kimluc
Hiển thị các bài đăng có nhãn News. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn News. Hiển thị tất cả bài đăng

'Tứ giác kim cương' củng cố liên thủ đối phó Trung Quốc

Việc Ấn Độ và Úc vừa ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự được xem là bước tiến mới trong sự phối hợp của tứ giác an ninh, gồm Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ - Úc, để đối phó với Trung Quốc.


Các tàu chiến Ấn Độ và Úc trong cuộc tập trận AUSINDEX năm 2019

Tuần qua, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Úc Scott Morrison đã có cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến. Qua đó, hai bên thông qua nhiều hiệp định quân sự quan trọng như Thỏa thuận hỗ trợ hậu cần (LEMOA), Thỏa thuận triển khai khoa học và công nghệ quốc phòng (DST)… Cả hai đều khẳng định việc tăng cường thỏa thuận là nhằm hướng đến cùng cam kết hợp tác vì an ninh, ổn định của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific).

Thời gian qua, các nước trong tứ giác an ninh chia sẻ chung tầm nhìn về Indo-Pacific với nội dung cốt lõi là nhằm đảm bảo an ninh chung trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động gây quan ngại trong khu vực.

Bổ sung thỏa thuận quân sự

Trả lời Thanh Niên ngày 7.6, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) nhận định: Việc Ấn Độ và Úc tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến và thông qua Thỏa thuận hỗ trợ hậu cần (LEMOA) có ý nghĩa quan trọng. Bởi thỏa thuận này là bằng chứng cho thấy bước tiến triển của tứ giác an ninh (hay còn gọi là “tứ giác kim cương”).

Gần đây, việc hợp tác của tứ giác an ninh được cho là tiến triển nhưng làm sao để đo lường sự tiến triển đó thì vẫn đang gây tranh cãi, nhất là khi đến giờ vẫn chưa có một thỏa thuận liên minh nào được ký kết. Mà khi không có hiệp ước liên minh nào thì làm thế nào đo lường tiến trình hợp tác?

Để đo lường tiến trình hợp tác trong trường hợp này thì có thể xét đến các thỏa thuận để tạo điều kiện sẵn sàng chiến đấu cùng nhau. Các thỏa thuận như thế hướng đến việc chia sẻ thông tin, cho phép truy cập nguồn dữ liệu của nhau, chia sẻ việc cung cấp nguồn lực.

Trong đó, để chia sẻ thông tin, Hiệp định chia sẻ thông tin tình báo quân sự (G-SOMIA) đã có các ký kết song phương gồm: Mỹ - Nhật Bản, Mỹ - Ấn Độ, Mỹ - Úc, Nhật Bản - Ấn Độ. Nhật Bản và Úc không có hiệp định song phương tương tự G-SOMIA, nhưng liên minh tình báo Ngũ nhãn (gồm Mỹ, Anh, Úc, Canada, New Zealand) lại có thỏa thuận hợp tác tình báo với Nhật Bản. Dựa vào khung hợp tác này, Tokyo và Canberra có thể chia sẻ thông tin tình báo.

Để cùng chia sẻ nguồn lực hậu cần và truy cập vào cơ sở dữ liệu của nhau, Hiệp định Thu nhận và dịch vụ tương hỗ (ACSA) cũng đã có các ký kết song phương gồm: Mỹ - Nhật, Mỹ - Úc, Nhật - Úc. Về mặt lý thuyết, Mỹ và Ấn Độ chưa phải là đồng minh và hai nước cũng chưa ký kết ACSA. Ấn Độ cũng chưa ký kết ACSA với Nhật Bản. Giờ đây, Ấn Độ vừa ký kết LEMOA với Úc. Mục đích là giống nhau nên LEMOA có thể xem là một ACSA phiên bản Ấn Độ để New Delhi ký kết với các bên khác như Tokyo hay Washington.


Sơ lược về các thỏa thuận hợp tác tình báo và hậu cần của “tứ giác kim cương”

Khi đó, Mỹ - Nhật - Úc - Ấn sẽ có đủ hệ thống thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo, hậu cần như một mạng lưới đồng minh ở Indo-Pacific nhằm đối phó những mối nguy từ Trung Quốc như định hướng của “tứ giác kim cương”.

Thường xuyên tập trận chung

Thực tế thời gian qua, các nước trong “tứ giác kim cương” liên tục có những hoạt động chung ở Indo-Pacific nói chung, Biển Đông nói riêng.

Cuối tháng 5, Mỹ điều động 2 oanh tạc cơ B-1 Lancer tham gia tập trận cùng 16 máy bay tiêm kích, bao gồm 2 loại F-15 và F-2 của Nhật Bản, ở khu vực vùng biển xung quanh quần đảo Okinawa. Tháng 6.2019, tàu chiến JS Izumo của Nhật Bản đã có cuộc tập trận chung với hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan ở khu vực Biển Đông.

Cũng trên Biển Đông, tháng 4.2020, tàu hộ tống HMAS Parramatta thuộc Úc đã tập trận cùng tàu tấn công đổ bộ USS America, tàu tuần dương USS Bunker Hill và tàu khu trục USS Barry của Mỹ. Tháng 9.2019, tàu chiến của Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ tổ chức tập trận chung thường niên Malabar tại vùng biển ngoài khơi thành phố Sasebo (Nhật Bản).

Về tập trận song phương trong nhóm “tứ giác kim cương”, năm 2019, Úc đã điều động hạm đội tàu chiến lớn nhất nước này kể từ sau Thế chiến 2 tham gia cuộc tập trận chung với Ấn Độ mang tên AUSINDEX.

Không chỉ vậy, một số thành viên trong nhóm “tứ giác kim cương” còn cùng nhau tổ chức tập trận đa phương với các nước khác trong khu vực. Tháng 5.2019, Hạm đội 7 của Mỹ thông báo tàu chiến nước này cùng chiến hạm của Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc có cuộc tập trận chung đầu tiên ở gần đảo Guam. Cũng trong tháng 5.2019, hải quân 4 nước gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Philippines điều 6 chiến hạm tập trận chung trên Biển Đông.

Các cuộc tập trận chung có sự tham gia của các nước thuộc “bộ tứ kim cương” trên Biển Đông luôn được giới chuyên gia đánh giá như động thái thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại đây.

Ấn - Trung nhất trí giải quyết tranh chấp biên giới

Ấn Độ và Trung Quốc đang hành động nhằm giải quyết tình trạng căng thẳng và ẩu đả kéo dài cả tháng qua dọc theo đường kiểm soát thực tế (LAC), cụ thể là tại 4 điểm ở phía đông Ladakh, theo báo Hindustan Times hôm qua 7.6 dẫn nguồn thạo tin.

Trước đó, trung tướng Harinder Singh, tư lệnh quân đoàn 14 đóng tại Leh thuộc khu vực Ladakh, dẫn đầu phái đoàn Ấn Độ hội đàm với đoàn của thiếu tướng Liễu Lâm, chỉ huy quân khu Nam Tân Cương, tại Moldo-Chushul ở bên phần Trung Quốc ngày 6.6. Cuộc đối thoại kéo dài 7 giờ đánh dấu lần đầu tiên diễn ra đối thoại ở cấp tướng kể từ khi vụ chạm trán giữa binh sĩ tuần tra hai nước xảy ra gần hồ Pangong trên Himalaya ngày 5.5.

Hai bên đồng ý giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và dựa trên các thỏa thuận song phương đã ký kết, đồng thời nhất trí rằng quân đội Ấn - Trung không thể để tình hình leo thang dọc theo LAC như vừa qua. Bộ Ngoại giao Ấn Độ hôm qua cũng ra thông cáo với cùng nội dung.

H.G/ Báo Thanh Niên
0

Úc và Ấn Độ ký kết thỏa thuận về việc cùng sử dụng căn cứ quân sự


Ấn Độ và Úc vào hôm nay 04/06/2020 đã ký một thỏa thuận cho phép hai bên sử dụng căn cứ quân sự của nhau vào việc hỗ trợ hậu cần. Hai bên đồng thời đồng ý tăng cường hợp tác ở vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương trong bối cảnh quan hệ của hai nước với Trung Quốc đang có dấu hiệu căng thẳng

Thỏa thuận liên quan đến việc “hỗ trợ hậu cần song phương - Mutual Logistics Support” đã được thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và đồng nhiệm Úc Scott Morrison ký kết trong một cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến.

Thông cáo công bố sau cuộc họp nêu rõ: “Hai bên đồng ý tiếp tục thắt chặt và mở rộng hợp tác quốc phòng qua việc tăng cường quy mô và tính phức tạp các cuộc tập trận song phương và các hoạt động khác nhằm phát triển những hướng mới đối phó với những thách thức về an ninh mà hai bên cùng chia sẻ”.

Thỏa thuận này được ký trong bối cảnh tranh chấp Ấn -Trung về biên giới ở vùng Himalaya nổi cộm trở lại và quan hệ Canberra-Bắc Kinh cũng bị khuấy động sau khi Úc kêu gọi mở điều tra quốc tế về vụ virus corona xuất phát từ Vũ Hán.

Riêng về vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, hai bên đã nhắc lại cam kết thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng ở một khu vực rộng lớn mà cả Ấn Độ lẫn Úc đều nhấn mạnh là rất quan trọng đối với thế giới.

Tuyên bố chung về tầm nhìn trên vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương

Một tuyên bố chung về tầm nhìn chung của hai quốc gia về hợp tác hàng hải ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương nêu rõ : "Ấn Độ và Úc có mối quan tâm lâu dài đối với một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do, cởi mở", không loại trừ bất kỳ nước nào và vận hành trên tinh thần tôn trọng luật lệ quốc tế.

Hai bên đã khẳng định cùng quan tâm đến việc " bảo đảm tự do hàng hải và hàng không trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương".

Theo giới quan sát, tuyên bố về hợp tác hàng hải Ấn Độ-Úc đã gián tiếp đề cập đến Trung Quốc và các hành động quyết đoán của Bắc Kinh tại vùng Biển Đông.

Trung Quốc phản đối Mỹ về Biển Đông

Liên quan đến Biển Đông, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên vào hôm qua, 03/06, đã tiếp tục nhắc lại các luận điểm về "chủ quyền lãnh thổ lịch sử" của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Đây là phản ứng của Trung Quốc chống lại việc Mỹ vừa gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông.


