Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhac. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhac. Hiển thị tất cả bài đăng
Album nhạc tiền chiến hay nhất- Phần 1
Album nhạc tiền chiến hay nhất (phần 1) gồm các ca khúc: Bài tình cho giai nhân, Hai mươi mùa nắng lạ, Sang ngang, Đàn thu tay ngọc, Mắt lệ cho người, Chuyện tình buồn, Thu hát cho người, Con thuyền không bến.
LK nhạc vàng tuyển chọn
Liên khúc nhạc vàng tuyển chọn với những bài hát bất hủ nổi tiếng được trình bày bởi các ca sĩ Tuấn Vũ, Như Quỳnh, Ngọc Huyền,...
Cùng chủ đề: Nhạc vàng Radio
LK mùa thu tuyển chọn 1
‘Nhìn những mùa thu đi’, ‘Con thuyền không bến’ hay ‘Gửi gió cho mây ngàn bay’ đều là những tuyệt phẩm viết về mùa thu mà khi được cất lên, giai điệu của chúng có thể khiến bao thế hệ người nghe vỡ òa cảm xúc.
Những bài hát Việt hay nhất mọi thời
Rừng hoang đẹp nhất hoa màu tím
Chuyện tình thương nhất chuyện hoa sim
Có người con gái xuân vời vợi
Tóc còn ngăn ngắn chưa đầy búi
Ngày xưa nàng vẫn yêu màu tím
Chiều chiều lên những đồi hoa sim
Đứng nhìn sim tím hoang biền biệt
Nhớ chồng chinh chiến miền xa xăm
Ôi lấy chồng chiến binh
Lấy chồng thời chiến chinh, mấy người đi trở lại
Sợ khi mình đi mãi, sợ khi mình không về
Thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê
Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người em nhỏ hậu phương
Mà chết người em gái tôi thương
Đời tôi là chiến binh rừng núi
thường ngày qua những đồi hoa sim
Thấy cành sim chín thương vô bờ
Tiếc người em gái không còn nữa
Tại sao nàng vẫn yêu màu tím
Màu buồn tan tác phải không em
Để chiều sim tím hoang biền biệt
Để mình tôi khóc chuyện hoa sim.
LK Chuyện hoa sim 1-2-3-4
Nguyễn Phi Hùng cùng 200 ca sĩ hát "Tiếng gọi non sông"
MV Tiếng gọi non sông của Nguyễn Phi Hùng cùng 200 ca sĩ đại biểu hát tặng chiến sĩ Trường Sa vừa ra mắt hôm 10/8/2013 vừa qua.
Trong thời gian thăm Trường Sa trong tháng 5 vừ qua, Nguyễn Phi Hùng đọc được bài thơ của thầy Thích Tâm Trí viết tặng các học trò khi ra Trường Sa trụ trì. Bài thơ có tựa đề là Đi đã để lại cho anh nhiều cảm xúc. Từ ý thơ Đi như kêu gọi tất cả mọi người cùng hướng về biển, đảo và chung tay bảo vệ chủ quyền tổ quốc đã thôi thúc Nguyễn Phi Hùng viết nên ca khúc Tiếng gọi non sông dành tặng các chiến sĩ Trường Sa.
MV Tiếng gọi non sông của Nguyễn Phi Hùng cùng 200 ca sĩ, đại biểu hát tặng chiến sĩ Trường Sa
Về đến TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Phi Hùng đã mời các ca sĩ, đại biểu thành phố, lực lượng hải quân, không quân và nhóm tình nguyện cùng thể hiện bài hát này và anh nhận được sự tham gia rất nhiệt tình. Khoảng 200 ca sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã nhận lời góp mặt trong MV Tiếng gọi non sông, được quay ở cả Trường Sa và TP Hồ Chí Minh.
