến tiếc quay về quá khứ có thể có những hậu quả không thể đoán trước cho hòa bình và ổn định khu vực.

Nếu ý tưởng về chủ quyền quốc gia xuất hiện ở châu Âu thế kỷ XVII và hệ thống đó bắt nguồn từ Hiệp ước Westphalia, thì ý tưởng về chủ quyền trên biển chủ yếu là khái niệm do Mỹ đặt ra giữa thế kỷ XX mà TQ đã vơ vào để mở rộng biên giới biển của mình. Như Jacques lưu ý, “Ý tưởng về chủ quyền trên biển là một phát minh tương đối gần đây, bắt đầu từ năm 1945 khi Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ có ý định thực hiện chủ quyền đối với lãnh hải của họ”. Trong thực tế, Công ước LHQ về Luật Biển thể hiện nỗ lực quốc tế nổi trội nhất nhằm áp dụng các khái niệm về chủ quyền trên đất liền vào lĩnh vực biển trên toàn thế giới – tuy vậy điều quan trọng là nó bác bỏ ý tưởng biện minh bằng quyền lịch sử. Vì vậy, mặc dù Bắc Kinh yêu sách khoảng 80% biển Đông là “vùng nước lịch sử” (và hiện đang tìm cách nâng yêu sách này lên thành một “lợi ích cốt lõi” ngang với các yêu sách chủ quyền đối với Đài Loan và Tây Tạng), nói theo lịch sử, nếu TQ có quyền yêu sách biển Đông tới mức nào thì Mexico cũng có quyền yêu sách sử dụng độc quyền vịnh Mexico, hoặc Iran đòi Vịnh Ba Tư, hay Ấn Độ đòi Ấn Độ Dương đến mức đó. Nói cách khác, chẳng có chủ quyền gì cả. Theo quan điểm pháp lý, “việc tên gọi ‘biển Nam Trung Hoa’ được sử dụng nhiều không [có ý] trao chủ quyền lịch sử cho TQ“. Các nước sử dụng lịch sử để yêu sách chủ quyền đối với các đảo đều có sự đồng ý của nước khác và có cách giải thích lịch sử được các bên chấp nhận – cả hai yếu tố này đều không có ở Biển Đông.

Các đế chế xưa hoặc giành được quyền kiểm soát vùng lãnh thổ thông qua xâm lược, thôn tính hay đồng hóa hoặc để mất chúng vào tay đối thủ có binh lực hoặc khả năng cai quản nhà nước ưu việt hơn. Mở rộng và thu hẹp lãnh thổ là chuẩn mực, được xác định bởi sự hùng mạnh hay sự suy yếu của một vương triều hay đế chế. Ý tưởng “lãnh thổ thiêng liêng” là phi lịch sử bởi vì việc kiểm soát lãnh thổ thì dựa trên việc nước nào tóm được hoặc lấy cắp những gì thuộc nước khác cuối cùng. Biên giới của nhà Tần, Hán, Đường, Tống, Minh khi nở khi co suốt trong lịch sử. Một Trung Hoa đế chế hùng mạnh, giống như nước Nga Sa hoàng, là kẻ bành trướng ở vùng Nội Á và Đông Dương mỗi khi cơ hội xuất hiện và sức mạnh cho phép. Việc bành trướng lãnh thổ dần dần qua nhiều thế kỷ dưới hai triều đại không Trung Hoa là Mông Cổ và Mãn Châu mở rộng sự kiểm soát của triều đình TQ đối với Tây Tạng và nhiều vùng đất ở Trung Á (nay là Tân Cương), Đài Loan và Đông Nam Á. Trên thực tế, TQ hiện đại là một “nhà nước-đế chế” đội lốt một nhà nước-dân tộc.

Ngay cả khi người ta phải chấp nhận lập luận “yêu sách lịch sử” của Bắc Kinh cho một thời điểm thì vấn đề lại là đế chế Trung Hoa không phải là đế chế duy nhất ở châu Á thời tiền hiện đại và trên thế giới. Còn có các đế chế và vương triều khác nữa. Nhiều nước có thể đưa ra “yêu sách lịch sử” có cùng giá trị như thế đối với những vùng đất hiện nay không phải là phần lãnh thổ của họ mà đang đặt dưới sự kiểm soát của TQ (ví dụ , vùng Cam Đa (Gando) ở tỉnh Cát Lâm, TQ thuộc về Triều Tiên) . Trước thế kỷ XX, ở châu Á không có nhà nước – dân tộc có chủ quyền với biên giới thuộc thẩm quyền và trong tầm kiểm soát được xác định về mặt pháp lý rõ ràng. Nếu các yêu sách của TQ biện minh được trên cơ sở lịch sử, thì các yêu sách lịch sử của Việt Nam và Philippines dựa trên lịch sử cũng biện minh được. Ví dụ, các sinh viên lịch sử châu Á đều biết rằng dân MaLaysia có liên hệ đến người Philippines hiện nay nên yêu sách của họ đối với Đài Loan sẽ thuyết phục hơn nhiều so với Bắc Kinh. Bởi vì Đài Loan ban đầu được định cư bởi con cháu những người Malay-Polynesian – tổ tiên của các nhóm thổ dân ngày nay – họ từng sống ở vùng đồng bằng thấp ven biển. Nhà quan sát Châu Á nổi bật Philip Bowring lập luận rằng “[s]ự kiện TQ có những ghi chép lịch sử lâu dài không làm mất hiệu lực lịch sử các quốc gia khác thể hiện qua các hiện vật, ngôn ngữ, dòng giống và các quan hệ di truyền, các bằng chứng về giao thương và đi lại”.

Trừ khi tán đồng khái niệm về ngoại lệ của TQ, “yêu sách lịch sử” của TQ đế chế có giá trị giống như những vương triều và đế chế khác trong khu vực Đông Nam và Nam Á. Vấn đề với lịch sử là vạch ra lằn ranh ở đâu, lúc nào, tại sao thế, và quan trọng hơn là phiên bản lịch sử của nước nào là chính xác. TQ đưa ra yêu sách về quyền sở hữu đối với thuộc địa của đế chế Mông Cổ và Mãn Châu sẽ tương tự như Ấn Độ đưa ra yêu sách đối với Afghanistan, Bangladesh, Miến Điện, Malaysia (Srivijaya), Nepal, Pakistan và Sri Lanka trên cơ sở rằng tất cả các nước này đều bộ phận hoặc của đế chế Maurya, Chola hoặc của đế chế Moghul và đế quốc Ấn Độ thuộc Anh. Suốt từ thể kỷ X tới thế kỷ XIII, một số vị vua của Pallava và Chola ở miền nam Ấn Độ đã tập hợp lực lượng hải quân và quân đội lớn lật đổ các vương triều lân cận và thực hiện các cuộc tấn công trừng phạt đối với các nước trong khu vực vịnh Bengal . Họ cũng đã ra biển để chinh phục nhiều khu vực thuộc những vùng đất mà bây giờ là Sri Lanka, Malaysia và Indonesia. Trong nghiên cứu về văn hóa chiến lược Ấn Độ, George Tanham nhận xét: “Trong cái thực sự là một cuộc chiến về thương mại giữa TQ, Ấn Độ và châu Âu, người Cholas đã khá thành công trong các can dự cả về hải quân lẫn đất đai và đã cai trị nhiều phần của Đông Nam Á trong một thời gian ngắn”.

Các yêu sách của TQ ở biển Đông cũng đánh dấu một sự chuyển đổi lớn khỏi định hướng địa chính trị lâu đời đối với cường quốc lục địa. Với việc tuyên bố có một truyền thống mạnh mẽ về đi biển, TQ đề cập nhiều cuộc thám hiểm của Trịnh Hòa tới Ấn Độ Dương và Châu Phi đầu thế kỷ XV. Nhưng, như Bowring chỉ ra rằng ”Trong lĩnh vực hàng hải bên ngoài vùng nước ven biển thì người TQ thực sự là kẻ đi sau. Trong nhiều thế kỷ, các bậc thầy của các đại dương là dân Malay-Polynesian, những người từng thuộc địa hóa phần lớn thế giới, từ Đài Loan đến New Zealand và Hawaii về phía nam và phía đông , rồi Madagascar về phía tây. Các chum đồng đã được giao thương với Palawan, ngay phía nam của Scarborough vào thời của Khổng Tử. Khi những nhà tu Phật giáo TQ như Pháp Hiển (Faxian) đi Sri Lanka và Ấn Độ vào thế kỷ V, họ đã đi trên tàu do người MaLaysia sở hữu và điều khiển. Tàu từ vùng mà nay là Philippines đã giao thương với Phù Nam, một nước hiện nay là miền Nam Việt Nam, cả ngàn năm trước nhà Nguyên”.

Và cuối cùng, cái gọi là “yêu sách lịch sử” của TQ đối với biển Đông thực sự không phải là “hàng thế kỷ”. Các yêu sách này chỉ bắt đầu từ năm 1947, lúc chính phủ Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch vẽ ra cái gọi là “đường 11 đoạn” trên bản đồ biển Đông của TQ, bao quanh quần đảo Trường Sa và các chuỗi đảo khác mà Quốc Dân Đảng cầm quyền tuyên bố thuộc chủ quyền TQ. Chính Tưởng Giới Thạch, khi nói rằng đã xem phát xít Đức như một mô hình cho TQ, đã bị cuốn hút bởi ý tưởng Nazi (Quốc xã) về một Lebensraum (“không gian sống”) mở rộng cho dân tộc Trung Hoa. Ông đã không có cơ hội để tự mình thành kẻ theo chủ nghĩa bành trướng bởi vì người Nhật buộc ông vào thế phòng thủ, nhưng những người vẽ bản đồ của chế độ Quốc dân đảng đã vẽ đường chữ U 11 đoạn trong cố gắng để mở rộng “không gian sống” của TQ ở biển Đông chẳng bao lâu sau khi Nhật thua trận trong Thế chiến II. Rõ ràng, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cũng đã tức giận về các bản đồ thời Thế chiến II của Nhật Bản cho thấy toàn bộ biển Đông như một cái hồ của Nhật Bản. Lần đầu tiên chính phủ TQ cho tàu hoạt động đi vào vùng biển Đông là vào năm 1947 với chuyến đi của các tàu Trung Hoa Dân Quốc Trung Kiện (Zhongjian), Trung Nghiệp (Zhongye) Thái Bình (Taiping và Vĩnh Hưng(Yongxing.) Mãi đến nhiều năm sau đó họ mới bắt đầu việc khảo sát. Sau khi Đảng Cộng sản TQ chiến thắng trong cuộc nội chiến vào năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tiếp nhận cú xâm lược bản đồ này, chỉnh lại khái niệm của Tưởng Giới Thạch thành “đường 9 đoạn” sau khi xóa hai đoạn ở Vịnh Bắc Bộ năm 1953 thể hiện cả những chỗ mà chính phủ THDQ chưa từng đến. Cho mãi tới năm 2005 , bản đồ bãi cạn Scarborough do Hải quân PLA công bố chỉ là một bản sao y từng dữ liệu một của bản đồ Hải quân Mỹ (cảm ơn Barney Moreland đã cung cấp cho tác giả thông tin này).