Nguồn: http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200604-u%CC%81c-va%CC%80-%C3%A2%CC%81n-%C4%91%C3%B4%CC%A3-ky%CC%81-k%C3%AA%CC%81t-tho%CC%89a-thu%C3%A2%CC%A3n-v%C3%AA%CC%80-vi%C3%AA%CC%A3c-cu%CC%80ng-s%C6%B0%CC%89-du%CC%A3ng-c%C4%83n-c%C6%B0%CC%81-qu%C3%A2n-s%C6%B0%CC%A3
0

Vụ George Floyd hủy hoại những nỗ lực của Mỹ bảo vệ tự do, dân chủ và nhân quyền trên thế giới

Hình ảnh một người Mỹ da đen bị một viên cảnh sát da trắng ghì gáy đến ngạt thở, rồi cái chết của George Floyd dẫn đến bạo động và hỗn loạn lan từ Minneapolis đến nhiều thành phố lớn trên toàn nước Mỹ đang làm « suy yếu nền dân chủ Hoa Kỳ ».


Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Robert O'Brien hôm 01/06/2020 nêu đích danh Trung Quốc, Iran và trong một chừng mực nào đó là nước Nga, « Những đối thủ của Mỹ sẽ lợi dụng khủng hoảng này để gây thêm chia rẽ nhằm làm suy yếu nền dân chủ của Hoa Kỳ » . Đó là những quốc gia thường xuyên bị Washington chỉ trích trà đạp nhân quyền. Thượng nghị sĩ Marco Rubio, lãnh đạo ủy ban tình báo Thượng Viện Mỹ và là một đồng minh của tổng thống Trump báo động nhiều tài khoản trên các mạng xã hội ít nhiều liên quan đến « ba đối thủ nước ngoài » của Mỹ đang « đổ thêm dầu vào lửa, châm ngòi cho bạo động ».

Ngoại trưởng Iran, Mohammad Javad Zarif không ngần ngại cho rằng hình ảnh George Floyd bị cảnh sát « ghì gáy », gây « áp lực tối đa » phản ánh lối hành xử của chính quyền Trump nhắm vào 80 triệu dân Iran. Tại Matxcơva phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Maria Zakharova mỉa mai cho rằng như thường lệ mỗi lần có vấn đề Mỹ luôn quy trách nhiệm cho Nga, lần này cũng vậy Washington rồi sẽ tìm cách giải thích vụ án mạng dẫn tới bạo động lần này cũng do Nga « xúi giục ».

Nhưng đáng chú ý hơn cả là phản ứng của Bắc Kinh trong bối cảnh Mỹ-Trung tranh hùng trên tất cả mọi lĩnh vực, từ kinh tế, chiến lược, ngoại giao... Biển Đông, Hồng Kông, Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng … Hoa Vi, virus corona hay Tổ Chức Y Tế Thế Giới … là muôn vàn những mặt trận Washington-Bắc Kinh đang đọ sức với nhau. Trung Quốc đã không bỏ lỡ cơ hội xoáy vào « điểm nhậy cảm » của đối phương.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trong hai ngày họp báo liên tiếp đã trở lại với bạo động tại Hoa Kỳ khi nêu lên câu hỏi « Tại sao Washington luôn ca ngợi các cuộc xuống đường ở Hồng Kông nhưng lại xem người biểu tình chống tình trạng phân biệt chủng tộc tại Mỹ là những kẻ bạo loạn ? ».

Cũng ông Triệu kêu gọi Hoa Kỳ « chấm dứt kỳ thị chủng tộc và bảo vệ các cộng đồng thiểu số » trong lúc Quốc Hội lưỡng viện Mỹ đã có dự luật trừng phạt các quan chức Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, tố cáo Bắc Kinh « giam giữ tùy tiện, tra tấn và sách nhiễu » cộng đồng thiểu số theo đạo Hồi.

Hình ảnh cảnh sát Mỹ hành hung một George Floyd, hay những người biểu tình ở Minneapolis, và kể cả một số phóng viên Mỹ và quốc tế đến đưa tin, đang vô hiệu hóa những chỉ trích của Washington lên án Bắc Kinh ban hành luật an ninh Hồng Kông. Đạo luật này vừa được Quốc Hội Trung Quốc thông qua hôm 28/05/2020 nhằm « ngăn cản, chận đứng và trừng phạt mọi hành vi đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia, như các hoạt động ly khai, lật đổ chế độ, khủng bố và sự can thiệp của các lực lượng nước ngoài ».

Điều tai hại hơn nữa, theo phân tích của nhà báo Dorian Malovic, tổng biên tập chuyên về châu Á thuộc báo Công giáo La Croix, lập trường cứng rắn của tổng thống Donald Trump dọa triển khai quân đội để « dẹp loạn », « tái lập trật tự » bằng « luật pháp » vô hình chung « bật đèn xanh » cho ông Tập Cận Bình huy động quân đội đàn áp người biểu tình Hồng Kông, nhất là vào dịp đêm Canh Thức tưởng niệm các nạn nhân Thiên An Môn. Từ năm 1989 tới nay, người dân Hồng Kông luôn tổ chức tưởng niệm phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh đã bị đàn áp đẫm máu.

Dù vậy như cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Robert O'Brien, ghi nhận khác biệt giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ là « viên cảnh sát đã gây ra cái chết cho George Floyd sẽ bị điều tra, truy tố và sẽ xét xử trong một cách công bằng ». Khác biệt thứ nhì quan trọng không kém là « những người Mỹ biểu tình ôn hòa không sợ bị tống giam ».

Không một ai ngây thơ để có thể tin rằng, Iran, Trung Quốc hay Nga chỉ trích chính quyền Trump vì muốn bênh vực những cộng đồng người Mỹ gốc Phi đang bị phân biệt đối xử và kỳ thị. Có điều như cựu tổng thống Barack Obama ghi nhận « sức mạnh của Hoa Kỳ có được bởi nước Mỹ luôn là tấm gương sáng cho thế giới noi theo ». Khủng hoảng lần này và chủ trương của Nhà Trắng đang làm mất uy tín của nước Mỹ trong công cuộc « bảo vệ nhân quyền ».

Nhà cựu ngoại giao có uy tín của Mỹ Richard Haass trên mạng xã hội Twitter lo ngại rằng vụ án mạng George Floyd và dư âm kèm theo tạo cơ hội cho một số quốc gia trên thế giới « thách thức » Hoa Kỳ. Nhưng có lẽ hình ảnh hay uy tín của nước Mỹ ở thời điểm này không phải là ưu tiên của Donald Trump. Ông chỉ theo đuổi một mục tiêu: trong 5 tháng nữa, vẫn giữ được Nhà Trắng. Trên mạng Twitter tổng thống Mỹ viết hàng chữ hoa « 3 Tháng 11 ».


Nguồn: http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200603-v%E1%BB%A5-george-floyd-h%E1%BB%A7y-ho%E1%BA%A1i-nh%E1%BB%AFng-n%E1%BB%97-l%E1%BB%B1c-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-t%E1%BB%B1-do-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-v%C3%A0-nh%C3%A2n-quy%E1%BB%81n-tr%C3%AAn-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi
0

Bộ tư lệnh tác chiến không giang mạng và Lực lượng 47

Đại tá Tống Viết Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, được điều sang làm Phó tư lệnh - Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, thuộc Bộ Quốc phòng, vừa được công bố thành lập ngày 8/1/2018.


Tác chiến không gian mạng ở Quân khu 7

Báo Dân Trí cho hay ông Trung "đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phổ cập dịch vụ di động của Viettel 14 năm trước cũng như đưa ra chiến lược cho cuộc cách mạng số hiện nay."

Hôm 11/1, trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS), nói: "Viettel là tổ hợp công nghiệp quốc phòng được coi là lớn nhất hiện nay và họ tập trung vào công nghệ thông tin và mạng, phù hợp với định hướng hiện đại hóa toàn diện của lực lượng tác chiến mạng."

"Nếu theo dõi những sản phẩm công nghiệp quốc phòng mới nhất của Viettel thì thấy rõ là họ đầu tư cho các hệ thống quản lý big data cho quân đội và các tổ hợp radar hay không người lái cho không quân."
"Viettel có nhân lực, chuyên gia, kinh nghiệm và sụ hỗ trợ đủ để phát triển lực lượng tác chiến mạng mới."

"Và nhiệm vụ của đại tá Trung là tích hợp phần nào hoạt động của Viettel cho phù hợp với định hướng phát triển của lực lượng tác chiến mạng trong tương lai."

"Cần phải nhấn mạnh là điều này hết sức có lợi cho Viettel, họ sẽ nhận đầu tư lớn hơn, có định hướng chính trị và nhiệm vụ rõ ràng và có sức ép lớn hơn trong phát triển các sản phẩm của mình, đặc biệt là cho tương lai xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng ra nước ngoài."


Báo Việt Nam nói ông Tống Viết Trung "đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phổ cập dịch vụ di động của Viettel 14 năm trước"

Lực lượng 47 'khác Bộ tư lệnh mới'

Ông Thế Phương nhấn mạnh: "Cần phân biệt lực lượng 47 với Bộ tư lệnh mới được thành lập. Hai lực lượng này khác nhau."

"Lực lượng 47 không có cơ chế điều hành và quản lý rõ ràng rành mạch như các đơn vị quân đội khác, vì đặc thù nhiệm vụ của lực lượng này."

"Nói về đặc thù nhiệm vụ của Lực lượng 47, họ là người của quân đội tham gia chống diễn biến hòa bình trên không gian mạng."

"Thành viên của Lực lượng 47 là những cán bộ, chiến sĩ, phần lớn là cán bộ chính trị trong toàn quân, mà theo quân đội là có 'bản lĩnh chính trị, có kiến thức, trình độ lý luận, khả năng xử lý thông tin'".

"Mô tả Lực lượng 47 'vừa hồng vừa chuyên' có lẽ là mô tả tóm tắt nhất: quân nhân mà đặc biệt là cán bộ chính trị rất thấm nhuần tư tưởng của Đảng. Quan trọng nhất, không cần kinh phí để nuôi Lực lượng 47, vì về căn bản là nhân lực có sẵn."

Việt Nam đang hô hào cách mạng 4.0, bản chất 4.0 dựa vào không gian mạng, và để bảo vệ lợi ích quốc gia trên Không gian mạng thì thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng là quan trọng. Cái chính ở đây là đâu tư như thế nào và đâu tư lĩnh vực gì cho tác chiến mạng. Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của SCIS

Đề cập về Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng, ông Thế Phương nói: "Từ trước tới nay không gian tác chiến truyền thống trong chiến tranh là trên đất liền, trên không, trên mặt biển hay dưới lòng biển."

"Trong thời đại Internet và big data hiện nay thì xuất hiện thêm không gian mạng, có thể thấy rõ tác động của môi trường tác chiến mới này qua hoàng loạt các vụ tấn công mạng của Bắc Hàn nhắm tới Mỹ, hay trong trường hợp Việt Nam là vụ tấn công vào hê thống các sân bay năm ngoái mà người ta vẫn cho rằng do các nhóm hacker Trung Quốc tiến hành."