Hậu Trường Tiếng Gọi Non Sông - Nguyễn Phi Hùng
Kien Thanh Blog
0
Trong thời gian thăm Trường Sa trong tháng 5 vừ qua, Nguyễn Phi Hùng đọc được bài thơ của thầy Thích Tâm Trí viết tặng các học trò khi ra Trường Sa trụ trì. Bài thơ có tựa đề là Đi đã để lại cho anh nhiều cảm xúc. Từ ý thơ Đi như kêu gọi tất cả mọi người cùng hướng về biển, đảo và chung tay bảo vệ chủ quyền tổ quốc đã thôi thúc Nguyễn Phi Hùng viết nên ca khúc Tiếng gọi non sông dành tặng các chiến sĩ Trường Sa.
MV Tiếng gọi non sông của Nguyễn Phi Hùng cùng 200 ca sĩ, đại biểu hát tặng chiến sĩ Trường Sa
Về đến TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Phi Hùng đã mời các ca sĩ, đại biểu thành phố, lực lượng hải quân, không quân và nhóm tình nguyện cùng thể hiện bài hát này và anh nhận được sự tham gia rất nhiệt tình. Khoảng 200 ca sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã nhận lời góp mặt trong MV Tiếng gọi non sông, được quay ở cả Trường Sa và TP Hồ Chí Minh.
Hậu Trường Tiếng Gọi Non Sông - Nguyễn Phi Hùng
Kien Thanh Blog
LK mưa bất hủ
Chiều mưa ngày nào sánh bước bên nhau Tin yêu dạt dào mộng ước mai sau Cho ân tình đầu mãi mãi dài lâu Cho duyên tình mình đừng có thương đau
Chiều nay một mình chiếc bóng đơn côi Mưa rơi giọt buồn giá buốt tim tôi Mưa rơi lạnh lùng xóa dấu chân tôi Tình yêu bây giờ trả lại người xưa
Tuấn Ngọc the best collection
Tuấn Ngọc (sinh năm 1947) tên thật là Lữ Anh Tuấn là một ca sĩ người Việt nổi tiếng. Anh được xem như một trong những giọng ca nam xuất sắc nhất của tân nhạc Việt Nam.
Các album riêng:
Chuyện tình buồn (Làng Văn CD 15), 1990
Thương ai (Mai Productions), 1992, với Ý Lan
Môi nào hãy còn thơm (Diễm Xưa CD 57), 1993, với Trịnh Vĩnh Trinh
Ngày đó chúng mình / Tình ca Phạm Duy (Khánh Hà CD 21), với Khánh Hà
Em ngủ trong một mùa đông (Diễm Xưa CD 62), tình khúc Đăng Khánh
Rong rêu
Mưa trên vùng tóc rối, 1999, tình khúc Lê Xuân Trường
Lối về (Bích Thu Vân CD 1), với Cẩm Vân
Em đi như chiều đi (Bích Thu Vân CD 2)
Đừng bỏ em một mình (Bích Thu Vân CD 3) , với Ý Lan
Đêm thấy ta là thác đổ (Bích Thu Vân CD 4), 15 tình khúc Trịnh Công Sơn
Lá đổ muôn chiều
Phôi pha
Riêng một góc trời
Tâm sự gởi về đâu
Hoài cảm, với Thái Hiền
Tình yêu, với Thanh Hà
Đi giữa mọi người để nhớ một người, 2001
Dù nghìn năm qua đi, nhạc Đăng Khánh
Bến lỡ , với Ý Lan, tình khúc phổ thơ Hoàng Ngọc Ẩn
Lời yêu thương, với Ý Lan
Sao đổi ngôi, 2002, tình khúc Bảo Trường, với Ý Lan.
Collection Và tôi mãi yêu em / Trên bờ môi dấu yêu (Asia CD 172 : The best of Tuấn Ngọc, 4 CD), 2002
Giọt lệ cho ngàn sau, tình khúc Từ Công Phụng
Hãy yêu nhau đi Vol. 2, 2005
Tình cuốn mây ngàn, 2005, với Quang Dũng
Chiều nay không có em
Album Khúc hát biển khơi
Album nhạc tuyển chọn những ca khúc hay nhất về biển đảo quê hương, Hoàng Sa- Trường Sa gồm các ca khúc: Sức sống Trường Sa - Trang Nhung, Gần lắm Trường Sa - Khánh Hòa, Đừng ví em là biển - Khánh Phương,...
