Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm thuộc địa Đông Dương. Vấn đề quan trọng nhất đối với quân Nhật là duy trì bằng được "trật tự và ổn định" nhằm tìm nguồn cung ứng vật chất tại chỗ cho gần 100.000 lính Nhật, cũng như để cung cấp cho việc phòng thủ nước Nhật trước đà tấn công của quân Đồng Minh. Tuy nhiên, đúng lúc đó, bộ máy hành chính thực dân mà Nhật kế thừa từ Pháp đã tan rã, vì thế việc thành lập bộ máy cai trị bản xứ đặt ra như một đòi hỏi cấp bách.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Tên đại Việt gian, tội đồ số 1 của dân tộc Việt Nam
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm thuộc địa Đông Dương. Vấn đề quan trọng nhất đối với quân Nhật là duy trì bằng được "trật tự và ổn định" nhằm tìm nguồn cung ứng vật chất tại chỗ cho gần 100.000 lính Nhật, cũng như để cung cấp cho việc phòng thủ nước Nhật trước đà tấn công của quân Đồng Minh. Tuy nhiên, đúng lúc đó, bộ máy hành chính thực dân mà Nhật kế thừa từ Pháp đã tan rã, vì thế việc thành lập bộ máy cai trị bản xứ đặt ra như một đòi hỏi cấp bách.
Chiến tranh Việt Nam - Tài liệu tổng hợp
Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh trên chiến trường Đông Dương (1945–1979), bắt đầu ngày 1 tháng 11 năm 1955 khi Phái bộ Cố vấn và Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ (MAAG) được thành lập ở miền Nam Việt Nam và kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
1. Chiến tranh Việt Nam (tài liệu PDF, Wikipedia)
2. Phim tài liệu của Mỹ: The Vietnam War (Vietsub)
3. Phim tài liệu: Việt Nam - Cuộc chiến 10.000 ngày
4. Phim tài liệu Việt Nam: Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không
0
1. Chiến tranh Việt Nam (tài liệu PDF, Wikipedia)
2. Phim tài liệu của Mỹ: The Vietnam War (Vietsub)
3. Phim tài liệu: Việt Nam - Cuộc chiến 10.000 ngày
4. Phim tài liệu Việt Nam: Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không
Đăng trong:
Chiến tranh Việt Nam,
Lịch sử,
Lịch sử Việt Nam,
Tài liệu,
Thư viện
Trần Ích Tắc là siêu gián điệp nhà Trần cài cắm vào Trung Hoa?
Đối với kẻ phản bội quá rõ ràng như Trần Ích Tắc thì tại sao không xoá tên khỏi tông thất mà vẫn để là Ả Trần? Nhà Trần vốn rất mạnh tay với kẻ thực sự phản bội như Trần Di Ái, tại sao có thể để Ích Tắc yên ổn sống bên Trung Quốc nhiều năm?
0
Vụ buôn lậu vô tiền khoáng hậu của phu nhân Tổng thống Thiệu
Một vụ buôn lậu với nhiều loại mặt hàng xa xỉ trên thị trường lúc đó: Rượu, thuốc lá, đồng hồ… với lượng lớn được di chuyển từ biển Gò Công về Sài Gòn.
Điều đáng nói là vụ buôn lậu này do một nhân vật có quyền lực tối cao trong chế độ Sài Gòn cũ, chính vì thế, hoạt động buôn lậu cũng có xe còi hụ dẫn đường và chuyên chở trên những chiếc xe quân vụ. Nếu không bị phát hiện thì đường dây này sẽ mãi chìm váo bóng tối. Vụ việc gây chấn động Sài Gòn và cả thế giới quan tâm tới chính trường Sài Gòn lúc đó, khi Mỹ đứng sau giật dây chính quyền Sài Gòn. Sau khi vụ việc bị phát hiện, cách hành xử của Sài Gòn cũng hết sức “đặc biệt” để bưng bít vụ buôn lậu vô tiền khoáng hậu này.
Một con đường buôn lậu trên biển, sau đó chuyển về Sài Gòn bằng đường bộ và để qua mắt cú vọ là báo chí và dân đen thời bấy giờ, bọn buôn lậu đã sử dụng luôn những chiếc quân xa, có còi hụ dẫn đường. Vụ việc bất ngờ bị phát giác khi hai viên sỹ quan lo ngại về đoàn quân xa “phóng nhanh vượt ẩu”, trong khi Phủ đầu rồng lại có lệnh kiểm soát nghiêm ngặt vì nghi ngại đảo chính.
Sự thật phía sau những đoàn xe quân sự
Trước khi đi vào chi tiết vụ buôn lậu từng chấn động Sài Gòn này, chúng tôi muốn nói một chút về Nguyễn Văn Thiệu và đệ nhất phu nhân Nguyễn Thị Mai Anh. Bởi chính sự hậu thuẫn và quyền lực của chính quyền Thiệu mà bà Mai Anh có đủ quyền để thực hiện những phi vụ này trót lọt.
Ngay từ giữa những năm 60 thế kỷ trước, Mỹ đã nhận thấy Nguyễn Văn Thiệu là một trong những quân bài mới trong ván bài đang dang dở ở miền Nam Việt Nam. Chính vì thế, Mỹ đã hỗ trợ rất nhiều để Thiệu và đảng Dân chủ do ông ta lập ra chiếm được thế thượng phong trên chính trường Sài Gòn.
Và sự thực đến ngày 4/9/1967, trong cuộc bầu cử giả hiệu, Thiệu đã liên danh với Nguyễn Cao Kỳ dù chỉ giành được 34,8% số phiếu bầu của các cử tri, nhưng vẫn trở thành tổng thống của cái gọi là nền đệ nhị cộng hòa.
Thiệu đã hậu thuẫn rất mạnh mẽ cho vợ mình cùng các đàn em mua bán hàng lậu, thu về những khoản lợi nhuận kếch xù. Sau này, khi vụ việc tại Long An được phát giác và cách hành xử của Thiệu sau đó, người ta mới té ngửa về sự hậu thuẫn đó như thế nào.
Đệ nhất phu nhân có tên thật là Nguyễn Thị Mai Anh – con gái thứ bảy trong một gia đình có tới 12 anh em. Gia đình bà có nghề y truyền thống nổi tiếng ở TP. Mỹ Tho, tỉnh Định Tường (Tiền Giang ngày nay). Đây cũng là cơ sở cho bà Mai Anh thực hiện việc buôn bán của mình được thuận lợi. Là người theo đạo công giáo toàn tòng, nhưng bà Mai Anh ảnh hưởng khá lớn từ nếp gia phong của một gia đình phong kiến. Mỹ Tho thời ấy cũng không xa Sài Gòn, đặc biệt có tuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho và ngược lại hết sức thuận lợi.
Ông Nguyễn Khánh Linh, một người nghiên cứu về Sài Gòn xưa cho biết, khi đương là đệ nhất phu nhân, bà Mai Anh được nhiều người nhận xét là có khuôn mặt phúc hậu, thường quan tâm đến người khác. Đồng thời, bà cũng lập ra nhiều quỹ, trung tâm bảo trợ xã hội… Sau này, người ta mới biết được rằng, những quỹ, trung tâm đó là một trong những tấm bình phong cho các hoạt động buôn lậu của bà và đàn em.
Đặc biệt, sau khi vụ Long An bị phát giác vào năm 1974, trước khi miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước 1 năm. Vào những năm trước giải phóng, tình hình miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn hết sức ngổn ngang. Chính vì vậy, nạn buôn lậu, đặc biệt là bạch phiến, cướp giật… diễn ra như cơm bữa. Thi thoảng nhà chức trách lại phát hiện hay tóm cổ vài ba tên đầu sỏ cho vào nhà đá. Tuy nhiên, đó là những tên tác chiến độc lập, không có ô dù che đỡ, còn khó khăn chính là nạn buôn lậu do những người cầm quyền thực hiện. Đến nay, những nghi án về đường dây buôn lậu “an toàn nhất thế giới” do Ngô Đình Nhu cầm đầu vẫn còn được bàn tán nhiều. Bên cạnh đó, vụ của bà Mai Anh là rõ ràng hơn cả.