"Mối đe dọa này trong tương lai đối với an ninh quốc gia là rất lớn và việc thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng là tối cần thiết."

"Thử tưởng tượng trong 5, 10 năm tới, mọi thủ tục hành chính, mọi hoạt động giao dịch tài chính tiền tệ đều được giao dịch qua mạng, IoT hay big data được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam."

"Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu của quốc gia như điện, năng lượng, lưu trữ thông tin cá nhân… Khi đó, nếu không được bảo vệ, hệ thống này sẽ bị đánh sập trong tích tắc, hoặc bị ăn cắp dữ liệu."

Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu của quốc gia như điện, năng lượng, lưu trữ thông tin cá nhân… Khi đó, nếu không được bảo vệ, hệ thống này sẽ bị đánh sập trong tích tắc, hoặc bị ăn cắp dữ liệu. Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của SCIS

"Việt Nam đang hô hào cách mạng 4.0, bản chất 4.0 dựa vào không gian mạng, và để bảo vệ lợi ích quốc gia trên Không gian mạng thì thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng như đã đề cập là quan trọng. Cái chính ở đây là đâu tư như thế nào và đâu tư lĩnh vực gì cho tác chiến mạng."

Truyền thông Việt Nam nói việc thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng xuất phát từ một quyết định ngày 15/8/2017 của Thủ tướng Việt Nam, tuy không cho biết rõ nội dung cụ thể của quyết định này.
Có rất ít thông tin về lực lượng mới này, nhưng chính phủ và quân đội Việt Nam từ lâu không giấu giếm sự quan tâm đến vấn đề tác chiến mạng.

Nguồn: Dân Trí, BBC
0

Quân đội Việt Nam chế tạo thành công radar "bắt" máy bay tàng hình


Việt Nam là một trong những nước hiếm hoi chế tạo được radar thụ động phát hiện máy bay tàng hình - Xem video về tính năng, hoạt động của radar thụ động RTh do Viện radar - Viện Khoa học công nghệ Quân sự Quân đội Việt Nam chế tạo.

Việc chế tạo thành công radar định vị mục tiêu thụ động RTh là một thành tựu lớn của nền công nghiệp quốc phòng trong nước.

Trong tác chiến hiện đại, mạng lưới radar đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện sớm, cảnh báo và cung cấp chính xác tọa độ mục tiêu cho các đơn vị hỏa lực phòng tránh, đánh trả có hiệu quả những cuộc tiến công của kẻ địch.

Hiện nay ngân sách mua sắm vũ khí trang bị thế hệ mới từ nước ngoài là có hạn và hơn nữa nếu phải nhập khẩu thì việc đảm bảo an ninh, an toàn sẽ rất khó có thể thực hiện tốt.

Trước bối cảnh trên, Viện radar, Viện KH&CN Quân sự - Bộ Quốc phòng đã chủ động đề xuất và được giao chủ trì Dự án: “Nghiên cứu thiết kế, chế thử mẫu trạm radar thụ động định vị mục tiêu theo phương pháp TDOA (Time difference of Arrival)”.

Dự án do TS. Trần Văn Hùng làm chủ nhiệm.

Cùng tham gia dự án còn có sự góp sức của một số đơn vị thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ.

Qua gần 4 năm triển khai, trung tuần tháng 11/2014, tổ hợp radar thụ động đầu tiên ký hiệu RTh chế tạo trong nước đã chính thức được nghiệm thu.

Kết quả này mở ra một trang mới đầy triển vọng trong việc tự chủ trang bị khí tài mới, hiện đại cho quân đội, đồng thời giữ được bí mật quân sự.

Với radar chủ động, chúng phải phát sóng để sục sạo và thu về các tín hiệu phản xạ để tính toán, xác định tọa độ mục tiêu.

Điều đó đồng nghĩa với việc chính đài radar có thể bị phát hiện và chế áp bởi tên lửa chống bức xạ diệt radar từ máy bay đối phương, hoặc nếu mục tiêu là máy bay tàng hình thì sóng sẽ bị hấp thụ khiến radar chủ động gần như bị mù, không thể phát hiện được.

Trong khi đó, RTh "Made in Vietnam" là radar định vị mục tiêu thụ động dựa trên phương pháp TDOA (Time difference of Arrival) xác định mục tiêu bằng cách đo đạc chênh lệch thời gian lan truyền của sóng điện từ từ nguồn bức xạ đến các đài thu.

Cấu hình của RTh gồm 4 trạm định vị với 3 trạm kế bên và 1 đài thu kiêm trung tâm xử lý tín hiệu.

Máy bay tàng hình dù hiện đại đến đâu nhưng trong quá trình hoạt động nó vẫn phải sử dụng radar, khí tài gây nhiễu, thiết bị nhận dạng địch - ta, hệ thống liên kết dữ liệu, các thiết bị trinh sát, dẫn đường, định vị và liên lạc...

Các đài thu của radar thụ động như RTh sẽ bắt được những tín hiệu này, qua đó xác định được tọa độ mục tiêu. Radar thụ động có khả năng sống sót cao gấp nhiều lần so với radar chủ động và gần như không thể bị gây nhiễu.


Mặc dù còn nhiều việc phải làm, nhưng chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng trong tương lai không xa, các sản phẩm radar thụ động chế tạo trong nước sẽ được sản xuất hàng loạt, trang bị rộng rãi cho các đơn vị, góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.

Quan trọng hơn, như Bộ Trưởng Bộ Khoa học & Công Nghệ Nguyễn Quân đã nói:
"Những trang thiết bị vũ khí lớn và hiện đại chúng ta vẫn phải nhập khẩu. Nhưng song song đó, nhờ áp dụng thành tựu nghiên cứu sáng tạo của người Việt Nam, chúng ta đã có thể hoàn toàn yên tâm với việc bảo vệ vùng trời Tổ quốc".

Nguồn:

1. soha news: soha.vn/...
2. YouTube: YouTube.com/...
0

Quân đội Mỹ tiết lộ bị đĩa bay tấn công trong chiến tranh Việt Nam

Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, đĩa bay đã xuất hiện nhiều lần, áp sát máy bay Mỹ và thậm chí còn đánh chìm tàu tuần tra Mỹ gần vĩ tuyến 17, theo kênh A&E Networks (Mỹ).


Minh hoạ vụ hai đĩa bay tấn công tàu tuần tra của Mỹ gần khu vực phi quân sự giữa hai miền Bắc và Nam Việt Nam vào năm 1968 - Nguồn: A&E Networks

Trang tin Huffington Post ngày 19.4 cho biết chương trình “Hangar 1: The UFO Files” của A&E Networks mới đây đã phát những thông tin về đĩa bay họ thu thập được và một phần được công khai bởi các nhân chứng của Không lực Mỹ. Việc công khai này rất hiếm hoi vì công chúng ít khi nghe được báo cáo của quân đội về việc giáp mặt đĩa bay trong thời gian chiến tranh.

Trong chiến tranh Việt Nam, những năm 1960 ghi nhận nhiều vụ đụng độ giữa quân đội Mỹ với đĩa bay.

Vào năm 1968, thuỷ thủ trên một tàu tuần tra của Mỹ khi đang ở trong vùng nước tại khu phi quân sự giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam đã báo qua liên lạc vô tuyến rằng họ phát hiện có "hai vật thể phát sáng hình tròn" bám theo họ.

Sau đó một tàu tuần tra thứ hai báo cáo rằng họ trông thấy một ánh chớp và kèm theo tiếng nổ, phá hủy chiếc tàu tuần tra đã báo cáo bị đĩa bay bám theo.

Đáng lưu ý là các báo cáo này mô tả cận cảnh vật thể bay lạ nói trên, và cho hay có thể nhìn thấy rõ cả "người" điều khiển bên trong đĩa bay.


Hình vẽ mô tả tường thuật của tàu tuần tra Mỹ về việc phát hiện 2 đĩa bay bám theo họ, và thấy cả "người" điều khiển bên trong đĩa bay - Nguồn: A&E Networks

Một nhân chứng từng đối diện các báo cáo về đĩa bay trong chiến tranh Việt Nam là cựu đại uý Tình báo không quân Mỹ, George Filer đã phá vỡ bí mật này. Trả lời Huffington Post, ông Filer cho hay: "Quân đội Mỹ rất quan tâm đến đĩa bay bởi vì chúng có khả năng vượt xa bất cứ thứ gì chúng ta có, và quân đội muốn tìm hiểu những công nghệ vượt trội đó và cả người ngoài hành tinh”.

Trong thời gian tham chiến tại Việt Nam, ông Filer có trách nhiệm làm các báo cáo hàng ngày cho tướng George S. Brown, khi đó là phó chỉ huy các chiến dịch của Không lực Mỹ tại chiến trường Việt Nam.

"Thông thường, khi quân giải phóng hoặc quân đội miền Bắc Việt Nam tấn công một tiền đồn và tôi phải thông báo về điều đó, chúng tôi sẽ cần đến sự hỗ trợ từ trên bộ và trên không, đặc biệt là vào ban đêm khi chúng tôi điều các máy bay tấn công hỗ trợ đến khu vực bị tấn công, và tôi sẽ cung cấp các thông tin này cho những người có trách nhiệm”, ông Filer kể về nhiệm vụ của mình.

Không chỉ ghi nhận hoạt động chiến tranh, ông Filer thỉnh thoảng còn báo cáo các vụ đĩa bay xuất hiện ở khu vực phi quân sự giữa 2 miền Bắc và Nam Việt Nam.

Ông kể lại một báo cáo điển hình mình nhận được về đĩa bay áp sát máy bay Mỹ gần khu phi giới tuyến và sau đó tóm tắt gửi tướng Brown: "Bạn có một chiếc máy bay đang bay với tốc độ 926 km/giờ và có một đĩa bay bay theo, thực hiện một số cú nhào lộn xung quanh máy bay và sau đó lao đi với tốc độ gấp 3 lần tốc độ của máy bay phản lực nhanh nhất mà Không lực Mỹ có. Rõ ràng đó là một công nghệ vượt trội hơn những gì chúng ta có”.

Tuy nhiên 5 năm sau sự kiện tàu tuần tra Mỹ bị đĩa bay đánh chìm, trong một cuộc họp báo vào năm 1973, tướng Brown lúc đó là Tham mưu trưởng Không lực Mỹ đã trả lời về vụ đĩa bay tấn công này rằng: “Tôi không biết liệu câu chuyện này từng được kể lại hay chưa. Chúng không nên gọi là đĩa bay, mà thực sự đó chỉ là trực thăng của đối phương. Các máy bay này được nhìn thấy vào ban đêm và ở những nơi nhất định. Chúng được nhìn thấy xung quanh khu vực phi quân sự trong mùa hè năm 1968. Và điều này dẫn đến một cuộc giao chiến nhỏ.

