kimluc
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tuc quoc phong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tuc quoc phong. Hiển thị tất cả bài đăng

Trung Quốc 'ra điều kiện cho Tổng thống Aquino'

(BBC- 02/9/13) Các viên chức Philippines cho biết Tổng thống Benigno Aquino hủy chuyến đi tới một hội chợ thương mại của Trung Quốc sau khi Bắc Kinh đòi ông trước hết phải rút khiếu nại pháp lý liên quan tới tranh chấp lãnh thổ.

Đây là một hành động chưa từng có từ phía Trung Quốc vào khi mối quan hệ giữa hai nước đang xấu đi do tranh chấp tại Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải, Philippines gọi là Biển Tây Philippines.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, ông Raul Hernandez, nói tại một cuộc họp báo rằng Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị , và hai nhà ngoại giao khác đã truyền đạt điều kiện đối với chuyến đi của Tổng thống Aquino tới hội chợ China- ASEAN Expo, được tổ chức tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây.

Ông Hernandez từ chối không đưa ra chi tiết của các điều kiện này nhưng nói đó là những điều "hoàn toàn độc hại cho lợi ích quốc gia của chúng tôi".

Tổng thống Aquino hôm thứ Năm đã quyết định hủy chuyến đi được công bố rầm rộ của ông tới Hội chợ ở Nam Ninh này. Ông Hernandez cho biết Philippines sẽ gửi một phái đoàn do Bộ Thương mại Philippines dẫn đầu.
Ngoại trưởng Trung Quốc nói với hãng tin Reuters rằng ngay từ đầu họ không hề mời ông Aquino tới dự Hội chợ.

Hai viên chức Philippines nói với hãng tin AP rằng Trung Quốc muốn Philippines rút lại vụ khiếu nại lên Liên Hiệp Quốc (LHQ) liên quan các đảo có tranh chấp tại Biển Đông. Các viên chức phát biểu với điều kiện không tiết lộ danh tính vì họ không có thẩm quyền nói với báo giới.

Các viên chức Trung Quốc không lên tiếng bình luận.

Bất đồng

Ông Hernandez nói: "Tổng thống vừa quyết định không đi dự hội chợ sau khi xem xét đòi hỏi của Trung Quốc. Về phần Philippines, chúng tôi sẽ tiếp tục tuân thủ quan điểm có nguyên tắc của chúng tôi rằng quan hệ song phương có thể tiến triển bất chấp những khác biệt."

Ông Đô Kỳ Phụng, một chuyên gia về ngoại giao Đông Nam Á tại Viện nghiên cứu châu Á Thái Bình Dương thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói việc chính phủ Trung Quốc từ chối lãnh tụ ngoại quốc là hiếm có.

"Nó cho thấy chính phủ Bắc Kinh này càng khó chịu với chính phủ tại Manila," ông Đô Kỳ Phụng nói.

Giáo sư Tô Hạo, Đại học Ngoại giao Trung Quốc, thì nói "Bắc Kinh đã tiếp đón long trọng ông Aquino cách đây hai năm, và hai quốc gia đã ký nhiều thỏa thuận. Nhưng ông Aquino đã có những phát biểu cứng rắn chống lại Trung Quốc ngay sau khi ông trở về nước."

Trung Quốc và Philippines đang có những tranh chấp lãnh thổ ngày càng căng thẳng. Hồi năm ngoái Trung Quốc đã chiếm một bãi đá gần bờ biển phía tây bắc của Philippines và năm nay Trung Quốc đòi hải quân Philippines phải rút khỏi bãi đá ngầm Second Thomas, tên Philippines là Ayungin Reef, còn tên Việt Nam Bãi Cỏ Mây, xa hơn về phía nam.

Philippines khiến Trung Quốc tức giận khi đề nghị LHQ làm trọng tài phân xử nhằm giải quyết các tranh chấp này.

Trung Quốc nhận chủ quyền gần như toàn bộ vùng Biển Đông và các quần đảo tại đây trên cơ sở lịch sử. Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan bác bỏ các tuyên bố này khiến nảy sinh lo ngại tranh chấp có thể biến thành vũ lực.