Ông Trần Nguyễn Hoa, năm nay đã ngoài 70 tuổi, ngụ tại Chợ Lớn, TP.HCM cho biết, thời ấy, ở miền Nam không có tình trạng buôn lậu qua biên giới Tây Nam. Con đường nhập hàng lậu chủ yếu từ tàu biển đậu ở ngoài khơi dùng các thuyền đưa vào đất liền. Bà Mai Anh cũng đã biến cung đường này thành một con đường “tơ lụa” hết sức chặt chẽ. Theo đó, từ biển Gò Công, tỉnh Định Tường (Tiền Giang ngày nay) khi các tàu lớn neo đậu tại đây, sẽ có những chiếc thuyền nhỏ của Định Tường nối đuôi nhau ra nhận hàng chở vào Mỹ Tho. Từ Mỹ Tho, theo đường 4 (QL1A ngày nay) hàng được đưa về Chợ Lớn trên những chiếc GMC (xe nhà binh) có còi hụ và quân cảnh dẫn đường. Chính vì thế, những chiếc chiến xa này cứ ào ào chạy bạt mạng, dân thường không dám đụng tới. Cảnh này cũng thường thấy trên đường, dân thường chỉ biết nhường đường. Với cách làm này, việc buôn lậu an toàn đến mức tuyệt đối, không ai nghĩ rằng, đoàn xe quân sự lại đi buôn hàng lậu.
Cuộc truy đuổi chặn bắt như trong phim
Theo ông Trần Hoàng, chủ bút một tờ báo trước giải phóng, đoàn xe gồm hàng chục chiếc quân xa thuộc Quân vận vùng 3, xe tới đâu là còi inh ỏi để báo cho các trạm biết rằng, đây là đoàn xe ưu tiên, không được chặn, xét. Nếu trường hợp là xe chở vũ khí, đạn dược, nhiên liệu quan trọng thì còn có cả phi cơ L19 (thời ấy hay gọi là máy bay bà già) bay rề rề trên không để thám thính và phòng ngừa phục kích. Khoảng 15h ngày 31/1/1974, có một đoàn xe GMC phủ bạt, mở đèn chạy từ TP. Mỹ Tho, tỉnh Định Tường (Tiền Giang ngày nay) theo đường 4 về Sài Gòn. Dẫn đầu là chiếc Jeep của Quân cảnh thuộc Biệt khu Thủ đô có treo cờ 3 que. Khi đoàn quân xa do đại úy Nhiều, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Quân cảnh thuộc Biệt khu Thủ đô dẫn đầu tới trạm kiểm soát hỗn hợp gồm quân cảnh và cảnh sát ở Long An thì có chuyện xảy ra.
Mặt trời cũng đã xế bóng, tuy nhiên nhìn vẫn còn tỏ mặt người, lúc này, trong trạm kiểm soát của Quân cảnh Long An chỉ có 2 viên hạ sỹ. Ông Hoàng cho biết thêm, hai tên này không lạ gì đại úy Nhiều và thấy rõ mặt đại úy Nhiều ngồi trên xe. Theo lời 2 tên này, có vẻ như đại úy Nhiều đã xỉn. Về sau, khi đứng trước Ủy ban điều tra, hai viên sỹ quan này khai rằng, ngay lúc đó họ đã thi hành phận sự, thổi còi chặn đoàn xe lại nhưng đoàn xe không dừng. Chính vì đoàn quân xa cứ lao như điên cho nên họ không khỏi lo lắng cho phận sự và trách nhiệm của mình. Dù biết rằng, đoàn quân xa có quân cảnh mở đường hợp lệ, kể cả việc đại úy Nhiều chễm chệ trên xe nhưng đoàn tùy tùng lại hết sức nhốn nháo, có cả quân nhân và dân sự. Nhiều người ăn mặc lôi thôi, nhếch nhác, trong khi đó, tốc độ của các quân xa là quá nhanh khi qua trạm gác. Lúc này, họ cũng nhớ tới nghiêm lệnh của Phủ Tổng thống là phải kiểm soát chặt chẽ kể cả những đoàn quân xa khả nghi tiến vào đô thành. Đây là biện pháp nhằm phòng ngừa âm mưu đảo chính của Phủ đầu rồng.
Trong khi hai viên sỹ quan đang phân vân, thì đoàn quân xa đã đi mất hút tầm nhìn của họ. Lập tức, họ gọi cho chỉ huy trưởng trực tiếp là trung úy Thọ. Nghe tin giật mình, Thọ cũng tá hỏa, chưa biết đối phó thế nào cho ổn. Không có cách nào khác, Thọ gọi báo khẩn lên thượng cấp là đại tá Lê Văn Năm, tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Long An để xin chỉ thị. Không khỏi lo ngại, đặc biệt là chiếc ghế mình đang ngồi, nếu có chuyện gì xảy ra, thế nên, đại tá Năm cũng cấp tốc điện cho thuộc cấp là quận trưởng Bến Lức để chặn đoàn quân xa. Tuy nhiên, ông này cho biết, đoàn quân xa đã vượt qua trạm, lúc này mối lo sợ càng lớn hơn làm cho đại tá Năm bàng hoàng lo lắng. Đại tá Năm lập tức gọi chọ quận trưởng Gò Đen, chốt chặn cuối cùng vào Sài Gòn, bằng mọi giá phải chặn cho được đoàn quân xa này.
Lúc này, được biết, đoàn quân xa đang di chuyển đến đoạn giữa Bến Lức và Gò Đen, được lệnh khẩn của cấp trên, quận trưởng Gò Đen ngay lập tức chỉ thị cho các binh sỹ và các lực lượng nhân dân tự vệ trong vùng đem các chướng ngại vật ra đặt chặn ngang đường. Đồng thời, còn cho lính tráng đem dây thép, kẽm gai giăng kín cả lối đi. Dân chúng trong khu gia binh gần đó, biết tin cũng hùa vào đem bàn ghế ra chặn đường. Cảnh tượng diễn ra như phim hành động.
Vén màn bí mật
Ông Nguyễn Khánh Linh, một nhà nghiên cứu về Sài Gòn xưa cho biết, sau khi dựng, giăng chướng ngại vật, đoàn xe do đại úy Nhiều trờ tới và bắt buộc phải dừng lại. Tuy nhiên, tên quận trưởng Gò Đen cũng không dám xét hỏi, chỉ biết gọi cho đại tá Lê Văn Năm, tỉnh trưởng tỉnh Long An xin chỉ thị. Thế là, mặc dù trời đang phủ bóng đêm nhưng đại tá Năm cùng đoàn xe hộ tống cũng phải cấp tốc lên đường đến Gò Đen để làm rõ vụ việc. Có lẽ vụ việc sẽ êm xuôi, nếu không có sự cố bất ngờ diễn ra trước khi đại tá Năm đến.
Theo đó, trong thời gian chờ đại tá Năm đến để giải quyết thì đoàn quân xa vẫn nằm bất động và được bịt bạt kín mít. Nhưng đám binh lính gác trạm tò mò đã gỡ bạt ra xem. Khi thấy đoàn xe chở toàn rượu, thuốc lá, đồng hồ… hàng hiệu, đám binh lính này hoa cả mắt. Nổi lòng tham, toán lính mở bạt, nhảy lên hôi của lậu. Lúc đầu, chỉ một số tên lính thực hiện trót lọt việc ăn cắp hàng, sau đó tin“ngon ăn” này lọt đến tai đám gia binh, cả đám nháo nhào nhảy vào hôi đồ lậu. Cảnh tượng tranh giành nhau hôi của diễn ra như vụ cướp thực thụ.
Ông Trần Nguyễn Hoa, nay đã ngoài 70 tuổi, ngụ tại Chợ Lớn, TP.HCM cho biết thêm, sau khi kiểm đếm lại, người ta ước tính số hàng này đã mất đi khoảng một nửa. Trong tình huống hoảng loạn và màn đêm buông xuống, đám mặc thường phục cũng nhảy khỏi xe quân xa và mất dạng trong bóng đêm. Cảnh hỗn loạn chỉ chấm dứt khi đại tá Năm cùng đoàn tùy tùng đến nơi.
