kimluc
Hiển thị các bài đăng có nhãn Music. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Music. Hiển thị tất cả bài đăng

Những bài hát Việt hay nhất mọi thời



Rừng hoang đẹp nhất hoa màu tím
Chuyện tình thương nhất chuyện hoa sim
Có người con gái xuân vời vợi
Tóc còn ngăn ngắn chưa đầy búi


Ngày xưa nàng vẫn yêu màu tím
Chiều chiều lên những đồi hoa sim
Đứng nhìn sim tím hoang biền biệt
Nhớ chồng chinh chiến miền xa xăm


Ôi lấy chồng chiến binh
Lấy chồng thời chiến chinh, mấy người đi trở lại
Sợ khi mình đi mãi, sợ khi mình không về
Thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê
Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người em nhỏ hậu phương
Mà chết người em gái tôi thương


Đời tôi là chiến binh rừng núi
thường ngày qua những đồi hoa sim
Thấy cành sim chín thương vô bờ
Tiếc người em gái không còn nữa


Tại sao nàng vẫn yêu màu tím
Màu buồn tan tác phải không em
Để chiều sim tím hoang biền biệt
Để mình tôi khóc chuyện hoa sim.



LK Chuyện hoa sim 1-2-3-4



0

Nguyễn Phi Hùng cùng 200 ca sĩ hát "Tiếng gọi non sông"

MV Tiếng gọi non sông của Nguyễn Phi Hùng cùng 200 ca sĩ đại biểu hát tặng chiến sĩ Trường Sa vừa ra mắt hôm 10/8/2013 vừa qua.

Trong thời gian thăm Trường Sa trong tháng 5 vừ qua, Nguyễn Phi Hùng đọc được bài thơ của thầy Thích Tâm Trí viết tặng các học trò khi ra Trường Sa trụ trì. Bài thơ có tựa đề là Đi đã để lại cho anh nhiều cảm xúc. Từ ý thơ Đi như kêu gọi tất cả mọi người cùng hướng về biển, đảo và chung tay bảo vệ chủ quyền tổ quốc đã thôi thúc Nguyễn Phi Hùng viết nên ca khúc Tiếng gọi non sông dành tặng các chiến sĩ Trường Sa.


MV Tiếng gọi non sông của Nguyễn Phi Hùng cùng 200 ca sĩ, đại biểu hát tặng chiến sĩ Trường Sa

Về đến TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Phi Hùng đã mời các ca sĩ, đại biểu thành phố, lực lượng hải quân, không quân và nhóm tình nguyện cùng thể hiện bài hát này và anh nhận được sự tham gia rất nhiệt tình. Khoảng 200 ca sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã nhận lời góp mặt trong MV Tiếng gọi non sông, được quay ở cả Trường Sa và TP Hồ Chí Minh.


Hậu Trường Tiếng Gọi Non Sông - Nguyễn Phi Hùng

Kien Thanh Blog
0

Nhạc cách mạng

Nhạc cách mạng, thường được gọi nhạc đỏ, là một dòng của tân nhạc Việt Nam gồm những bài hát sáng tác trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương, ở miền Bắc Việt Nam và vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và sau năm 1975 khi Việt Nam thống nhất. Các ca khúc nhạc đỏ thường để cổ vũ tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, phục vụ kháng chiến, truyền đạt những chính sách của nhà nước, khuyến khích tình yêu lý tưởng cộng sản, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, và những bài hát trữ tình cách mạng, thể hiện tình yêu quê hương đất nước hoặc cổ vũ lao động, xây dựng. Nhạc đỏ cùng với nhạc dân ca, truyền thống là những thể loại âm nhạc duy nhất được phát trên đài phát thanh Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở miền Bắc. Tuy không có chủ trương kiểm duyệt công khai, nhưng âm nhạc thời kỳ trước 1975 tại miền Bắc và nhạc đỏ có sự định hướng, chỉ đạo và kiểm soát của lãnh đạo và nhà nước. Một số nhạc sĩ nhạc đỏ tiêu biểu như Phạm Tuyên, Đỗ Nhuận, Huy Du, Hoàng Việt, Lưu Hữu Phước, Hoàng Vân, Phan Huỳnh Điểu... Những ca sĩ nổi tiếng của nhạc đỏ có thể kể đến như: Quốc Hương, Trần Khánh, Trần Thụ, Trần Chất, Trung Kiên, Quí Dương, Trần Hiếu, Tiến Thành, Hữu Nội, Kiều Hưng, Thanh Huyền, Thương Huyền, Bích Liên, Tường Vi, Tân Nhân, Kim Nhớ, Kim Ngọc, Diệu Thúy, Mỹ Bình, Vũ Dậu, Lê Dung, Quang Thọ, Doãn Tần, Thúy Hà, Thanh Hoa, Thu Hiền, Trung Đức, Tuấn Phong, Quang Lý, Trọng Tấn, Đăng Dương ... Giống như các nhạc sỹ và nhạc công của miền Bắc trong thời kỳ này, họ chủ yếu được đào tạo ở nhạc viện trong nước và các nhạc viện thuộc Liên Xô và các nước Đông Âu. Trước 1945 cũng có những ca khúc vẫn được xếp vào dòng nhạc đỏ như bài Cùng nhau đi Hồng binh của Đinh Nhu, một số bài hát của Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước... Nhưng phải đến khi xảy ra cuộc Chiến tranh Việt - Pháp, nhiều nhạc sĩ lãng mạn đi theo kháng chiến sáng tác những ca khúc mới thì nhạc đỏ mới thực sự hình thành. - Wikipedia
0