Từ khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc, TQ đã vẽ lại bản đồ của họ, xác định lại biên giới, tạo dựng bằng chứng lịch sử, sử dụng vũ lực để tạo ra các thực thể lãnh thổ mới, đặt tên lại các đảo, và tìm cách áp đặt phiên bản lịch sử của mình lên các vùng biển trong khu vực. Nặm 1972 họ thông qua “Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải”, tuyên bố chủ quyền 4/5 biển Đông, tiếp sau là những cuộc đụng độ vũ trang với hải quân Philippines và Việt Nam trong suốt những năm 1990. Gần đây hơn, họ phái một số lượng lớn tàu cá và tàu hải giám đến vùng biển tranh chấp theo cái tương tự như cuộc “chiến tranh nhân dân trên vùng biển quốc tế” đã làm tăng căng thẳng nhiều hơn. Trích lời bình luận Sujit Dutta, “chủ thuyết phục hồi lãnh thổ không suy giảm của TQ dựa trên … lý thuyết rằng vùng ngoại vi phải được chiếm cứ để đảm bảo an toàn cho vùng lõi. [Điều này] là một khái niệm cơ bản thời đế chế đã được phe dân tộc chủ nghĩa TQ – cả Quốc Dân Đảng lẫn Cộng sản – quốc tế hóa. Những nỗ lực của chế độ [hiện nay] để vươn tới biên giới địa lý theo họ tưởng tượng thường có cơ sở lịch sử ít ỏi và tiếp tục có hậu quả chiến lược bất ổn cao”.

Rõ ràng, một lý do mà dân Đông Nam Á cảm thấy khó chấp nhận yêu sách lãnh thổ của TQ là điều đó sẽ có nghĩa là chấp nhận ý niệm về sự ưu việt của chủng tộc Hán hơn các chủng tộc và đế chế châu Á khác. Jay Batongbacal thuộc trường Đại học luật Philippines nói: “Một cách trực giác, chấp nhận đường 9 đoạn là một sự chối bỏ tương ứng về bản sắc và lịch sử thật sự của tổ tiên người Việt Nam, Philippines, và Malaysia, thực chất đó là việc hồi sinh trong thời hiện đại sự phỉ báng các sắc dân không TQ là ‘man di’ không được hưởng sự tôn trọng và phẩm giá ngang bằng với tư cách là các dân tộc”.

Tóm lại, các đế chế và vương triều không bao giờ thực thi chủ quyền. “Vấn đề lịch sử” là rất phức tạp và không thừa nhận cách giải thích dễ dãi. Nếu yêu sách lịch sử có giá trị nào đó thì Mông Cổ có thể yêu sách tất cả các khu vực của châu Á đơn giản là vì họ đã từng chinh phục các vùng đất của châu lục này. Hoàn toàn không có cơ sở lịch sử để hậu thuẫn bất cứ yêu sách nào trong những yêu sách đường nhiều đoạn đó, nhất là xét rằng các vùng lãnh thổ của đế chế TQ chưa bao giờ được phân định biên giới kỹ càng như các nhà nước – dân tộc mà chỉ tồn tại như các vùng ảnh hưởng từ một trung tâm văn minh giảm dần đi. Đây là lập trường mà TQ đương đại bắt đầu xác lập vào thập niên 1960 khi đàm phán biên giới trên trên bộ với nhiều láng giềng. Nhưng đó không phải là lập trường của họ hiện nay trong các cuộc chạm trán về bản đồ, ngoại giao và quân sự mức thấp để xác định biên giới.

Việc diễn giải lại liên tục lịch sử để đẩy mạnh các yêu sách chính trị, lãnh thổ trên bộ và trên biển hiện đại, kết hợp với khả năng của giới lãnh đạo Cộng sản kích động hay dập tắt “các cao trào dân tộc chủ nghĩa” giống như tắt mở một khoá nước trong những thời điểm có căng thẳng với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Philippines, khiến Bắc Kinh khó trấn an các nước láng giềng rằng “sự trỗi dậy hòa bình” của họ là hoàn toàn hòa bình. Chấp nhận phiên bản lịch sử của TQ được xem như tương đương với chối bỏ lịch sử của các nước khác và ý niệm bình đẳng về chủ quyền của các nhà nước – dân tộc. Do có sáu bên yêu sách các đảo san hô vòng, đảo thường, đảo đá, và các mỏ dầu ở biển Đông, các tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, tự bản chất, là những tranh chấp đa phương đòi hỏi phân xử qua trọng tài quốc tế. Nhưng việc Bắc Kinh một mực đòi theo cách tiếp cận song phương để giải quyết tranh chấp chủ yếu dựa vào niềm tin rằng Bắc Kinh có thể thành công do sức mạnh tương đối lấn lướt của TQ và sự chia rẽ của ASEAN. Tuyên bố của TQ về “chủ quyền không thể tranh cãi đối với biển Đông” có nguồn gốc vào cuối thập niên 1940 – chứ không phải trong lịch sử xa xưa – đặt ra một thách thức đối với tất cả các quốc gia biển.

Mohan Malik là giáo sư thuộc Trung tâm Châu Á-Thái Bình Dương về Nghiên cứu An ninh, Honolulu. Đây là những quan điểm cá nhân của tác giả và không phản ánh quan điểm của Trung tâm Châu Á-Thái Bình Dương. Một phiên bản trước, ngắn hơn xuất hiện trong World Affairs, tháng5 / 6 năm 2013. Gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Carleton Cramer, Carlyle Thayer, Justin Nankivell, Denny Roy và Barney Moreland vì nhừng ý kiến và góp ý vô giá.

Tác giả: Mohan Malik

Người dịch: Huỳnh Phan

30-08-2013

Nguồn: The Diplomat

Tiếng Việt: Ba Sàm

0

Cận cảnh A-10 Thunderbolt II mang vũ khí

Một chiếc A-10 Thunderbolt II thự hiện pha nhào lộn sau khi một phi công bị bắn rơi theo mô phỏng tại cuộc diễn tập RED FLAG-Alaska 13-3 ngày 22 tháng 8 năm 2013 tại Căn cứ không quân Eielson ở Alaska. Ngay lập tức hai chiếc A-10S tiếp cập vị trí để vệ anh ta cho đến khi Phi đội cứu hộ 210 đến cứu hộ phi công này.

Một chiếc A-10 Thunderbolt II thự hiện pha nhào lộn sau khi một phi công bị bắn rơi theo mô phỏng tại cuộc diễn tập RED FLAG-Alaska 13-3 ngày 22 tháng 8 năm 2013 tại Căn cứ không quân Eielson ở Alaska. Ngay lập tức hai chiếc A-10S tiếp cập vị trí để vệ anh ta cho đến khi Phi đội cứu hộ 210 đến cứu hộ phi công này. Nhấp vào ảnh để phóng to.
0

Doanh nhân Thái Bình chế tạo tàu ngầm 'Trường Sa'

Chiếc tàu ngầm mini đầu tiên đang được hoàn thiện để chạy thử trên biển vào tháng 11, phiên bản tiếp theo được thiết kế đủ lớn để mang vũ khí.

Tàu ngầm Trường Sa
Chiếc tàu ngầm mini do nhóm kỹ sư và công nhân ở Thái Bình tự sản xuất. Ảnh: Quốc Hòa.


Theo thuyết trình của nhóm thiết kế, tàu ngầm mini tên Trường Sa có lượng choán nước 12 tấn khi lặn và 9,2 tấn khi nổi, bán kính hoạt động 800 km. Tàu có thể lặn sâu 50 m và có khả năng di chuyển sát hay nằm im dưới đáy biển. Tàu được trang bị hai động cơ 90Hp. Khi lặn, tàu sử dụng công nghệ AIP, thời gian lặn 15 giờ; thời gian hoạt động trên biển là 15 ngày; tốc độ tính toán 40 hải lý/h.

Đứng đầu nhóm chế tạo là ông Nguyễn Quốc Hòa, 56 tuổi. Ông là giám đốc một công ty cơ khí ở Thái Bình. Ông cho biết, chiếc tàu ngầm mini không làm rập khuôn theo bất kỳ hình dáng chiếc tàu nào trên thế giới mà học hỏi từ nhiều mô hình khác nhau.

Mục đích khi chế tạo con tàu này theo ông Hòa là để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, phục vụ thương mại và đánh bắt hải sản.

"Bờ biển Việt Nam rất dài, mỗi người, mỗi tập thể nên cùng nhau góp sức để bảo vệ bờ biển, từ đó tăng khả năng khai thác hải sản, bảo vệ ngư dân và thực hiện chủ quyền", ông Hòa nói về ý tưởng khi đóng chiếc tàu.

"Mọi người đều nghĩ tàu ngầm là thứ gì khó khăn, phức tạp. Với chút hiểu biết của bản thân, tôi muốn thử xem thế nào. Điều này cũng để chứng tỏ với mọi người và thế giới thấy, Việt Nam hoàn toàn có thể làm tàu ngầm chạy được", ông Hòa nói.

Khi thấy ông Hòa thực hiện công việc trên, nhiều người nói là ông "bị điên", nhưng bỏ mặc những lời nói đó, ông cùng các nhân viên công ty vẫn theo đuổi ý tưởng được cho là "kỳ quái". Con tàu đang được hoàn thiện và chuẩn bị mang ra thử nghiệm.

Để tìm ra công nghệ phù hợp, ông Hòa và đồng nghiệp đã tham khảo thông tin trên Internet, đọc các tạp chí khoa học thế giới để nghiên cứu và áp dụng vào thực tế của Việt Nam.

Theo ông Hòa, nếu rập khuôn theo công nghệ của thế giới thì khó mà thực hiện được. AIP còn gọi là công nghệ không khí tuần hoàn độc lập, "công nghệ tuyệt vời cho tàu ngầm", ông Hòa nhấn mạnh.

Ông Hòa phân tích, các tàu ngầm khi lặn xuống nước mà động cơ không hoạt động được phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn pin, hay ắc-quy - hai thứ vô cùng đắt đỏ. Một số tàu ngầm lặn được thời gian ngắn là bởi nó sử dụng pin, khi hết pin, tàu sẽ nổi lên, vì thế hạn chế khả năng hoạt động của tàu ngầm. Tuy nhiên, công nghệ chạy không khí tuần hoàn độc lập sẽ giúp kéo dài thời gian lặn ra của tàu ngầm.

Nếu hoạt động bằng pin, tàu Trường Sa chỉ lặn tối đa hơn một tiếng đồng hồ rồi nổi lên. Nhưng chạy bằng không khí tuần hoàn độc lập từng được áp dụng cho tàu ngầm lớn của Hàn Quốc và Nhật Bản, con tàu ngầm mini của nhóm ông Hòa sẽ hoạt động lâu hơn nhiều. "Tàu có thể lặn vài ngày, thậm chí là hàng tuần mới phải nổi lên mặt nước. Tất nhiên, tàu ngầm thông thường không thể so với tàu ngầm hạt nhân được", ông Hòa nói.

Ông đang xây dựng bể thử nghiệm tàu ngầm trước khi đưa ra biển. "Nếu thử nghiệm thành công, chúng tôi sẽ chế tạo tàu ngầm lớn gấp đôi tàu mini hiện có. Con tàu lớn này có thể mang ba tấn, đủ sức để trang bị hai quả ngư lôi", ông Hòa nói.

Theo kế hoạch, tháng 11 tới, ông Hòa và đồng nghiệp sẽ đưa tàu ngầm mini ra biển. Ban đầu, ông định chạy thử từ cảng Diêm Điền tới Bạch Long Vĩ. Nếu thành công, ở giai đoạn hai, ông sẽ đưa tàu từ Sài Gòn tới Trường Sa.

"Tôi chắc tàu ngầm của chúng tôi sẽ thành công khi thử nghiệm và tiến tới Trường Sa trong thời gian tới", ông Hòa nói.

Tàu Trường Sa nhìn từ trên xuống. Ảnh: Quốc Hòa.


Hình ảnh về chiếc tàu ngầm trên khi đưa lên mạng đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Trong đó, có hai đặc điểm khiến mọi người ngờ vực, đó là công nghệ AIP và vận tốc của tàu đạt tới 40 hải lý/h.