Trong diễn biến này, một tàu khu trục của Úc bị tấn công và chúng tôi không phát hiện được kẻ thù. Điều này gây ra một số vụ nổ súng ở đó, không liên quan gì đến kẻ thù, nhưng chúng tôi luôn luôn phản ứng. Chúng tôi luôn luôn phản ứng sau khi trời tối, điều tương tự cũng đã xảy ra tại Pleiku ở Tây Nguyên trong năm 1969”.

Lý giải vì sao tin tức về đĩa bay ít được nêu ra trong quân đội, ông Filer nói với Huffington Post: "Tôi sẽ nói điều này một cách không chính thức. Mọi người nói với bạn rất nhiều về điều đó nhưng họ không viết ra hoặc ký tên mình lên. Luôn luôn có một phần liên quan đến câu chuyện về đĩa bay là nếu bạn quá quan tâm đến việc này, nó có thể làm rối sự nghiệp của bạn. Điều này cũng đúng với hiện nay, ngay cả với các phi công lái máy bay thương mại. Tôi cũng nghe nói lại từ những người phục vụ ở chiến trường Afghanistan rằng họ đã nhìn thấy đĩa bay, và báo chí của Iran cũng thường đưa tin về đĩa bay khá thường xuyên".



Cựu đại uý Tình báo không quân Mỹ, George Filer tiết lộ nhiều vụ đĩa bay áp sát quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam - Ảnh: A&E Networks

Không chỉ ở Việt Nam, ông George Filer khi còn là phi công dẫn đường trên máy bay tiếp nhiên liệu đã từng đối mặt với đĩa bay ở Anh năm 1962.

"Chúng tôi đang ở trên Biển Bắc thì trung tâm điều hành London gọi, nhờ chúng tôi chặn một vật thể bay không xác định ở trên khu vực Oxford và Stonehenge. Chúng tôi vừa hoàn tất công tác tiếp nhiên liệu, và họ dọn dẹp tất cả giao thông hàng không quanh đó để chúng tôi bay đến. London cho biết phát hiện trên radar một vật thể rất lớn, lớn hơn nhiều so với một chiếc máy bay thông thường”.

Khi Filer và phi hành đoàn của ông tiếp cận vật thể bay đó, ông mô tả nó phát ra ánh sáng xung quanh, có hình dáng một hình trụ khổng lồ, giống như một con tàu du lịch. Đĩa bay này sau đó nhanh chóng lao lên và biến mất vào không gian.

Trang tin inquisitr.com ngày 19.4 dẫn lại thông tin từ Huffington Post và cho rằng từ những câu chuyện đĩa bay như thế này tiếp tục được tiết lộ bởi quân đội và các quan chức chính phủ hàng đầu như George Filer, các nhà lãnh đạo chính trị khác cũng đang kêu gọi nên công khai đầy đủ các thông tin về đĩa bay.

Và với việc bà Hillary Clinton nếu trở thành tổng thống Mỹ trong tương lai, có thể việc giải mật toàn bộ thông tin đĩa bay sẽ nhanh chóng hơn chúng ta nghĩ, trang tin inquisitr.com nhận định.

Thanh Nien

http://www.huffingtonpost.com/2015/04/19/ufos-during-wartime_n_7046472.html
0

Tam giác quan hệ Nga -Việt Nam-Trung Quốc và biển Đông

Thủ tướng Nga đã đến Việt Nam, bắt đầu chuyến công du chính thức khởi sự từ hôm nay 06/04/2014. Trả lời phỏng vấn của báo chí trước lúc lên đường, ông Medvedev đã nhấn mạnh đến trọng tâm kinh tế của chuyến thăm. Giới quan sát tuy nhiên đã lồng sự kiện này vào trong bối cảnh thời sự hiện nay, với đà xích lại gần nhau rõ rệt giữa Matxcơva và Bắc Kinh, vào lúc căng thẳng vẫn dai dẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.


Tàu Ngầm Liên Xô tại Cam Ranh trong những năm 1980

Vấn đề đặt ra rất đơn giản : Để bảo vệ lợi ích của mình trên Biển Đông, chống lại các hành động ngày càng lấn lướt của Trung Quốc, Việt Nam rất cần đến vũ khí của Nga, cũng như hậu thuẫn chính trị của Nga và các cường quốc khác trên thế giới.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do căng thẳng Nga-Mỹ trên hồ sơ Ukraina, Matxcơva đã ngày càng quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh, và nhất là đã sẵn sàng bán cho Trung Quốc những loại vũ khí hiện đại mà trước đây Nga không muốn cung cấp. Các phương tiện đó hiển nhiên trở thành mối đe dọa cho Việt Nam.

Quan hệ thắm thiết mới giữa Nga và Trung Quốc thời hậu Ukraina

Trong bài phân tích "Ukraina và trục Nga-Trung" đăng trên báo mạng Nhật Bản The Diplomat ngày 02/04, James D.J. Brown, Giảng sư bộ môn khoa hoc chính trị tại Đại học Temple, Tokyo, đã nêu bật chiều hướng xích lại gần nhau giữa Matxcơva và Bắc Kinh từ hơn một năm nay, cụ thể là từ tháng Ba năm 2014, thời điểm bùng lên cuộc khủng hoảng Ukraina.

Về quan hệ chính trị tổng quát, ông Brown ghi nhận chẳng hạn các tuyên bố cực kỳ hữu hảo của Tổng thống Nga Putin tại Thượng Hải nhân chuyến công du vào tháng Năm 2014, khi ông nói đến sự kiện quan hệ Nga-Trung đã trở thành "tốt nhất trong nhiều thế kỷ". Bên cạnh đó, hai bên cũng đã ký một hợp đồng khí đốt khổng lồ trị giá 400 tỷ đô la mà trước đó Trung Quốc đã phải mất 10 năm đàm phán mà không có kết quả.

Trong lĩnh vực vũ khí cũng vậy. Nga đã sẵn sàng nhượng bộ Trung Quốc nhiều hơn. Matxcơva đã đồng ý cung cấp cho Bắc Kinh các hệ thống phòng không S-400 và máy bay chiến đấu Su-35, những loại vũ khí tiên tiến mà trước đó Nga không chịu bán vì sợ bị Trung Quốc "quay cóp".

Công nghệ vũ khí mới của Nga sẽ giúp Trung Quốc mở rộng phạm vi tấn công và phòng thủ của mình, qua đó tăng cường uy lực của Bắc Kinh trong các vấn đề Đài Loan hay tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản. Hơn nữa, ngoài các thương vụ vũ khí, hợp tác hải quân cũng được thúc đẩy, sau cuộc tập trận chung tại Biển Hoa Đông vào tháng Năm năm ngoái, Nga và Trung Quốc đã nhất trí tiến hành các diễn tập Hải quân vào năm nay ở vùng Địa Trung Hải và Thái Bình Dương.

Còn đối với Nga, vai trò của Việt Nam được cho là rất quan trọng trên cả hai bình diện kinh tế và địa lý chiến lược. Nếu Nga muốn đặt chân vào vùng Đông Nam Á, thì Việt Nam đương nhiên là đầu cầu tốt nhất, không quốc gia ASEAN nào khác sánh kịp. Trên bình diện kinh tế, thương mại thì chỉ cần nêu hai dữ liệu : Liên doanh dầu khí Việt-Nga Vietsovpetro thường được đánh giá là thành công nhất trong toàn bộ các liên doanh của Nga ở hải ngoại.

Ngoài ra, theo ước tính mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm SIPRI, trong năm 2014, Việt Nam là thị trường vũ khí số một của Nga, với gần 1 tỷ đô la vũ khí đặt mua.

Vai trò như vừa kể của Việt Nam được cho là buộc Nga phải cân nhắc khi xem xét vấn đề Biển Đông trong quan hệ với Trung Quốc.

Giáo sư Thayer: "Nga bị kẹt trong tình huống khó xử"

Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia tại Học viện Quốc phòng Úc, đã ghi nhận bối cảnh tế nhị bắt nguồn từ tranh chấp Việt-Trung tại Biển Đông mà Hà Nội - và Matxcơva trong một chừng mực nào đó - đang gặp phải.

Mục tiêu chính trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev là gì, và Việt Nam có thể mong đợi gì từ Nga ?

Thayer: Thủ tướng Dmitri Medvedev thăm Việt Nam trong khuôn khổ bình thường của tiến trình trao đổi cấp cao giữa Nga và Việt Nam quy định trong thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện song phương.

Medvedev và đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ điểm lại tiến độ thực hiện kế hoạch hoạt động song phương Nga Việt vào năm 2014 và vạch ra những ưu tiên mới cho kế hoạch hành động năm 2015.

Hai nhà lãnh đạo sẽ đặc biệt xem xét các bước cần thiết để nâng cao thương mại hai chiều từ 3,8 tỷ đô la năm ngoái, lên mức10 tỷ đô la vào năm 2020. Nga sẽ quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế để tăng cường việc cung cấp nông sản và thủy sản Việt Nam cho Nga.

Tháp tùng theo Thủ tướng Medvedev là một phái đoàn hùng hậu, và một loạt thoả thuận sẽ được ký kết trong một số lĩnh vực. Hợp tác chung Nga-Việt trong việc thăm dò và sản xuất dầu khí sẽ có vị trí nổi bật và đây là nguồn kiếm tiền chính của Nga.

Hai bên cũng sẽ thảo luận về các vấn đề kinh tế và chính trị trong khu vực và toàn cầu nhằm phối hợp chính sách trong các tổ chức đa phương quốc tế. Nga cho biết là họ đặt quan hệ với Việt Nam lên ưu tiên hàng đầu. Lý do là vì Nga không có một dấu ấn ở bất kỳ một quốc gia Đông Nam Á nào khác tương đương với vị trí của họ tại Việt Nam.

Liệu Thủ tướng Medvedev có sẽ nhắc lại việc cho Nga sử dụng cảng Cam Ranh hay không? Và câu trả lời có thể ra sao ?

Thayer: Nga đã được hưởng quyền truy cập đặc biệt để vào Vịnh Cam Ranh nhằm hỗ trợ Việt Nam trong việc vận hành và bảo trì tàu ngầm Kilo và hòa nhập phương tiện vào lực lượng của mình. Việt Nam đã nói rõ là do hai bên có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, Nga sẽ được đối xử đặc biệt trong trường hợp Vịnh Cam Ranh, quyền mà các cường quốc khác chưa có được.