Nhạc Vàng | Zing Radio

Nhạc vàng là dòng Tân nhạc Việt Nam Việt Nam ra đời từ thập niên 1960 với lời ca trữ tình bình dân được viết trên những giai điệu nhẹ nhàng (boléro, rumba, ballade...). Người Việt trong nước có khi hiểu nhạc vàng là "nhạc sến", loại nhạc của Miền Nam với lời ca giản dị, câu nhạc dễ nghe, chất chứa nỗi niềm của một con người bình thường.
0

Tình Khúc Trịnh Công Sơn 1 - Elvis Phương


Cùng thưởng thức album Elvis Phương - Tình Khúc Trịnh Công Sơn 1 tại website nghe nhạc Online hàng đầu Việt Nam – NhacCuaTui.Com. Đón nhận và chia sẻ cảm xúc, hãy tạo cho mình một phong cách nghe nhạc sành điệu “không đụng hàng”. Chất lượng 320kbps

Lời bài hát: Nhìn Những Mùa Thu Đi Nhìn những mùa thu đi Em nghe sầu lên trong nắng Và lá rụng ngoài song Nghe tên mình vào quên lãng Nghe tháng ngày chết trong thu vàng.

Nhìn những lần thu đi Tay trơn buồn ôm nuối tiếc Nghe gió lạnh về đêm Hai mươi sầu dâng mắt biếc Thương cho người rồi lạnh lùng riêng. Gió heo may đã về Chiều tím loang vỉa hè Và gió hôn tóc thề Rồi mùa thu bay đi Trong nắng vàng chiều nay Anh nghe buồn mình trên ấy Chiều cuối trời nhiều mây Đơn côi bàn tay quên lối Đưa em về nắng vương nhè nhẹ. Đã mấy lần thu sang Công viên chiều qua rất ngắn Chuyện chúng mình ngày xưa Anh ghi bằng nhiều thu vắng Đến thu này thì mộng nhạt phai.
0

Nhạc Trịnh | Zing Radio

Tình yêu là đề tài lớn nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc tình của Trịnh Công Sơn tưởng chừng không biết mai một theo năm tháng, theo thời đại: từ 1958 với Ướt mi đã nổi tiếng cho đến thập niên 1990 vẫn có những bản tình ca thấm thía: Như một lời chia tay, Xin trả nợ người...

Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn chán, cô đơn như trong Sương đêm, Ướt mi, những khúc tình ngầm mang sầu ly biệt như Diễm xưa, Biển nhớ, hay tiếc nuối một cái gì đã qua: Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ...

Ngoài ra còn những bài triết lý tình, mang một bóng dáng ngậm ngùi, lặng lẽ của người tình từng trải: Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa, Mưa hồng... Những bài hát này có giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, thường được viết với tiết tấu chậm, thích hợp với điệu Slow, Blues hay Boston. Phần lời được đánh giá cao nhờ đậm chất thơ, bề ngoài trông mộc mạc nhưng rất thâm trầm sâu sắc, đôi khi mang những yếu tố tượng trưng, siêu thực. Nhạc tình của Trịnh Công Sơn rất phổ biến tại Việt Nam, nhạc sĩ Thanh Tùng từng gọi Trịnh Công Sơn là "người Việt viết tình ca hay nhất thế kỷ".
0