AIP (Air Independent Propulsion - động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập), được đề xuất bởi kỹ sư nổi tiếng người Tây Ban Nha, ông Narcís Monturiol i Estarriol. Năm 1867, ông đã phát minh thành công một động cơ đẩy không khí độc lập dựa trên một phản ứng hóa học. Hiện có nhiều khái niệm quanh công nghệ AIP nhưng nó có cùng một nguyên tắc là giúp động cơ tàu ngầm hoạt động dưới nước mà không cần đến ống thông hơi.

Công nghệ này không phải nước nào cũng có thể áp dụng. Các tàu ngầm đang được trang bị động cơ AIP trên thế giới gồm: Tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp; Type-209/212/214 của Đức; tàu ngầm lớp Lada, Amur của Nga, tàu ngầm lớp Asashio, Soryu của Nhật Bản; tàu ngầm lớp Gotland, Södermanland, Archer của Thụy Điển; tàu ngầm S-80 của Tây Ban Nha; tàu ngầm lớp Type-041 lớp Nguyên (Yuan) của Trung Quốc.

Vì thế, việc nhóm ông Hòa sử dụng công nghệ AIP khiến nhiều người nghi ngờ.

Bên cạnh đó, thông tin giới thiệu vận tốc của tàu đạt tới 40 hải lý/h cũng khiến không ít người "hoảng hốt". Phần đông cho rằng, một tàu ngầm có tốc độ di chuyển chỉ trên dưới 10 hải lý/h, còn với 40 hải lý/h, tàu ngầm mini trên đạt tốc độ của một trái ngư lôi.

Đây không phải lần đầu tiên có thông tin Việt Nam chế tạo được tàu ngầm. Trước đó, các nhà khoa học ở Đại học Nha Trang, Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng từng giới thiệu về mô hình này. Việt kiều Phan Bộ An cũng từng công bố tàu ngầm do ông chế tạo.

Hương Thu

http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/doanh-nhan-thai-binh-che-tao-tau-ngam-truong-sa-2868668.html
0

Hạm đội tàu ngầm Việt Nam


Trên trang mạng của Viện Hải quân Hoa Kỳ, Giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc châu, vừa có bài nói về hạm đội tàu ngầm của Việt Nam. BBCVietnamese.com xin giới thiệu cùng quý vị.

Hôm 15/8, Báo Thanh Niên đưa tin rằng đến cuối năm nay Việt Nam sẽ nhận chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên của mình. Ngoài ra, còn 5 chiếc khác cũng đã được đặt hàng, và mỗi năm Việt Nam sẽ nhận một chiếc.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, trong 5 năm tới Việt Nam sẽ có một hạm đội tàu ngầm hiện đại của mình.

Trong những năm cuối thập niên 1980, Việt Nam đã định mua chiếc tàu ngầm đầu tiên từ Liên Xô. Thủy thủ đoàn đã được lựa chọn và huấn luyện trên một chiếc tàu ngầm diesel lớp Project 641 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô. Chương trình này sau bị ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên xô lúc bấy giờ là Mikhail Gorbachev đình chỉ vì quan ngại làm mếch lòng Trung Quốc.

Kế hoạch mua tàu ngầm của Việt Nam cũng tan vỡ cùng với sự sụp đổ của Liên bang Xô viết sau đó.
Năm 1997, theo hợp đồng đổi gạo lấy vũ khí, Việt Nam đã nhận về hai chiếc tàu ngầm mini hạng Yugo của Bắc Triều Tiên. Hai tàu này đậu tại Vịnh Cam Ranh, nơi chúng được bảo trì và sửa chữa. Hiện không ai chắc về tình trạng hoạt động của hai tàu ngầm mini này.

Tháng 1/2010, báo Tuổi Trẻ bất ngờ đăng bài về sự tồn tại của M96, đơn vị tàu ngầm bí mật của Việt Nam, cùng với bức hình chiếc tàu ngầm Yugo và thủy thủ đoàn.

Hai chiếc Yugo dường như chỉ được sử dụng trong các hoạt động lặn và để hiểu thêm về cơ chế hoạt động cũng như bảo trì tàu ngầm.

Tàu ngầm lớp Kilo

Năm 1997 khi một chiếc tàu ngầm lớp Kilo Project 636 của Nga tới thăm cảng Cam Ranh, Việt Nam lại càng nôn nóng muốn mua tàu ngầm hiện đại.

Năm 2000 tin chưa kiểm chứng cho hay Việt Nam và Nga đã đạt được bản ghi nhớ về việc mua bán tàu ngầm. Cùng năm đó, Việt Nam và Ấn Độ ký thỏa thuận quốc phòng, trong có điều khoản Ấn Độ giúp huấn luyện thủy thủ Việt Nam, kể cả thủy thủ tàu ngầm.

Tháng 10/2002 Việt Nam đã nhờ Ấn Độ huấn luyện tàu ngầm, nhưng phải mất bốn năm Ấn Độ mới thông báo việc bắt đầu huấn luyện thủy thủ và sỹ quan cho Việt Nam, Hiện Ấn Độ đang huấn luyện quy trình thoát hiểm tàu ngầm cho hải quân Việt Nam.

2008 là năm bản lề, khi Việt Nam không thành công trong việc mua tàu ngầm loại thông thường từ Serbia. Hà Nội quay sang Moscow và đạt thỏa thuận mua sáu chiếc Project 636M. Trong năm đó, cả bộ trưởng quốc phòng và chủ tịch nước Việt Nam khi thăm Nga đều bàn thảo việc này.

Năm 2009 các nguồn tin từ Nga đưa thông tin này ra ngoài. Ngày 24/4/2009, ông Vladimir Aleksandrov, tổng giám đốc nhà máy đóng tàu Admiralteiskie Verfi ở St. Petersburg, thông báo rằng công ty của ông đã được chọn để thực hiện hợp đồng sáu chiếc tàu ngầm lớp Kilo Project 636 có cải biên. Trị giá các tàu ngầm bày được cho vào khoảng 300-350 triệu đôla/chiếc, cả sáu chiếc là 1,8-2,1 tỷ đôla.

Hợp đồng chính thức về việc mua sáu tàu ngầm được ký kết tại Moscow giữa nhà xuất khẩu vũ khí của Nga Rosoboronexport và Bộ Quốc phòng Việt Nam nhân chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Nhà máy Admiralteiskie Verfi bắt đầu sản xuất chiếc tàu ngầm đầu tiên cho Việt Nam vào tháng 8/2010. Chiếc này đã được hạ thủy và nay đang thử nghiệm trước khi giao hàng.

Tháng 3/2010, Việt Nam chính thức đê ̀nghị Nga giúp xây dựng căn cứ tàu ngầm ở cảng Cam Ranh.

Vào tháng 6/2010, có tin tổng trị giá hợp đồng tàu ngầm của Việt Nam đã tăng từ con số 1,8-2,1 tỷ đôla lúc đầu lên 3,2 tỷ. Trong đó có chi phí lắp đặt vũ khí và một số trang thiết bị khác.

Các tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ được trang bị thủy lôi 53-56 hoặc TEST 76; có hỏa tiễn chống hạm 3M-54E hoặc 3M-54E1. Tháng 7/2011, đại diện của Rosoboronexport còn cho hay Việt Nam sẽ mua các hệ thống hỏa tiễn chống hạm Novator Club-S (SS-N-27) với tầm che phủ 300km.

Mua nhiều vũ khí của Nga

Trong một diễn biến có liên quan, một phúc trình mới đây cho hay Việt Nam trong những năm tới sẽ lọt vào nhóm ba nhà nhập khẩu hàng đầu vũ khí và thiết bị quân sự của Nga.

Giám đốc Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới Igor Korotchenko được hãng RIA Novosti dẫn lời nói theo các báo cáo chính thức về chương trình cung cấp vũ khí của Nga cho Việt Nam, "tới đây Việt Nam sẽ lọt vào top ba nhà nhập khẩu lớn nhất vũ khí của Nga".

Trong giai đoạn 2008-2011, ước tính xuất khẩu vũ khí của Nga cho Việt Nam vào khoảng 1,88 tỷ đôla, tương đương 6,3% tổng lượng xuất khẩu của Nga.

Việt Nam hiện đứng thứ 5 trong các nước mua vũ khí của Nga. Trong bốn năm tới (2012-2015), Việt Nam nhích lên vị trí thứ tư với tổng trị giá các hợp đồng là 2,43 tỷ đôla, chiếm 7,6% tổng xuất khẩu vũ khí của Nga.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/08/120825_viet_submarines.shtml
0

Mã tạo playlist/ danh sách phát video (phim) hoặc MP3 cho blog/ web bằng HTML5

Trong trường hợp bạn cần nhúng nhiều video clip vào 1 bài đăng, bạn có thể nhúng các video theo thứ tự từ trên xuống dưới nhưng làm như thế thì không hay. Dưới đây là hướng dẫn tạo danh sách phát/ playlist để phát nhiều video clip trong 1 trình phát video trong một bài đăng của blog/ website bằng HTML5. Điều này giúp bạn có thể tạo 1 blog (blogger/blogspot) xem phim chẳng hạn.

Xem minh họa


Cách thực hiện:

1. Sao chép và dán mã dưới đây vào ngay sau thẻ <head> của web/ blog:

<!--HTML5 Video playlist 1 | Socplay.blogspot.com-->
<script src='http://code.jquery.com/jquery-1.8.3.js' type='text/javascript'/>
<!--Tệp tin dự bị: <script src='http://socplay.weebly.com/uploads/1/1/4/1/11413983/html5-video-playlist-jquery.js' type='text/javascript'/>-->
<style type='text/css'>
#playlist {
display:table;
}
#playlist li{
cursor:pointer;
padding:8px;
}
#playlist li:hover{
color:blue;
}
#videoarea {
float:left;
width:620px;
height:350px;
margin:5px;
border:1px solid silver;
}
</style>
<!--End code-->


Thay đổi giá trị màu đỏ cho thích hợp với blog của bạn.

2. Sao chép và dán mã dưới đây vào trước thẻ </head> của web/ blog

<!--HTML5 video playlist 2 | Socplay.blogspot.com-->
<script type='text/javascript'>//<![CDATA[
$(window).load(function(){
$(function() {
$("#playlist li").on("click", function() {
$("#videoarea").attr({
"src": $(this).attr("movieurl"),
"poster": "",
"autoplay": "autoplay"
})
})
$("#videoarea").attr({
"src": $("#playlist li").eq(0).attr("movieurl"),
"poster": $("#playlist li").eq(0).attr("moviesposter")
})
})
});//]]>
</script>
<!--End code-->


3. Nhúng mã như dưới đây vào bài đăng để tạo danh sách phát/ playlist:

<video autoplay="true" id="videoarea" controls="controls" poster="" src=""></video>
<ul id="playlist">
<li movieurl="http://nplus.nixcdn.com/448eca38f491f0a99aef2bf8360e557e/521f4a13/PreNCT6/AnhMuonEmSongSao-BaoAnh-2730206.mp4"><b>Anh muốn em sống sao - Bao Anh</b></li>
<li movieurl="http://grochtdreis.de/fuer-jsfiddle/video/sintel_trailer-480.mp4"><b>Sintel</b></li>
<li movieurl="http://html5example.net/static/video/html5_Video_VP8.webm"><b>Resident Evil</b></li>
<li movieurl="http://www.ioncannon.net/examples/vp8-webm/big_buck_bunny_480p.webm"><b>Big Buck Bunny</b></li>
</ul>

    Trong đó,
  • true: Tự động phát
  • http://nplus.nixcdn.com/448eca38f491f0a99aef2bf8360e557e/521f4a13/PreNCT6/AnhMuonEmSongSao-BaoAnh-2730206.mp4 là đường dẫn (URL) tệp tin video có định dạng .MP4. Bạn có thể tải Video lên các hosting miển phí như: Videobam, Clip.vn; tải MP3 lên Kiwi6.com
  • Anh muốn em sống sao - Bao Anh,Sintel,Resident Evil, Big Buck Bunny là tiêu đề của video/ MP3
  • .webm là tệp tin video có định dạng .webm

Hình ảnh trong bài viết chỉ mang tính trang trí.

