kimluc

VNDCCH đã công nhận VNCH từ 1973 như thế nào ?

Gần đây, có sự tranh cãi xung quanh việc VNDCCH (nay là CHXHCN Việt Nam) đã công nhận VNCH hay chưa. Phía chống cộng hải ngoại thì hả hê về phát ngôn của một số giới chức và cựu giới chức Việt Nam về việc thừa nhận quyền quản lý hợp pháp của VNCH với Trường Sa, Hoàng Sa khi Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 và họ suy diễn rằng VNCH là một chính phủ hợp pháp, vì thế, Chiến dịch Mùa Xuân 1975 là “xâm lược” MNVN.


Ngược lại, những người tự nhận là “cờ đỏ” thì lại ko tiếc lời lăng mạ những người đã nói ra những thông tin đó và cho rằng họ đã “bênh” nguỵ quân, nguỵ quyền.

Vậy sự thật là như thế nào?

Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là chỉ có một Quốc gia Việt Nam và chỉ duy nhất Chính phủ VNDCCH là chính phủ hợp pháp, hợp lòng dân, đại diện cho Dân tộc Việt Nam, Qốc gia Việt Nam chống lại thực dân và đế quốc. Trong đó, Pháp là đại diện cho chế độ thực dân kiểu cũ còn Mỹ là đại diện cho chủ nghĩa thực dân kiểu mới, hay còn gọi là chủ nghĩa can thiệp. Các chính phủ “Quốc gia Việt Nam” hay “Việt Nam Cộng hoà” đều chỉ là những con rối, những kẻ tay sai được dựng lên để hợp thức hoá hành động xâm lược và cai trị Việt Nam ta nói chung cũng như MNVN nói riêng. Tuy nhiên, trong bối cảnh người Mỹ đã buộc phải ngồi vào bàn đàm phán để rút quân khỏi MNVN, chính phủ VNCH đang hiện hữu cũng cần phải tham dự hội nghị Paris để đảm bảo hiệp định (sau này) được công nhận và thực thi (tránh lặp lại việc Quốc gia Việt Nam mà thừa kế là Việt Nam Cộng hoà đã từ chối thực hiện Hiệp định Geneva 1954 vì họ không ký Hiệp định). Để cân bằng lực lượng, VNDCCH đã yêu cầu hội nghị Paris phải có sự tham dự của MTDTGP MNVN và phía Mỹ và VNCH phải công nhận chính thức Chính phủ của họ (Chính phủ CH MNVN). Sau rất nhiều tranh cãi, cuối cùng cả VNCH và CP CHMNVN đều đã được chính thức công nhận tại Hội nghị Paris. Đây là sự thật lịch sử và không có gì phải tranh cãi thêm.

Tuy nhiên, trong Luật Quốc tế thì có 2 thể loại công nhận chính thức là Công nhận de facto (sự tồn tại thực tế) và Công nhận de jure (phù hợp với pháp luật). Hành vi công nhận của VNDCCH với VNCH tại Hội nghị Paris và trong việc thực thi Hiệp định Paris 1973 là Công nhận de facto chứ không phải là Công nhận de jure. Nghĩa là, chúng ta thừa nhận VNCH là một thực thể tồn tại trên thực tế và đang quản lý một phần lãnh thổ Việt Nam, một bộ phận dân cư Việt Nam nhưng đây không phải là một chính phủ hợp pháp và không phải là người đại diện hợp pháp của nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế.

Từ sự thật lịch sử này, chúng ta phủ nhận luận điểm của những người chống cộng hải ngoại rằng VNCH là một quốc gia độc lập và rằng VNDCCH xâm lược VNCH. Đây là luận điệu bịp bợm và xảo trá của đám người đã đang tâm bán nước giờ lại muốn vực dậy hồn ma VNCH. Thế nhưng, đáng buồn là một bộ phận không nhỏ những bạn trẻ yêu nước, mang danh cờ đỏ đã không đủ hiểu biết và bị “dính bả” của đám chống cộng, khi phản bác luận điểm của họ lại phản bác không đúng trọng điểm, phủ nhận sạch trơn diễn biến lịch sử, nói rằng VNDCCH không công nhận VNCH. Như thế cũng là không đúng và hơn thế nữa đã trách oan những người như Tiến sỹ Trần Công Trục. Với tư cách là một đảng viên lâu năm, nguyên là Trưởng ban Biên giới Chính phủ (trong đó một bộ phận quan trọng là Biên giới biển), Tiến sỹ Trần Công Trục không thể không biết rõ những gì đã và đang diễn ra, ông ta càng không được phép xuyên tạc lịch sử, nhất là khi các tuyên bố của ông ta được đăng công khai và rộng rãi trên báo chính thống. Cái sai là sự hiểu lầm, suy diễn và đặc biệt là sự xuyên tạc của đám chống cộng hải ngoại và dân chủ cuội trong nước.

Nay, tôi xin đính chính và xác nhận những thông tin sau đây:

1. VNCH và CH MNVN đã được công nhận tại Hội nghị Paris cũng như trong quá trình thực thi Hiệp định Paris 1973. Tuy nhiên, VNDCCH chỉ công nhận de facto (trên thực tế) với VNCH chứ không công nhận de jure (phù hợp với pháp luật). Vì thế, hành vi công nhận này không thể là căn cứ để nói “VNCH là một quốc gia độc lập” và càng không thể là căn cứ để kết luận “VNDCCH xâm lược VNCH”. Sự thực, chỉ có một nước Việt Nam và Dân tộc Việt Nam đã kiên trì đấu tranh hơn 20 năm (1954-1975) bằng cả chính trị, quân sự và ngoại giao để thống nhất đất nước. Ngày chúng ta giành toàn thắng về quân sự là 30/4/1975 nhưng ngày chúng ta thống nhất đất nước về chính trị và ngoại giao lại là ngày 25/4/1976 khi toàn dân bầu ra Quốc hội chung của cả 2 miền Nam – Bắc;

2. VNCH là chính phủ có quyền quản lý Trường Sa và Hoàng Sa từ 1955 đến 1975. Trước đó, VNCH kế thừa từ Quốc gia Việt Nam, sau 30/4/1975, CP CMLT MNVN kế thừa các quần đảo này từ tay VNCH, đến 25/4/1976, CH XHCN Việt Nam lại kế thừa chúng từ tay CP CMLT MNVN. Đây là các căn cứ quan trọng để chứng minh chủ quyền của Việt Nam với Trường Sa và Hoàng Sa là liên tục và không ngắt quãng. Không thể vì QGVN hay VNCH không còn tồn tại để phủ nhận chủ quyền của Việt Nam với các quần đảo này (luận điệu xuyên tạc của Trung Quốc);

3. Chúng ta luôn phản đối những người xuyên tạc lịch sử, xét lại lịch sử. Nhưng cần trang bị những kiến thức đầy đủ khi luận bàn về một vấn đề nào đó, nhất là những chuyên môn sâu và phức tạp như quan hệ quốc tế, biên giới lãnh thổ, tranh chấp lãnh thổ, tranh chấp biển giữa các quốc gia… Chính vì quá nhiệt tình mà thiếu kiến thức chuyên ngành mà nhiều người đã trách oan các chuyên gia đáng kính của chúng ta. Trong đó, Tiến sỹ Trần Công Trục là một điển hình.

Nguồn: https://thienhasu2018.com/2018/09/28/vndcch-da-cong-nhan-vnch/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét