“Quân của bọn phản động Trung Quốc đi đến đâu là hành động với sự man rợ của một đạo quân ăn cướp thời trung cổ kết hợp với những thủ đoạn tinh vi của các đội quân xâm lược của đế quốc ngày nay”.
Tháng 10 năm 1979, Nhà xuất bản Sự Thật (nay là NXB Chính trị Quốc gia – Sự Thật) đã cho xuất bản cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua”, trong đó công bố rất nhiều những thông tin quan trọng và đáng chú ý về mối quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc kể từ khi nhà nước Trung Hoa chính thức ra đời (1949). Đáng chú ý, cuốn sách còn công bố khá nhiều tư liệu lịch sử quan trọng liên quan đến cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam (tháng 2/1979).
Điều đáng tiếc là đến nay vẫn còn khá nhiều người chưa biết đến cuốn sách cũng như các thông tin quan trọng về cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biên cương phía Bắc, của quân và dân Việt Nam.
Xin trích đăng một số nội dung của cuốn sách để độc giả hiểu rõ hơn về một giai đoạn lịch sử của đất nước.
Cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” là một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại giao nước CNXHCN Việt Nam được công bố ngày 4/10/1979, không chỉ nêu rõ về việc Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đầu năm 1974 để từng bước kiểm soát Biển Đông, khống chế Việt Nam và toàn bộ Đông Nam Á, khai thác tài nguyên phong phú ở vùng biển Đông, mà còn “vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài” (chú dẫn của NXB Sự thật, tháng 10/1979).
Việt Nam trong chiến lược toàn cầu và chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc
Theo sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” (1979), trong chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, nếu họ coi Liên Xô và Mỹ là những đối tượng chủ yếu cần phải chiến thắng, thì họ coi Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính đế dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ.
Đông Nam Á là hướng bành trướng cổ truyền trong lịch sử Trung Quốc, là khu vực mà từ lâu những người lãnh đạo nước CHND Trung Hoa ước mơ thôn tính. Ý đồ bành trướng của Trung Quốc đặc biệt lộ rõ ở câu nói của Chủ tịch Mao Trạch Đông trong cuộc hội đàm với đại biểu Đảng Lao động Việt Nam ở Vũ Hán năm 1963: “Tôi sẽ làm chủ tịch 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam Á”!
Cũng trong dịp này, Mao Trạch Đông so sánh nước Thái Lan với tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc về diện tích thì tương đương nhưng về số dân thì tỉnh Tứ Xuyên đông gấp đôi, và nói rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Thái Lan để ở. Đối với nước Lào đất rộng, người thưa, Mao Trạch Đông cũng cho rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Lào để ở.
Mao Trạch Đông còn khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8/1965: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore… Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được Đông Nam Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh cua chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô – Đông Âu, gió đông sẽ thổi bạt gió tây”.
So với các khu vực khác trên thế giới, Đông Nam Á là khu vực mà Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi nhất, có nhiều phương tiện và khả năng nhất (hơn 20 triệu Hoa kiều, các chính đảng lệ thuộc vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, có đường đất liền với Trung Quốc…) để thực hiện chính sách bành trướng và bá quyền nước lớn của mình. Cho nên hàng chục năm qua, những người lãnh đạo CHND Trung Hoa đã dùng nhiều thủ đoạn để thực hiện chính sách bành trướng ở khu vực này, tạo điều kiện cho chiến lược toàn cầu của họ.
“Họ xây dựng lực lượng hạt nhân chiến lược, phát triển lực lượng kinh tế, đe dọa bằng quân sự và hứa hẹn viện trợ về kinh tế để mua chuộc, lôi kéo hoặc gây sức ép với các nước ở khu vực này, hòng làm cho các nước đó phải đi vào quỹ đạo của họ. Họ xâm phạm lãnh thổ và gây ra xung đột biên giới, dùng lực lượng tay sai hoặc trực tiếp đem quân xâm lược, hòng làm suy yếu để dễ bề khuất phục, thôn tính nước này, nước khác trong khu vực.
Họ không từ bất kỳ một hành động tàn bạo nào, như họ đã dựng lên tập đoàn Pol Pot – Ieng Sary thực hiện chính sách diệt chủng ở Campuchia. Họ dùng nhiều công cụ ở các nước Đông Nam Á: lực lượng Hoa kiều làm “đạo quân thứ năm”, các tổ chức gọi là “cộng sản” theo mệnh lệnh của Bắc Kinh, các dân tộc thiểu số ở các nước thuộc hu vực này có ít nhiều nguồn gốc dân tộc ở Trung Quốc, để phục vụ cho chính sách bành trướng và bá quyền của họ.” (Sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua – 1979).
Cũng theo sách này, Việt Nam có một vị trí chiến lược ở Đông Nam Á. Trong lịch sử, phong kiến Trung Quốc đã nhiều lần xâm lược hòng thôn tính Việt Nam, dùng Việt Nam làm bàn đạp để xâm lược các nước khác ở Đông Nam Á. Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, những người lãnh đạo Trung Quốc âm mưu nắm Việt Nam để nắm toàn bộ bán đảo Đông Dương, mở đường đi xuống Đông Nam Á.
Trong cuộc gặp gỡ giữa đại biểu 4 Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Lào tại Quảng Đông tháng 9/1963, Thủ tướng Chu Ân Lai nói: “Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống Đông Nam Á”!
Sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” (1979) nêu rõ: “Để làm suy yếu và nắm lấy Việt Nam, họ ra sức phá sự đoàn kết giữa ba nước Đông Dương, chia rẽ ba nước với nhau, đặc biệt là chia rẽ Lào và Campuchia với Việt Nam. Đồng thời họ cố lôi kéo các nước khác ở Đông Nam Á đối lập với Việt Nam, vu khống, bôi xấu, hòng cô lập Việt Nam với các nước trên thế giới… Nhưng những người lãnh đạo Trung Quốc đã không thành công trong các kế hoạch đen tối này… vì họ vấp phải đường lối độc lập, tự chủ trước sau như một của Việt Nam”.
Giấu mặt sau lưng bè lũ Pol Pot – Ieng Sary hòng làm suy yếu Việt Nam
Theo cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua”, xuất phát từ lợi ích dân tộc của mình, những người cầm quyền Trung Quốc có giúp Việt Nam khi nhân dân Việt Nam chiến đấu chống Mỹ, nhưng cũng xuất phát từ lợi ích dân tộc, họ không muốn Việt Nam thắng Mỹ và trở nên mạnh, mà chỉ muốn Việt Nam yếu, lệ thuộc Trung Quốc.
“Họ muốn Việt Nam bị chia cắt lâu dài, nhưng nhân dân Việt Nam đã đánh cho “Mỹ cút, ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất nước nhà. Họ lợi dụng xương máu của nhân dân Việt Nam để buôn bán với Mỹ, nhưng sự cấu kết của họ với Mỹ không ngăn được nhân dân Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn và dựng lên nước CHXHCN Việt Nam…
Thắng lợi lịch sử của nhân dân Việt Nam không chỉ là thất bại lớn của đế quốc Mỹ xâm lược, mà cũng là thất bại lớn của bọn bành trướng Bắc Kinh. Họ hằn học nhìn thắng lợi của nhân dân Việt Nam, cho nên, từ khi nhân dân Việt Nam giành được toàn thắng, họ ngày càng công khai và điên cuồng thực hành một chính sách thù nghịch toàn diện và có hệ thống chống nước CHXHCN Việt Nam” – cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại giao Việt Nam viết.
Ngay từ giữa những năm 1960, những người lãnh đạo Trung Quốc đã mưu tính nắm trọn vấn đề Campuchia, trước mắt nhằm phá hoại Mặt trận đoàn kết nhân dân các nước ở Đông Dương, làm yếu cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, có thế đàm phán với Mỹ; và lâu dài là nhằm bắt Campuchia lệ thuộc và trở thành một bàn đạp của Trung Quốc để bành trướng xuống Đông Dương và Đông Nam Á.