4

Hợp tác Nga-Việt Nam trong khu vực châu Á Thái Bình Dương

Trong bối cảnh của việc nước Mỹ có nhiều cuộc thảo luận chuyển trọng tâm sang châu Á, nhưng cũng đã có những thảo luận về “trọng tâm” khu vực châu Á-Thái Bình Dương của người Nga. 



Bước phát triển quan trọng đã xảy ra vào tháng trước, trong đó nổi bật là tốc độ sự tham gia lớn hơn của Nga ở châu Á. Cuộc tập trận bất ngờ tại vùng Viễn Đông của nước Nga diễn ra ngay sau cuộc diễn tập trên biển Nga – Trung 2013 vừa kết thúc. Sự xuất hiện đồng thời của cả những sự kiện này làm nhiều người bối rối, trong khi những dấu hiệu trước đây được xem như là một dấu hiệu của sự gần gũi hơn giữa Moscow và Bắc Kinh, mặc dù cuộc tập trận bất ngờ này được cho là để thể hiện sức mạnh quốc gia. Các chính sách dường như mơ hồ của Nga trong khu vực này cho thấy tầm quan trọng để xác định lợi ích hàng hải của Nga trong khu vực. 

Trong bối cảnh này, cần phân tích các xu hướng gần đây trong hợp tác hàng hải giữa Nga với Việt Nam, là một trong những đồng minh lâu đời nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và là một nước mà nước Nga đã đặt căn cứ hải quân của mình, cho thấy sự mở rộng ảnh hưởng sức mạnh về phương Nam ngày càng tăng của Moscow.

Chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga tướng Sergei Shoigu tới Hà Nội trong tháng Tư năm nay là minh chứng rất quan trọng cho mối quan hệ hàng hải Nga-Việt Nam. Cả hai bên chính thức đồng ý sự giúp đỡ của Nga trong việc cải tạo cảng Cam Ranh Việt Nam. Mặc dù Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tướng Phùng Quang Thanh đã cố gắng để không nói đùa dỡn về sự tham gia của Moscow bằng cách nói, "đó là một vấn đề bình thường. Các nước khác [cũng] muốn hợp tác với Hải quân Việt Nam ", tầm quan trọng chiến lược và quân sự của cảng này đối với là Nga không thể bỏ qua.





Nằm gần các tuyến hàng hải trong biển Đông, và gần khu vực giàu dầu mỏ quần đảo Trường Sa (Spratly islands) và quần đảo Hoàng Sa (Paracel islands), vịnh Cam Ranh có tầm quan trọng chiến lược cực kỳ to lớn. Trong lịch sử, với tầm quan trọng chiến lược của Cam Ranh thì một thực tế không khó để giải thích tại một số quốc gia như Nhật Bản, Pháp, Mỹ, và Liên Xô cũ đã đặt căn cứ ở đây. Mối quan tâm của Nga trong vịnh chiến lược quan trọng này là một yếu tố quan trọng trong một loạt các sự kiện quan trọng trong quan hệ hàng hải với Việt Nam.

Chứng minh tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đối với Moscow, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Kravchenko cho biết: "Nếu Nga vẫn coi mình là một cường quốc hàng hải, khôi phục lại căn cứ như Cam Ranh một là không thể tránh khỏi." Cùng với một thỏa thuận của việc sử dụng các nhân viên của Nga và tàu thuyền hỗ trợ cho công tác nâng cấp các cơ sở hải quân tại Cam Ranh, lãnh đạo hai nước cũng đã quyết định thành lập một cơ sở sửa chữa thương mại tại cảng. Theo tuyên bố chính thức, Công ty Tân Cảng Việt Nam thuộc Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam sẽ xây dựng các cơ sở sửa chữa thương mại tại Cam Ranh. Sự tham gia của Nga trong dự án này bao gồm Vietsovpetro, một liên doanh giữa Công ty Zarubezhneft của Nga và tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Mặc dù các cơ sở sẽ chủ yếu là nhằm phục vụ riêng cho lực lượng hải quân Việt Nam, nhưng các quan chức tại Hà Nội đang hy vọng rằng cơ sở cung cấp dịch vụ hậu cần kỹ thuật này cũng sẽ phục vụ lực lượng hải quân nước ngoài nhằm bù đắp chi phí vận hành.

Trong đó có những phát triển quan trọng, đó là kết quả của một thỏa thuận cung cấp cho Việt Nam sáu tàu ngầm diesel lớp Kilo năm 2009 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hợp tác hải quân Nga-Việt của Nga. Trị giá hợp đồng 3,2 tỷ USD, đây là thương vụ lớn nhất trong lịch sử xuất khẩu quốc phòng của Nga. Điều gì làm cho tầm quan trọng của nó lớn hơn tất cả vì nó đi kèm với bối cảnh tranh chấp lãnh thổ hiện nay giữa Việt Nam với Trung Quốc ở phía vùng biển phía Nam Trung Quốc, đây là một trong những tuyến đường biển quan trọng của khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Thỏa thuận quốc phòng này có tác động đến tranh chấp Biển Đông. Có thể dễ dàng quan sát thấy rằng "số lượng các tàu ngầm Kilo không thể theo kịp tốc độ phát triển của hải quân Trung Quốc có thể do ưu thế kinh tế.... nhưng chất lượng và khả năng dưới biển mới của Việt Nam lại cung cấp sự tin cậy tư thế đĩnh đạc đối xứng ngược lại với sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. " điều đáng chú ý là Trung Quốc đã sử các tàu ngầm lớp Kilo từ những năm 1990, và do đó việc Việt Nam sở hữu tàu ngầm Kilo không gây ra mối đe dọa lớn đối với họ”. Tuy nhiên, thực tế này không thể làm mất đi những mối quan tâm đối với kế hoạch của hải quân Trung Quốc vì trước kia Việt Nam không có khả năng dưới mặt biển, nhưng nay thì khác.

Việt Nam có vẻ thuận lợi với các mối quan hệ quân sự với Nga và ủng hộ việc tăng cường hợp tác hải quân. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã nói rằng: "Chúng tôi sẽ mua nhiều vũ khí, chủ yếu là từ Nga. Về chính trị, Nga là một đối tác đáng tin cậy. Công nghệ, vũ khí của Nga hiện đại và chúng tôi đã quen với việc sử dụng chúng. Nga vẫn là một trong những nước xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới. Hơn nữa, vũ khí Nga giá rẻ hơn so với các nước phương Tây. "

Bắc Kinh đứng ngồi không yên vì sự tham gia của Moscow tại Hà Nội. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân (Liu Weimin) cho biết, "Trung Quốc hy vọng [rằng] các công ty từ các quốc gia bên ngoài khu vực Biển Nam Trung Quốc sẽ tôn trọng và hỗ trợ những nỗ lực đàm phán của các bên trực tiếp tham gia, và họ nên tránh những hành động can thiệp vào những nỗ lực này."

Nga mặc dù vậy cũng rất rất cẩn thận để không làm mất lòng Trung Quốc, trong đó Trung Quốc nổi lên là đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong năm 2011, tổng kim ngạch thương mại lên tới 83,5 tỷ USD. Ngoài ra, với một nhu cầu năng lượng không ngừng tăng lên, Trung Quốc đã nổi lên như một thị trường hấp dẫn đối với xuất khẩu năng lượng của Nga. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đã ký kết một thỏa thuận để nhập khẩu ít nhất 743.000 thùng dầu thô mỗi ngày từ Rosneft Nga vào năm 2018.

Rõ ràng, Trung Quốc đã trở nên cực kỳ quan trọng đối với sự hội nhập kinh tế của Nga đối với khu vực. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang nổi lên như một đối tác kinh tế quan trọng của Nga trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong năm 2012, Nga xếp hạng 18 trong số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với số vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD trong 93 dự án. Bổ sung vào các mối quan hệ kinh tế song phương, là đàm phán FTA giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga, Belarus và Kazakhstan đã được đưa ra vào tháng Ba và Bốn năm này

Các quan chức ở Moscow đã biện minh cho sự hợp tác của Nga trên biển với Việt Nam trên cơ sở hỗ trợ cho nguyên tắc tự do hàng hải, quy định của Điều 87 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu Nga trong chuyến thăm Việt Nam giải thích vai trò vị trí của Moscow: "nhưng nước Nga, cũng có quyền hàng hải khác như các quốc gia khác, Nga có lợi ích trong tự do hàng hải. Nga sẽ phản ứng lại với bất kỳ thách thức nào đối với vấn đề này cũng như cách mà Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ đã thực hiện, bằng cách này Nga khẳng định quyền của mình theo luật quốc tế. "

Mặc dù lời giải thích chính thức là như vậy và các báo cáo về ý định của Moscow là đứng ngoài các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng bản chất sự tham gia của Nga, đặc biệt là hợp tác hàng hải với Việt Nam, lại cho thấy khác. Trọng tâm của Nga đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương được thúc đẩy bởi không chỉ lợi ích kinh tế, cũng như nhiều cường quốc khác trên thế giới Nga cũng muốn có đồng minh cho mình ở khu vực mà các cường quốc đang tranh giành ảnh hưởng địa chính trị như khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Sadhavi Chauhan, Quỹ Nghiên cứu Observer, New Delhi
0

Mã tạo danh sách phát/ playlist nhạc MP3 - MP3 playlist player code



Khi tạo một album nhạc tại Nhaccuatui.com, tôi muốn có trong album bài hát Cô láng giềng do ca sĩ Trần Thái Hòa thể hiện nhưng bài này không có trên Nhaccuatui (Tìm kiếm ngày 20-8-2013). Do đó, tôi tạo ra trình phát nhạc của riêng mình dựa dịch vụ của MP3 Player để tiện thêm vào bất cứ bài hát nào mình thích. Bạn có thể upload bài hát lên Kiwi6.com, sau đó đi đến trang lưu trữ bài hát bạn vừa upload để lấy đường dẫn (URL) của tệp tin chứa bài hát ở ngay dưới chữ Direct Hotlink: rồi dán vào đoạn mã tạo danh sách phát MP3 dưới đây:

<div class="player"> <object width="400" height="300" type="application/x-shockwave-flash" data="http://socplay.weebly.com/uploads/1/1/4/1/11413983/player_mp3_multi.swf"> <param name="movie" value="http://socplay.weebly.com/uploads/1/1/4/1/11413983/player_mp3_multi.swf"> <param name="FlashVars" value="mp3=http://k002.kiwi6.com/hotlink/oj4337y666/hoa_tim_ngoai_san--elvis_phuong.mp3|http://k002.kiwi6.com/hotlink/3i06y32mee/ha_trang--elvis_phuong.mp3|http://k002.kiwi6.com/hotlink/nf066ae74j/loi_cu_ta_ve--bang_kieu.mp3|http://k002.kiwi6.com/hotlink/2uj0ekc03t/tuoi_da_buon--elvis_phuong.mp3|http://k002.kiwi6.com/hotlink/33mw211744/dua_em_tim_dong_hoa_vang--khanh_linh.mp3|http://k002.kiwi6.com/hotlink/y2j47p3j97/thu_hat_cho_nguoi--quang_dung.mp3|http://k002.kiwi6.com/hotlink/q0cd9vl8c3/nhu_canh_vac_bay--hong_nhung.mp3|http://k002.kiwi6.com/hotlink/vw819kv0l0/ha_noi_dem_tro_gio--my_linh.mp3|http://k002.kiwi6.com/hotlink/vhab8warl5/lk_bon_mua.mp3|http://k002.kiwi6.com/hotlink/hlbqu07354/Chuyen_tinh_buon--sy_phu.mp3|http://k002.kiwi6.com/hotlink/bd730inc4f/nhin_nhung_mua_thu_di--elvis_phuong.mp3|http://k002.kiwi6.com/hotlink/y4cc1562lh/chuyen_hoa_sim_1--2--3--4.mp3&amp;autoplay=1&amp;width=400&amp;height=300&amp;showvolume=1&amp;title=Hoa tím ngoài sân - Elvis Phương|Hạ trắng - Elvis Phương|Lối cũ ta về - Bằng Kiều|Tuổi đá buồn - Elvis Phương|Đưa em tìm động hoa vàng - Khánh Linh|Thu hát cho người - Quang Dũng|Như cánh vạc bay - Hồng Nhung|Hà Nội đêm trở gió - Mỹ Linh|LK bốn mùa - Hải ngoại|Chuyện tình buồn - Sỹ Phú|Nhìn những mùa thu đi - Elvis Phương|LK nhạc vàng tuyển chọn - Hải ngoại&amp;bgcolor1=4da6a9&amp;bgcolor2=2d8689"> </object> </div>