Lúc đó, vào khoảng 21h. Dù vậy, sau khi hỏi chuyện, đại tá Năm cũng không biết xử trí như thế nào cho phù hợp. Buộc lòng, đại tá Năm phải gọi khẩn báo cho trung tướng Phạm Quốc Thuần, Tư lệnh Quân đoàn 3. Trong lúc nói chuyện qua điện thoại, tướng Thuần cũng không dám ban hành một chỉ thị nào cho đại tá Năm để giải quyết vụ việc. Thay vào đó, tướng Thuần cho biết sẽ báo cáo vụ việc lên Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Tổng thống để xin ý kiến. Ngay sau đó, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và vợ chồng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã biết chuyện làm ăn đổ bể, dù đã tính đến cả phương án tối ưu.
Theo ông Trần Hoàng một chủ bút thời đó thì mỗi dịp lễ tết, Phủ đầu rồng lại đồng thời ban hành những chỉ thị đặc biệt và lưu ý những đơn vị chỉ huy quân sự địa phương từ trên xuống dưới phải canh chừng cẩn mật, nếu có gì khả nghi ở địa phương nào thì phải cấp tốc báo cáo lên cấp trên để kịp thời xử lý. Ai lơ là nhiệm vụ thì sẽ xử lý nghiêm theo quân lệnh. Vì thế để cho chắc ăn, đường dây buôn lậu này đã sử dụng thêm xe quân cảnh, có còi hụ dẫn đường. Điều đó đảm bảo chắc chắn rằng, đây là đoàn xe công vụ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc không có trạm nào được xét hỏi, dừng xe. Với đường dây của Nguyễn Thị Mai Anh thì đặc biệt có đoàn xe quân cảnh trực thuộc Tiểu đoàn 6 Quân cảnh, Biệt khu Thủ Đô, dưới quyền chỉ huy của trung tá Nguyễn Văn Phần (còn gọi là Văn Phan).
Nguồn gốc hàng lậu?
Ông Trần Hoàng cho biết, vụ việc buôn lậu đổ bể giữa đường, báo chí Sài Gòn thời bấy giờ một phen được hả hê. Bởi từ trước cho tới khi vụ việc bị phát giác, cánh báo chí luôn bị bưng bít thông tin, đặc biệt những chuyện làm ăn của các phu nhân của tổng thống, thủ tướng… Ông Trần Hoàng cho biết thêm, vụ buôn lậu được phát hiện tại Long An mà thời đó, cánh báo chí chúng tôi đặt tên là “vụ còi hụ Long An” có quy mô rất lớn, có sự tham gia của nhiều đơn vị, thuộc nhiều binh chủng khác nhau.
Đầu tiên, báo chí quan tâm nhiều nhất là xem ai đứng đằng sau vụ việc, rồi đến nguồn hàng này từ đâu chuyển về Việt Nam với lượng lớn như trên. Báo chí cũng điều tra ra được, hàng vào Việt Nam bằng đường thủy và thường vào một khung giờ quy định. Theo đó, con tàu Panama vào biển Việt Nam lúc trời tối, đồng thời, ở đây đã có sẵn một số lực lượng Giang Đoàn (lính thủy) của TP. Mỹ Tho chờ sẵn và chịu trách nhiệm chuyển vào đất liền. Những kiện hàng này được vận chuyển về một kho chứa tại Chợ Gạo, tỉnh Định Tường (Tiền Giang ngày nay). Công tác bốc dỡ hàng hóa phải kết thúc vào khoảng trưa hôm sau. Còn trong quá trình vận chuyển về Chợ Lớn phải “me” lúc trời tối đến Phú Lâm (cửa ngõ vào trung tâm Sài Gòn) là vừa. Như vậy sẽ tránh được sự dòm ngó, đặc biệt là cánh báo chí.
Tại khu vực kho hàng ở Chợ Gạo, người ta thường thấy nhiều chiếc GMC thuộc Quân vận vùng 3 “cắm”. Số quân xa này được đặt dưới quyền chỉ huy của đại tá Trần Quốc Khang. Điều đáng nói ở đây là địa điểm chứa hàng lậu là Chợ Gạo, TP.Mỹ Tho của tỉnh Định Tường (Tiền Giang ngày nay) thuộc vùng 4 chiến thuật nhưng đoàn quân xa chuyên chở hàng từ Chợ Gạo về Chợ Lớn lại là những chiếc quân xa thuộc Quân vận khu 3. Ngay cả quân cảnh mở đường cho đoàn quân xa chở hàng lậu cũng thuộc quân khu 3. Rồi đến địa điểm xuống hàng lậu và đem phân phối tại thị trường cũng thuộc lãnh thổ quân khu 3, do Biệt khu Thủ Đô đảm trách. Nhiều người cho rằng, đã có sự thỏa hiệp của những ông bà trùm để không xảy ra những tranh chấp.
Cũng theo ông Linh, lúc đó, dư luận cũng quan tâm đến chuyện những “trùm” ở Phủ đầu rồng buôn bán những mặt hàng gì? Khi được công bố, nhiều người mới té ngửa vì có quá nhiều mặt hàng xa xỉ phẩm, đắt tiền, đặc biệt là để bán dịp Giáng sinh và Tết: Các loại rượu quý: Cognac, Martel, Whisky, Champagne… Các loại thuốc lá thơm: Caraven “A”, 555, Marlboro… Các loại quần áo, hàng vải, tơ lụa; giày vớ của Pháp, Ý… Các loại đồ chơi điện tử của Nhật; Đồng hồ hiệu: Omega, Longine, Rolex, Senko, Certina… Các loại bánh kẹo nổi tiếng của Anh, Hà Lan, Đan Mạch… Tổng số hàng này trị giá khoảng hơn nửa tỷ đồng tiền Việt Nam lúc bấy giờ.
Xử cả kẻ buôn lậu, lẫn người bắt buôn lậu
Chiếu theo những quy định, luật lệ khi đó thì sẽ có một phiên tòa để làm rõ công – tội rành mạch. Tuy nhiên, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lại được tham mưu và “ấn” cho mỗi người một bản án cụ thể, tùy theo mức độ tham gia vụ việc. Thậm chí những người có công ngăn chặn vụ buôn lậu cũng không hề được thưởng hay nêu công trạng, trái lại còn bị lãnh những bản án nặng. Giới báochí thời ấy gọi đó là một phiên tòa đặc biệt.
Tổng thống Thiệu không có cách nào để giấu mặt, đành phải xuất đầu lộ diện và trực tiếp giải quyết vấn đề. Theo lẽ thường, vào thời điểm ấy, nếu những sự vụ tương tự như thế diễn ra thì nó sẽ thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của viên Tổng Giám đốc Quan thuế hoặc cao lắm là tới Tổng trưởng Tài chính hay Kinh tế, chứ chưa đến mức phải tới tay Phủ Tổng thống. Bên cạnh đó, một chi tiết cũng đáng chú ý là khi vụ án xảy ra, nhiều tờ báo hả hê và nhảy vào loannhưng đã bị… tuýt còi ngay lập tức.
Ông Nguyễn Khánh Linh, một người nghiên cứu về Sài Gòn xưa cũng được nghe một số nhân chứng trong vụ việc sau này kể lại, để giải quyết vụ việc, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã cho thành lập một Ủy ban điều tra và thanh mãi (giải quyết số hàng còn lại sau khi bị cướp) gồm: Tổng Giám đốc Quan thuế, Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia cùng một vài tay chân thân tín khác. Số hàng còn lại được đem ra đấu giá, số tiền thu được đem vào cứu trợ cho các gia đình cô nhi quả phụ tử sỹ.
Cũng có thông tin cho rằng, sau khi vụ việc đổ bể, do đám con trẻ làm hư chuyện, báo chí lên tiếng và dư luận trong Bộ Tổng tham mưu ồn ào về vụ buôn lậu có còi hụ dẫn đường, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đành phải đích thân ra lệnh cho thành lập một Ủy ban điều tra cấp Trung ương, gồm Bộ Quốc phòng, Tổng Thanh tra, Quân cảnh và An ninh Quân đội do Đổng lý Bộ Quốc phòng Tôn Thất Chước làm Chủ tịch Ủy ban.