Sau ngày 17/4/1975, Campuchia hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của bè lũ Lon Non, tay sai của Mỹ; Trung Quốc dùng bọn tay sai Pol Pot – Ieng Sary chiếm quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Campuachia, gạt Quốc trưởng Sihanouk và những người thân cận của ông ta để xây dựng nên một chế độ phát xít diệt chủng có một không hai trong lịch sử loài người và thông qua chế độ đó hoàn toàn kiểm soát Campuchia, biến Campuchia thành một nước chư hầu kiểu mới và căn cứ quân sự của họ để tiến đánh Việt Nam từ phía Tây Nam.
Dưới sự đạo diễn của Bắc Kinh, tập đoàn cầm quyền phản động Phnom Penh lúc đó đã tiến hành liên tục chiến dịch tuyên truyền rộng khắp vu khống Việt Nam “xâm lược Campuachia”, “âm mưu ép Campuchia vào liên bang Đông Dương do Việt Nam khống chế”, ráo riết hô hào chiến tranh chống Việt Nam. Chúng đã phá hoại cuộc đàm phán giữa hai nước nhằm giải quyết vấn đề biên giới để có cớ duy trì một tình hình ngày càng căng thẳng ở vùng biên giới Việt Nam – Campuchia.
“Ngay từ tháng 4/1975, chúng đã đưa quân lấn chiếm, bắn phá nhiều điểm trên lãnh thổ Việt Nam và từ đó ngày càng gây thêm nhiều vụ xung đột ở biên giới, đột kích nhiều đồn biên phòng, lành xóm Việt Nam, làm cho tình hình ở vùng biên giới không ổn định, ngăn cản nhân dân Việt Nam khôi phục và xây dựng kinh tế.
Từ những cuộc khiêu khích vũ trang, chúng tiến đến gây ra một cuộc chiến tranh biên giới chống Việt Nam từ tháng 4/1977 suốt dọc hơn 1.000km với những cuộc tiến công quy mô, huy động hàng vạn bộ binh có xe tăng, trọng pháo yểm trợ, có khi vào sâu lãnh thổ Việt Nam hơn 30km, giết hại dã man dân thường, tàn phá nhà cửa, hoa màu, gây nên biết bao tội ác không thể dung thứ được” – cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” thuật lại.
Duy trì tình hình căng thẳng ở biên giới Việt Nam
Theo văn kiện “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” (NXB Sự thật xuất bản tháng 10/1979) được Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố vào ngày 4/10/1979, sau khi Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ở biên giới phía Bắc ngày 17/2/1979, song song với các hoạt động phá hoại về kinh tế, chính trị, những người cầm quyền Trung Quốc còn ráo riết tăng cường sức ép quân sự đối với nước CHXHCN Việt Nam từ mọi phía.
Theo đó, ở phía Bắc, Trung Quốc đưa thêm quân ra vùng biên giới Việt – Trung, tăng cường những vụ khiêu khích vũ trang lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, tạo nên tình hình thường xuyên căng thẳng ở vùng biên giới. Nếu số vụ khiêu khích lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam của họ năm 1975 là 234 vụ, gấp rưỡi năm 1974, thì năm 1978 đã tăng vọt lên 2.175 vụ, gấp gần 10 lần!
Ở phía Tây Nam, theo mệnh lệnh của Bắc Kinh, bè lũ diệt chủng Pol Pot – Ieng Sary khước từ các đề nghị của Việt Nam về việc hai bên thành lập một khu phi quân sự ở vùng biên giới, cách ly quân đội của mình và ký một hiệp ước hữu nghị không xâm lược lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, để kiếm cớ duy trì cuộc chiến tranh biên giới chống Việt Nam, đồng thời chuẩn bị những cuộc phiêu lưu quân sự quy mô lớn sau này.
Ở phía Tây, những người cầm quyền Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, ngày càng tăng cường gây sức ép đối với nước CHDCND Lào, một nước nhỏ hơn Trung Quốc luôn luôn theo đuổi chính sách hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng. Họ nuôi dưỡng bọn tàn quân của lực lượng đặc biệt người Mẹo do CIA tổ chức và chỉ huy trước đây, thông qua đạo quân làm đường của họ để tìm cách can thiệp sâu vào các tỉnh ở Bắc Lào, vu cáo Việt Nam “thôn tính” Lào, chia rẽ Lào với Việt Nam, đưa nhiều sư đoàn quân áp sát biên giới Lào – Trung. Mục tiêu của họ là để tăng thêm sự uy hiếp Việt Nam về quân sự từ phía Tây, đồng thời làm suy yếu và từng bước khống chế Lào.
Tấn công Việt Nam từ hai hướng
“Những mưu đồ trên đây rất thâm độc và có gây khó khăn cho nhân dân Việt Nam, nhưng đều đã thất bại, cho nên cuối năm 1978 và đầu năm 1979, những người cầm quyền Trung Quốc đã phải tính đến việc tấn công quân sự nước CHXHCN Việt Nam từ hai hướng” – cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” cho hay.
Ở phía Tây Nam, theo kế hoạch của Bắc Kinh, sau khi tập trung 19 trong tổng số 23 sư đoàn bộ binh đến sát biên giới Việt Nam, ngày 22/12/1978, bè lũ Pol Pot – Ieng Sary đã sử dụng những sư đoàn tinh nhuệ nhất của chúng, có xe tăng và pháo binh yểm trợ, đánh vào khu vực Bến Sỏi thuộc tỉnh Tây Ninh (cách Sài Gòn hơn 100km) với ý đồ đánh chiếm chớp nhoáng thị xã Tây Ninh, mở đường tiến sâu vào miền Nam Việt Nam, đồng thời làm suy yếu Việt Nam để quân Trung Quốc dễ đánh vào Việt Nam từ phía Bắc.
Thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, nhân dân Việt Nam đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch quân sự đó. Đồng thời quân và dân Campuchia dưới sự lãnh đạo của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, được sự giúp đỡ và ủng hộ của nhân dân Việt Nam, đã vươn lên đập tan chế độ diệt chủng tàn bạo Pol Pot – Ieng Sary và cái gọi là “chính phủ Campuchia dân chủ”, lập nên chế độ Cộng hòa nhân dân Campuchia ngày 10/1/1979 thật sự đại diện cho nhân dân Campuchia.
Ở phía Bắc, những người cầm quyền Trung Quốc đã huy động 60 vạn quân, gồm nhiều quân đoàn và nhiều sư đoàn độc lập, nhiều đơn vị binh chủng kỹ thuật với gần 800 xe tăng và xe bọc thép, hàng ngàn khẩu pháo, hàng trăm máy bay các loại của hầu khắp các quân khu của Trung Quốc, điên cuồng phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam ngày 17/2/1979 trên toàn tuyến biên giới dài hơn 1.000km.
“Quân của bọn phản động Trung Quốc đi đến đâu là tàn sát dân thường, kể cả phụ nữ, trẻ sơ sinh, người già, phá hủy triệt để các bản làng, chùa chiền, nhà thờ, trường học, vườn trẻ, bệnh viện, nông trường, lâm trường… Chúng đã hành động với sự man rợ của một đạo quân ăn cướp thời trung cổ kết hợp với những thủ đoạn tinh vi của các đội quân xâm lược của đế quốc ngày nay” – Sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” thuật lại.
Văn kiện quan trọng này của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cho hay, để lừa gạt dư luận Trung Quốc và dư luận thế giới, những người cầm quyền Bắc Kinh đã tuyên bố rằng đây chỉ là một cuộc “phản kích để tự vệ” bằng những đơn vị biên phòng. Sự thật đây là một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện bằng lực lượng chính quy của hầu hết các quân khu của Trung Quốc, có chuẩn bị kỹ càng về các mặt, từ việc xây dựng những công trình quân sự, đường sá, hầm hào, sân bay dọc biên giới Việt – Trung đến việc vu cáo Việt Nam phá hoại tình hữu nghị Việt – Trung, kích động tư tưởng đại dân tộc trong nhân dân Trung Quốc hòng biện bạch và che giấu hành động xâm lược của họ.