0
Tình Khúc Trịnh Công Sơn - Ngô Thụy Miên
Tình Khúc Trịnh Công Sơn - Ngô Thụy Miên.
Album Tình khúc Trịnh Công Sơn và Ngô Thụy Miên là album đơn thứ 3 của ca sĩ Khánh Ngọc (sau album debut Thành phố của tôi và vol.1 Như em vẫn yêu). Album là một nỗ lực rất lớn của Khánh Ngọc và ê-kíp thực hiện nhằm giới thiệu một phong cách nhạc khác với những gì cô đã thể hiện trước đây.
Những ca khúc Như cánh vạc bay, Đêm thấy ta là thác đổ, Cuối cùng cho một tình yêu, Ru tình, Em hãy ngủ đi... được thể hiện theo lối hát nhạc Trịnh chính thống sẽ tạo cho người nghe một ấn tượng mới về Khánh Ngọc. Album cũng giới thiệu bản song ca mới nhất của Nhật Tinh Anh và Khánh Ngọc (kể từ sau thành công của Vầng trăng khóc năm 2005) trong ca khúc Bản tình cuối (Ngô Thụy Miên).
Mùa Thu Níu Bước Em Về - Trang Nhung
Viết Tân Studio ra mắt album Mùa thu níu bước em về (2010) gồm những ca khúc của nữ nhạc sĩ Quỳnh Hợp do ca sĩ Trang Nhung thể hiện. Toàn bộ ca khúc đều phổ từ những bài thơ viết về Hà Nội, như Bâng khuâng phố cổ (thơ Mai Hữu Phước), Về giữa phố xưa (thơ Tố Nga), Mùa thu níu bước em về (thơ Phạm Thị Mai Khoa), Trời thu Hà Nội (thơ Đặng Hồng Thiệp), Nhớ Thăng Long (thơ Nguyễn Quyết Thắng)...
Liveshow Dấu ấn số 1 - Thu Minh 03-08-2013
Liveshow Thu Minh sẽ diễn ra lúc 20g30 ngày 3-8-2013 tại nhà thi đấu Nguyễn Du (TP.Hồ Chí Minh), được truyền hình trực tiếp trên VTV9 và tiếp sóng trực tiếp trên các kênh VTV Huế, VTV Phú Yên, VTV Lâm Ðồng…
Dấu ấn 1 – Liveshow đầu tiên là câu chuyện của Thu Minh – ca sĩ được mênh danh là nữ hoàng nhạc dance Việt Nam. Thu Minh cũng từng có thời gian được ưu ái gọi là “Celine Dion của Việt Nam”, nổi tiếng là “Chuông gió của làng nhạc Việt” nhờ sở hữu giọng hát nữ cao vút và bay bổng thiên bẩm soprano C (với opera, là chất giọng Spinto Soprano) không qua trường lớp thanh nhạc bài bản đào tạo, đặc biệt quãng giọng của cô kéo dài 3 quãng tám (3 octaves) từ nốt thấp nhất D3 tới nốt cao nhất C#6 (có lúc lên được nốt C7, tức 4 quãng 8).
Những ca khúc trong Liveshow Thu Minh Dấu ấn 1 ngày 3/8/2013:
1. Bóng cây Kơ-nia
2. One night only
3. Ánh sáng đời tôi
4. Khúc giao mùa - Ft. Mỹ Linh
5. Liên khúc Giọt mưa thu và Phút cuối
6. All by myself
7. Đường cong Ft. Trần Mạnh Tuấn Saxophone
8. Liên khúc The voice – Ft. Nathan Lee, Trúc Nhân, Quốc Huy, Gia Bảo, Xuân Sơn, Phú Luân
9. Liên khúc Bay – Taxi – Xinh
10. Yêu mình anh
11. Where did you go wrong – Ft. Thanh Bùi
12. Hot
13. Nhớ anh Remix
Hãy bước qua- Ammy | Video thử nghiệm
Tên thật: Minh Khuê
Hương của phim "Cô gái xấu xí" chính thức trở thành ca sĩ với nghệ danh Ammy từ tháng 7/2013.