Nguồn: BBC
0

Quân đội Nga phát triển vũ khí tấn công toàn cầu


MOSCOW, ngày 30 tháng 8 (RIA Novosti) - Thế hệ máy bay ném bom tầm xa PAK-DA của Nga sẽ được trang bị vũ khí siêu thanh, một nguồn tin Bộ Quốc phòng nói với RIA Novosti hôm thứ sáu.

"PAK-DA sẽ được trang bị với tất cả các loại vũ khí dẫn đường chính xác tiên tiến, bao gồm cả siêu thanh", nguồn tin nói thêm rằng các máy bay ném bom chính nó cũng sẽ là cận âm.

Đầu tuần này, Boris Obnosov, Tổng giám đốc Tổng công ty Hệ thống tên lửa chiến thuật (Tactical Missile Systems Corporation), tiết lộ rằng Nga đã phát triển một loại tên lửa siêu thanh. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng mặc dù nó đã được phát triển, nó chỉ mới bay thử vài giây.

Trong tháng 9 năm 2012, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin công bố kế hoạch sáp nhập Tổng công ty tên lửa chiến thuật và NPO Mashinostroyenie.

Trung tướng Anatoly Zhikharev, chỉ huy của Lực lượng Không quân hàng không tầm xa Nga, trước đó cho biết các máy bay ném bom PAK-DA đầu tiên sẽ phục vụ vào năm 2020.

Trong tháng 8 năm 2012, ông Rogozin nói với mạng lưới truyền hình Rossiya 24: "Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải đi theo con đường công nghệ siêu thanh và chúng ta đang đi theo hướng này mà không tụt hậu phía sau người Mỹ."

Vũ khí siêu thanh là tên lửa có thể bay nhanh hơn 10 lần so với tên lửa thông thường hiện nay. Không quân Mỹ cho biết các loại siêu vũ khí khoa học viễn tưởng sẽ không sẵn sàng để sử dụng trước năm 2025.

Tên lửa hành trình điển hình có tốc độ vào khoảng 500 đến 600 mph (dặm trên giờ), nhưng một tên lửa siêu thanh có thể bay với tốc độ Mach 5 (khoảng 4.000 dặm mỗi giờ) và sẽ cho đối phương rất ít thời gian để chạy ra khỏi nơi mà nó tấn công.

Ví dụ, tạp chí Economist đã chỉ ra trong năm 1998, Hoa Kỳ đã bắn 60 tên lửa hành trình Tomahawk từ các tàu ở vùng biển Ả Rập. Mục tiêu là một trại huấn luyện ở Afghanistan, nơi Osama bin Laden đã làm việc với Taliban. Phải mất hơn hai giờ sau tên lửa mới tới mục tiêu. Khi đó, Osama đã chạy đi lâu rồi.

Nguồn: RIA Novosti, Forbes

0

Việt Nam tăng cường sức mạnh cảnh sát biển giữa lúc biển Đông căng thẳng.

HÀ NỘI - Việt Nam đã bổ sung thêm ba tàu tuần tra cho Cảnh sát biển để có một lập trường mạnh mẽ trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông .



Động thái này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc phát triển ngày càng mạnh mẽ trong tuyên bố sở hữu khoanh vùng trong toàn bộ vùng biển , một lần nữa từ chối đàm phán đa phương với Hiệp hội 10 thành viên của các quốc gia Đông Nam Á và nhấn mạnh vào các cuộc đàm phán song phương với các nước nhỏ hơn. Trong khi đó , Philippines cho biết, lời mời Tổng thống Benigno Aquino III đến thăm một hội chợ thương mại tại Trung Quốc đã được thu hồi .

Song song với việc gia tăng số lượng tàu , Việt Nam đổi tên Cục cảnh sát biển thành Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam , báo hiệu một vai trò lớn hơn trong việc thực thi tuyên bố chủ quyền trong vùng biển ngoài khơi bờ biển dài 3.200 cây số. Công tác đào tạo và tài trợ ngân sách sẽ cũng sẽ gia tăng.

Cảnh sát biển mới , dưới kiểm soát của Bộ tư lệnh cảnh sát biển, khai thác một đội tàu tuần tra và ba máy bay Casa-212-400 để theo dõi khu vực hàng hải của Việt Nam. Hà Nội không nói rõ nơi các tàu mới sẽ được biên chế và chi phí là bao nhiêu.