Về mặt đối ngoại, họ cũng chuẩn bị chu đáo, đặc biệt là họ đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược sau khu Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình đi thăm Mỹ và Nhật Bản để tranh thủ sự đồng tình. Mục tiêu đầy tham vọng của họ là tiêu diệt một bộ phận lực lượng vũ trang của Việt Nam, phá hoại tiềm lực quốc phòng và kinh tế, chiến đất đai của Việt Nam, kích động bạo loạn.
“Hai cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam mà những người cầm quyền Trung Quốc gây ra từ hai hướng là bước leo thang cao nhất trong cả một quá trình hành động tội ác chống độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam từ trước đến nay nhằm làm yếu, thôn tính và khuất phục Việt Nam.
Trái với mọi tính toán của Bắc Kinh, cuộc chiến tranh xâm lược của họ đã thất bại thảm hại, đã bị toàn thế giới lên án và một bộ phận nhân dân Trung Quốc phản đối. Ngày 5/3/1979, họ đã buộc phải tuyên bố rút quân, và sau đó đã phải nhận ngồi vào đàm phán với phía Việt Nam” – Sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.
Tiếp tục chống phá Việt Nam bằng mọi thủ đoạn
Cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” cũng cho hay, mặc dù những người cầm quyền Trung Quốc đã tuyên bố rút quân về bên kia đường biên giới, nhưng thực tế là suốt nhiều thời gian sau đó, quân của Trung Quốc vẫn tiếp tục chiếm đóng hơn 10 điểm trên lãnh thổ Việt Nam, xây dựng thêm công sự ở các nơi đó, vi phạm trắng trợn đường biên giới do lịch sử để lại mà cả đôi bên đã thỏa thuận tôn trọng.
Suốt dọc biên giới Việt – Trung, họ tiếp tục bố trí nhiều quân đoàn có pháo binh và thiết giảm yểm trợ, tăng cường các phương tiện chiến tranh, ra sức xây dựng các công trình quân sự, thường xuyên diễn tập quân sự, tung các đội thám báo, biệt kích xâm nhập nhiều khu vực của Việt Nam. Không ngày nào họ không gây những vụ khiêu khích vũ trang, nổ sung, gài mìn, bắn giết nhân dân địa phương.
Có nơi, họ cho bắn súng cối hạng nặng suốt ngày, có nơi họ cho một tiểu đoàn quân chính quy tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam hơn 4km, bắn giết dân thường, đốt phá nhà cửa và phá hoại hoa màu. Có nơi từng tốp máy bay Trung Quốc bay sâu vào vùng trời Việt Nam từ 8 – 10km. Họ bí mật đẩy trở lại Việt Nam những người Hoa đã bị họ cưỡng bức di cư đi Trung Quốc. Những hành động có tính toán đó cùng với các thủ đoạn khác của họ nhằm duy trì tình hình căng thẳng ở vùng biên giới, xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tiếp tục uy hiếp an ninh của nước Việt Nam.
“Những người cầm quyền Trung Quốc còn nhiều lần đe dọa “cho Việt Nam một bài học thứ hai”, thậm chí “nhiều bài học nữa”. Trên danh nghĩa nào, và dựa vào luật pháp nào mà những người cầm quyền Bắc Kinh có quyền cho Việt Nam và dạy Việt Nam bài học? Việt Nam và Trung Quốc đều là những nước độc lập, có chủ quyền. Hiến chương Liên hợp quốc, công pháp quốc tế cũng như tập quán quốc tế tuyệt đối không cho phép Trung Quốc làm bất cứ điều gì phương hại đến độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam cũng như bất kỳ nước nào khác. Phải chăng vì Trung Quốc nước rộng, người đông mà bọn bành trướng Trung Quốc tự cho phép làm ra luật, đe dọa, khuất phục các nước nhỏ hơn, ít người hơn?” – Sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” đặt câu hỏi đanh thép.
Cũng trong cuốn sách này, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay, Trung Quốc đã nhận ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam để bàn những biện pháp cấp bách đảm bảo hòa bình và an ninh ở vùng biên giới và các vấn đề thuộc quan hệ giữa hai nước. Nhưng ở vòng một tiến hành tại Hà Nội, cũng như ở vòng hai tiến hành tại Bắc Kinh, họ vẫn lẩn tránh những đề nghị hợp lý hợp tình của Việt Nam, từ chối bàn đề nghị của phía Việt Nam về những biện pháp cấp bách nhằm chấm dứt các hoạt động khiêu khích vũ trang và bảo đảm hòa bình, ổn định ở vùng biên giới hai nước, tiền đề cấp thiết cho việc tiếp tục giải quyết các vấn đề khác thuộc quan hệ giữa hai nước. Mặt khác, họ đặt điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải từ bỏ đường lối độc lập, tự chủ của mình, từ bỏ chủ quyền của mình đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì họ mới đi vào bàn bạc các vấn đề khác.
“Đây là thái độ bá quyền nước lớn: Họ đến đàm phán không phải đề bàn bạc một cách bình đẳng và xây dựng nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp, mà chỉ để buộc đối phương phải chấp nhận lập trường của mình. Việc những người cầm quyền Trung Quốc đòi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và Lào, thậm chí nêu ra “nguyên tắc chống bá quyền” chẳng qua là để che giấu việc họ đưa quân xâm lược Việt Nam, uy hiếp nước CHDCND Lào và can thiệp vào công việc nội bộ của nước CHND Campuchia, che giấu bộ mặt bá quyền bỉ ổi của họ nhằm thôn tính ba nước ở Đông Dương, dùng Đông Dương làm bàn đạp bành trướng xuống Đông Nam Á” – Sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” nêu rõ.
Sự thay đổi của chiến lược bành trướng bá quyền
Từ cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc ở biên giới phía Bắc năm 1979, cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” được Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố năm 1979 đã chỉ rõ: “Những hành động thù địch công khai của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam, mà đỉnh cao là cuộc chiến tranh xâm lược của họ ngày 17/2/1979, đã làm cho dư luận thế giới ngạc nhiên trước sự thay đổi đột ngột về chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam. Sự thay đổi đó không phải là điều bất ngờ, mà là sự phát triển logic của chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của những người lãnh đạo Trung Quốc trong 30 năm qua”.
Sau khi điểm lại những chiến lược theo kiểu “lật ngược chính sách liên minh, đổi bạn thành thù, đổi thù thành bạn nhanh chóng và toàn diện” trong đối ngoại và những cuộc thanh trừng tàn bạo, đẫm máu trong đối nội của Trung Quốc tính đến thời điểm đó, cuốn sách này tiếp tục nêu: Chiến lược của những người lãnh đạo Trung Quốc có những thay đổi rất lớn. Nhưng có một điều không thay đổi: đó là mục tiêu chiến lược muốn nhanh chóng đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc bậc nhất thế giới và thực hiện mưu đồ bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của họ đối với các nước khác”.
Điều đó được thể hiện qua các phát biểu của Mao Trạch Đông tại Hội nghị Ban chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1956: “Không thể chấp nhận rằng sau một vài chục năm, chúng ta vẫn chưa trở thành cường quốc số một trên thế giới”, và tại Hội nghị Quân ủy TƯ Trung Quốc tháng 9/1959: “Chúng ta phải chinh phục trái đất. Đó là mục tiêu của chúng ta”!
Đối với Việt Nam, văn kiện “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng chỉ rõ: Trong 30 năm qua, những người lãnh đạo Trung Quốc coi Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với chiến lược của họ, luôn luôn tìm cách nắm Việt Nam. Muốn như vậy, Việt Nam phải là một nước không mạnh, bị chia cắt, không độc lập và lệ thuộc Trung Quốc. Trái lại, một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và giàu mạnh, có đường lối độc lập, tự chủ và đường lối quốc tế đúng đắn là một cản trở lớn cho chiến lược toàn cầu của Bắc Kinh, trước hết là cho chính sách bành trướng của họ ở Đông Nam Á.