Thế là hàng loạt người dính líu vào vụ án vô tiền khoáng hậu này đều bị triệu tập điều tra. Đó là đại úy Nhiều, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 6 Quân cảnh của Biệt Khu Thủ Đô; đại úy Thế, Tiểu đoàn 4 Quân cảnh, Trưởng đồn Quân cảnh Mỹ Tho (đại úy Thế là con rể đại tá Luông, Giám đốc Cảnh sát Quân khu 3); đại úy Quới, trưởng đoàn quân xa thuộc Quân vận vùng 3… Rồi trưởng ty cảnh sát Chợ Gạo; thiếu tá chỉ huy trưởng Giang Đoàn ở Mỹ Tho… Đặc biệt, đáng chú ý nhất là những người có công ngăn chặn và bắt chuyến hàng lậu được dẫn bằng xe quân cảnh có còi hụ như trung úy Thọ, trưởng đồn quân cảnh Long An rồi hai viên sỹ quan quân cảnh gác trạm kiểm soát Long An cũng bị bắt. Đây là những người có công trong việc báo cáo vụ việc lên thượng cấp để tỉnh trưởng Lê Văn Năm cho chặn đoàn xe bằng bất cứ giá nào.
Theo ông Linh, nếu chiếu theo Luật Thuế quan thời đó thì hai viên sỹ quan quân cảnh gác trạm kiểm soát Long An, trung úy Thọ, thiếu tá quận trưởng Gò Đen và đại tá Lê Văn Năm xứng đáng được thưởng vì là những người có công khám phá và chặn được đoàn quân xa chở hàng lậu. Nhưng ngược lại, tất cả đều bị bắt nhốt và chờ hình phạt vì đã vô tình để thất thoát một số lượng lớn tài sản quốc gia. Theo đó, một mặt Tổng thống Thiệu sai thuộc cấp hứa ngầm sẽ giảm án cho những người bị tống giam sau một thời gian ngồi bóc lịch tượng trưng. Đồng thời, Tổng thống Thiệu cũng ban hành một sắc lệnh quy định trách nhiệm trực tiếp cho các tướng lãnh chỉ huy cao cấp. Giới phân tích chính trị lúc ấy cho rằng, cũng từ đây, cơn ác mộng bị đảo chính cứ lởn vởn trong đầu của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho tới ngày ông qua đời.
Vụ mất tích và cái chết bí hiểm
Và kết quả của vụ xét xử này cũng làm nhiều người bất ngờ. Điển hình đại uý Nhiều, Tiểu đoàn phó Tiểu Đoàn 6 Quân cảnh thuộc Biệt Khu Thủ Đô; đại uý Thế, trưởng đồn Quân Cảnh Mỹ Tho; đại uý Quới, chỉ huy đoàn quân xa; thiếu tá chỉ huy Giang Đoàn Mỹ Tho… mỗi người lãnh 6 năm cấm cố, bị tước đoạt binh quyền và lưu đày ra ngoài Côn Đảo. Có tin cho rằng, đại úy Nhiều bị án khủng 20 năm tù và đày ra khổ sai ở Côn Đảo.
Còn đại tá Lê Văn Năm, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Long An bị giáng cấp xuống đại uý và bị thuyên chuyển ra Sư Đoàn 21, đóng ở Chương Thiện, Gia Rai và phải đi hành quân như một lao công chiến trường. trung uý Thọ, Trưởng đồn Quân cảnh Long An, mặc dù đã có công và rõ ràng không dính líu gì vào vụ buôn lậu, đã bị phạt mấy chục ngày trọng cấm, có ghi vào quân bạ và bị thuyên chuyển đi làm Trưởng đồn Quân cảnh Phước Long. Tương tự, hai viên hạ sĩ quan Quân cảnh, thuộc trạm kiểm soát Long An, đã có công đầu tiên báo cáo về hành tung của đoàn quân xa, đều bị phạt mỗi người mấy chục ngày trọng cấm, có ghi vào hồ sơ và thuyên chuyển lên Pleiku, thuộc Tiểu Đoàn 2 Quân cảnh.
Điều đáng nói là nhiều người sau khi đi thi hành án được một thời gian ngắn thì mất tích hoặc chết không rõ nguyên nhân. Trường hợp được ghi nhận là trong một thời gian, sau khi đi làm Trưởng đồn Quân cảnh Phước Long, trung úy Thọ đã được báo là mất tích không rõ lý do gì. Tương tự như trung úy Thọ, hai viên sỹ quan một thời gian sau khi đi thực hiện nhiệm vụ mới ở Pleiku cũng bị bắn chết không rõ nguyên nhân.
Dư luận cũng lên tiếng về việc không thấy ai đứng đầu tổ chức buôn lậu này đứng ra chịu trách nhiệm. Có điều các mũi búa rìu dư luận đều chĩa vào Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và đệ nhất phu nhân Nguyễn Thị Mai Anh với sự cộng tác mật thiết của vợ chồng tẩu tướng Trần Thiện Khiêm cũng như vợ chồng người chị gái của đệ nhất phu nhân cư ngụ tại Mỹ Tho. Gia đình bên vợ Tổng thống Thiệu đã lấy danh nghĩa Phủ đầu rồng (Phủ Tổng thống) để tổ chức buôn bán. Họ mượn cớ ngày tết sắp đến, ngân sách Quốc gia không đủ để đài thọ quà cáp cho gia đình cô nhi quả phụ tử sỹ trên toàn quốc, nên phải tổ chức kinh tế mạo hiểm với nhóm thương gia người Tàu trong Chợ Lớn và ăn chia theo tỷ lệ 50 – 50. Số tiến ăn chia này sẽ được bổ sung vào quỹ cứu trợ “Cây Mùa Xuân” cho cô nhi quả phụ tử sỹ trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa do các đấng mệnh phụ phu nhân lãnh đạo.
Lưới trời lồng lộng
Ông Trần Hoàng, Chủ bút một tờ báo trước giải phóng nói thêm, dù đã được ngụy trang hết sức cẩn thận nhưng vụ việc cũng chỉ bị phát hiện một cách hết sức bất ngờ, ngoài ý muốn của Phủ đầu rồng. Bởi, kể từ sau khi chính quyền cách mạng Việt Nam thực hiện Chiến dịch Tổng tiến công Mậu Thân (1968) thì hàng năm, cứ tới dịp lễ tết là chính quyền Thiệu lại nơm nớp lo sợ. Chính vì vậy, Thiệu luôn phải nhắc nhở quân đội chính quy, kể cả địa phương và các đơn vị nhân dân tự vệ… phải đề cao cảnh giác. Đến năm 1972, sau khi chúng ta ký Hiệp định Paris, Mỹ rút quân về nước thì ghế ngồi của Thiệu tại Phủ đầu rồng đã không yên ổn. Lúc đó, theo lời các thầy bói (Thiệu rất tin vào bói toán) thì Thiệu lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị đảo chính. Và Thiệu thừa biết chắc rằng, nếu có biến cố xảy ra thì hắn cũng phải đi chầu Diệm – Nhu sớm. Do vậy, chính quyền của Thiệu cùng với Thủ tướng Khiêm đã thủ thế rất kỹ. Thế nên việc buôn lậu cũng phải có tay chân tín cẩn thực hiện, đặc biệt là các vị trí then chốt trong quân đội. Song chẳng ai học hết chữ ngờ.
Phân chia nhiều lĩnh vực buôn lậu
Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu lịch sử, sau khi vụ “Còi hụ Long An” bị phát hiện, dưới thời trị vì của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên và các tay chân thân tín đã xuất hiện nhiều đường dây buôn lậu độc quyền. Ngoài đường dây của đệ nhất phu nhân Nguyễn Thị Mai Anh còn có đường dây buôn lậu Sài Gòn – Vũng Tàu thuộc thẩm quyền của vợ nhỏ Thiệu là bà Cryrnos, làm chủ khách sạn ở Vũng Tàu và vợ chồng Đặng Văn Quang. Còn việc buôn bán các loại giấy phép xuất nhập cảng và hối đoái, chuyển ngân là của vợ chồng Trần Thiện Khiêm với người anh trai của bà Khiêm là Hai RI. Đây cũng là tập đoàn chuyên khai thác lâm sản, đặc biệt là các loại gỗ quý trái phép.
.
Theo NGƯỜI ĐƯA TIN
0
Điều đáng nói là vụ buôn lậu này do một nhân vật có quyền lực tối cao trong chế độ Sài Gòn cũ, chính vì thế, hoạt động buôn lậu cũng có xe còi hụ dẫn đường và chuyên chở trên những chiếc xe quân vụ. Nếu không bị phát hiện thì đường dây này sẽ mãi chìm váo bóng tối. Vụ việc gây chấn động Sài Gòn và cả thế giới quan tâm tới chính trường Sài Gòn lúc đó, khi Mỹ đứng sau giật dây chính quyền Sài Gòn. Sau khi vụ việc bị phát hiện, cách hành xử của Sài Gòn cũng hết sức “đặc biệt” để bưng bít vụ buôn lậu vô tiền khoáng hậu này.