Chiều 15/7, diễn viên Minh Khuê có buổi họp báo tại phòng trà Nam Quang (TP HCM) để công bố thông tin cô chính thức trở thành ca sĩ. Minh Khuê lần đầu được khán giả biết đến là khi cô đóng phim 'Cô gái xấu xí' với vai Hương trong hội G7 'nhiều chuyện'. Khi đó, Minh Khuê từ Hà Nội vào TP HCM, may mắn gặp đạo diễn Minh Chung và có ngay vai diễn đầu tay khá ấn tượng. Những gì Minh Khuê để lại cho khán giả truyền hình là hình ảnh một cô diễn viên nhỏ nhắn, có lối diễn xuất rất tự nhiên. Trước buổi họp báo, rất nhiều người không biết Minh Khuê là ai, nhưng khi cô vừa xuất hiện thì tất cả đều nhận ra đây là 'Hương' của phim 'Cô gái xấu xí'.
Người hỗ trợ và giúp đỡ Minh Khuê Ammy thực hiện single đầu tay là nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Anh - người viết chung với Dương Khắc Linh bài hit 'Xin hãy thứ tha' của Hồ Ngọc Hà.
Nhạc cách mạng
Nhạc cách mạng, thường được gọi nhạc đỏ, là một dòng của tân nhạc Việt Nam gồm những bài hát sáng tác trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương, ở miền Bắc Việt Nam và vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và sau năm 1975 khi Việt Nam thống nhất. Các ca khúc nhạc đỏ thường để cổ vũ tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, phục vụ kháng chiến, truyền đạt những chính sách của nhà nước, khuyến khích tình yêu lý tưởng cộng sản, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, và những bài hát trữ tình cách mạng, thể hiện tình yêu quê hương đất nước hoặc cổ vũ lao động, xây dựng. Nhạc đỏ cùng với nhạc dân ca, truyền thống là những thể loại âm nhạc duy nhất được phát trên đài phát thanh Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở miền Bắc. Tuy không có chủ trương kiểm duyệt công khai, nhưng âm nhạc thời kỳ trước 1975 tại miền Bắc và nhạc đỏ có sự định hướng, chỉ đạo và kiểm soát của lãnh đạo và nhà nước. Một số nhạc sĩ nhạc đỏ tiêu biểu như Phạm Tuyên, Đỗ Nhuận, Huy Du, Hoàng Việt, Lưu Hữu Phước, Hoàng Vân, Phan Huỳnh Điểu... Những ca sĩ nổi tiếng của nhạc đỏ có thể kể đến như: Quốc Hương, Trần Khánh, Trần Thụ, Trần Chất, Trung Kiên, Quí Dương, Trần Hiếu, Tiến Thành, Hữu Nội, Kiều Hưng, Thanh Huyền, Thương Huyền, Bích Liên, Tường Vi, Tân Nhân, Kim Nhớ, Kim Ngọc, Diệu Thúy, Mỹ Bình, Vũ Dậu, Lê Dung, Quang Thọ, Doãn Tần, Thúy Hà, Thanh Hoa, Thu Hiền, Trung Đức, Tuấn Phong, Quang Lý, Trọng Tấn, Đăng Dương ... Giống như các nhạc sỹ và nhạc công của miền Bắc trong thời kỳ này, họ chủ yếu được đào tạo ở nhạc viện trong nước và các nhạc viện thuộc Liên Xô và các nước Đông Âu. Trước 1945 cũng có những ca khúc vẫn được xếp vào dòng nhạc đỏ như bài Cùng nhau đi Hồng binh của Đinh Nhu, một số bài hát của Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước... Nhưng phải đến khi xảy ra cuộc Chiến tranh Việt - Pháp, nhiều nhạc sĩ lãng mạn đi theo kháng chiến sáng tác những ca khúc mới thì nhạc đỏ mới thực sự hình thành. - Wikipedia
0
Nhạc Vàng | Zing Radio