"Những nỗ lực của Việt Nam để bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa sẽ trở nên ngày càng vững chắc và không thể tránh khỏi và đất nước đang cần sự hỗ trợ hợp tác của quốc tế ", ông Dương Danh Dy , một cựu quan chức ngoại giao và là nhà phân tích Việt Nam nói.

"Sau nhiều năm thực hiện chính sách ngoại giao mềm , Việt Nam không thể chấp nhận để bị động và bây giờ là thời gian để thực hiện một lập trường mạnh mẽ", ông Dy nói với tờ The Wall Street Journal.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã tham dự cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng ASEAN hàng năm thứ Tư và thứ năm tuần trước ở Brunei, ông đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel để tăng cường quan hệ quân sự. Ông Hagel chấp nhận lời mời của ông Thanh đến thăm Việt Nam trong năm tới, cả hai là cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam.

Ông Thanh cũng đã đến thăm Philippines để tăng cường hợp tác an ninh hàng hải khi cả hai nước đang đối đầu với Trung Quốc trên các vùng biển. Ông Thanh gần đây đã hoàn thành một chuyến đi hai tuần đến châu Âu để làm sâu sắc thêm quan hệ quân sự và mua vũ khí từ Nga, Ba Lan, Bulgaria và Hà Lan.

Biển Đông, được cho là giàu trữ lượng dầu khí, đã trở thành một điểm nóng nhạy cảm khi Trung Quốc và các nước láng giềng phía nam tăng sức mạnh quân sự, một số nước đã khuyến khích một sự hiện diện gia tăng của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước khác như một cách cân bằng sức mạnh với Bắc Kinh . Nhật Bản có kế hoạch cung cấp 10 tàu tuần tra cho Philippines .

Trong một động thái khẳng định chủ quyền của mình , Việt Nam trong tuần này đã tổ chức một cuộc triển lãm tại thành phố Hồ Chí Minh để giới thiệu một bộ sưu tập 200 bản đồ và tài liệu, xuất bản ở Việt Nam , Trung Quốc và các nước phương Tây từ thế kỷ 16 đến năm 1933 , củng cố tuyên bố chủ quyền lịch sử của Việt Nam.

http://blogs.wsj.com/searealtime/2013/09/01/vietnam-strengthens-coast-guard-amid-south-china-sea-tensions/
0

Bảo vệ biển đảo chống Trung Quốc : Ưu tiên mới của quốc phòng Nhật Bản

“Muốn hòa bình, phải chuẩn bị chiến tranh - Si vis pacem, para bellum” – Bộ Quốc phòng Nhật Bản như đang áp dụng nguyên văn câu tục ngữ La Tinh này khi đòi tăng ngân sách đáng kể cho tài khóa 2014 sắp đến. Theo các nguồn tin được tiết lộ vào hôm qua, 30/08/2013 một phần không nhỏ trong các khoản chi sẽ được dùng vào việc tăng cường năng lực bảo vệ biển đảo của Nhật Bản, tại các khu vực đang bị Bắc Kinh công khai nhòm ngó.

Trọng Nghĩa


Yếu tố thu hút sự chú ý nhiều nhất chính là kế hoạch thiết lập một đơn vị Thủy quân lục chiến tương tự như binh chủng Marines của Mỹ, được đặc biệt sử dụng trong các chiến dịch bảo vệ các hòn đảo ở vùng biển phía Nam Nhật Bản hoặc là tấn công giành lại các nơi này trong trường hợp bị đối phương xâm lược.

Trong khuôn khổ đó, quân đội Nhật Bản yêu cầu được chi 1,3 tỷ yên để trang bị hai phương tiện lội nước tấn công đổ bộ, và tăng cường chương trình huấn luyện tại Hoa Kỳ dưới sự dìu dắt của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ.

Việc thành lập đơn vị lính thủy đánh bộ này được chú ý vì lẽ binh chủng Thủy quân lục chiến thường được coi như là một lực lượng tấn công, trong khi Hiến pháp Nhật Bản lại giới hạn lực lượng vũ trang nước này – vốn đã rất hùng hậu và hiện đại – vào vai trò phòng thủ và nghiêm cấm các hành vi gọi là ‘hiếu chiến’.