Một con đường buôn lậu trên biển, sau đó chuyển về Sài Gòn bằng đường bộ và để qua mắt cú vọ là báo chí và dân đen thời bấy giờ, bọn buôn lậu đã sử dụng luôn những chiếc quân xa, có còi hụ dẫn đường. Vụ việc bất ngờ bị phát giác khi hai viên sỹ quan lo ngại về đoàn quân xa “phóng nhanh vượt ẩu”, trong khi Phủ đầu rồng lại có lệnh kiểm soát nghiêm ngặt vì nghi ngại đảo chính.
Sự thật phía sau những đoàn xe quân sự
Trước khi đi vào chi tiết vụ buôn lậu từng chấn động Sài Gòn này, chúng tôi muốn nói một chút về Nguyễn Văn Thiệu và đệ nhất phu nhân Nguyễn Thị Mai Anh. Bởi chính sự hậu thuẫn và quyền lực của chính quyền Thiệu mà bà Mai Anh có đủ quyền để thực hiện những phi vụ này trót lọt.
Ngay từ giữa những năm 60 thế kỷ trước, Mỹ đã nhận thấy Nguyễn Văn Thiệu là một trong những quân bài mới trong ván bài đang dang dở ở miền Nam Việt Nam. Chính vì thế, Mỹ đã hỗ trợ rất nhiều để Thiệu và đảng Dân chủ do ông ta lập ra chiếm được thế thượng phong trên chính trường Sài Gòn.
Và sự thực đến ngày 4/9/1967, trong cuộc bầu cử giả hiệu, Thiệu đã liên danh với Nguyễn Cao Kỳ dù chỉ giành được 34,8% số phiếu bầu của các cử tri, nhưng vẫn trở thành tổng thống của cái gọi là nền đệ nhị cộng hòa.
Thiệu đã hậu thuẫn rất mạnh mẽ cho vợ mình cùng các đàn em mua bán hàng lậu, thu về những khoản lợi nhuận kếch xù. Sau này, khi vụ việc tại Long An được phát giác và cách hành xử của Thiệu sau đó, người ta mới té ngửa về sự hậu thuẫn đó như thế nào.
Đệ nhất phu nhân có tên thật là Nguyễn Thị Mai Anh – con gái thứ bảy trong một gia đình có tới 12 anh em. Gia đình bà có nghề y truyền thống nổi tiếng ở TP. Mỹ Tho, tỉnh Định Tường (Tiền Giang ngày nay). Đây cũng là cơ sở cho bà Mai Anh thực hiện việc buôn bán của mình được thuận lợi. Là người theo đạo công giáo toàn tòng, nhưng bà Mai Anh ảnh hưởng khá lớn từ nếp gia phong của một gia đình phong kiến. Mỹ Tho thời ấy cũng không xa Sài Gòn, đặc biệt có tuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho và ngược lại hết sức thuận lợi.
Ông Nguyễn Khánh Linh, một người nghiên cứu về Sài Gòn xưa cho biết, khi đương là đệ nhất phu nhân, bà Mai Anh được nhiều người nhận xét là có khuôn mặt phúc hậu, thường quan tâm đến người khác. Đồng thời, bà cũng lập ra nhiều quỹ, trung tâm bảo trợ xã hội… Sau này, người ta mới biết được rằng, những quỹ, trung tâm đó là một trong những tấm bình phong cho các hoạt động buôn lậu của bà và đàn em.
Đặc biệt, sau khi vụ Long An bị phát giác vào năm 1974, trước khi miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước 1 năm. Vào những năm trước giải phóng, tình hình miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn hết sức ngổn ngang. Chính vì vậy, nạn buôn lậu, đặc biệt là bạch phiến, cướp giật… diễn ra như cơm bữa. Thi thoảng nhà chức trách lại phát hiện hay tóm cổ vài ba tên đầu sỏ cho vào nhà đá. Tuy nhiên, đó là những tên tác chiến độc lập, không có ô dù che đỡ, còn khó khăn chính là nạn buôn lậu do những người cầm quyền thực hiện. Đến nay, những nghi án về đường dây buôn lậu “an toàn nhất thế giới” do Ngô Đình Nhu cầm đầu vẫn còn được bàn tán nhiều. Bên cạnh đó, vụ của bà Mai Anh là rõ ràng hơn cả.
Ông Trần Nguyễn Hoa, năm nay đã ngoài 70 tuổi, ngụ tại Chợ Lớn, TP.HCM cho biết, thời ấy, ở miền Nam không có tình trạng buôn lậu qua biên giới Tây Nam. Con đường nhập hàng lậu chủ yếu từ tàu biển đậu ở ngoài khơi dùng các thuyền đưa vào đất liền. Bà Mai Anh cũng đã biến cung đường này thành một con đường “tơ lụa” hết sức chặt chẽ. Theo đó, từ biển Gò Công, tỉnh Định Tường (Tiền Giang ngày nay) khi các tàu lớn neo đậu tại đây, sẽ có những chiếc thuyền nhỏ của Định Tường nối đuôi nhau ra nhận hàng chở vào Mỹ Tho. Từ Mỹ Tho, theo đường 4 (QL1A ngày nay) hàng được đưa về Chợ Lớn trên những chiếc GMC (xe nhà binh) có còi hụ và quân cảnh dẫn đường. Chính vì thế, những chiếc chiến xa này cứ ào ào chạy bạt mạng, dân thường không dám đụng tới. Cảnh này cũng thường thấy trên đường, dân thường chỉ biết nhường đường. Với cách làm này, việc buôn lậu an toàn đến mức tuyệt đối, không ai nghĩ rằng, đoàn xe quân sự lại đi buôn hàng lậu.
Cuộc truy đuổi chặn bắt như trong phim
Theo ông Trần Hoàng, chủ bút một tờ báo trước giải phóng, đoàn xe gồm hàng chục chiếc quân xa thuộc Quân vận vùng 3, xe tới đâu là còi inh ỏi để báo cho các trạm biết rằng, đây là đoàn xe ưu tiên, không được chặn, xét. Nếu trường hợp là xe chở vũ khí, đạn dược, nhiên liệu quan trọng thì còn có cả phi cơ L19 (thời ấy hay gọi là máy bay bà già) bay rề rề trên không để thám thính và phòng ngừa phục kích. Khoảng 15h ngày 31/1/1974, có một đoàn xe GMC phủ bạt, mở đèn chạy từ TP. Mỹ Tho, tỉnh Định Tường (Tiền Giang ngày nay) theo đường 4 về Sài Gòn. Dẫn đầu là chiếc Jeep của Quân cảnh thuộc Biệt khu Thủ đô có treo cờ 3 que. Khi đoàn quân xa do đại úy Nhiều, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Quân cảnh thuộc Biệt khu Thủ đô dẫn đầu tới trạm kiểm soát hỗn hợp gồm quân cảnh và cảnh sát ở Long An thì có chuyện xảy ra.
Mặt trời cũng đã xế bóng, tuy nhiên nhìn vẫn còn tỏ mặt người, lúc này, trong trạm kiểm soát của Quân cảnh Long An chỉ có 2 viên hạ sỹ. Ông Hoàng cho biết thêm, hai tên này không lạ gì đại úy Nhiều và thấy rõ mặt đại úy Nhiều ngồi trên xe. Theo lời 2 tên này, có vẻ như đại úy Nhiều đã xỉn. Về sau, khi đứng trước Ủy ban điều tra, hai viên sỹ quan này khai rằng, ngay lúc đó họ đã thi hành phận sự, thổi còi chặn đoàn xe lại nhưng đoàn xe không dừng. Chính vì đoàn quân xa cứ lao như điên cho nên họ không khỏi lo lắng cho phận sự và trách nhiệm của mình. Dù biết rằng, đoàn quân xa có quân cảnh mở đường hợp lệ, kể cả việc đại úy Nhiều chễm chệ trên xe nhưng đoàn tùy tùng lại hết sức nhốn nháo, có cả quân nhân và dân sự. Nhiều người ăn mặc lôi thôi, nhếch nhác, trong khi đó, tốc độ của các quân xa là quá nhanh khi qua trạm gác. Lúc này, họ cũng nhớ tới nghiêm lệnh của Phủ Tổng thống là phải kiểm soát chặt chẽ kể cả những đoàn quân xa khả nghi tiến vào đô thành. Đây là biện pháp nhằm phòng ngừa âm mưu đảo chính của Phủ đầu rồng.