    Trong đó:
  • http://k002.kiwi6.com/hotlink/oj4337y666/hoa_tim_ngoai_san--elvis_phuong.mp3 là URL tệp tin MP3 chứa bài hát Hoa tím ngoài sân do Elvis Phương trình bày được lưu trữ trực tuyến trên Kiwi6.com
  • | là ký tự nằm giữa hai URL tệp tin MP3 hoặc hai tiêu đề bài hát
  • Hoa tím ngoài sân - Elvis Phương là tiêu đề bài hát
  • autoplay=1 Tự động phát, =0 để đặt giá trị ngược lại
  • width=400 Trình phát rộng 400px
  • height=300 Trình phát cao 300px
  • showvolume=1 hiển thị thanh chỉnh âm
  • bgcolor1=4da6a9 Đặt giá trị màu nền cho đường viền trình phát
  • bgcolor2=2d8689 Đặt giá trị màu nền cho danh sách tiêu đề bài hát
Bản quyền @ Socplay.blogspot.com
0

Hướng dẫn đổi theme (chủ đề ) cho blogspot + Theme cho blogspot

Blog là một trang web thân thiện và công bằng cho người sử dụng. Có nhiều dịch vụ cung cấp blog miễn phí như Blogger, Wordpress, Blog (Blog.com), Tumblr,... Với Blogger.com (hay blogspot), nó đơn giản, dễ sử dụng và tồn tại lâu dài. Hơn thế nữa, Blogger cho phép bạn can thiệp vào mã nguồn HTML qua đó cho phép bạn thay đổi mọi thứ theo trí tưởng tượng phong phú của mình.

Bài này gồm có: Hướng dẫn thay đổi Theme (chủ đề) cho blogspot và cung cấp thêm Theme mới không có trong dịch vụ của Blogger.

I/ Đổi theme cho blogspot

1. Đăng nhập vào blogger.com

2. Nhấp vào "Mẫu" ("Layout")

3. Nhấp vào "Tùy chỉnh" ("Edit")

4. Ở cửa sổ tiếp theo, bạn sẽ nhìn thấy Menu gồm: Mẩu (Template), nền (background), điều chỉnh độ rộng (adjust width), Bố cục (template) và nâng cao (advance). Nhấp vào nền. Sau đó nhấp vào ảnh đại diện cho theme blog của bạn. Một cửa sổ popup hiện ra cho bạn chọn theme mới. Nếu không vừa ý, bạn có thể nhấp vào Tải hình ảnh lên để upload theme từ máy tính của bạn.

II. Một số theme cho blogspot không có trong dịch vụ của Blogger ( Tải theme xuống máy tính của bạn, sau đó upload lên host của Blogger cho blog.)

- Theme Bluesea, Xem

URL của theme: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiKgF9IohyphenhyphenmW0Ui3Erfyakrom0XQcgMUU_e5EzCGannhjJk4CKkOW-R05PKybgCRq2xhVBGKyjbmD6YP6zR9G2kYj28oSSKjO-GYM2saRA2oA7jAn9P0p28Ezozf5y29MopZfOB-cossuU/s0/blue-sea-1.jpg

- Blusea sun set, Xem

URL: http://thetravellady.files.wordpress.com/2013/03/blue-sea-sunset-hd.jpg

- Boat sun set: Xem

URL: http://www.rickreadephotoblog.com/wp-content/uploads/2011/10/Boat_Sunset_Redux-Edit-Edit.jpg

- Sunset Streaks, Xem

URL: http://www.rickreadephotoblog.com/wp-content/uploads/2011/10/Sunset_Streaks.jpg

- Các theme khác của Rickrederphotoblog, nhấp vào đây http://www.rickreadephotoblog.com/?p=332

- Một số theme của Thegioihoanmy, nhấp vào đây http://diendan.thegioihoanmy.vn/members/69889/albums/575/

- Ngoài ra bạn có thể tìm thên trên Google.
0

Đọ sức chiến lược biển Đông: ‘Đấu văn’ và ‘đấu võ’

Tờ Nhân dân Nhật báo, Trung Quốc phân tích cụ thể về vụ kiện của Philippines về vấn đề biển Đông ra tòa án trọng tài quốc tế. Những sách lược biển mới của Trung Quốc để đối phó với tình hình mới cũng được nêu ra rất kỹ lưỡng.

Hải quân Mỹ và Philippines trong đợt tập trận chung ở vùng biển tây Philippines . Ảnh: Reuters.

Theo Nhân dân Nhật báo, thời gian qua Philippines liên tiếp có những phản ứng quanh vấn đề Biển Đông.

Đầu tiên là ngày 15-7, Bộ ngoại giao Philippines phát biểu tuyên bố, chỉ ra cái gọi là “8 sự thật” về vấn đề biển Đông. Ngay sau đó, ngày 16-7, Philippines tuyên bố tòa án trọng tài liên quan đến những tranh chấp trên biển Đông đã được thành lập ở thành phố Den Haag – Hà Lan, quy trình phát xét đã được khởi động. Ngày 24-7, Philippines phát động cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu, kháng nghị Trung Quốc “xâm chiếm biển đảo của Philippines”

Những động tác này đánh dấu nối tiếp các cuộc đối đầu cứng như đối đầu tàu chiến, đe dọa quân sự, triển khai sức mạnh...ván cờ tranh chấp biển Đông bắt đầu tập trung vào cuộc đọ sức mềm về tư pháp quốc tế và dư luận quốc tế.

Từ “đấu văn” đến “đấu võ”

Nhân dân Nhật báo nhận định sự đối đầu về sức mạnh trên biển Đông ngày càng có lợi cho Trung Quốc. Các nước Đông Nam Á có tranh chấp đều muốn né tránh, không muốn để xảy ra xung đột vũ trang với Trung Quốc. Sự kiện đảo Hoàng Nham/ Scarborough năm 2012 là một bước ngoặt trong cuộc tranh giành lãnh thổ trên biển Đông, sự kiện này đánh dấu Trung Quốc đã sơ bộ tạo dựng được khả năng uy hiếp có hiệu quả trên biển Đông.

Đã từ lâu, do sức mạnh trên biển của Trung Quốc khá yếu, mặc dù sức mạnh tổng thế của Trung Quốc rất lớn, nhưng ở một số khu vực cục bộ trên biển Đông, không hình thành được sự uy hiếp quân sự hoặc chuẩn quân sự có hiệu quả. Một số nước Đông Nam Á như Philippines thi nhau lấp “chỗ trống sức mạnh” ở biển Đông, chiếm đảo, khai thác thài nguyên, không đếm xỉa gì đến lời đề nghị “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc, sự so sánh về sức mạnh ngày càng có lợi cho Trung Quốc, các hoạt động tuần tra và chấp pháp của Trung Quốc trên biển Đông ngày càng dồn dập, trước đây, các nước như Philippines... gây ra tình trạng “sự đã rồi”, ép Trung Quốc phải lùi bước, nhưng hiện tại cách làm này đã không thể tiếp tục.

Tờ báo này quả quyết ưu thế chiến lược của Trung Quốc trên biển Đông ngày càng rõ nét, không gian dành cho các bên không liên quan nhưng muốn gây rối để kiếm lợi trong đó ngày càng thu hẹp. Mặc dù vấn đề biển Đông ngày càng quốc tế hóa, các bên không có liên quan như ASEAN, Mỹ, Ấn Độ... cũng can thiệp sâu hơn, nhưng sự tồn tại về mặt quân sự của Trung Quốc ở biển Đông ngày càng không thể coi thường.

Nhân dân Nhật báo cho rằng các nước Mỹ, Ấn Độ đều không thể tùy tiện vì Phillippines, Việt Nam mà mạo hiểm ra tay, trong khi bản thân lại không có lợi ích gì. Chính vì thế, cho dù cục diện biển Đông gió to, sóng lớn đến đâu, ngọn lửa dựa vào Mỹ để ngăn chặn Trung Quốc bốc cháy ngùn ngụt đến đâu, đều chỉ là tạo dựng thanh thế ầm ĩ, hành động thực tế không có gì lớn. Trên thực tế, bản thân các nước có tranh chấp với Trung Quốc đã không thể dựa vào “quả đấm” để nói chuyện, trong khi sự viện trợ và ủng hộ của Mỹ thường cũng chỉ là “đãi bôi” mà thôi.

Theo Nhân dân Nhật báo, trong bối cảnh này các nước như Philippines đã tăng cường chuẩn bị và đầu tư cho công tác đấu tranh tư pháp quốc tế hòng dùng pháp luật để trói buộc chân tay của người khổng lồ Trung Quốc, tích cực thu thập các cơ sở pháp lý có lợi cho chủ trương của mình, chuẩn bị sẵn sàng “đối đầu” với Trung Quốc trên tòa án quốc tế. Lần này Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế chính là mở màn cho chiến dịch nói trên.


Tàu khu trục của Mỹ USS Fitzgerald ở vịnh Subic hồi cuối tháng 6. 

Những lo ngại của Trung Quốc

Theo tuyên bố của Philippines, có ba điểm lớn trong vụ kiện lần này: Một là yêu cầu tòa án làm rõ, chủ trương quyền lợi biển mà Trung Quốc đưa ra dựa vào “đường 9 đoạn” vi phạm Công ước luật biển Liên hợp quốc. Hai là yêu cầu tòa án tuyên bố rõ các bãi đá Mischief Reef, McKennan Reef, Gaven Reef, Subi Reef của Trung Quốc đều chỉ là “bãi ngầm dưới nước”, không sở hữu quyền lãnh hải. Các bãi Fiery Cross Ree, Cuarteron Reef, Johnson South Reef và đảo Hoàng Nham/ Scarborough không có quyền lợi vùng biển đặc quyền kinh tế trong phạm vi 200 hải lý. Ba là yêu cầu tòa án phán xét, Trung Quốc đang “xâm hại” Công ước luật biển Liên hợp quốc mà Philippines dựa vào và đòi chủ trương về quyền lợi vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, đồng thời yêu cầu tòa án “áp dụng biện pháp tạm thời” buộc Trung Quốc phải chấm dứt hành vi này.

Nhân dân nhật báo cho rằng, Trung Quốc cần phải cảnh giác bởi rõ ràng là lần này Philippines có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng, việc lựa chọn, nắm bắt thời cơ đối với nội dung và cơ chế trọng tài của Philippines cho thấy trình độ quyết sách cao. So với những biểu hiện ngờ nghệch trong sự kiện đối đầu ở đảo Hoàng Nham/ Scarborough, không thể coi thường khả năng ứng dụng của Philippines trong lĩnh vực luật quốc tế và cơ chế.