“Đó là nguyên nhân vì sao trước đây họ vừa giúp, vừa kiềm chế cách mạng Việt Nam, mỗi khi Việt Nam đánh thắng đế quốc thì họ lại buôn bán, thỏa hiệp với đế quốc trên lưng nhân dân Việt Nam; vì sao từ chỗ giấu mặt chống Việt Nam họ đã chuyển sang công khai thù địch với Việt Nam và đi tới trắng trợn tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chính sách của những người lãnh đạo Trung Quốc muốn thôn tính Việt Nam nằm trong chính sách chung của họ đối với các nước Đông Nam Á cũng như đối với các nước láng giềng khác.
Chiến lược quốc tế ngày nay của những người lãnh đạo Trung Quốc, mặc dầu núp dưới chiêu bài nào, đã phơi trần tính chất cực kỳ phản cách mạng của nó và những người lãnh đạo Trung Quốc đã hiện nguyên hình là những người theo chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, những người dân tộc chủ nghĩa tư sản. Chính sách ngày nay của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam, mặc dầu được ngụy trang khéo léo như thế nào, vẫn chỉ là chính sách của những hoàng đế “thiên triều” trong mấy nghìn năm qua, nhằm thôn tính Việt Nam, khuất phục nhân dân Việt Nam, biến Việt Nam thành một chư hầu của Trung Quốc” – Sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” vạch trần.
Chủ nghĩa bành trướng thời hiện đại: Quyết liệt và trắng trợn
Ngày 19/1/2014, trong tham luận “40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm: Nhận diện rõ hơn tính chất của chủ nghĩa bành trướng thời hiện đại” tại hội thảo quốc gia về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa tổ chức tại Đà Nẵng, sau khi điểm lại chủ nghĩa bành trướng Đại Hán có lịch sử lâu đời hàng ngàn năm, ông Nguyễn Vĩ Khải, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ: “Chủ nghĩa bành trướng trong thời hiện đại tiếp tục tồn tại với tính chất mới: Quyết liệt và trắng trợn bất chấp sự phản ứng của dư luận”. Việc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 là một trong chuỗi sự kiện nằm trong toan tính của chủ nghĩa đó.
Trước khi chết 2 năm, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông là người trực tiếp can dự vào cuộc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 17/1/1974, Mao Trạch Đông đã phê vào bản báo cáo của Thủ tướng Chu Ân Lai và Nguyên soái Diệp Kiếm Anh 2 chữ “Đồng ý”, đồng thời giao cho Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy quân đội Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Không dừng lại đó, tháng 2/1979, thế lực phản động Trung Quốc đã phản bội nhân dân hai nước, đưa 60 vạn quân đổ bộ các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam tàn sát dân lành, phá hoại công cuộc tái thiết của Việt Nam, làm cho nền kinh tế sau chiến tranh của chúng ta rơi vào khủng hoảng trầm trọng (mất hơn 10 năm khắc phục). Tháng 3/1988, hải quân Trung Quốc lại gây tội ác ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, chiếm đảo Gạc Ma…
“Lịch sử cho thấy suốt 40 năm qua, từ sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đến nay, phía Trung Quốc không ngừng “quậy phá“ ở biển Đông. Hệ thống lại quá trình bành trướng kể từ khi thống nhất được Trung Hoa lục địa (hơn 60 năm), nhà cầm quyền Trung Quốc đã đẩy chủ nghĩa bành trướng Đại Hán sang một nấc thang mới với tính chất ngày càng trắng trợn , quyết liệt, bất chấp phản ưng của láng giềng của quốc tế với các đặc trưng:
Hành động của chủ nghĩa bành trướng hiện đại: Tấn công, gây rối liên tục – cấp tập, cường độ ngày càng quyết liệt, phức tạp. Thời kỳ các thế lực phong kiến chỉ có 15 – 20 năm xảy ra 01 tình huống, sự kiện tranh chấp. Thời kỳ tồn tại 2 nhà nước XHCN, cùng 1 thể chế chính trị, cùng “chung một biển Đông” nhưng lại là 2 cách hành xử rất khác nhau về chủ quyền trên biển Đông nói chung và Trường Sa, Hoàng Sa nói riêng. Thời gian này tần số xảy ra trung bình 10 năm có tới 15 – 17 sự kiện.
Thời gian gần đây, trong 3 năm 2010 đến 2013 liên tục gây ra nhiều cuộc đụng độ với các nước trong khu vực tại Biển Đông (trừ Campuchía). Nhiều sự kiện xảy ra ở biển Đông làm “nổi sóng” khu vực và thế giới lên tiếng mạnh mẽ. Nhưng Trung Quốc vẫn lấn tới. Riêng trong năm 2012 đã xảy ra 52 sự kiện do phía Trung Quốc gây ra. Trung bình 1 tuần một sự cố làm mất ổn định trầm trọng trong khu vực và thế giới lo ngại!” – Ông Nguyễn Vĩ Khải viết.
Bản chất bành trướng không thay đổi?
Từ những cứ liệu trên, bài tham luận “40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm: Nhận diện rõ hơn tính chất của chủ nghĩa bành trướng thời hiện đại” của ông Nguyễn Vĩ Khải đưa ra kết luận: “Nhân sự kiện Hoàng Sa cách đây 40 năm, hệ thống lại chuỗi sự kiện, chúng ta thấy bản chất của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán trong lịch sử là không thay đổi – mặc dù đã thay đổi chế độ chính trị – từ nhà nước phong kiến sang nhà nước dân chủ nhân dân?
Không những thế, tư tưởng nước lớn + chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của nhóm người cầm quyền Bắc Kinh đã đẩy sự bành trướng tới cực đoan, bất chấp các luật lệ quốc tế, chà đạp lên dư luận tiến bộ của nhân loại. Đây là biểu hiện của thế yếu: tự Trung Quốc làm mất đồng minh, trở nên cô độc, thêm thù – bớt bạn. Đó là ngõ cụt – hạ sách trong thế kỷ XXI – thế kỷ của HÒA BÌNH , HỢP TÁC & PHÁT TRIỂN”.
Trước đó, sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố sau cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cũng chỉ rõ: “Trong hàng nghìn năm qua, nước Việt Nam đã bị các hoàng đế Trung Quốc xâm lược hàng chục lần, nhân dân Việt Nam hiểu rõ những ý đồ đen tối của những người lãnh đạo Trung Quốc, cho nên không một phút nào là không cảnh giác đối với họ… Nhân dân Việt Nam luôn luôn giữ vững đường lối độc lập, tự chủ của mình không gì lay chuyển được, bất chấp sức ép dù là che giấu hay công khai, gián tiếp hay trực tiếp, của những người cầm quyền Trung Quốc”.
Đồng thời cuốn sách cũng dự báo và tin tưởng: “Bằng chính sách bịp bợm “thân xa đánh gần” của các hoàng đế Trung Quốc và nhiều thủ đoạn xảo quyệt khác, những người cầm quyền Trung Quốc có thể còn che giấu được bộ mặt bành trướng của họ trong một thời gian. Nhưng sớm muộn nhân dân các nước ở Đông Nam châu Á sẽ hiểu rằng chính sách thù địch của Bắc Kinh chống Việt Nam đe dọa độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ không phải chỉ của riêng Việt Nam, mà của tất cả các nước trong khu vực…
Những người cộng sản chân chính ở Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc, trong 30 năm tồn tại của nước CHND Trung Hoa, đã luôn luôn bị các tập đoàn thống trị lừa dối, sớm muộn sẽ nhận ra chân lý và sẽ đứng vế phía nhân dân Việt Nam, sẽ ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam… Nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ sống trong hòa bình, hữu nghị và hợp tác, hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước và hợp với lợi ích của hòa bình ở Đông Nam châu Á và trên thế giới”.