Trong khi hai viên sỹ quan đang phân vân, thì đoàn quân xa đã đi mất hút tầm nhìn của họ. Lập tức, họ gọi cho chỉ huy trưởng trực tiếp là trung úy Thọ. Nghe tin giật mình, Thọ cũng tá hỏa, chưa biết đối phó thế nào cho ổn. Không có cách nào khác, Thọ gọi báo khẩn lên thượng cấp là đại tá Lê Văn Năm, tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Long An để xin chỉ thị. Không khỏi lo ngại, đặc biệt là chiếc ghế mình đang ngồi, nếu có chuyện gì xảy ra, thế nên, đại tá Năm cũng cấp tốc điện cho thuộc cấp là quận trưởng Bến Lức để chặn đoàn quân xa. Tuy nhiên, ông này cho biết, đoàn quân xa đã vượt qua trạm, lúc này mối lo sợ càng lớn hơn làm cho đại tá Năm bàng hoàng lo lắng. Đại tá Năm lập tức gọi chọ quận trưởng Gò Đen, chốt chặn cuối cùng vào Sài Gòn, bằng mọi giá phải chặn cho được đoàn quân xa này.
Lúc này, được biết, đoàn quân xa đang di chuyển đến đoạn giữa Bến Lức và Gò Đen, được lệnh khẩn của cấp trên, quận trưởng Gò Đen ngay lập tức chỉ thị cho các binh sỹ và các lực lượng nhân dân tự vệ trong vùng đem các chướng ngại vật ra đặt chặn ngang đường. Đồng thời, còn cho lính tráng đem dây thép, kẽm gai giăng kín cả lối đi. Dân chúng trong khu gia binh gần đó, biết tin cũng hùa vào đem bàn ghế ra chặn đường. Cảnh tượng diễn ra như phim hành động.
Vén màn bí mật
Ông Nguyễn Khánh Linh, một nhà nghiên cứu về Sài Gòn xưa cho biết, sau khi dựng, giăng chướng ngại vật, đoàn xe do đại úy Nhiều trờ tới và bắt buộc phải dừng lại. Tuy nhiên, tên quận trưởng Gò Đen cũng không dám xét hỏi, chỉ biết gọi cho đại tá Lê Văn Năm, tỉnh trưởng tỉnh Long An xin chỉ thị. Thế là, mặc dù trời đang phủ bóng đêm nhưng đại tá Năm cùng đoàn xe hộ tống cũng phải cấp tốc lên đường đến Gò Đen để làm rõ vụ việc. Có lẽ vụ việc sẽ êm xuôi, nếu không có sự cố bất ngờ diễn ra trước khi đại tá Năm đến.
Theo đó, trong thời gian chờ đại tá Năm đến để giải quyết thì đoàn quân xa vẫn nằm bất động và được bịt bạt kín mít. Nhưng đám binh lính gác trạm tò mò đã gỡ bạt ra xem. Khi thấy đoàn xe chở toàn rượu, thuốc lá, đồng hồ… hàng hiệu, đám binh lính này hoa cả mắt. Nổi lòng tham, toán lính mở bạt, nhảy lên hôi của lậu. Lúc đầu, chỉ một số tên lính thực hiện trót lọt việc ăn cắp hàng, sau đó tin“ngon ăn” này lọt đến tai đám gia binh, cả đám nháo nhào nhảy vào hôi đồ lậu. Cảnh tượng tranh giành nhau hôi của diễn ra như vụ cướp thực thụ.
Ông Trần Nguyễn Hoa, nay đã ngoài 70 tuổi, ngụ tại Chợ Lớn, TP.HCM cho biết thêm, sau khi kiểm đếm lại, người ta ước tính số hàng này đã mất đi khoảng một nửa. Trong tình huống hoảng loạn và màn đêm buông xuống, đám mặc thường phục cũng nhảy khỏi xe quân xa và mất dạng trong bóng đêm. Cảnh hỗn loạn chỉ chấm dứt khi đại tá Năm cùng đoàn tùy tùng đến nơi.
Lúc đó, vào khoảng 21h. Dù vậy, sau khi hỏi chuyện, đại tá Năm cũng không biết xử trí như thế nào cho phù hợp. Buộc lòng, đại tá Năm phải gọi khẩn báo cho trung tướng Phạm Quốc Thuần, Tư lệnh Quân đoàn 3. Trong lúc nói chuyện qua điện thoại, tướng Thuần cũng không dám ban hành một chỉ thị nào cho đại tá Năm để giải quyết vụ việc. Thay vào đó, tướng Thuần cho biết sẽ báo cáo vụ việc lên Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Tổng thống để xin ý kiến. Ngay sau đó, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và vợ chồng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã biết chuyện làm ăn đổ bể, dù đã tính đến cả phương án tối ưu.
Theo ông Trần Hoàng một chủ bút thời đó thì mỗi dịp lễ tết, Phủ đầu rồng lại đồng thời ban hành những chỉ thị đặc biệt và lưu ý những đơn vị chỉ huy quân sự địa phương từ trên xuống dưới phải canh chừng cẩn mật, nếu có gì khả nghi ở địa phương nào thì phải cấp tốc báo cáo lên cấp trên để kịp thời xử lý. Ai lơ là nhiệm vụ thì sẽ xử lý nghiêm theo quân lệnh. Vì thế để cho chắc ăn, đường dây buôn lậu này đã sử dụng thêm xe quân cảnh, có còi hụ dẫn đường. Điều đó đảm bảo chắc chắn rằng, đây là đoàn xe công vụ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc không có trạm nào được xét hỏi, dừng xe. Với đường dây của Nguyễn Thị Mai Anh thì đặc biệt có đoàn xe quân cảnh trực thuộc Tiểu đoàn 6 Quân cảnh, Biệt khu Thủ Đô, dưới quyền chỉ huy của trung tá Nguyễn Văn Phần (còn gọi là Văn Phan).
Nguồn gốc hàng lậu?
Ông Trần Hoàng cho biết, vụ việc buôn lậu đổ bể giữa đường, báo chí Sài Gòn thời bấy giờ một phen được hả hê. Bởi từ trước cho tới khi vụ việc bị phát giác, cánh báo chí luôn bị bưng bít thông tin, đặc biệt những chuyện làm ăn của các phu nhân của tổng thống, thủ tướng… Ông Trần Hoàng cho biết thêm, vụ buôn lậu được phát hiện tại Long An mà thời đó, cánh báo chí chúng tôi đặt tên là “vụ còi hụ Long An” có quy mô rất lớn, có sự tham gia của nhiều đơn vị, thuộc nhiều binh chủng khác nhau.
Đầu tiên, báo chí quan tâm nhiều nhất là xem ai đứng đằng sau vụ việc, rồi đến nguồn hàng này từ đâu chuyển về Việt Nam với lượng lớn như trên. Báo chí cũng điều tra ra được, hàng vào Việt Nam bằng đường thủy và thường vào một khung giờ quy định. Theo đó, con tàu Panama vào biển Việt Nam lúc trời tối, đồng thời, ở đây đã có sẵn một số lực lượng Giang Đoàn (lính thủy) của TP. Mỹ Tho chờ sẵn và chịu trách nhiệm chuyển vào đất liền. Những kiện hàng này được vận chuyển về một kho chứa tại Chợ Gạo, tỉnh Định Tường (Tiền Giang ngày nay). Công tác bốc dỡ hàng hóa phải kết thúc vào khoảng trưa hôm sau. Còn trong quá trình vận chuyển về Chợ Lớn phải “me” lúc trời tối đến Phú Lâm (cửa ngõ vào trung tâm Sài Gòn) là vừa. Như vậy sẽ tránh được sự dòm ngó, đặc biệt là cánh báo chí.