Tờ báo này phân tích Philippines không phải nước duy nhất trong cuộc tranh chấp trên biển Đông muốn kiện Trung Quốc. Trong thời gian tới, cùng với sự tăng cường thêm một bước của lực lượng chấp pháp Trung Quốc, và sự tập trung đối với hoạt động quản lý, kiểm soát hải vực của Trung Quốc ở biển Đông, Philippines và các nước liên quan sẽ càng mất đi sức mạnh và dũng khí thông qua thủ đoạn quân sự hoặc chuẩn quân sự để “đọ sức” với Trung Quốc. Hoạt động đấu tranh trong lĩnh vực tư pháp quốc tế dần dần sẽ trở thành hình thức chủ yếu để đối đầu với Trung Quốc.

Tòa án trọng tài vừa thành lập, bước tiếp theo sẽ tiến hành thẩm định theo quy trình, vấn đề then chốt nhất là, tòa án trọng tài có quyền phát xét vụ án này hay không.

Theo quy định đặc biệt của điều 298 trong công ước, nước ký hiệp ước có thể dùng biện pháp đệ trình bản tuyên bố lên Tổng thư ký Liên hợp quốc để loại trừ quy trình trọng tài mang tính bắt buộc, nó chủ yếu thích hợp với các vụ án tranh chấp trên biển như phân định lãnh thổ, phân định ranh giới trên biển, quyền sở hữu mang tính lịch sử, lợi ích quân sự...

Ngay từ ngày 25-8-2006, Trung Quốc đã đệ trình lên Tổng thư ký Liên hợp quốc một bản tuyên bố. Bản tuyên bố đặc biệt chỉ ra rằng, đối với bất kỳ vụ tranh chấp nào mà khoản 1 điều 298 trong công ước đã nêu, tức các tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, phân định ranh giới trên biển, hoạt động quân sự..., Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ hoạt động tư pháp quốc tế hoặc trọng tài phát xét được quy định trong chương 3 thuộc phần 15 của Công ước luật biển (điều 297, điều 298, điều 299).

Đương nhiên là Philippines sẽ hiểu Trung Quốc được hưởng quyền miễn trừ theo Công ước trên, chính vì thế nội dung xin trọng tài phán xét mà Philippines đưa ra được “dày công thiết kế”, cố gắng né tránh những tranh chấp chủ quyền đằng sau vấn đề biển Đông. Nhìn bề ngoài, những đề nghị phán xét này đều đang trong quá trình biện luận về mặt pháp lý, Philippines không yêu cầu tòa án trọng tài phán xét những tranh chấp về chủ quyền biển đảo và phân định ranh giới trên biển giữa quốc gia này với Trung Quốc, mà yêu cầu tòa án nhận định chủ trương và hành vi của Trung Quốc không phù hợp với công ước. Hành động này nhằm tránh việc Trung Quốc được hưởng quyền miễn trừ, thông qua lời đề nghị tố tụng “mang tính kỹ thuật” và “tính pháp lý”, thúc đẩy lập án và khởi động trình tự trọng tài.

Rõ ràng vụ kiện của Philippines có dấu hiệu kiện cho lấy lệ và tráo đổi khái niệm, trong khi những quy định của công ước về các vấn đề quyền lợi mang tính chất lịch sử, hiệu lực pháp luật biển đảo lại hết sức mơ hồi, chỉ cần toàn án có sự phán quyết hoặc ý kiến mang tính khuynh hướng là có thể lật đổ công ước, dùng sự “thỏa hiệp mơ hồ” để tìm kiếm cơ sở mang tính hợp pháp của công ước. Hơn nữa, cuộc tranh chấp trên biển Đông dính líu đến nhiều quốc gia (6 quốc gia là Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Bruney và 1 khu vực là Đài Loan), các chú trương và lợi ích chồng chéo nhau, tòa án không thể chỉ nghe một bên là Philippines sau đó đưa ra lời phán quyết phiết diện. Do đó, rất có thể tòa án sẽ cho rằng lời đề nghị trọng tài của Philippines quá nhạy cảm, phức tạp, áp dụng sách lược né tránh, nhận định họ không có quyền phát xét đối với vụ án này, những đề nghị trọng tài sẽ bị bác lại.

Tuy nhiên, Nhân dân Nhật báo cũng nhấn mạnh, Trung Quốc cần nhìn thấy biến số tồn tại trong vụ việc này. Luật quốc tế không ngừng phát triển, các hoạt động thực tiễn của con người trong lĩnh vực biển đang không ngừng nảy sinh các vấn đề mới, luật biển quốc tế cũng buộc phải tiến cùng thời đại. Về lý thuyết tòa án có thể căn cứ vào tình hình thực tiễn biển mới, đưa ra một số lời giải thích mới về một số điều khoản mơ hồ, điều này đã để lại một không gian tưởng tượng nhất định. Quyền phát xét của tòa án trọng tài cũng không như một số chuyên gia của Trung Quốc phát biểu rất xa vời, mọi cái đều tồn tại biến số nhất định. Chính vì thế cũng tồn tại khả năng tòa án tuyên bố họ có quyền phát xét nhất định đối với vụ án này.

Nếu tòa án kết luận họ có quyền phát xét vụ án này thì dù Trung Quốc có phản ứng và thái độ nào, công tác trọng tài đều sẽ được tiến hành. Theo công ước, mức độ bắt buộc của tòa án trọng tài sẽ vượt tòa án quốc tế, tòa án luật biển quốc tế và tòa án trọng tài đặc biệt. “Nếu một bên tranh chấp không tham dự phiên tòa hoặc không tiến hành biện hộ cho vụ án, bên kia có thể đề nghị tòa án trọng tài tiếp tục tiếp hành quy trình và đưa ra phán quyết. Bên tranh chấp vắng mặt hoặc không tiến hành biện hộ sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động xét xử”. Dự đoán, để hoàn thành mọi trình tự trọng tài, có thể mất tới 3-4 năm, đây sẽ là một quá trình tư pháp và cuộc chiến ngoại giao trường kỳ.

Đọ sức chiến lược ở Biển Đông


Nhân dân Nhật báo cho rằng, cuộc tranh chấp trên biển Đông là cuộc đọ sức mang tính chiến lược và mang tính tổng hợp, đấu tranh pháp lý cần xem xét kỹ lưỡng các tình huống như chiến lược biển, khả năng chấp hành chính sách, sức uy hiếp về quân sự để có thể đối phó trên tầm cao cao hơn, phạm vi và lĩnh vực rộng hơn.

Một là cần tăng cường nghiên cứu luật biển quốc tế và sự tương tác giữa các cơ chế quốc tế có liên quan, đối phó một cách tự tin và lý trí với cuộc chiến này.

Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế bắt nguồn từ luật thói quen được hình thành trong quá trình quan hệ qua lại giữa các nước phương Tây, luật biển lại càng như vậy, kể từ thời cận đại trở lại đây, Trung Quốc luôn phải học và đuổi theo. Hiện nay, lĩnh vực nghiên cứu luật quốc tế – bao gồm luật biển quốc tế của Trung Quốc vẫn còn một khoảng cách khá xa so với trình độ hàng đầu của thế giới. Đối với vấn đề như biển Đông, sự nghiên cứu của Trung Quốc cũng còn khá sơ cấp, hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc lên tiếng ủng hộ, giải thích lập trường của chính phủ, rất ít chuyên gia có thể đứng trên phương diện pháp lý, chứng thực để cung cấp căn cứ xác đáng cho công cuộc đấu tranh ngoại giao. Muốn giành được thắng lợi trong cuộc chiến này, Trung Quốc buộc phải nâng cao trình độ nghiên cứu của mình trên phương diện này, đặt nền móng vững chắc cho công cuộc đấu tranh pháp lý.

Nhân dân Nhật báo đề xuất Trung Quốc cần tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng cơ chế quốc tế có liên quan. Các cơ chế như Ủy ban giới hạn thềm lục địa của Liên hợp quốc, Tòa án luật biển quốc tế dựa vào Công ước luật biển quốc tế và đại diện cho mọi quyền lợi thực thi của toàn nhân loại, công dân Trung Quốc cũng có không ít chuyên gia đảm nhận chức vụ quan trọng trong đó, tính công bằng và tính quyền uy của họ được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi. Tờ báo này bày kế Trung Quốc cần định hướng cho dư luận quốc tế một cách thích hợp, tránh những lời dự đoán về các “âm mưu”. Đối với vụ kiện của Philippines, cần đối phó một cách lý trí, không nên tùy ý thể hiện sự phẫn nộ hoặc ý kiến bất đồng trên tòa án luật biển quốc tế và tòa án trọng tài. Trong dù trong tòa hay ngoài tòa, Trung Quốc cần nắm bắt mọi cơ hội, làm tốt công tác tòa án trọng tài, đồng thời tuyên truyền lập trường và chủ trương của Trung Quốc với tòa án và động đồng quốc tế, biến thế bị động thành thế chủ động (biện hộ cho các hoạt động trái phép, bất chấp luật pháp quốc tế ở Biển Đông-ND).

Hai là cần đứng trên tầm cao chiến lược biển quốc tế để cân nhắc sự được mất của lợi ích.

Nhân dân Nhật báo lý giải cuộc đấu tranh pháp lý trên biển Đông là kết quả của các mối xung đột về lợi ích và sự mâu thuẫn giữa các chủ trương, gây ra sức ép rất lớn cho sự phát triển của trật tự biển lấy Công ước luật biển quốc tế làm hạt nhân, đồng thời cũng là sự thách thức đối với phương châm luật biển và chiến lược biển của Trung Quốc. Việc ký kết và có hiệu lực của công ước là kết quả của một sự thỏa hiệp, trong các vấn đề quan trọng như nguyên tắc phân định ranh giới biển, hiệu lực yếu mạnh của luật biển đảo đều áp dụng sách lược mơ hồ hoặc né tránh, những điều khoản không rõ ràng này đã phản ánh nên quan điểm pháp lý và giới định lợi ích không giống nhau của các nước, vấn đề biển Đông càng tập trung phản ánh sự thiếu cơ sở pháp lý của công ước trong các vấn đề thực tiễn quan trọng như phân định ranh giới biển, hiệu lực của luật biển đảo, quyền lợi lịch sử... Vấn đề biển Đông sẽ được giải quyết cùng với sự phát triển của luật biển quốc tế, quá trình này ắt sẽ ảnh hưởng đến hướng phát triển của Luật biển quốc tế. Đối với Trung Quốc, cần dựa vào tinh thần cơ bản, kinh nghiệm thực tế, xu thế phát triển của Luật biển quốc tế, xem xét toàn diện cái được và mất trong không gian biển thuộc phạm vi chủ quyền cả ở biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông. Sau đó sẽ căn cứ vào kết quả này và đưa ra chủ trương chính sách có liên quan.

Ba là cần nhấn mạnh sự phối hợp giữa các ban ngành và tổ chức, có sự đối phó hiệu quả về mặt pháp lý trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và quân sự.

Các điều khoản của luật quốc tế đều có tính linh hoạt nhất định, tòa án trọng tài cũng không thể đưa ra lời phán quyết mà bất chấp sự chi phối của các hoạt động chính trị quốc tế. Quá trình thụ lý vụ án này, kết quả cuối cùng, thậm chí việc nhận định quyền phát xét đều chịu sự ảnh hưởng của tình hình quốc tế, dư luận quốc tế. Chính vì thế, chắc chắn đây không chỉ là cuộc đấu tranh pháp lý đơn thuần, mà là một cuộc đọ sức toàn diện về ngoại giao, chính trị, quân sự, luật quốc tế, tuyên truyền dư luận, là sự thách thức đối với sức mạnh chiến lược biển tổng hợp của Trung Quốc.

Nhân dân Nhật báo thừa nhận về ngoại giao, do vấn đề biển Đông đã được quốc tế hóa, Trung Quốc cần điều chỉnh tâm thế, không cần né tránh, cần tích cực phát ngôn trên các diễn đàn quốc tế, cố gắng xóa bỏ chiêu bài “rỏ nước mắt để được rủ lòng thương” của Philippines và các quốc gia khác. Về mặt quân sự, cần tiếp tục tăng cường xây dựng lực lượng, năng cao khả năng uy hiếp, ngăn ngừa sự xuất hiện của các thực tế “sự đã rồi” bất lợi cho Trung Quốc.