Chắc chắn là hai bên sẽ trao đổi quan điểm về những tranh cãi bắt nguồn từ những lời than phiền của Mỹ theo đó phi cơ tiếp tế nhiên liệu của Nga (xuất phát từ Cam Ranh) đã bay lên tiếp liệu cho oanh tạc cơ chiến lược của Nga đang thực hiện các nhiệm vụ gần các căn cứ nhạy cảm của Mỹ như đảo Guam.

Hoạt động của Nga ở Đông Á là một phần trong chiến lược toàn cầu của Nga nhằm thể hiện thái độ quyết đoán, phản ứng lại lệnh trừng phạt của Mỹ và Châu Âu sau vụ Nga sáp nhập Crimer và can thiệp vào Ukraina.

Lập trường của Nga trên vấn đề Biển Đông là gì? Nga có thể giúp ích gì cho Việt Nam trên vấn đề này không ?

Thayer: Trong thực tế, Nga đang bị kẹt trong một tình thế khó xử là phải làm sao để duy trì mối quan hệ tốt đẹp vừa với Việt Nam vừa với Trung Quốc.

Nga chỉ có thể hỗ trợ Việt Nam một cách hình thức bằng cách tuyên bố ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình trên cơ sở đàm phán giữa các bên có liên quan trực tiếp và trên cơ sở luật pháp quốc tế. Nói cách khác, Nga đứng ngoài và thúc giục các bên tự kiềm chế, không sử dụng vũ lực.

Mặc dù cả hai bên Nga-Việt đều tuyên bố rằng họ đều tin tưởng lẫn nhau, Việt Nam sẽ luôn luôn lo lắng rằng trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc, Nga sẽ giữ một vị trí trung lập. Một chính sách như vậy sẽ dẫn đến việc Nga từ chối tiếp tế cho Việt Nam khi kho tên lửa chống hạm và các loại tên lửa khác cạn kiệt...

Theo RFI
0

Tàu Hải quân Hoa Kỳ thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng

Ngày 6/4, tại cảng Tiên Sa, TP Đà Nẵng đã diễn ra buổi lễ đón tiếp sĩ quan và thủy thủ đoàn của Hải quân Hoa Kỳ nhân chuyến thăm Việt Nam.


Chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa (Ảnh: VGP)

Được sự hỗ trợ của Đại sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổng lãnh sự Quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, trưa 6/4, tại cảng Tiên Sa, TP Đà Nẵng đã diễn ra buổi lễ đón tiếp sĩ quan và thủy thủ đoàn của Hải quân Hoa Kỳ nhân chuyến thăm Việt Nam, mở đầu cho đợt Hoạt động giao lưu Hải quân thường niên lần thứ 6 giữa hai nước. Đây là sự kiện đặc biệt hướng tới kỷ niệm 20 năm Việt – Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam lần này gồm 2 tàu khu trục là tàu USS Fitzgerald có tên lửa dẫn đường và tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth. Hai tàu này do Đại tá Lê Bá Hùng, Phó Tư lệnh Biên Đội tàu khu trục số 7 – hải quân Hoa Kỳ làm chỉ huy.

Được biết, chương trình Giao lưu giữa hải quân Việt Nam và Hoa Kỳ kéo dài trong 5 ngày, tập trung vào các sự kiện phi tác chiến và các hoạt động trao đổi kỹ năng về quân y, tìm kiếm và cứu nạn, an ninh hàng hải. Các trao đổi chuyên môn sẽ tập trung vào lĩnh vực hàng hải như kiểm soát thiệt hại trên tàu, giải cứu tàu ngầm. Ngoài ra, còn có các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ như tổ chức hòa nhạc, thi đấu thể thao và một số hoạt động phục vụ cộng đồng khác.

Bên cạnh đó, hoạt động giao lưu trên biển sẽ cho phép tàu của hải quân hai nước thực hành Bộ Quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển và luyện tập các kỹ thuật tìm kiếm, cứu nạn và cách điều khiển tàu với trang bị hiện đại.

VTV
0

Cam Ranh – một trọng tâm chính sách Nga ở khu vực Thái Bình Dương

Kể từ năm 2014, các máy bay chở dầu IL-78 của Nga sử dụng sân bay Cam Ranh của Việt Nam trên bờ Biển Đông để tiếp nhiên liệu trên không cho chiến đấu cơ Tu-95 trong không gian quốc tế.


Mỹ không hài lòng với điều đó. Quan sát viên Alexander Khrolenko của Hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya" viết, khoảng cách từ Cam Ranh đến Washington — hơn 14 nghìn km, đến căn cứ không quân Mỹ trên đảo Guam – hơn 4 nghìn km, tuy nhiên, Hoa Kỳ cho rằng, sự hiện diện của lực lượng không quân Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là hành động khiêu khích để phô trương sức mạnh và thu thập thông tin tình báo. Washington yêu cầu Hà Nội ngưng cho Nga sử dụng cảng Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ của Nga vì hành động này làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Nhưng, không có kết quả nào.

Vịnh Cam Ranh có tầm quan trọng chiến lược đối với hạm đội Nga vì các tàu chiến ghé vào đây để bổ sung thực phẩm và nước uống trên hành trình từ vùng Viễn Đông của Nga đến Vịnh Aden. Các phi công và thủy thủ Nga từ lâu biết cảng này. Cơ sở hậu cần của Hạm đội Thái Bình Dương Nga đã từng được bố trí tại bán đảo Cam Ranh trong hơn hai thập niên. Vào năm 2002 Nga đã rút khỏi Cam Ranh. Và bây giờ Nga trở lại. Vào năm 2013, Matxcơva và Hà Nội đã đạt được thỏa thuận cùng có lợi về việc sử dụng vịnh Cam Ranh. Sự hiện diện của các máy bay chở dầu Il-78 là một trong những điều khoản trong hiệp định song phương, theo đó Nga có quyền sử dụng căn cứ quân sự. Hoạt động này giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng của Cam Ranh để biến căn cứ thành một trung tâm quốc tế lớn phục vụ cho các tàu dân sự và tàu chiến.

Dễ hiểu tại sao Mỹ lo ngại với việc các máy bay chở dầu Il-78 của Nga hiện diện ở Cam Ranh. Trong khi có nhiều mâu thuẫn giữa các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ muốn mở rộng quyền truy cập vịnh Cam Ranh (lý tưởng đối với họ là độc quyền). Hoa Kỳ muốn đóng vai trò trọng tài để bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực. Và đột nhiên xuất hiện Nga, và các tàu chiến Nga có thể cập bến và chiếm chỗ thuận tiện nhất trong vịnh sâu (như đã từng có trước đây). Mỹ luôn coi mình là một ngoại lệ. Tuy nhiên, sự hiện diện của các máy bay chở dầu Nga ở Cam Ranh không vi phạm nguyên tắc của Việt Nam – cấm bố trí các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ nước mình. Hà Nội thực thi chính sách đối ngoại độc lập dựa trên các nguyên tắc: không liên kết và từ chối tham gia vào các liên minh. Song, điều đó không loại trừ quan hệ thân thiện truyền thống với Nga.

Trong bối cảnh này, tờ “The Diplomat” của Nhật Bản nhận xét rất đúng: "Nếu Hà Nội muốn để trên sân khấu thế giới Việt Nam được xem như một cầu thủ độc lập, thì phải tuân thủ các nguyên tắc trong chính sách đối ngoại đã được thiết lập sau Chiến tranh Lạnh. Hà Nội nên tái khẳng định với thế giới rằng, Vịnh Cam Ranh mở rộng cửa cho các quốc gia khác nhau và các hạm đội khác nhau, cả quân sự và dân sự. Điều đó sẽ phục vụ lợi ích của Hà Nội, mặc dù Hoa Kỳ sẽ tức giận". Việt nam đã gửi thư chính thức cho các nược hữu quan mời tới Vịnh Cam Ranh.

Sự hợp tác kinh tế năng động giữa Nga và các nước châu Á-Thái Bình Dương cũng như tình hình với vịnh Cam Ranh cho Hoa Kỳ thấy rõ thực tế mới — một thế giới đa cực. Bây giờ, khi những nước không phải lớn nhất và mạnh nhất đang ở trọng tâm chú ý của các cầu thủ lớn, họ vẫn tiếp tục hành động độc lập trong lĩnh vực chính trị và kinh tế.

Việt Nam đang củng cố quốc phòng, mua máy bay chiến đấu, tàu tuần tra, tàu ngầm của Nga. Trong khi đó, có chú ý đến những chi tiết trong hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung Quốc. Trong những tình huống xung đột giữa các nước bạn bè, Nga không đứng về phía ai và không can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ, bao gồm cả ở Biển Đông. Và hành động của Nga chống lại áp lực từ Mỹ phục vụ lợi ích của nhiều quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Hạm đội Thái Bình Dương Nga vốn là một công cụ quân sự-ngoại giao, chỉ bằng sự hiện diện của mình đảm bảo sự an toàn cho hạm đội tàu thương mại. Kế hoạch của Nga xây dựng hải quân lớn sẽ sớm thay đổi bộ mặt của hạm đội, mà đó là cơ sở cho sự phát triển của các khu vực phía Đông của LB Nga, nơi tập trung nhiều cường quốc hải quân lớn. Và cơ sở hậu cần như ở Vịnh Cam Ranh là một nhu cầu cấp thiết.

Đài Sputnik
0

Trung Quốc tăng đầu tư quân sự ở Campuchia

Tài trợ đào tạo quân sự, viện trợ vũ khí, tăng cường đầu tư, là những cách Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng quân sự ở Campuchia.


Một cố vấn quân đội Trung Quốc đang gắn quân hàm cho sinh viên tốt nghiệp Campuchia. Ảnh: Reuters.

Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Tea Bank tham dự lễ tốt nghiệp tại Học viện Quân đội danh tiếng của Campuchia. Ông trực tiếp nói lời cảm ơn tới một đoàn khách quân đội Trung Quốc.

Học viện Quân đội (AI) thành lập năm 1999, nằm ở tỉnh Kampong Speu, cách thủ đô Phnom Penh khoảng 80 km, nằm trong kế hoạch tăng cường viện trợ quân sự của Trung Quốc ở Campuchia. Các nhà phân tích cho rằng đó là một phần trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng trong khu vực của Trung Quốc.

Phát biểu tại AI, ông Tea ca ngợi các thiết bị "hiện đại" mà Trung Quốc viện trợ cho Campuchia. "Chúng ta biết ơn họ vì đã hiểu cho hoàn cảnh khó khăn hiện nay của chúng ta."