Tình Khúc Trịnh Công Sơn 1 - Elvis Phương
Cùng thưởng thức album Elvis Phương - Tình Khúc Trịnh Công Sơn 1 tại website nghe nhạc Online hàng đầu Việt Nam – NhacCuaTui.Com. Đón nhận và chia sẻ cảm xúc, hãy tạo cho mình một phong cách nghe nhạc sành điệu “không đụng hàng”. Chất lượng 320kbps
Nhìn những lần thu đi Tay trơn buồn ôm nuối tiếc Nghe gió lạnh về đêm Hai mươi sầu dâng mắt biếc Thương cho người rồi lạnh lùng riêng. Gió heo may đã về Chiều tím loang vỉa hè Và gió hôn tóc thề Rồi mùa thu bay đi Trong nắng vàng chiều nay Anh nghe buồn mình trên ấy Chiều cuối trời nhiều mây Đơn côi bàn tay quên lối Đưa em về nắng vương nhè nhẹ. Đã mấy lần thu sang Công viên chiều qua rất ngắn Chuyện chúng mình ngày xưa Anh ghi bằng nhiều thu vắng Đến thu này thì mộng nhạt phai.
Nhạc Trịnh | Zing Radio
Tình yêu là đề tài lớn nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc tình của Trịnh Công Sơn tưởng chừng không biết mai một theo năm tháng, theo thời đại: từ 1958 với Ướt mi đã nổi tiếng cho đến thập niên 1990 vẫn có những bản tình ca thấm thía: Như một lời chia tay, Xin trả nợ người...
Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn chán, cô đơn như trong Sương đêm, Ướt mi, những khúc tình ngầm mang sầu ly biệt như Diễm xưa, Biển nhớ, hay tiếc nuối một cái gì đã qua: Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ...
Ngoài ra còn những bài triết lý tình, mang một bóng dáng ngậm ngùi, lặng lẽ của người tình từng trải: Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa, Mưa hồng... Những bài hát này có giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, thường được viết với tiết tấu chậm, thích hợp với điệu Slow, Blues hay Boston. Phần lời được đánh giá cao nhờ đậm chất thơ, bề ngoài trông mộc mạc nhưng rất thâm trầm sâu sắc, đôi khi mang những yếu tố tượng trưng, siêu thực. Nhạc tình của Trịnh Công Sơn rất phổ biến tại Việt Nam, nhạc sĩ Thanh Tùng từng gọi Trịnh Công Sơn là "người Việt viết tình ca hay nhất thế kỷ".
0
Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn chán, cô đơn như trong Sương đêm, Ướt mi, những khúc tình ngầm mang sầu ly biệt như Diễm xưa, Biển nhớ, hay tiếc nuối một cái gì đã qua: Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ...
Ngoài ra còn những bài triết lý tình, mang một bóng dáng ngậm ngùi, lặng lẽ của người tình từng trải: Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa, Mưa hồng... Những bài hát này có giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, thường được viết với tiết tấu chậm, thích hợp với điệu Slow, Blues hay Boston. Phần lời được đánh giá cao nhờ đậm chất thơ, bề ngoài trông mộc mạc nhưng rất thâm trầm sâu sắc, đôi khi mang những yếu tố tượng trưng, siêu thực. Nhạc tình của Trịnh Công Sơn rất phổ biến tại Việt Nam, nhạc sĩ Thanh Tùng từng gọi Trịnh Công Sơn là "người Việt viết tình ca hay nhất thế kỷ".
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)