Tờ báo này còn hiến kế rất thâm hiểm về kinh tế, song song với việc củng cố các thành quả khai thác ở phía Bắc biển Đông, cần tích cực các hoạt động khảo sát và quan trắc ở miền Trung và miền Nam biển Đông, đồng thời triển khai các hoạt động khai thác dầu khí một cách phù hợp, thông qua thế mạnh về công nghệ, vốn, tự chủ khai thác để thúc đẩy cái gọi là “cùng khai thác”. chính sách và động tác của các ban ngành cần có sự phối hợp nhịp nhàng, nắm bắt chuẩn xác “thời cơ” và “độ chín”

Huy Long  - TPO
Theo Nhân dân Nhật báo
0

Quần đảo Trường Sa sẽ trở thành chiến trường Trung Quốc - Mỹ?

(GDVN) - Thời điểm đó sẽ là cuộc đấu tranh giữa 2 siêu cường Mỹ và Trung Quốc nhằm tranh giành quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang là tâm điểm tranh chấp giữa 5 nước, 6 bên) được cho là có nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt dồi dào, Henderson cho biết.

Đài Press TV của Iran ngày 29/7 dẫn lời Dean Henderson, một nhà bình luận thời sự cho rằng việc Mỹ đang đàm phán thỏa thuận cho phép gia tăng sự hiện diện quân sự của nó tại Philippines cho thấy Philippines luôn có giá trị chiến lược đối với Mỹ ở Biển Đông với nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt dồi dào.

Sau một thời gian dài chiếm đóng Philippines vào cuối những năm 1980, quốc gia này "cơ bản trở thành thuộc địa" của Mỹ với các căn cứ không quân, hải quân lớn ở Subic, Clark Air Base, Henderson nói với Press TV.

Hiện tại Washington và Manila đang đàm phán để tăng cường sự hiện diện của tàu chiến và quân đội Mỹ tại Philippines trong bối cảnh căng thẳng giữa Manila với Bắc Kinh trên Biển Đông.

Một thỏa thuận có thể sẽ cho phép Mỹ gửi tàu, phụ tùng, vật tư cũng như binh lính thủy quân lục chiến, hải quân đến vịnh Subic.

Henderson cho rằng dấu ấn văn hóa Mỹ đối với Philippines rất sâu sắc và sẽ có vấn đề khi người dân Philippines "thực sự thức tỉnh", họ sẽ nhận ra rằng mình đang bị lợi dụng.

Nhưng đến thời điểm đó sẽ là cuộc đấu tranh giữa 2 siêu cường Mỹ và Trung Quốc nhằm tranh giành quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang là tâm điểm tranh chấp giữa 5 nước, 6 bên) được cho là có nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt dồi dào, Henderson cho biết.

GDVN
0

NGA VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Đà gia tăng sự hợp tác của Nga với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng và quốc phòng, cũng như triển vọng phát triển lưu thông hàng hải theo tuyến đường biển phương Bắc - có thể là phương án thay thế cho tuyến qua eo biển Malacca, là những yếu tố đang làm thay đổi nhận thức về vai trò tiềm năng của Nga trong khu vực. 


Ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga hiện hữu trong bối cảnh các nước Đông Nam Á có nguyện vọng kiềm chế sự bành trướng của một Trung Quốc lớn mạnh nhanh chóng. Đó là quan điểm do học giả nổi tiếng người Mỹ Elizabeth Vishnik chuyên nghiên cứu các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương nêu ra gần đây. Còn một khía cạnh đáng chú ý nữa: Trong tương quan này, liệu có thể xuất hiện xích mích trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Matxcơva? Ông Sergei Luzyanin Phó Giám đốc Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm khoa học Nga) phân tích tình hình trong khu vực dưới góc độ nhãn quan lợi ích của Nga.

Nga cho rằng khuôn khổ của quan hệ đối tác song phương Nga-Trung sẽ không thể kìm hãm những sáng kiến của Matxcơva về mở rộng vai trò của Liên bang Nga trong khu vực, đặc biệt là với các lĩnh vực năng lượng và an ninh. Quan hệ đó cũng không được kiềm chế xu thế đa dạng hóa các liên hệ song phương mà Nga vốn xây đắp thành công với người bạn cũ là Việt Nam, cũng như phát triển các hình thức hợp tác song phương mới mẻ với những thành viên khác của ASEAN.

Các chuyên viên Trung Quốc đưa ra giải thích theo lối của họ. Trong khi về nguyên tắc không phản đối sự phát triển các quan hệ song phương và đa phương của Nga với các nước trong khu vực, Bắc Kinh vẫn tỏ thái độ tiêu cực trước thực tế Nga tăng cường hợp tác năng lượng với Việt Nam và những quốc gia khác mà Trung Quốc đang có "tranh chấp biển đảo", kể cả tranh chấp về thềm lục địa chứa hydrocarbon.

Dễ hiểu là các tập đoàn năng lượng của Nga đang cố gắng tuân thủ "luật chơi" bất thành văn nào đó, cố gắng không lọt vào vùng lãnh thổ tranh chấp. Nhưng như đã rõ, ranh giới của thềm lục địa tranh chấp là khá tương đối, được cắt nghĩa mỗi lần đều theo cách mới ở Bắc Kinh, Hà Nội, Manila và những thủ đô khác của các quốc gia dự phần tranh cãi. Và ở đây có thể xảy ra "hiểu lầm". Vấn đề khác nữa là trong những trường hợp này, đòi hỏi sự phân định nghiêm túc, tách chính trị khỏi thương mại, không tạo ra cơ sở để ngờ vực lẫn nhau và không phá hoại những lợi ích chiến lược chung.

Chỉ mới cách đây 5 - 10 năm về trước, đối với Liên bang Nga và Trung Quốc tất cả đều được “qui định” trên bình diện những đánh giá chính trị. Liên minh quân sự và chính trị (song phương) của Hoa Kỳ với các nước trong khu vực gây mất ổn định tình hình và đáng bị phê phán, còn sự tham gia của Nga và Trung Quốc vào các đề án như kiểu ARF (Diễn đàn khu vực về an ninh của ASEAN) và những kế hoạch khác – thì được hoan nghênh, đánh giá tích cực v.v... Giờ đây đã xuất hiện sắc thái mới cả trong lĩnh vực an ninh khu vực cũng như trong các đề án giao thông vận tải.

Thời điểm hiện tại, có vẻ Trung Quốc muốn nhìn thấy lập trường rõ ràng hơn của Liên bang Nga về "xung đột biển đảo" và muốn có sự ủng hộ của Nga về những nội dung khác, kể cả vấn đề "quốc tế hóa eo biển". Chuyện ở đây trước hết là về eo biển Malacca. Bắc Kinh đang tìm kiếm nguồn dự trữ và khả năng mới để sử dụng Nga như là động lực bổ sung nhằm hỗ trợ cho chính sách của Trung Quốc ở Đông Nam Á.

Có thể thấy là người ta không chuyển tải "niềm hy vọng Trung Hoa" cho Nga một cách rõ ràng hoặc chính thức. Về cơ bản ý tứ đó biểu đạt theo lối “lộ trình chuyên viên”. Nhưng ngay bây giờ đã có thể nhận thấy sự bực dọc của một số nhân vật chính giới Trung Quốc trước đà xúc tiến tích cực hợp tác năng lượng và gia tăng hợp tác quân sự Nga-Việt. Giữa các chuyên viên Nga và Trung Quốc cũng không có kiến giải chung nhất về qui chế tương lai của tuyến đường biển phương Bắc (NSR).

Trong những điều kiện này, như ghi nhận của các chuyên gia phương Tây, kể cả học giả Elizabeth Vishnik, tuyến đường biển phương Bắc có thể biến thành một kiểu đối trọng thay thế cho eo biển Malacca. Quả thực, “xung đột biển đảo” của Trung Quốc với hàng loạt nước ASEAN rõ ràng sẽ bảo lưu và tồn tại trong hình thức như bây giờ đủ lâu dài (thậm chí còn có thể trở nên nghiêm trọng hơn). Đồng thời đang diễn ra hiện tượng khí hậu ấm lên và băng tan chảy. Lưu thông tàu thuyền theo đường biển phía Bắc sẽ thuận tiện hơn. Dễ hiểu là các thành tố chiến lược (tạo lập hành lang giao thông mới) và thương mại (độ lưu thông) của dự án qua mỗi năm sẽ càng tăng thêm.

Như vậy, Trung Quốc cần hiểu rằng xu hướng này không phải là mưu toan ác ý của Matxcơva mà là tiến trình khách quan của sự thay đổi bối cảnh khu vực, cũng như có phần từ thay đổi điều kiện khí hậu, mà bất kỳ chính trị gia nào dù hùng mạnh đến đâu cũng không thể gây tác động ảnh hưởng.

Những thành tố mới không thể phá vỡ hình thức đối tác Nga-Trung đã được thiết lập, nhưng, hiển nhiên, sẽ cần đến những điều chỉnh (về chuyên viên và chính trị) từ cả hai bên. Cụ thể, về mức độ và điều kiện của khả năng "quốc tế hóa" tuyến đường biển phương Bắc, triển khai rộng hoạt động dầu khí của Nga trong vùng biển phần phía nam Đông Nam Á, mở rộng phạm vi hợp tác song phương Nga-Việt Nam, Nga-Philippine và vai trò của Nga trong nền an ninh khu vực nói chung.


Theo Đài Tiếng Nói Nước Nga
0

Những cuộc lấn chiếm của Trung Quốc

Phương pháp tiếp cận láng giềng tốt bắt đầu thay đồi từ thập kỷ trước vì lãnh đạo Trung Quốc tin rằng cuối cùng thời cơ của Trung Quốc đã đến.


Theo cách Trung Quốc cướp lấy đất đai xuyên qua dãy Himalaya trong thập niên 1950 bằng việc phát động các cuộc xâm chiếm ngấm ngầm và bây giờ họ tiến hành những cuộc chiến lén lút không bắn một phát súng nào nhằm thay đổi hiện trạng trên Biển Hoa Đông và Biển Hoa Nam (Biển Đông Việt Nam), trên biên giới với Ấn Độ và trên các dòng sông quốc tế.

Mặc dù Trung Quốc từ một quốc gia nghèo trỗi dậy trở thành cường quốc kinh tế thế giới nhưng các yếu tố chính trong lãnh đạo quốc gia và học thuyết chiến lược vẫn không hề thay đổi.

Từ thời Mao Trạch Động Trung Quốc đã từng bám sát lời khuyên trong Binh pháp Tôn Tử “Không đánh mà thắng mới là cách tốt nhất.”

Phép dùng binh này liên quan đến việc đánh thắng kẻ địch bằng sự bất ngờ qua việc khai thác điểm yếu của kẻ thù và chớp lấy thời cơ cũng nhưqua việc ngụy trang công bằng thủ. Tôn Tử đã nói “Tất cả các cuộc chiến đều dựa trên sự lừa bịp”. Chỉ khi cuộc chiến lén lút không thể đạt được mục tiêu đề ra thì mới phát động cuộc chiến công khai.

Trung Quốc đã dàn dựng các cuộc chiến tranh quân sự công khai ngay cả khi đất nước họ còn nghèo và nội bộ còn bất ổn. Một báo cáo của Lầu Năm Góc đã nêu việc TQ tấn công phủ đầu vào các năm 1950, 1962, 1969 và 1979 như là những ví dụ về tấn công được ngụy trang bằng phòng thủ [bảo vệ]. Và cũng có thể kể thêm vào đó cuộc tấn công bằng vũ lực của Trung Quốc chiếm Quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Đá Gạc Ma (Johnson Reef) vào năm 1988, Đá Vành Khăn (Mischief Reef) vào năm 1995 và Bãi cạn Scarbourough vào năm ngoái (2012, ND).