Theo INFONET
0
Tháng 10 năm 1979, Nhà xuất bản Sự Thật (nay là NXB Chính trị Quốc gia – Sự Thật) đã cho xuất bản cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua”, trong đó công bố rất nhiều những thông tin quan trọng và đáng chú ý về mối quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc kể từ khi nhà nước Trung Hoa chính thức ra đời (1949). Đáng chú ý, cuốn sách còn công bố khá nhiều tư liệu lịch sử quan trọng liên quan đến cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam (tháng 2/1979).
Điều đáng tiếc là đến nay vẫn còn khá nhiều người chưa biết đến cuốn sách cũng như các thông tin quan trọng về cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biên cương phía Bắc, của quân và dân Việt Nam.
Xin trích đăng một số nội dung của cuốn sách để độc giả hiểu rõ hơn về một giai đoạn lịch sử của đất nước.
Cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” là một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại giao nước CNXHCN Việt Nam được công bố ngày 4/10/1979, không chỉ nêu rõ về việc Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đầu năm 1974 để từng bước kiểm soát Biển Đông, khống chế Việt Nam và toàn bộ Đông Nam Á, khai thác tài nguyên phong phú ở vùng biển Đông, mà còn “vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài” (chú dẫn của NXB Sự thật, tháng 10/1979).
Việt Nam trong chiến lược toàn cầu và chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc
Theo sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” (1979), trong chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, nếu họ coi Liên Xô và Mỹ là những đối tượng chủ yếu cần phải chiến thắng, thì họ coi Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính đế dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ.
Đông Nam Á là hướng bành trướng cổ truyền trong lịch sử Trung Quốc, là khu vực mà từ lâu những người lãnh đạo nước CHND Trung Hoa ước mơ thôn tính. Ý đồ bành trướng của Trung Quốc đặc biệt lộ rõ ở câu nói của Chủ tịch Mao Trạch Đông trong cuộc hội đàm với đại biểu Đảng Lao động Việt Nam ở Vũ Hán năm 1963: “Tôi sẽ làm chủ tịch 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam Á”!
Cũng trong dịp này, Mao Trạch Đông so sánh nước Thái Lan với tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc về diện tích thì tương đương nhưng về số dân thì tỉnh Tứ Xuyên đông gấp đôi, và nói rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Thái Lan để ở. Đối với nước Lào đất rộng, người thưa, Mao Trạch Đông cũng cho rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Lào để ở.
Mao Trạch Đông còn khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8/1965: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore… Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được Đông Nam Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh cua chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô – Đông Âu, gió đông sẽ thổi bạt gió tây”.
So với các khu vực khác trên thế giới, Đông Nam Á là khu vực mà Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi nhất, có nhiều phương tiện và khả năng nhất (hơn 20 triệu Hoa kiều, các chính đảng lệ thuộc vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, có đường đất liền với Trung Quốc…) để thực hiện chính sách bành trướng và bá quyền nước lớn của mình. Cho nên hàng chục năm qua, những người lãnh đạo CHND Trung Hoa đã dùng nhiều thủ đoạn để thực hiện chính sách bành trướng ở khu vực này, tạo điều kiện cho chiến lược toàn cầu của họ.
“Họ xây dựng lực lượng hạt nhân chiến lược, phát triển lực lượng kinh tế, đe dọa bằng quân sự và hứa hẹn viện trợ về kinh tế để mua chuộc, lôi kéo hoặc gây sức ép với các nước ở khu vực này, hòng làm cho các nước đó phải đi vào quỹ đạo của họ. Họ xâm phạm lãnh thổ và gây ra xung đột biên giới, dùng lực lượng tay sai hoặc trực tiếp đem quân xâm lược, hòng làm suy yếu để dễ bề khuất phục, thôn tính nước này, nước khác trong khu vực.
Họ không từ bất kỳ một hành động tàn bạo nào, như họ đã dựng lên tập đoàn Pol Pot – Ieng Sary thực hiện chính sách diệt chủng ở Campuchia. Họ dùng nhiều công cụ ở các nước Đông Nam Á: lực lượng Hoa kiều làm “đạo quân thứ năm”, các tổ chức gọi là “cộng sản” theo mệnh lệnh của Bắc Kinh, các dân tộc thiểu số ở các nước thuộc hu vực này có ít nhiều nguồn gốc dân tộc ở Trung Quốc, để phục vụ cho chính sách bành trướng và bá quyền của họ.” (Sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua – 1979).
Cũng theo sách này, Việt Nam có một vị trí chiến lược ở Đông Nam Á. Trong lịch sử, phong kiến Trung Quốc đã nhiều lần xâm lược hòng thôn tính Việt Nam, dùng Việt Nam làm bàn đạp để xâm lược các nước khác ở Đông Nam Á. Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, những người lãnh đạo Trung Quốc âm mưu nắm Việt Nam để nắm toàn bộ bán đảo Đông Dương, mở đường đi xuống Đông Nam Á.
Trong cuộc gặp gỡ giữa đại biểu 4 Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Lào tại Quảng Đông tháng 9/1963, Thủ tướng Chu Ân Lai nói: “Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống Đông Nam Á”!
Sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” (1979) nêu rõ: “Để làm suy yếu và nắm lấy Việt Nam, họ ra sức phá sự đoàn kết giữa ba nước Đông Dương, chia rẽ ba nước với nhau, đặc biệt là chia rẽ Lào và Campuchia với Việt Nam. Đồng thời họ cố lôi kéo các nước khác ở Đông Nam Á đối lập với Việt Nam, vu khống, bôi xấu, hòng cô lập Việt Nam với các nước trên thế giới… Nhưng những người lãnh đạo Trung Quốc đã không thành công trong các kế hoạch đen tối này… vì họ vấp phải đường lối độc lập, tự chủ trước sau như một của Việt Nam”.
Giấu mặt sau lưng bè lũ Pol Pot – Ieng Sary hòng làm suy yếu Việt Nam
Theo cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua”, xuất phát từ lợi ích dân tộc của mình, những người cầm quyền Trung Quốc có giúp Việt Nam khi nhân dân Việt Nam chiến đấu chống Mỹ, nhưng cũng xuất phát từ lợi ích dân tộc, họ không muốn Việt Nam thắng Mỹ và trở nên mạnh, mà chỉ muốn Việt Nam yếu, lệ thuộc Trung Quốc.
“Họ muốn Việt Nam bị chia cắt lâu dài, nhưng nhân dân Việt Nam đã đánh cho “Mỹ cút, ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất nước nhà. Họ lợi dụng xương máu của nhân dân Việt Nam để buôn bán với Mỹ, nhưng sự cấu kết của họ với Mỹ không ngăn được nhân dân Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn và dựng lên nước CHXHCN Việt Nam…
Thắng lợi lịch sử của nhân dân Việt Nam không chỉ là thất bại lớn của đế quốc Mỹ xâm lược, mà cũng là thất bại lớn của bọn bành trướng Bắc Kinh. Họ hằn học nhìn thắng lợi của nhân dân Việt Nam, cho nên, từ khi nhân dân Việt Nam giành được toàn thắng, họ ngày càng công khai và điên cuồng thực hành một chính sách thù nghịch toàn diện và có hệ thống chống nước CHXHCN Việt Nam” – cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại giao Việt Nam viết.
Ngay từ giữa những năm 1960, những người lãnh đạo Trung Quốc đã mưu tính nắm trọn vấn đề Campuchia, trước mắt nhằm phá hoại Mặt trận đoàn kết nhân dân các nước ở Đông Dương, làm yếu cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, có thế đàm phán với Mỹ; và lâu dài là nhằm bắt Campuchia lệ thuộc và trở thành một bàn đạp của Trung Quốc để bành trướng xuống Đông Dương và Đông Nam Á.