Kể từ năm 2009 đến nay, mỗi năm có khoảng 200 học viên thi đỗ vào chương trình học 4 năm ở AI, do bộ Quốc phòng và các cố vấn Trung Quốc giám sát, dưới sự giảng dạy của giáo viên địa phương. Chương trình cũng bao gồm khóa thực tập 6 tháng bắt buộc ở các học viện quân sự tại Trung Quốc.

Tháng trước, 190 sinh viên khóa thứ 3 đã tốt nghiệp. "Sinh viên tốt nghiệp được sắp xếp vào các vị trí quan trọng, kể cả chỉ huy lữ đoàn," một quan chức chính phủ cấp cao giấu tên cho biết. "Họ nắm giữ các vị trí có thực quyền trong lực lượng chiến đấu."

Ông này nói thêm, Trung Quốc chi trả phần lớn tiền xây dựng và vận hành trường. Ngôi trường cũng nhận khoảng 200 sinh viên mỗi năm theo học khóa ngắn hạn 6 tháng.

Học viện này dường như là phép thử đầu tiên của Trung Quốc nhằm xây dựng các cơ sở quy mô tương tự ở Đông Nam Á, Carl Thayer, chuyên gia an ninh khu vực Đông Nam Á, Học viện Quốc phòng Australia, cho biết.

"Đối với Trung Quốc, đây là sự khởi đầu của một chiến lược dài hạn, tăng ảnh hưởng trong quân đội Campuchia. Ngoài ra, Trung Quốc còn nắm giữ hồ sơ tình báo cực kì chi tiết về từng người," ông nói.

Ngôi trường phát triển đồng thời với việc gia tăng đáng kể những hợp đồng bán vũ khí Trung Quốc và tăng cường viện trợ quân sự vào Campuchia. Trung Quốc cũng đầu tư hàng tỉ USD vào kinh tế nước này.

Năm 2013, Campuchia nhận 12 trực thăng Harbin Z-9 mua từ khoản vay 195 triệu USD của Trung Quốc. Năm 2014, nước này nhận thêm viện trợ 26 xe tải Trung Quốc và 30.000 bộ quân phục.

AI cũng nhanh chóng mở rộng xây dựng. Kể từ năm 2002 đến nay, hơn 70 tòa nhà đã mọc lên trong khuôn viên rộng 148 ha của trường. Quan chức Bộ Quốc phòng Campuchia từ chối bình luận thông tin này.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết sẽ "tiếp tục tăng mức hỗ trợ cho học viện, giúp Campuchia nâng cao năng lực giảng dạy và trình độ đào tạo."

"Viện trợ này không đi kèm bất cứ điều kiện chính trị nào, và không làm tổn hại đến lợi ích của bên thứ ba", phía Trung Quốc tuyên bố.

Lao Mong Hay, chuyên gia phân tích Campuchia, đánh giá Trung Quốc tăng cường viện trợ nhằm tạo thế cân bằng với ảnh hưởng của các nước khác.

Năm 2014, Washington dành khoảng một triệu USD viện trợ tài chính cho quân đội và công tác huấn luyện binh sĩ ở Campuchia. 12 sĩ quan quân đội Campuchia cũng được đào tạo ở Mỹ về nhân quyền và "nâng cao năng lực hàng hải."

Hồng Hạnh (theo Reuters)
0

Phó chủ tịch Boeing đến Bộ quốc phòng VN 'chào hàng'

Phó chủ tịch cấp cao tập đoàn Boeing của Hoa Kỳ đã đến đề nghị “chào hàng” tại Bộ Quốc Phòng VN, theo bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam hôm Thứ Năm, 2 Tháng Tư, 2015.


Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tiếp ông Marc Allen.

Nguồn tin vừa kể cho hay, “Thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã chúc mừng ngài Marc Allen và các thành viên trong đoàn đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam.”

Ông Bertrand-Marc (Marc) Allen, 41 tuổi, mới được cử làm phó chủ tịch cấp cao kiêm chủ tịch ngành quốc tế của tập đoàn Boeing năm nay, sau một thời gian làm phó chủ tịch về tài chính, chủ tịch Boeing chi nhánh Trung Quốc.

Trước đây, Việt Nam từng mua máy bay dân dụng của Boeing mà loại mới nhất đang chờ giao hàng 8 chiếc Boeing Dreamliner 787. Tập đoàn Boeing ngoài sự nổi tiếng thế giới về dòng máy bay vận chuyển hành khách, còn nổi tiếng là một trong những nhà thầu quốc phòng lớn nhất nước Mỹ.

Các bộ phận nghiên cứu và chế tạo các loại trang bị quốc phòng của Boeing gồm từ vệ tinh, phi thuyền không gian, máy bay chiến đấu, máy bay vận tải quân sự, các loại trực thăng chiến đấu, máy bay không người lái. Theo tài liệu của Boeing, lợi tức chỉ riêng trong phạm vi bán sản phẩm quân sự quốc phòng của họ năm 2013 đã lên hơn 33 tỉ đô la, sử dụng 68,000 chuyên viên và thợ chuyên môn tại hơn hai chục cơ sở trên nước Mỹ.

Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) thuật lời ông Nguyễn Chí Vịnh cho rằng “Ngoài việc hợp tác với các tập đoàn, doanh nghiệp ngoài quân đội, Tập đoàn Boeing cần phối hợp, thúc đẩy hợp tác giới thiệu các sản phẩm lưỡng dụng mà phía các đơn vị, doanh nghiệp trong quân đội có nhu cầu.”

Còn ông Marc Allen được thuật lời “khẳng định Tập đoàn Boeing sẽ xúc tiến, đẩy nhanh việc mở rộng hợp tác với Việt Nam.” Đồng thời ông “mong muốn được Bộ quốc phòng Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để tập đoàn giới thiệu các sản phẩm đến các đơn vị, doanh nghiệp trong quân đội.”

Đã từ lâu, Hà Nội yêu cầu Washington bán cho các bộ phận thay thế để có thể sử dụng lại được một số máy bay chuyển quân Chinook của VNCH bỏ lại từ thời chiến tranh trước 1975 bên cạnh bộ phận thay thế cho thiết vận xa, đại bác của VNCH vốn được Mỹ viện trợ.

Trực thăng vận tải quân sự Chinook CH-47 do Boeing sản xuất bây giờ quá cũ, quân đội Hoa Kỳ đã phế thải từ lâu. Các phiên bản mới hơn, cải tiến điện tử tối tân hơn của dòng trực thăng này hiện vẫn còn được Hoa Kỳ và đồng minh sử dụng rộng rãi.

Không thấy bản tin TTXVN tiết lộ gì khác ngoài những lời xã giao và hứa hẹn về tiếp thị sản phẩm trong cuộc gặp mặt giữa ông Vịnh và ông Allen. Người ta thấy sau khi Hoa Kỳ giải tỏa một phần cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam, giới sản xuất trang bị an ninh quốc phòng Mỹ đang theo nhau tới Việt Nam chào hàng.

Trước đó, hồi tháng Giêng, TTXVN đưa một bản tin ngắn nói “Chiều 20/1/2015, tại Hà Nội, Thượng tướng Trương Quang Khánh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp ngài Patrick M. Dewar, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Lockheed Martin nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam”.

Nguồn tin này thuật lời ông Dewar nói “Thời gian tới, Tập đoàn Lockheed Martin mong muốn có cơ hội được hợp tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam trên các lĩnh vực mà phía Tập đoàn có thế mạnh”.

Tập đoàn Lockheed Martin cũng là một trong những nhà thầu hàng đầu cung cấp trang bị quốc phòng cho quân đội Hoa Kỳ với những sản phẩm tối tân nhất từ vệ tinh, hỏa tiễn, chiến đấu cơ, hệ thống tác chiến điện tử. Khoảng 74% lợi tức của công ty đến từ bán sản phẩm cho quân đội Mỹ.

Việt Nam cũng từng là khách hàng của Lockheed Martin khi mua hai vệ tinh viễn thông và hệ thống kiểm soát. Hai vệ tinh này hiện đang bay trên quỹ đạo.

Hồi Tháng Tư năm 2013, theo một bản tin trên tạp chí anh ninh quốc phòng nổi tiếng Jane's Defense và tạp chí Military Industry Today, ông Clay Fearnow, giám đốc chương trình tuần tra biển của Lockheed Martin nói cho biết như vậy tại của triển lãm hàng năm LAAD Defense and Security 2013 tổ chức ở Rio de Janeiro, Brazil.

“Nhà cầm quyền VN dự trù yêu cầu chính phủ Mỹ chấp thuận bán cho một số máy bay tuần tra biển P-3 Orion”. Thời gian đó, tạp chí Jane thuật lại như vậy và nói Hải quân của Việt Nam muốn mua số lượng lên tới 6 chiếc P-3 Orion “thặng dư” hiện đang tồn kho để tuần tiễu 3,500km bờ biển và 1,396,299 km2 vùng biển đặc quyền kinh tế (EEZ).

“Hải quân Việt Nam rất muốn mua các chiếc P-3 mà (chính phủ Mỹ) hậu thuẫn cho chương trình này tiến hành”. Ông Fearnow nói.

Tuy nhiên, theo lời ông, các chiếc máy bay P-3 Orion nếu bán cho Việt Nam chỉ có các trang bị điện tử săn tìm, không có trang bị võ khí tiêu diệt hay tấn công (tàu chiến hay tàu ngầm). Thí dụ chỉ được trang bị hệ thống dò tìm hồng ngoại tuyến FLIR (Forward Looking Infrared) và các hệ thống điện tử khác.

Tin tức bán máy bay tuần tra biển Orion P-3 lại được hâm nóng hồi đầu Tháng 12, 2014 khi Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao VN Phạm Bình Minh đến thủ đô Washington. Khi tiếp ông Minh, Bộ ngoại giao Mỹ cho hay ngoại trưởng John Kerry đã thông báo là Hoa Kỳ quyết định hủy bỏ một phần cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam.

Ngày 21 Tháng Giêng, 2015, báo Đài Loan Want China Times tiết lộ rằng một số sĩ quan không quân VN đã được gửi đi học lái máy bay tuần tra Orion P-3 tại cả Đài Loan và Hoa Kỳ. Hiện chưa có tin tức gì ngã ngũ về khả năng Việt Nam mua được một số máy bay tuần tra biển này. (TN)
0

Việt Nam sẽ đưa thêm du khách ra Trường Sa

Việt Nam dự kiến đưa thêm du khách ra thăm quần đảo Trường Sa trong một kế hoạch có thể khiến Trung Quốc tức giận giữa bối cảnh tranh chấp Biển Đông căng thẳng. Truyền thông trong nước đưa tin Ủy ban Nhân dân TPHCM vừa chỉ đạo Sở Du lịch phối hợp với các ban ngành liên quan phát triển các tour dịch vụ du lịch ra Trường Sa. Tờ Dân Trí cho hay hai công ty du lịch Saigon Tourist và Công ty Cổ phần Dịch vụ Bay và Du lịch biển Tân Cảng được yêu cầu lên kế hoạch mở chương trình du lịch giá cả phải chăng để thu hút khách du lịch ra thăm quần đảo này.