Tuy nhiên, một thế hệ sau khi Đặng Tiểu Bình củng cố xong quyền lực, Trung Quốc chủ động đề cao mối quan hệ láng giềng tốt với các nước Châu Á nhằm tập trung phát triển kinh tế nhanh chóng. Chiến lược này cho phép Bắc Kinh tích lũy sức bật kinh tế và chiến lược trong khi cho phép các nước láng giềng thúc đẩy kinh tế mình lên bằng cách bám theo sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc.



Phương pháp tiếp cận láng giềng tốt bắt đầu thay đồi từ thập kỷ trước vì lãnh đạo Trung Quốc tin rằng cuối cùng thời cơ của Trung Quốc đã đến.

Một trong những tín hiệu đầu tiên là sự phục hồi yêu sách âm ỉ lâu dài đòi chủ quyền bang Arunachal Pradesh vùng Đông Bắc Ấn Độ hồi năm 2006. Bằng chứng tiếp theo là việc chuyển qua cách tiếp cận “phô trương cơ bắp”, với việc TQ sẵn sàng tấn công giành lãnh thổ với nhiều nước láng giềng và mở rộng “lợi ích cốt lõi”. Và năm ngoái (2012, ND), Trung Quốc chính thức đưa yêu sách đường lưỡi bò theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển đòi chủ quyền hơn 80% Biển Đông.

Từ việc sử dụng sức mạnh thương mại để gây tổn thương đối phương tới khai thác tính độc quyền toàn cầu về sản xuất các nguồn tài nguyên sống còn như các khoáng sản dạng đất hiếm. Trung Quốc đã đóng vai trò mạnh mẽ hơn, làm tăng mối quan ngại ở Châu Á và ở phạm vi rộng lớn hơn. Thực tế, Trung Quốc càng mở cửa làm ăn kinh tế theo phương Tây thì tư tưởng chính trị càng Tầu hơn. Tầng lớp có quyền lực của Trung Quốc, bằng cách quay lưng lại với học thuyết Marxist được nhập khẩu từ Phương Tây, đang đưa chủ nghĩa quốc gia Trung Quốc vào trung tâm của tính chính đáng chính trị. Kết quả là sự quyết đoán mới của Trung Quốc trở nên ngày càng gắn bó với sự đổi mới quốc gia.

Trên bối cảnh này, việc Trung Quốc gia tăng sử dụng cuộc chiến lén lút nhằm đạt được các mục tiêu chính trị và quân sự đang trở thành một nguồn bất ổn chiến lược chính ở Châu Á. Các công cụ được tận dụng rất đa dạng từ việc tiến hành các cuộc chiến tranh kinh tế tới việc tạo ra tầng lớp chiến binh lén lút mới dưới vỏ bọc là các cơ quan bán quân sự như Cục An toàn Hàng hải (the Maritime Safety Administration), Cơ quan Kiểm ngư (the Fisheries Law Enforcement Command) và Cục Hải dương Quốc gia (the State Oceanic Administration).

Các cơ quan này với sự hỗ trợ của Hải quân Trung Quốc đang trong đội quân làm thay đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho Trung Quốc ở Biển Hoa Nam (Biển Đông) và Biển Hoa Đông. Trung quốc đã đạt được một số thành công rồi và các thành công đó khuyến khích họ theo đuổi sự quyết đoán đa phương chống lại nhiều nước láng giềng cùng một lúc.

Ví dụ sau cuộc dằng co nhiều tháng với Philippines, Trung Quốc đã kiểm soát thực tế Bãi Scarborough từ năm ngoái (2012, ND) bằng cách dàn đội tầu xung quanh bãi đó và từ chối không cho đối phương tiếp cận. Ngư dân Philippines không còn có thể vào khu vực đánh bắt cá truyền thống của mình được nữa.

Với các tàu Trung Quốc nằm bao vây, Philippines đã bị đối mặt chỉ với một lựa chọn chiến lược: hoặc chấp nhận thực tế do Trung Quốc áp đặt hoặc chấp nhận nguy cơ nổ ra chiến tranh.

Thậm chí khi Trung Quốc đã làm thay đổi hiện trạng trên thực tế trên hiện trường, Mỹ hầu như đã không trợ giúp gì cho đồng minh của mình là Philippines. Mỹ cứ giục hai bên kềm chế và cẩn trọng sau khi một tàu chiến của Philippines chuẩn bị tấn công vào các tàu của Trung Quốc gần bãi ngầm một năm trước, sự việc này thúc đẩy Trung Quốc tấn công Philippines trên lĩnh vực kinh tế.

Bắc Kinh đã tìm cách làm phá sản nhiều chủ vườn trồng chuối ở Philippines và tấn công vào ngành công nghiệp du lịch ở Philippines bằng cách hạn chế nhập khẩu chuối và ra khuyến cáo hạn chế du lịch tới Philippines. Bãi cạn này nằm cách xa lục địa Trung Quốc trên 800 km nhưng nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines theo Công ước luật biển.

Trong cuộc chiến lén lút của Trung Quốc nhằm tranh giành quyền quản lý mấy thập kỷ của Nhật Bản đối với Quần đảo Senkaku, Bắc Kinh đã giành được thành công trong bước đầu, làm cho cộng đồng quốc tế nhận biết về sự tồn tại của tranh chấp [ở đây]. Theo nghĩa đó, cuộc chiến tranh xói mòn mà Trung Quốc tiến hành chống Nhật Bản trên quần đảo Senkaku đã khuấy động lên hiện trạng tranh chấp.

Bằng cách điều các tầu tuần tiễu thường xuyên đến quấy nhiễu vùng nước xung quanh quần đảo vào mùa thu năm ngoái (2012), và bằng cách cố tinh vi phạm vùng không phận của quần đảo, Bắc Kinh đã phớt lờ nguy cơ một cuộc cuộc xô xát có thể diễn biến ngoài tầm kiểm soát kéo theo hậu quả thảm khốc. Quả thực Trung Quốc đã thực hiện hành động khiêu khích liều lĩnh vào đầu năm nay (2013) khi tầu Trung Quốc chĩa ra đa định vị mục tiêu tấn công vào một tầu Nhật Bản, một hành động tương tự với việc người bắn tỉa chỉnh chấm đỏ trong máy ngắm laser ngay vào trán của một mục tiệu chọn trước!

Cuộc chiến lén lút chống lại Nhật Bản cũng xuất hiện dưới dạng chiến tranh kinh tế, với việc Trung Quốc tẩy chay không chính thức hàng hóa của Nhật Bản dẫn đến sự giảm sút xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản tới Trung Quốc và sự suy giảm việc bán sản phẩm của Nhật sản xuất ở Trung Quốc.

Mỹ đã phản ứng gì đối với tất cả những điều này? Mỹ đã thúc giục cả đồng minh Nhật lẫn đối tác kinh tế Trung Quốc hãy làm dịu cuộc khủng hoảng chính trị đối với quần đảo không người ở này. Bộ trưởng quốc phòng Leon E. Panetta nói với các nhà báo trong chuyến viếng thăm Nhật Bản hồi tháng 9 năm 2012 rằng “Tôi quan ngại khi hai nước này dính vào các khiêu khích theo bất kỳ cách nàođối với quần đảo này và điều đó có thể làm tăng khả năng bên này hay bên kia suy xét nhầm lẫn có thể dẫn đến bạo lực và có thể tạo ra một cuộc xung đột vũ trang.”

Trung Quốc, ngoài việc muốn nắm quyền bá chủ đối với Biển Hoa Nam và đối với phần lớn Biển Hoa Đông, còn từng bước gia tăng áp lực chiến lược lên Ấn Độ theo nhiều phương diện, bao gồm cả việc gây ra tranh chấp lãnh thổ. Không giống như Nhật Bản, Philippines và một số nước Châu Á khác ngăn cách với Trung Quốc bởi đại dương, Ấn Độ có đường biên giới trên bộ còn tranh chấp với Trung Quốc dài nhất trên thế giới. Ví thế Ấn dễ bị sức ép quân sự trực tiếp của Trung Quốc hơn.

Bất động sản lớn nhất mà Trung Quốc đang tìm kiếm không phải ở Biển Hoa Nam hay Biển Hoa Đông mà thậm chí không phải là Đài Loan, mà là Ấn Độ, bang Arunachal Pradesh, lớn gấp ba Đài Loan và gấp đôi Thụy Sỹ. Sự căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ gia tăng với cùng lý do giống như trường hợp ở Biển Hoa Nam và Biển Hoa Đông – thực hiện các động thái phá vỡ hiện trạng.

Mặc dù Chính phủ Ấn Độ chọn cách làm nhẹ bớt hành động của Trung Quốc để không khơi dậy sự gây hấn lớn hơn, những con số theo quan sát từ 2007 cho thấy rằng số các vụ tấn công lén lút của Trung Quốc vào lãnh thổ của Ấn Độ lại gia tăng vào năm ngoái. Với vùng biên cương Himalaya rộng lớn không cư trú được và do vậy khó tuần tra đầy đủ có hiệu quả, quân đội Trung Quốc đã nhiều lần lẻn qua để châm chọc Ấn Độ đồng thời có thể để dịch chuyển đường biên giới về phía nam.

Trong trường hợp mới đây nhất, một trung đội lính Trung Quốc đã lẻn qua khỏi đường biên giới 10 km xâm nhập vào trong vùng đất tranh chấp ở khu vực Ladakh thuộc bang Kashmir vào một đêm tháng tư, và lập trại ở đó. Sự xâm nhập này đã châm ngòi một cuộc đối đầu quân sự nguy hiểm làm cho Ấn Độ phải gửi gấp quân đội tới khu vực đó.

Như trong trường hợp tranh chấp lãnh thổ trên bộ và trên biển, Trung Quốc tìm cách phá vỡ hiện trạng đối với các dòng sông quốc tế chảy tới các nước láng giềng. Cũng giống như Trung Quốc đã ngấm ngầm xâm nhập vào vùng đất tranh chấp trong quá khứ để thể hiện “việc đã rồi” (fait accompli), Trung Quốc đang tìm cách thay đổi dòng chảy các con sông chảy qua biên giới các nước bằng cách tiến hành các dự án xây dựng đập một cách lén lút.

Trung Quốc đánh giá cao việc khống chế dòng chảy các con sông xuyên qua biên giới các nước trong việc thu đạt đòn bẩy kinh tế chính trị lớn hơn đối với các nước láng giềng. Sức mạnh, quyền khống chế và đòn bẩy là các yếu tố trọng tâm trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Một khi các đập ngăn nước theo kế hoạch trên các con sông liên quốc gia mà hoàn thành thì Trung Quốc sẽ giành được đòn bẩy ngấm ngầm chống lại động thái của các nước láng giềng.

Theo ánh sáng này các mối quan hệ ngày càng ngang ngạnh của Trung Quốc với các nước láng giềng và Mỹ đặc trưng bởi sự giảm sút an ninh và sa sút chuẩn mực được tạo ra để đối mặt với những thách thức mới. Thuyết phục Trung Quốc chấp nhận hiện trạng [đúng với sự thực] trở thành điều mấu chốt cho hòa bình và ổn định ở Châu Á.

Tác giả: Brahma Chellaney. Người dịch: Nguyễn Đức Hùng. Hiệu đính:Phan Song
Brahma Chellaney nhà địa chiến lược, tác giả của “Asian Juggernaut” (Tên cuồng Châu Á) (HarperCollins) và “Biển, Hòa Bình và Chiến Tranh” (Rowman & Littlefield)
0