Sau ngày 17/4/1975, Campuchia hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của bè lũ Lon Non, tay sai của Mỹ; Trung Quốc dùng bọn tay sai Pol Pot – Ieng Sary chiếm quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Campuachia, gạt Quốc trưởng Sihanouk và những người thân cận của ông ta để xây dựng nên một chế độ phát xít diệt chủng có một không hai trong lịch sử loài người và thông qua chế độ đó hoàn toàn kiểm soát Campuchia, biến Campuchia thành một nước chư hầu kiểu mới và căn cứ quân sự của họ để tiến đánh Việt Nam từ phía Tây Nam.
Dưới sự đạo diễn của Bắc Kinh, tập đoàn cầm quyền phản động Phnom Penh lúc đó đã tiến hành liên tục chiến dịch tuyên truyền rộng khắp vu khống Việt Nam “xâm lược Campuachia”, “âm mưu ép Campuchia vào liên bang Đông Dương do Việt Nam khống chế”, ráo riết hô hào chiến tranh chống Việt Nam. Chúng đã phá hoại cuộc đàm phán giữa hai nước nhằm giải quyết vấn đề biên giới để có cớ duy trì một tình hình ngày càng căng thẳng ở vùng biên giới Việt Nam – Campuchia.
“Ngay từ tháng 4/1975, chúng đã đưa quân lấn chiếm, bắn phá nhiều điểm trên lãnh thổ Việt Nam và từ đó ngày càng gây thêm nhiều vụ xung đột ở biên giới, đột kích nhiều đồn biên phòng, lành xóm Việt Nam, làm cho tình hình ở vùng biên giới không ổn định, ngăn cản nhân dân Việt Nam khôi phục và xây dựng kinh tế.
Từ những cuộc khiêu khích vũ trang, chúng tiến đến gây ra một cuộc chiến tranh biên giới chống Việt Nam từ tháng 4/1977 suốt dọc hơn 1.000km với những cuộc tiến công quy mô, huy động hàng vạn bộ binh có xe tăng, trọng pháo yểm trợ, có khi vào sâu lãnh thổ Việt Nam hơn 30km, giết hại dã man dân thường, tàn phá nhà cửa, hoa màu, gây nên biết bao tội ác không thể dung thứ được” – cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” thuật lại.
Duy trì tình hình căng thẳng ở biên giới Việt Nam
Theo văn kiện “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” (NXB Sự thật xuất bản tháng 10/1979) được Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố vào ngày 4/10/1979, sau khi Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ở biên giới phía Bắc ngày 17/2/1979, song song với các hoạt động phá hoại về kinh tế, chính trị, những người cầm quyền Trung Quốc còn ráo riết tăng cường sức ép quân sự đối với nước CHXHCN Việt Nam từ mọi phía.
Theo đó, ở phía Bắc, Trung Quốc đưa thêm quân ra vùng biên giới Việt – Trung, tăng cường những vụ khiêu khích vũ trang lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, tạo nên tình hình thường xuyên căng thẳng ở vùng biên giới. Nếu số vụ khiêu khích lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam của họ năm 1975 là 234 vụ, gấp rưỡi năm 1974, thì năm 1978 đã tăng vọt lên 2.175 vụ, gấp gần 10 lần!
Ở phía Tây Nam, theo mệnh lệnh của Bắc Kinh, bè lũ diệt chủng Pol Pot – Ieng Sary khước từ các đề nghị của Việt Nam về việc hai bên thành lập một khu phi quân sự ở vùng biên giới, cách ly quân đội của mình và ký một hiệp ước hữu nghị không xâm lược lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, để kiếm cớ duy trì cuộc chiến tranh biên giới chống Việt Nam, đồng thời chuẩn bị những cuộc phiêu lưu quân sự quy mô lớn sau này.
Ở phía Tây, những người cầm quyền Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, ngày càng tăng cường gây sức ép đối với nước CHDCND Lào, một nước nhỏ hơn Trung Quốc luôn luôn theo đuổi chính sách hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng. Họ nuôi dưỡng bọn tàn quân của lực lượng đặc biệt người Mẹo do CIA tổ chức và chỉ huy trước đây, thông qua đạo quân làm đường của họ để tìm cách can thiệp sâu vào các tỉnh ở Bắc Lào, vu cáo Việt Nam “thôn tính” Lào, chia rẽ Lào với Việt Nam, đưa nhiều sư đoàn quân áp sát biên giới Lào – Trung. Mục tiêu của họ là để tăng thêm sự uy hiếp Việt Nam về quân sự từ phía Tây, đồng thời làm suy yếu và từng bước khống chế Lào.
Tấn công Việt Nam từ hai hướng
“Những mưu đồ trên đây rất thâm độc và có gây khó khăn cho nhân dân Việt Nam, nhưng đều đã thất bại, cho nên cuối năm 1978 và đầu năm 1979, những người cầm quyền Trung Quốc đã phải tính đến việc tấn công quân sự nước CHXHCN Việt Nam từ hai hướng” – cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” cho hay.
Ở phía Tây Nam, theo kế hoạch của Bắc Kinh, sau khi tập trung 19 trong tổng số 23 sư đoàn bộ binh đến sát biên giới Việt Nam, ngày 22/12/1978, bè lũ Pol Pot – Ieng Sary đã sử dụng những sư đoàn tinh nhuệ nhất của chúng, có xe tăng và pháo binh yểm trợ, đánh vào khu vực Bến Sỏi thuộc tỉnh Tây Ninh (cách Sài Gòn hơn 100km) với ý đồ đánh chiếm chớp nhoáng thị xã Tây Ninh, mở đường tiến sâu vào miền Nam Việt Nam, đồng thời làm suy yếu Việt Nam để quân Trung Quốc dễ đánh vào Việt Nam từ phía Bắc.
Thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, nhân dân Việt Nam đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch quân sự đó. Đồng thời quân và dân Campuchia dưới sự lãnh đạo của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, được sự giúp đỡ và ủng hộ của nhân dân Việt Nam, đã vươn lên đập tan chế độ diệt chủng tàn bạo Pol Pot – Ieng Sary và cái gọi là “chính phủ Campuchia dân chủ”, lập nên chế độ Cộng hòa nhân dân Campuchia ngày 10/1/1979 thật sự đại diện cho nhân dân Campuchia.
Ở phía Bắc, những người cầm quyền Trung Quốc đã huy động 60 vạn quân, gồm nhiều quân đoàn và nhiều sư đoàn độc lập, nhiều đơn vị binh chủng kỹ thuật với gần 800 xe tăng và xe bọc thép, hàng ngàn khẩu pháo, hàng trăm máy bay các loại của hầu khắp các quân khu của Trung Quốc, điên cuồng phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam ngày 17/2/1979 trên toàn tuyến biên giới dài hơn 1.000km.
“Quân của bọn phản động Trung Quốc đi đến đâu là tàn sát dân thường, kể cả phụ nữ, trẻ sơ sinh, người già, phá hủy triệt để các bản làng, chùa chiền, nhà thờ, trường học, vườn trẻ, bệnh viện, nông trường, lâm trường… Chúng đã hành động với sự man rợ của một đạo quân ăn cướp thời trung cổ kết hợp với những thủ đoạn tinh vi của các đội quân xâm lược của đế quốc ngày nay” – Sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” thuật lại.
Văn kiện quan trọng này của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cho hay, để lừa gạt dư luận Trung Quốc và dư luận thế giới, những người cầm quyền Bắc Kinh đã tuyên bố rằng đây chỉ là một cuộc “phản kích để tự vệ” bằng những đơn vị biên phòng. Sự thật đây là một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện bằng lực lượng chính quy của hầu hết các quân khu của Trung Quốc, có chuẩn bị kỹ càng về các mặt, từ việc xây dựng những công trình quân sự, đường sá, hầm hào, sân bay dọc biên giới Việt – Trung đến việc vu cáo Việt Nam phá hoại tình hữu nghị Việt – Trung, kích động tư tưởng đại dân tộc trong nhân dân Trung Quốc hòng biện bạch và che giấu hành động xâm lược của họ.