0

Việt Nam củng cố quan hệ chiến lược toàn diện với Australia và Nhật Bản


Việt Nam và Australia thỏa thuận về kế hoạch hành động chung để thực thi hiệp định củng cố quan hệ chiến lược toàn diện Úc-Việt trong thời kỳ từ 2015 tới năm 2017.

Tin của nhà nước Việt Nam hôm nay cho hay hai vị Thủ Tướng đã điện đàm với nhau hôm 1/4, và đồng ý giao trách nhiệm cho Bộ Ngoại giao hai nước phối hợp với nhau xúc tiến kế hoạch hành động này, đã được ký kết trong chuyến đi thăm nước Úc của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vào tháng Ba vừa rồi.

Báo chí Việt Nam tường thuật rằng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc điện đàm hôm qua, đã nhắc lại đề nghị của ông là Úc nên hoàn tất các thủ tục để cho phép Việt Nam xuất khẩu nông sản sang Úc, và thiết lập cơ chế để bảo đảm phẩm chất của các mặt hàng này.

Thủ Tướng Úc Tony Abbott đồng ý với đề nghị của ông Nguyễn Tấn Dũng và tái khẳng định mong muốn củng cố quan hệ đối tác thương mại song phương.

Tại cuộc họp hàng tháng của chính phủ Việt Nam hôm 1/4, Thủ Tướng Việt Nam đã yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy mạnh hơn nỗ lực nhằm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.

Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu loại bỏ các rào cản đối với lĩnh vực sản xuất, thương mại, du lịch và dịch vụ để đẩy mạnh phát triển.

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6.03% trong quý đầu năm nay, từ tháng Giêng tới tháng Ba, mức tăng trưởng cao nhất tính từ quý đầu của năm 2011.

0

Phó Thủ tướng yêu cầu xử nghiêm vụ chặt hạ cây xanh

(VnMedia) - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu UBND thành phố Hà Nội khẩn trương thanh tra, làm rõ, kết luận và xử lý nghiêm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân theo quy định trong vụ chặt hạ cây xanh trên địa bàn thành phố.


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo về việc cải tạo, thay thế một số cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội khẩn trương thanh tra, làm rõ, kết luận và xử lý nghiêm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân theo quy định.

UBND thành phố Hà Nội rà soát đánh giá các biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện; kịp thời điều chỉnh biện pháp, cách làm không phù hợp, khắc phục những tồn tại, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện; đồng thời tăng cường quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội theo đúng quy định.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội thông tin kịp thời, đầy đủ, công khai minh bạch và tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhân dân, tạo sự đồng thuận trước khi thực hiện.

Theo Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường Hà Nội giai đoạn 2014-2015, Hà Nội sẽ thực hiện chặt hạ, trồng thay thế 6.708 cây xanh trên 190 tuyến phố.

Theo thống kê, từ tháng 11/2014 đến nay, Sở Xây dựng đã và đang triển khai việc thay thế hơn 500 cây xanh trên 7 tuyến phố, nguồn kinh phí do các tổ chức tài trợ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do công tác thông tin không kịp thời, đầy đủ, các đơn vị thực hiện hạ chuyển và thay thế hàng loạt cây trên một số tuyến phố khiến dư luận bức xúc.

Trước tình trạng trên, ngày 20/3 vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chính thức chỉ đạo dừng việc chặt hạ cây xanh tại Hà Nội.

Tiếp đó, ngày 22/3, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội tiếp tục yêu cầu thanh tra toàn diện việc thay thế cây xanh, đồng thời tạm đình chỉ công tác một số cán bộ liên quan trực tiếp đến vụ việc kể trên.

Sau chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, Sở Xây dựng Hà Nội đã ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ đối với 3 cá nhân có liên quan trong việc thay thế, chặt hạ cây xanh trên địa bàn Hà Nội. Cụ thể, Sở Xây dựng tạm thời đình chỉ công tác đối vơi các ông Trần Trọng Hiếu, Trưởng phòng Quản lý hạ tầng môi trường và công trình ngầm; Ông Trịnh Văn Lý, Phó Trưởng phòng Quản lý hạ tầng môi trường và công trình ngầm; ông Lê Trung Ngọc, cán bộ phòng Quản lý hạ tầng môi trường và công trình ngầm. Việc đình chỉ này để các cán bộ trên thực hiện kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị tại một số tuyến phố trên địa bàn Hà Nội thời gian vừa qua.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 26/3 vừa qua, Tổng Thanh tra Chính phủ cũng đã có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo việc tiến hành thanh tra, kiểm tra, làm rõ chủ trương, trình tự, thủ tục, thẩm định dự án chặt hạ cây xanh và phải xử lý nghiêm những sai phạm của tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật. Đồng thời có biện pháp ngăn chặn kịp thời việc đốn hạ cây xanh tương tự có thể xảy ra. Thực hiện nghiêm túc việc bảo vệ cây xanh trên địa bàn theo quy định Luật Thủ đô và quy định pháp luật khác có liên quan, báo cáo kết quả xử lý về Thanh tra Chính phủ trước ngày 15/4.
0

Dự án bauxite sập bẫy giá rẻ từ Trung Quốc

(PLO) - Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã sập bẫy giá rẻ của Trung Quốc. Ước tính tổng số lỗ của dự án bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) Nhân Cơ (Đăk Nông) trong năm 2015 sẽ khoảng 37,4 triệu USD.


Nhà máy Alumin Tân Rai

Đó là nhận định của TS Nguyễn Thành Sơn, nguyên Giám đốc Ban quản lý Dự án than Đồng bằng sông Hồng – Vinacomin, nêu ra tại cuộc tọa đàm về dự án bauxite do Trung tâm Thiên nhiên và Con người (Pan Nature) tổ chức ngày 28-3 ở Hà Nội.

-> Xem trên PLO

Chủ đầu tư bỏ qua giai đoạn đấu thầu quốc tế rộng rãi

TS Nguyễn Thành Sơn cho rằng Alumina là một dự án mới, có liên quan đến nhiều lĩnh vực, có điều kiện triển khai phức tạp. Để chọn được đối tác triển khai dự án có hiệu quả, chủ đầu tư phải chuẩn bị rất kỹ như thuê các cơ quan tư vấn có kinh nghiệm soạn thảo hồ sơ mời thầu; có kinh nghiệm tổ chức đấu thầu và có kinh nghiệm, trình độ giám sát các nhà thầu. Tuy nhiên ở Việt Nam đến nay không có bất kỳ cơ quan tư vấn nào có đủ kinh nghiệm và trình độ để thực hiện ba công đoạn trên.


Dây chuyền sản xuất trong nhà máy

Thực tế, Vinacomin đã không chọn các nhà thầu tư vấn có kinh nghiệm, chỉ chọn tư vấn theo tiêu chí “nội lực” và tiêu chí “đang không có việc làm” nên đã bị “sập” cái “bẫy giá rẻ” do chính mình đặt ra. Về mặt luật pháp, việc chủ đầu tư đã bỏ qua giai đoạn đấu thầu quốc tế rộng rãi để chọn nhà thầu tư vấn là một sai lầm không thể chấp nhận được.

Theo ông Sơn, giá trị Hợp đồng thuê tư vấn quốc tế thường chiếm không quá 5% giá trị gói thầu (khoảng 600 tỉ đồng). Thế nhưng tính đến tháng 5-2014 chủ đầu tư công bố phí tư vấn quản lý dự án (đơn vị trong nước) đã lên tới gần 800 tỉ. Vinacomin vừa mắc bẫy của chính mình vừa mắc cả bẫy của nhà thầu.

Nguyên nhân được ông Sơn chỉ ra là vì theo phụ lục trong Hợp đồng EPC giữa Vinacomin và nhà thầu Chalieco (Trung Quốc) ngày 14-7-2008 của dự án Tân Rai, nhà thầu cam kết 630.000 tấn/năm, giảm 20.000 tấn/năm (giá trị tương đương 20 triệu USD) so với công bố của chủ đầu tư. Kéo theo doanh thu giảm khoảng 5 triệu USD/năm.

Còn ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Nhôm – Titan, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam, cho rằng khi Trung Quốc chào thầu, giá rất thấp. Thế nhưng khi kí hợp đồng thì giá lại tăng lên. Phía họ lấy lý do đội giá là do mức giá chào thầu chưa tính đến thiết bị dự phòng. Đây chính là bẫy của họ.

Lỗ triền miên

Về giá sản phẩm, ông Sơn cho biết năm 2014 tổng số alumina tiêu thụ của Nhà máy Tân Rai là 492.000 tấn với giá bán bình quân 326,5 USD/tấn. Tuy nhiên trên thực tế nếu tính cả chi phí khấu hao, chi phí vận tải về cảng Gò Dầu thì giá thành đầy đủ tương đương 413,5 USD/tấn. Như vậy, trong năm 2014, mỗi tấn alumina bị lỗ ít nhất là 87 U$/tấn. Tổng số lỗ của năm 2014 là 42,8 triệu USD và trong năm 2015 tình hình sẽ tiếp tục như thế.


Theo tính toán năm 2015 khi nhà máy Nhân Cơ đi vào hoạt động, tình hình kinh doanh vẫn tiếp tục lỗ

Theo dự toán của Vinacomin, mức lỗ của năm 2015 cho cả hai sự án Tân Rai và Nhân Cơ (Đăk Nông), bất kể là sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó, cũng xấp xỉ 37,42 triệu USD.

Do đó, ông Sơn cho rằng sau 6 năm thử nghiệm, do có nhiều bất cập (vi phạm) trong chọn thầu, dự án alumina có các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật lạc hậu, tình hình kinh doanh đang bị lỗ kéo dài và đang làm nảy sinh thêm vấn đề kinh tế (các mỏ than ở Quảng Ninh đang phải “gánh” lỗ cho alumina Tây Nguyên). Trong thời gian tới, nếu không cân nhắc đầy đủ và có trách nhiệm, việc triển khai dự án nhôm kim loại Nhân Cơ có thể sẽ còn dẫn đến những điều đáng lo ngại.
0

Hà Nội tự ý chặt cây xanh trái luật

Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông không đề cập chặt cây xanh. Ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường chính thức khẳng định như vậy chiều 27/3.