Tại khu vực kho hàng ở Chợ Gạo, người ta thường thấy nhiều chiếc GMC thuộc Quân vận vùng 3 “cắm”. Số quân xa này được đặt dưới quyền chỉ huy của đại tá Trần Quốc Khang. Điều đáng nói ở đây là địa điểm chứa hàng lậu là Chợ Gạo, TP.Mỹ Tho của tỉnh Định Tường (Tiền Giang ngày nay) thuộc vùng 4 chiến thuật nhưng đoàn quân xa chuyên chở hàng từ Chợ Gạo về Chợ Lớn lại là những chiếc quân xa thuộc Quân vận khu 3. Ngay cả quân cảnh mở đường cho đoàn quân xa chở hàng lậu cũng thuộc quân khu 3. Rồi đến địa điểm xuống hàng lậu và đem phân phối tại thị trường cũng thuộc lãnh thổ quân khu 3, do Biệt khu Thủ Đô đảm trách. Nhiều người cho rằng, đã có sự thỏa hiệp của những ông bà trùm để không xảy ra những tranh chấp.
Cũng theo ông Linh, lúc đó, dư luận cũng quan tâm đến chuyện những “trùm” ở Phủ đầu rồng buôn bán những mặt hàng gì? Khi được công bố, nhiều người mới té ngửa vì có quá nhiều mặt hàng xa xỉ phẩm, đắt tiền, đặc biệt là để bán dịp Giáng sinh và Tết: Các loại rượu quý: Cognac, Martel, Whisky, Champagne… Các loại thuốc lá thơm: Caraven “A”, 555, Marlboro… Các loại quần áo, hàng vải, tơ lụa; giày vớ của Pháp, Ý… Các loại đồ chơi điện tử của Nhật; Đồng hồ hiệu: Omega, Longine, Rolex, Senko, Certina… Các loại bánh kẹo nổi tiếng của Anh, Hà Lan, Đan Mạch… Tổng số hàng này trị giá khoảng hơn nửa tỷ đồng tiền Việt Nam lúc bấy giờ.
Xử cả kẻ buôn lậu, lẫn người bắt buôn lậu
Chiếu theo những quy định, luật lệ khi đó thì sẽ có một phiên tòa để làm rõ công – tội rành mạch. Tuy nhiên, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lại được tham mưu và “ấn” cho mỗi người một bản án cụ thể, tùy theo mức độ tham gia vụ việc. Thậm chí những người có công ngăn chặn vụ buôn lậu cũng không hề được thưởng hay nêu công trạng, trái lại còn bị lãnh những bản án nặng. Giới báochí thời ấy gọi đó là một phiên tòa đặc biệt.
Tổng thống Thiệu không có cách nào để giấu mặt, đành phải xuất đầu lộ diện và trực tiếp giải quyết vấn đề. Theo lẽ thường, vào thời điểm ấy, nếu những sự vụ tương tự như thế diễn ra thì nó sẽ thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của viên Tổng Giám đốc Quan thuế hoặc cao lắm là tới Tổng trưởng Tài chính hay Kinh tế, chứ chưa đến mức phải tới tay Phủ Tổng thống. Bên cạnh đó, một chi tiết cũng đáng chú ý là khi vụ án xảy ra, nhiều tờ báo hả hê và nhảy vào loannhưng đã bị… tuýt còi ngay lập tức.
Ông Nguyễn Khánh Linh, một người nghiên cứu về Sài Gòn xưa cũng được nghe một số nhân chứng trong vụ việc sau này kể lại, để giải quyết vụ việc, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã cho thành lập một Ủy ban điều tra và thanh mãi (giải quyết số hàng còn lại sau khi bị cướp) gồm: Tổng Giám đốc Quan thuế, Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia cùng một vài tay chân thân tín khác. Số hàng còn lại được đem ra đấu giá, số tiền thu được đem vào cứu trợ cho các gia đình cô nhi quả phụ tử sỹ.
Cũng có thông tin cho rằng, sau khi vụ việc đổ bể, do đám con trẻ làm hư chuyện, báo chí lên tiếng và dư luận trong Bộ Tổng tham mưu ồn ào về vụ buôn lậu có còi hụ dẫn đường, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đành phải đích thân ra lệnh cho thành lập một Ủy ban điều tra cấp Trung ương, gồm Bộ Quốc phòng, Tổng Thanh tra, Quân cảnh và An ninh Quân đội do Đổng lý Bộ Quốc phòng Tôn Thất Chước làm Chủ tịch Ủy ban.
Thế là hàng loạt người dính líu vào vụ án vô tiền khoáng hậu này đều bị triệu tập điều tra. Đó là đại úy Nhiều, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 6 Quân cảnh của Biệt Khu Thủ Đô; đại úy Thế, Tiểu đoàn 4 Quân cảnh, Trưởng đồn Quân cảnh Mỹ Tho (đại úy Thế là con rể đại tá Luông, Giám đốc Cảnh sát Quân khu 3); đại úy Quới, trưởng đoàn quân xa thuộc Quân vận vùng 3… Rồi trưởng ty cảnh sát Chợ Gạo; thiếu tá chỉ huy trưởng Giang Đoàn ở Mỹ Tho… Đặc biệt, đáng chú ý nhất là những người có công ngăn chặn và bắt chuyến hàng lậu được dẫn bằng xe quân cảnh có còi hụ như trung úy Thọ, trưởng đồn quân cảnh Long An rồi hai viên sỹ quan quân cảnh gác trạm kiểm soát Long An cũng bị bắt. Đây là những người có công trong việc báo cáo vụ việc lên thượng cấp để tỉnh trưởng Lê Văn Năm cho chặn đoàn xe bằng bất cứ giá nào.
Theo ông Linh, nếu chiếu theo Luật Thuế quan thời đó thì hai viên sỹ quan quân cảnh gác trạm kiểm soát Long An, trung úy Thọ, thiếu tá quận trưởng Gò Đen và đại tá Lê Văn Năm xứng đáng được thưởng vì là những người có công khám phá và chặn được đoàn quân xa chở hàng lậu. Nhưng ngược lại, tất cả đều bị bắt nhốt và chờ hình phạt vì đã vô tình để thất thoát một số lượng lớn tài sản quốc gia. Theo đó, một mặt Tổng thống Thiệu sai thuộc cấp hứa ngầm sẽ giảm án cho những người bị tống giam sau một thời gian ngồi bóc lịch tượng trưng. Đồng thời, Tổng thống Thiệu cũng ban hành một sắc lệnh quy định trách nhiệm trực tiếp cho các tướng lãnh chỉ huy cao cấp. Giới phân tích chính trị lúc ấy cho rằng, cũng từ đây, cơn ác mộng bị đảo chính cứ lởn vởn trong đầu của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho tới ngày ông qua đời.
Vụ mất tích và cái chết bí hiểm
Và kết quả của vụ xét xử này cũng làm nhiều người bất ngờ. Điển hình đại uý Nhiều, Tiểu đoàn phó Tiểu Đoàn 6 Quân cảnh thuộc Biệt Khu Thủ Đô; đại uý Thế, trưởng đồn Quân Cảnh Mỹ Tho; đại uý Quới, chỉ huy đoàn quân xa; thiếu tá chỉ huy Giang Đoàn Mỹ Tho… mỗi người lãnh 6 năm cấm cố, bị tước đoạt binh quyền và lưu đày ra ngoài Côn Đảo. Có tin cho rằng, đại úy Nhiều bị án khủng 20 năm tù và đày ra khổ sai ở Côn Đảo.
Còn đại tá Lê Văn Năm, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Long An bị giáng cấp xuống đại uý và bị thuyên chuyển ra Sư Đoàn 21, đóng ở Chương Thiện, Gia Rai và phải đi hành quân như một lao công chiến trường. trung uý Thọ, Trưởng đồn Quân cảnh Long An, mặc dù đã có công và rõ ràng không dính líu gì vào vụ buôn lậu, đã bị phạt mấy chục ngày trọng cấm, có ghi vào quân bạ và bị thuyên chuyển đi làm Trưởng đồn Quân cảnh Phước Long. Tương tự, hai viên hạ sĩ quan Quân cảnh, thuộc trạm kiểm soát Long An, đã có công đầu tiên báo cáo về hành tung của đoàn quân xa, đều bị phạt mỗi người mấy chục ngày trọng cấm, có ghi vào hồ sơ và thuyên chuyển lên Pleiku, thuộc Tiểu Đoàn 2 Quân cảnh.