Về mặt đối ngoại, họ cũng chuẩn bị chu đáo, đặc biệt là họ đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược sau khu Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình đi thăm Mỹ và Nhật Bản để tranh thủ sự đồng tình. Mục tiêu đầy tham vọng của họ là tiêu diệt một bộ phận lực lượng vũ trang của Việt Nam, phá hoại tiềm lực quốc phòng và kinh tế, chiến đất đai của Việt Nam, kích động bạo loạn.
“Hai cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam mà những người cầm quyền Trung Quốc gây ra từ hai hướng là bước leo thang cao nhất trong cả một quá trình hành động tội ác chống độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam từ trước đến nay nhằm làm yếu, thôn tính và khuất phục Việt Nam.
Trái với mọi tính toán của Bắc Kinh, cuộc chiến tranh xâm lược của họ đã thất bại thảm hại, đã bị toàn thế giới lên án và một bộ phận nhân dân Trung Quốc phản đối. Ngày 5/3/1979, họ đã buộc phải tuyên bố rút quân, và sau đó đã phải nhận ngồi vào đàm phán với phía Việt Nam” – Sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.
Tiếp tục chống phá Việt Nam bằng mọi thủ đoạn
Cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” cũng cho hay, mặc dù những người cầm quyền Trung Quốc đã tuyên bố rút quân về bên kia đường biên giới, nhưng thực tế là suốt nhiều thời gian sau đó, quân của Trung Quốc vẫn tiếp tục chiếm đóng hơn 10 điểm trên lãnh thổ Việt Nam, xây dựng thêm công sự ở các nơi đó, vi phạm trắng trợn đường biên giới do lịch sử để lại mà cả đôi bên đã thỏa thuận tôn trọng.
Suốt dọc biên giới Việt – Trung, họ tiếp tục bố trí nhiều quân đoàn có pháo binh và thiết giảm yểm trợ, tăng cường các phương tiện chiến tranh, ra sức xây dựng các công trình quân sự, thường xuyên diễn tập quân sự, tung các đội thám báo, biệt kích xâm nhập nhiều khu vực của Việt Nam. Không ngày nào họ không gây những vụ khiêu khích vũ trang, nổ sung, gài mìn, bắn giết nhân dân địa phương.
Có nơi, họ cho bắn súng cối hạng nặng suốt ngày, có nơi họ cho một tiểu đoàn quân chính quy tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam hơn 4km, bắn giết dân thường, đốt phá nhà cửa và phá hoại hoa màu. Có nơi từng tốp máy bay Trung Quốc bay sâu vào vùng trời Việt Nam từ 8 – 10km. Họ bí mật đẩy trở lại Việt Nam những người Hoa đã bị họ cưỡng bức di cư đi Trung Quốc. Những hành động có tính toán đó cùng với các thủ đoạn khác của họ nhằm duy trì tình hình căng thẳng ở vùng biên giới, xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tiếp tục uy hiếp an ninh của nước Việt Nam.
“Những người cầm quyền Trung Quốc còn nhiều lần đe dọa “cho Việt Nam một bài học thứ hai”, thậm chí “nhiều bài học nữa”. Trên danh nghĩa nào, và dựa vào luật pháp nào mà những người cầm quyền Bắc Kinh có quyền cho Việt Nam và dạy Việt Nam bài học? Việt Nam và Trung Quốc đều là những nước độc lập, có chủ quyền. Hiến chương Liên hợp quốc, công pháp quốc tế cũng như tập quán quốc tế tuyệt đối không cho phép Trung Quốc làm bất cứ điều gì phương hại đến độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam cũng như bất kỳ nước nào khác. Phải chăng vì Trung Quốc nước rộng, người đông mà bọn bành trướng Trung Quốc tự cho phép làm ra luật, đe dọa, khuất phục các nước nhỏ hơn, ít người hơn?” – Sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” đặt câu hỏi đanh thép.
Cũng trong cuốn sách này, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay, Trung Quốc đã nhận ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam để bàn những biện pháp cấp bách đảm bảo hòa bình và an ninh ở vùng biên giới và các vấn đề thuộc quan hệ giữa hai nước. Nhưng ở vòng một tiến hành tại Hà Nội, cũng như ở vòng hai tiến hành tại Bắc Kinh, họ vẫn lẩn tránh những đề nghị hợp lý hợp tình của Việt Nam, từ chối bàn đề nghị của phía Việt Nam về những biện pháp cấp bách nhằm chấm dứt các hoạt động khiêu khích vũ trang và bảo đảm hòa bình, ổn định ở vùng biên giới hai nước, tiền đề cấp thiết cho việc tiếp tục giải quyết các vấn đề khác thuộc quan hệ giữa hai nước. Mặt khác, họ đặt điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải từ bỏ đường lối độc lập, tự chủ của mình, từ bỏ chủ quyền của mình đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì họ mới đi vào bàn bạc các vấn đề khác.
“Đây là thái độ bá quyền nước lớn: Họ đến đàm phán không phải đề bàn bạc một cách bình đẳng và xây dựng nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp, mà chỉ để buộc đối phương phải chấp nhận lập trường của mình. Việc những người cầm quyền Trung Quốc đòi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và Lào, thậm chí nêu ra “nguyên tắc chống bá quyền” chẳng qua là để che giấu việc họ đưa quân xâm lược Việt Nam, uy hiếp nước CHDCND Lào và can thiệp vào công việc nội bộ của nước CHND Campuchia, che giấu bộ mặt bá quyền bỉ ổi của họ nhằm thôn tính ba nước ở Đông Dương, dùng Đông Dương làm bàn đạp bành trướng xuống Đông Nam Á” – Sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” nêu rõ.
Sự thay đổi của chiến lược bành trướng bá quyền
Từ cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc ở biên giới phía Bắc năm 1979, cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” được Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố năm 1979 đã chỉ rõ: “Những hành động thù địch công khai của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam, mà đỉnh cao là cuộc chiến tranh xâm lược của họ ngày 17/2/1979, đã làm cho dư luận thế giới ngạc nhiên trước sự thay đổi đột ngột về chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam. Sự thay đổi đó không phải là điều bất ngờ, mà là sự phát triển logic của chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của những người lãnh đạo Trung Quốc trong 30 năm qua”.
Sau khi điểm lại những chiến lược theo kiểu “lật ngược chính sách liên minh, đổi bạn thành thù, đổi thù thành bạn nhanh chóng và toàn diện” trong đối ngoại và những cuộc thanh trừng tàn bạo, đẫm máu trong đối nội của Trung Quốc tính đến thời điểm đó, cuốn sách này tiếp tục nêu: Chiến lược của những người lãnh đạo Trung Quốc có những thay đổi rất lớn. Nhưng có một điều không thay đổi: đó là mục tiêu chiến lược muốn nhanh chóng đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc bậc nhất thế giới và thực hiện mưu đồ bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của họ đối với các nước khác”.
Điều đó được thể hiện qua các phát biểu của Mao Trạch Đông tại Hội nghị Ban chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1956: “Không thể chấp nhận rằng sau một vài chục năm, chúng ta vẫn chưa trở thành cường quốc số một trên thế giới”, và tại Hội nghị Quân ủy TƯ Trung Quốc tháng 9/1959: “Chúng ta phải chinh phục trái đất. Đó là mục tiêu của chúng ta”!
Đối với Việt Nam, văn kiện “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng chỉ rõ: Trong 30 năm qua, những người lãnh đạo Trung Quốc coi Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với chiến lược của họ, luôn luôn tìm cách nắm Việt Nam. Muốn như vậy, Việt Nam phải là một nước không mạnh, bị chia cắt, không độc lập và lệ thuộc Trung Quốc. Trái lại, một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và giàu mạnh, có đường lối độc lập, tự chủ và đường lối quốc tế đúng đắn là một cản trở lớn cho chiến lược toàn cầu của Bắc Kinh, trước hết là cho chính sách bành trướng của họ ở Đông Nam Á.