Theo ông Tùng, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư) không đề cập đến việc phải chặt hạ cây xà cừ trên đường Nguyễn Trãi.


Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường khẳng định, báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông không đề cập tới việc chặt hạ cây xanh trên đường Nguyễn Trãi.

“Vừa qua, theo thông tin các báo nêu thì Hà Nội đã chặt hạ hệ thống cây xanh trên tuyến đường Nguyễn Trãi để phục vụ thi công dự án này. Nếu đúng như vậy thì đơn vị thực hiện dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung. Hiện, Tổng cục Môi trường đã giao các cục, vụ chuyên trách của tổng cục làm việc với đơn vị chủ dự án là Bộ Giao thông vận tải và TP Hà Nội để làm rõ nội dung này”, ông Tùng nói.

GS Phạm Ngọc Đăng, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN, cho biết, khi ông trực tiếp tham gia hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án, hoàn toàn không thấy nhắc tới việc phải chặt hạ hệ thống cây xà cừ trên tuyến đường Nguyễn Trãi. “Nếu cần phải chặt cây để thi công dự án này thì phải đưa nội dung này vào trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Tuy nhiên, trong lần thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, sau đó phê duyệt báo cáo đều không có nội dung nào liên quan đến chặt hạ cây xà cừ trên đường Nguyễn Trãi", GS Đăng khẳng định. Theo ông, ngay kể cả khi triển khai dự án mà phải chặt hạ thì cũng phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung. Tuy nhiên, ông cũng chưa được tham gia thẩm định báo cáo bổ sung vì đơn vị chủ dự án chưa làm.

Theo ông Hoàng Dương Tùng, đề án thay thế 6.700 cây xanh cũng cần phải có những đánh giá khoa học về tác động tới môi trường. “Chúng tôi đã biết UBND TP Hà Nội đã có chỉ đạo tạm dừng thực hiện đề án. Tuy nhiên việc triển khai đề án thay thế 6.700 cây xanh thì Hà Nội chưa tham vấn Bộ khi thực hiện. Và vừa qua Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu Hà Nội phải làm rõ về chủ trương chặt hạ, thay thế cây xanh, còn Tổng cục môi trường cũng sẽ xem xét các vấn đề về tác động tới môi trường khi thực hiện”, ông Tùng nói.

Theo Xuân Long/ Tuổi Trẻ
0

Clip: U23 Malaysia 1-2 U23 Việt Nam


Hai pha lập công của Huy Toàn và Công Phượng giúp tuyển Việt Nam lội ngược dòng giành chiến thắng trước chủ nhà Malaysia

Bị đối phương dẫn bàn nhưng với lối chơi máu lửa và sự tỏa sáng của Huy Toàn và Công Phượng, U23 Việt Nam đã lội ngược dòng ấn tượng với tỉ số 1-2. Ghi bàn: U23 Malaysia: Naim (33’) – U23 Việt Nam: Huy Toàn (37’), Công Phượng (44’).

Tường thuật kết quả ghi bàn: Naim 33′ , Huy Toàn 38′ Công Phượng 45′

Đội hình xuất phát:
Olympic Malaysia: Mohd Farhan – Ariff , Amirul, Syawal, Faizat, Naim (đội trưởng), Syafwan, Mudh Farhan, Nazmi, Shahrul
Olympic Việt Nam: Hoài Anh – Hữu Dũng, Mạnh Hùng, Tuấn Anh, Công Phượng, Tấn Tài, Ngọc Hải (đội trưởng), Ngọc Thắng, Văn Toàn, Huy Toàn, Tiến Dũng
0

Mỹ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa tại California


Một tên lửa đạn đạo liên lục địa đã được phóng đi sáng qua trong vụ thử nghiệm từ một căn cứ ở California, Không quân Mỹ thông báo, nói rằng các vụ thử nghệm là một thông điệp với thế giới về các khả năng hạt nhân của Washington.

Theo một tuyên bố của Không quân Mỹ, tên lửa Minuteman III đã được trang bị một “phương tiện tái sử dụng thử nghiệm” thay vì một đầu đạn nhiệt hạch và được phóng từ căn cứ Không quân Vandenberg tại California vào lúc 3h36 giờ địa phương sáng ngày 23/3.
“Với các vụ phóng như thế này, chúng tôi không chỉ kiểm tra các quy trình và hệ thống vũ khí tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mà còn chúng tôi còn cho thế giới thấy rằng Minuteman III có khả năng tấn công bất kỳ đâu với độ chính xác cao”, Trung tá Tytonia Moore, từ Đơn vị tên lửa số 90, cho biết.

Kể từ khi tên lửa Peacekeeper được cho về hưu theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START II), LGM-30G Minuteman-III là tên lửa ICBM duy nhất trong biên chế của quân đội Mỹ. Tên lửa này thường được trang bị các đầu đạn nhiệt hạch W87.

Căn cứ không quân Vandenberg, nơi đóng quân của Phi đội Không gian số 30 thuộc Tư lệnh bộ chỉ huy không gian (AFSPC), đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm tên lửa trong những năm qua, mà gần đây nhất là vào tháng 9/2014. Vào tháng 4/2013, một cuộc thử nghiệm đã bị hoãn trong một tháng do các căng thẳng với Triều Tiên.

Theo Không quân Mỹ, chương trình phóng thử nghiệm ICBM “cho thấy độ tin cậy hoạt động của tên lửa Minuteman III và đảm bảo khả năng của Mỹ nhằm duy trì sự răn đe hạt nhân đáng tin cậy mạnh mẽ như một nhân tố quan trọng của an ninh quốc gia Mỹ và an ninh của các đồng minh và các đối tác”.

Vụ thử nghiệm tên lửa diễn ra trong bối cảnh NATO đang tiến hành các cuộc tập trận lớn trên khắp Đông Âu.

Trong khi đó, quân đội Nga đã triển khai 76.000 quân, hơn 10.000 phương tiện, 65 tàu chiến, 16 tàu hỗ trợ, 15 tàu ngầm và 200 máy bay chiến đấu và trực thăng cho các cuộc tập trận bất ngờ trên khắp cả nước.

Theo Russia Today/ Dân Trí
0

Người Hà Nội xuống đường vì cây

Hàng trăm người dân đã tuần hành quanh hồ Thiền Quang hôm Chủ Nhật, 22/3 để phản đối việc chặt cây hàng loạt ở Hà Nội.
Mặc dù chính quyền đã tạm dừng chặt cây, người dân vẫn không yên tâm với dự án thay thế 6.700 cây xanh. Cho tới nay từ 500 tới 2.000 cây đã bị đốn hạ.

Báo chí cũng đưa tin cây được thay thế không phải là loại cây quý như chính quyền nói.
'Tụ tập trái phép'

Cuộc tuần hành hòa bình trên vỉa hè cũng đã không tránh khỏi sự can thiệp của chính quyền.

Trong một video được tải lên YouTube, người ta có thể nghe thấy tiếng loa kêu gọi:

"Những người đã tụ tập trái phép trên hồ Thiền Quang, mời các anh chị di chuyển, các anh các chị đang gây cản trở giao thông.

"Các đồng chí tự quản nào, mời các đồng chí tự quản làm việc đi, các đồng chí tuyên truyền giải thích cho người dân hiểu tất cả những vấn đề các anh chị đang quan tâm đã được Đảng, Nhà nước quan tâm giải quyết."

Đáp lại là sự bất tuân dân sự của người dân Hà Nội và cả sự hài hước thâm thúy.

Một người tuần hành nhại lại: "Tất cả các vấn đề các anh chị đang quan tâm đã được Đảng, Nhân dân và Nhà nước chặt hết rồi."


Một số tranh cãi giữa người dân và lực lượng giữ trật tự cũng đã xảy ra trong quá trình tuần hành ngày Chủ Nhật.

Nhưng vượt lên trên tất cả là sự đoàn kết và không khí chan hòa của người Hà Nội trong ngày xuống đường bảo vệ lá phổi của thủ đô.

Và dù một số cán bộ cấp phòng đã bị đình chỉ công tác câu hỏi ai ký duyệt dự án thay cây, ai quyết định cần thay những cây nào và bằng loại cây gì vẫn còn chưa có câu trả lời.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, cựu Đại biểu Quốc hội, cũng nói với bàn tròn cuối tuần của BBc rằng chuyện xử lý những người thừa hành là không hợp lý và đặt vấn đề liệu lãnh đạo Hà Nội có "thiếu trí tuệ" hay không.
0

Báo Pháp: Việt Nam mua siêu pháo tự hành CAESAR

Theo báo chí Pháp, Việt Nam có thể mua tới 108 hệ thống pháo tự hành CAESAR để tăng cường sức mạnh pháo binh.

Trang mạng ttu.fr (Pháp) đưa tin, công ty Nexter (Pháp) cho biết họ đang có triển vọng tốt ở một số thị trường mới, đặc biệt là Việt Nam.


Mặc dù có những áp lực cạnh tranh lớn từ phía Nga nhưng Nexter sẽ cung cấp cho Việt Nam loại pháo tự hành cỡ nòng 155mm CAESAR.

Nexter tiết lộ, bước đầu Việt Nam sẽ đặt mua 18 hệ thống pháo CAESAR, với mục tiêu trang bị tổng cộng tới 108 hệ thống pháo loại này.

Ngoài khách hàng mới là Việt Nam, Nexter cho biết công ty sẽ tiến hành đàm phán với Qatar về khả năng cung cấp các khẩu đội pháo tự hành CAESAR, dù trước đó Qatar đã mua pháo tự hành PzH 2000 của Đức.

Trước đó, pháo tự hành CAESAR đã được 2 quốc gia khác là Lebanon và Indonesia đặt mua.

Pháo tự hành CAESAR (viết tắt từ: CAmion Equipé d'un Système d'ARtillerie) là lựu pháo cỡ nòng 155mm đặt trên khung gầm xe tải 6x6.

CAESAR được phát triển bởi công ty nhà nước GIAT Industries (hiện nay là Nexter) từ những năm 90 của thế kỷ XX.

Một khẩu pháo tự hành CAESAR có thể mang theo 18 quả đạn pháo và được vận hành bởi kíp pháo thủ 5 người nhưng có thể giảm xuống còn 3 người khi cần thiết.

Pháo có thể được vận chuyển bằng máy bay vận tải C-130 hoặc A400M. Tầm bắn tối đa của pháo là 42km nếu sử dụng đạn tăng tầm và lên đến 50km nếu sử dụng đạn phản lực.
0