Khi nêu bật nhiệm vụ « bảo vệ các hòn đảo miền Nam » của lực lượng mới này, rõ ràng là Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã nói đến vùng quần đảo Senkaku do Tokyo kiểm soát, nhưng đang bị Bắc Kinh đòi chủ quyền, và không ngừng cho tàu Tuần duyên vào khiêu khích.

Mục tiêu bảo vệ các hòn đảo bị tranh chấp cũng hiển hiện trong yêu cầu tăng cường phương tiện cho lực lượng phòng không. Binh chủng này sẽ thành lập thêm một đơn vị cảnh báo sớm, cũng trong khu vực phía Nam, với các loại phi cơ trang bị radar cực mạnh.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản xác định là sẽ nghiên cứu đầy đủ về việc mua các loại phi cơ Osprey của Mỹ, có khả năng nghiêng cánh quạt để có thể cất cánh theo chiều thẳng đứng như trực thăng.

Bên cạnh đó là một loạt những trang thiết bị hay phương tiện vũ khí ‘truyền thống hơn, với ý định trang bị thêm một chiếc khu trục hạm trị giá hơn 73 tỷ yên, một chiếc tàu ngầm hơn 51 tỷ yên và một chiếc tàu cứu nạn tầu ngầm, gần 51 tỷ. Các công nghệ học nhằm phát hiện và theo dõi các loại phi cơ được mệnh danh là tàng hình cũng được quan tâm.

Theo các nhà phân tích, yêu cầu gia tăng ngân sách của bộ Quốc phòng Nhật Bản phản ánh chính sách mới của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, với một đường lối đối ngoại quyết đoán hơn, và một chủ trương quốc phòng mạnh bạo hơn.

Trong thời gian gần đây, ông Abe thường xuyên bày tỏ thái độ quan ngại trước vấn đề quốc phòng Nhật Bản, vào lúc mà Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động hải quân trong vùng biển xung quanh Nhật Bản, và Bắc Triều Tiên, một quốc gia nổi tiếng với tính khí thất thường, vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân và tên lửa của mình. Ông cũng đã kêu gọi liên minh quân sự chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, nước đang trong tiến trình tái cân bằng lực lượng của mình qua châu Á.

Ngân sách do Bộ Quốc phòng yêu cầu tuy nhiên vẫn còn ở dạng đề nghị, phán quyết cuối cùng sẽ được đưa ra trong thời gian tới đây. Nếu được chuẩn y thì nó sẽ đánh dấu một sự gia tăng lớn nhất kể từ năm tài chính 1992 đến nay.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130831-bao-ve-bien-dao-chong-trung-quoc-uu-tien-moi-cua-quoc-phong-nhat-ban
0

Nga và Việt Nam ký thoả thuận về hợp tác quân sự

Matxcova, 30 tháng Tám. Interfax. Chính phủ Nga đã thông qua dự thảo thỏa thuận liên chính phủ giữa Nga và Việt Nam về hợp tác quân sự.


Sắc lệnh tương ứng của Thủ tướng chính phủ Dmitry Medvedev đã được đăng trong cơ sở dữ liệu các văn bản pháp lý nhà nước.

Dự thảo thỏa thuận đã được trình lên Bộ Quốc phòng Liên bang Nga.

Phù hợp với sắc lệnh của Bộ Quốc phòng Nga đã có chỉ thị tiến hành các cuộc đàm phán với phía Việt Nam với sự tham gia của các cơ quan hữu trách hành pháp liên bang và khi đạt được thỏa thuận, nhân danh Chính phủ Liên bang Nga ký kết nghị định tương ứng, cho phép đưa một số sửa đổi không có tính nguyên tắc vào trong dự thảo.

Theo dự thảo thỏa thuận, hợp tác giữa hai phía được thực hiện theo những hướng như trao đổi quan điểm và thông tin về các vấn đề quân sự và chính trị, vấn đề an ninh quốc tế và tin cậy lẫn nhau, tăng cường cuộc đấu tranh chống khủng bố và kiểm soát vũ khí.

Trong số các hướng hợp tác còn có hướng phát triển quan hệ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cán bộ quân sự, y học quân sự, lịch sử quân sự, địa hình, thủy văn, thể thao, văn hóa và giải trí, tương tác trong các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn trên biển.


Theo Đài Tiếng Nói Nước Nga
0