“Đó là nguyên nhân vì sao trước đây họ vừa giúp, vừa kiềm chế cách mạng Việt Nam, mỗi khi Việt Nam đánh thắng đế quốc thì họ lại buôn bán, thỏa hiệp với đế quốc trên lưng nhân dân Việt Nam; vì sao từ chỗ giấu mặt chống Việt Nam họ đã chuyển sang công khai thù địch với Việt Nam và đi tới trắng trợn tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chính sách của những người lãnh đạo Trung Quốc muốn thôn tính Việt Nam nằm trong chính sách chung của họ đối với các nước Đông Nam Á cũng như đối với các nước láng giềng khác.
Chiến lược quốc tế ngày nay của những người lãnh đạo Trung Quốc, mặc dầu núp dưới chiêu bài nào, đã phơi trần tính chất cực kỳ phản cách mạng của nó và những người lãnh đạo Trung Quốc đã hiện nguyên hình là những người theo chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, những người dân tộc chủ nghĩa tư sản. Chính sách ngày nay của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam, mặc dầu được ngụy trang khéo léo như thế nào, vẫn chỉ là chính sách của những hoàng đế “thiên triều” trong mấy nghìn năm qua, nhằm thôn tính Việt Nam, khuất phục nhân dân Việt Nam, biến Việt Nam thành một chư hầu của Trung Quốc” – Sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” vạch trần.
Chủ nghĩa bành trướng thời hiện đại: Quyết liệt và trắng trợn
Ngày 19/1/2014, trong tham luận “40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm: Nhận diện rõ hơn tính chất của chủ nghĩa bành trướng thời hiện đại” tại hội thảo quốc gia về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa tổ chức tại Đà Nẵng, sau khi điểm lại chủ nghĩa bành trướng Đại Hán có lịch sử lâu đời hàng ngàn năm, ông Nguyễn Vĩ Khải, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ: “Chủ nghĩa bành trướng trong thời hiện đại tiếp tục tồn tại với tính chất mới: Quyết liệt và trắng trợn bất chấp sự phản ứng của dư luận”. Việc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 là một trong chuỗi sự kiện nằm trong toan tính của chủ nghĩa đó.
Trước khi chết 2 năm, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông là người trực tiếp can dự vào cuộc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 17/1/1974, Mao Trạch Đông đã phê vào bản báo cáo của Thủ tướng Chu Ân Lai và Nguyên soái Diệp Kiếm Anh 2 chữ “Đồng ý”, đồng thời giao cho Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy quân đội Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Không dừng lại đó, tháng 2/1979, thế lực phản động Trung Quốc đã phản bội nhân dân hai nước, đưa 60 vạn quân đổ bộ các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam tàn sát dân lành, phá hoại công cuộc tái thiết của Việt Nam, làm cho nền kinh tế sau chiến tranh của chúng ta rơi vào khủng hoảng trầm trọng (mất hơn 10 năm khắc phục). Tháng 3/1988, hải quân Trung Quốc lại gây tội ác ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, chiếm đảo Gạc Ma…
“Lịch sử cho thấy suốt 40 năm qua, từ sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đến nay, phía Trung Quốc không ngừng “quậy phá“ ở biển Đông. Hệ thống lại quá trình bành trướng kể từ khi thống nhất được Trung Hoa lục địa (hơn 60 năm), nhà cầm quyền Trung Quốc đã đẩy chủ nghĩa bành trướng Đại Hán sang một nấc thang mới với tính chất ngày càng trắng trợn , quyết liệt, bất chấp phản ưng của láng giềng của quốc tế với các đặc trưng:
Hành động của chủ nghĩa bành trướng hiện đại: Tấn công, gây rối liên tục – cấp tập, cường độ ngày càng quyết liệt, phức tạp. Thời kỳ các thế lực phong kiến chỉ có 15 – 20 năm xảy ra 01 tình huống, sự kiện tranh chấp. Thời kỳ tồn tại 2 nhà nước XHCN, cùng 1 thể chế chính trị, cùng “chung một biển Đông” nhưng lại là 2 cách hành xử rất khác nhau về chủ quyền trên biển Đông nói chung và Trường Sa, Hoàng Sa nói riêng. Thời gian này tần số xảy ra trung bình 10 năm có tới 15 – 17 sự kiện.
Thời gian gần đây, trong 3 năm 2010 đến 2013 liên tục gây ra nhiều cuộc đụng độ với các nước trong khu vực tại Biển Đông (trừ Campuchía). Nhiều sự kiện xảy ra ở biển Đông làm “nổi sóng” khu vực và thế giới lên tiếng mạnh mẽ. Nhưng Trung Quốc vẫn lấn tới. Riêng trong năm 2012 đã xảy ra 52 sự kiện do phía Trung Quốc gây ra. Trung bình 1 tuần một sự cố làm mất ổn định trầm trọng trong khu vực và thế giới lo ngại!” – Ông Nguyễn Vĩ Khải viết.
Bản chất bành trướng không thay đổi?
Từ những cứ liệu trên, bài tham luận “40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm: Nhận diện rõ hơn tính chất của chủ nghĩa bành trướng thời hiện đại” của ông Nguyễn Vĩ Khải đưa ra kết luận: “Nhân sự kiện Hoàng Sa cách đây 40 năm, hệ thống lại chuỗi sự kiện, chúng ta thấy bản chất của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán trong lịch sử là không thay đổi – mặc dù đã thay đổi chế độ chính trị – từ nhà nước phong kiến sang nhà nước dân chủ nhân dân?
Không những thế, tư tưởng nước lớn + chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của nhóm người cầm quyền Bắc Kinh đã đẩy sự bành trướng tới cực đoan, bất chấp các luật lệ quốc tế, chà đạp lên dư luận tiến bộ của nhân loại. Đây là biểu hiện của thế yếu: tự Trung Quốc làm mất đồng minh, trở nên cô độc, thêm thù – bớt bạn. Đó là ngõ cụt – hạ sách trong thế kỷ XXI – thế kỷ của HÒA BÌNH , HỢP TÁC & PHÁT TRIỂN”.
Trước đó, sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố sau cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cũng chỉ rõ: “Trong hàng nghìn năm qua, nước Việt Nam đã bị các hoàng đế Trung Quốc xâm lược hàng chục lần, nhân dân Việt Nam hiểu rõ những ý đồ đen tối của những người lãnh đạo Trung Quốc, cho nên không một phút nào là không cảnh giác đối với họ… Nhân dân Việt Nam luôn luôn giữ vững đường lối độc lập, tự chủ của mình không gì lay chuyển được, bất chấp sức ép dù là che giấu hay công khai, gián tiếp hay trực tiếp, của những người cầm quyền Trung Quốc”.
Đồng thời cuốn sách cũng dự báo và tin tưởng: “Bằng chính sách bịp bợm “thân xa đánh gần” của các hoàng đế Trung Quốc và nhiều thủ đoạn xảo quyệt khác, những người cầm quyền Trung Quốc có thể còn che giấu được bộ mặt bành trướng của họ trong một thời gian. Nhưng sớm muộn nhân dân các nước ở Đông Nam châu Á sẽ hiểu rằng chính sách thù địch của Bắc Kinh chống Việt Nam đe dọa độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ không phải chỉ của riêng Việt Nam, mà của tất cả các nước trong khu vực…
Những người cộng sản chân chính ở Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc, trong 30 năm tồn tại của nước CHND Trung Hoa, đã luôn luôn bị các tập đoàn thống trị lừa dối, sớm muộn sẽ nhận ra chân lý và sẽ đứng vế phía nhân dân Việt Nam, sẽ ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam… Nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ sống trong hòa bình, hữu nghị và hợp tác, hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước và hợp với lợi ích của hòa bình ở Đông Nam châu Á và trên thế giới”.
Theo INFONET