Điều đáng nói là nhiều người sau khi đi thi hành án được một thời gian ngắn thì mất tích hoặc chết không rõ nguyên nhân. Trường hợp được ghi nhận là trong một thời gian, sau khi đi làm Trưởng đồn Quân cảnh Phước Long, trung úy Thọ đã được báo là mất tích không rõ lý do gì. Tương tự như trung úy Thọ, hai viên sỹ quan một thời gian sau khi đi thực hiện nhiệm vụ mới ở Pleiku cũng bị bắn chết không rõ nguyên nhân.
Dư luận cũng lên tiếng về việc không thấy ai đứng đầu tổ chức buôn lậu này đứng ra chịu trách nhiệm. Có điều các mũi búa rìu dư luận đều chĩa vào Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và đệ nhất phu nhân Nguyễn Thị Mai Anh với sự cộng tác mật thiết của vợ chồng tẩu tướng Trần Thiện Khiêm cũng như vợ chồng người chị gái của đệ nhất phu nhân cư ngụ tại Mỹ Tho. Gia đình bên vợ Tổng thống Thiệu đã lấy danh nghĩa Phủ đầu rồng (Phủ Tổng thống) để tổ chức buôn bán. Họ mượn cớ ngày tết sắp đến, ngân sách Quốc gia không đủ để đài thọ quà cáp cho gia đình cô nhi quả phụ tử sỹ trên toàn quốc, nên phải tổ chức kinh tế mạo hiểm với nhóm thương gia người Tàu trong Chợ Lớn và ăn chia theo tỷ lệ 50 – 50. Số tiến ăn chia này sẽ được bổ sung vào quỹ cứu trợ “Cây Mùa Xuân” cho cô nhi quả phụ tử sỹ trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa do các đấng mệnh phụ phu nhân lãnh đạo.
Lưới trời lồng lộng
Ông Trần Hoàng, Chủ bút một tờ báo trước giải phóng nói thêm, dù đã được ngụy trang hết sức cẩn thận nhưng vụ việc cũng chỉ bị phát hiện một cách hết sức bất ngờ, ngoài ý muốn của Phủ đầu rồng. Bởi, kể từ sau khi chính quyền cách mạng Việt Nam thực hiện Chiến dịch Tổng tiến công Mậu Thân (1968) thì hàng năm, cứ tới dịp lễ tết là chính quyền Thiệu lại nơm nớp lo sợ. Chính vì vậy, Thiệu luôn phải nhắc nhở quân đội chính quy, kể cả địa phương và các đơn vị nhân dân tự vệ… phải đề cao cảnh giác. Đến năm 1972, sau khi chúng ta ký Hiệp định Paris, Mỹ rút quân về nước thì ghế ngồi của Thiệu tại Phủ đầu rồng đã không yên ổn. Lúc đó, theo lời các thầy bói (Thiệu rất tin vào bói toán) thì Thiệu lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị đảo chính. Và Thiệu thừa biết chắc rằng, nếu có biến cố xảy ra thì hắn cũng phải đi chầu Diệm – Nhu sớm. Do vậy, chính quyền của Thiệu cùng với Thủ tướng Khiêm đã thủ thế rất kỹ. Thế nên việc buôn lậu cũng phải có tay chân tín cẩn thực hiện, đặc biệt là các vị trí then chốt trong quân đội. Song chẳng ai học hết chữ ngờ.
Phân chia nhiều lĩnh vực buôn lậu
Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu lịch sử, sau khi vụ “Còi hụ Long An” bị phát hiện, dưới thời trị vì của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên và các tay chân thân tín đã xuất hiện nhiều đường dây buôn lậu độc quyền. Ngoài đường dây của đệ nhất phu nhân Nguyễn Thị Mai Anh còn có đường dây buôn lậu Sài Gòn – Vũng Tàu thuộc thẩm quyền của vợ nhỏ Thiệu là bà Cryrnos, làm chủ khách sạn ở Vũng Tàu và vợ chồng Đặng Văn Quang. Còn việc buôn bán các loại giấy phép xuất nhập cảng và hối đoái, chuyển ngân là của vợ chồng Trần Thiện Khiêm với người anh trai của bà Khiêm là Hai RI. Đây cũng là tập đoàn chuyên khai thác lâm sản, đặc biệt là các loại gỗ quý trái phép.
.
Theo NGƯỜI ĐƯA TIN
Đăng trong:
Chiến tranh Việt Nam,
Lịch sử,
Lịch sử Việt Nam,
Tài liệu,
Việt Nam Cộng Hòa
Vụ buôn lậu vô tiền khoáng hậu của phu nhân Tổng thống Thiệu
Một vụ buôn lậu với nhiều loại mặt hàng xa xỉ trên thị trường lúc đó: Rượu, thuốc lá, đồng hồ… với lượng lớn được di chuyển từ biển Gò Công về Sài Gòn.
0
Đăng trong:
Chiến tranh Việt Nam,
Lịch sử,
Lịch sử Việt Nam,
Tài liệu,
Việt Nam Cộng Hòa
Mỹ – Anh đã giúp chế độ Khmer Đỏ chống Việt Nam như thế nào?
Khmer Đỏ không được sự ủng hộ của đại đa số dân chúng Campuchia sau những gì họ đã gây ra cho đất nước đó. Như vậy cái gì đã giúp họ sống sót sau ngần ấy năm và gây thương vong đáng kể cho bộ đội có những chỉ huy dày dạn kinh nghiệm chiến trường lâu năm của Việt Nam?
Lời người dịch:
Thập niên 80 là một thập niên quyết liệt cuối cùng của Chiến tranh Lạnh mà Anh và Mỹ đã giở hết những ngón nghề hạ lưu bỉ ổi nhất để chiếm thượng phong, từ liên kết với đại cường Trung Quốc để thúc đẩy phát triển kinh tế cả đôi bên và cô lập Liên Xô, vừa cùng với độc tài, khủng bố trên khắp thế giới đè bẹp những phong trào tiến bộ đòi độc lập tự do trên khắp thế giới, để giữ chặt vùng kiểm soát của mình, vừa đánh lén trả thù, ném đá dấu tay để thỏa mãn thú tính.
Chiến tranh Lạnh là cuộc đấu mưu. Về mặt này thì người Nga thua đứt đuôi mỗi anh Trung, Anh, Mỹ! Và hơn thế nữa, người ta nói ‘Hai đánh một không chột cũng què’, mà trong câu chuyện Chiến tranh Lạnh tới hồi kết này là ba đánh một — Tam kiếm hợp bích, xa luân chiến — thì chết là cái chắc!
Ở nơi mà đã cho đế quốc Mỹ một thất bại hiếm hoi cay đắng, Việt Nam, Mỹ đã vớ được một cơ hội trả thù ngàn vàng khi Việt Nam đem quân vào Campuchia dẹp bỏ chế độ Khmer Đỏ, SAU KHI họ đã nhiều lần tấn công vào đất Việt Nam giết hại hàng ngàn dân thường và tàn phá làng mạc, và thực hiện một chính sách diệt chủng trên đất họ, trong đó có người Việt Nam.
Bài dưới đây là một thí dụ nữa về những hoạt động dơ dáy bẩn thỉu ngoài sức tưởng tượng của hai chiến hữu lâu năm mặt người lòng thú Anh-Mỹ và Trung Quốc thời thập niên 80 ở Campuchia. Họ đã ban bố ‘tự do, dân chủ, nhân quyền’ cho dân nước này bằng cách ủng hộ cái ghế của Polpot ở Liên Hợp Quốc và tài trợ, trang bị vũ khí, huấn luyện, nuôi dưỡng tàn quân Khmer Đỏ đóng trên đất Thái trong suốt 10 năm, SAU KHI những vụ thảm sát giệt chủng của Khmer Đỏ đã được đưa ra ánh sáng!
Tôi còn nhớ lúc nhỏ nghe nói bộ đội Việt Nam sang Miên bị thuơng vong vì mìn rất nhiều, lên tới hàng chục ngàn, và chính mắt tôi đã thấy những người như vậy khi cùng trường đi thăm bệnh viện Quân khu 7. Thời đó có bài hát “Vết chân tròn trên cát” nghe thật mủi lòng. Khmer Đỏ là một nhóm ô hợp mới lên trong thời gian ngắn đã bị quân đội Việt Nam đánh thắng dễ dàng lúc đầu. Họ không được sự ủng hộ của đại đa số dân chúng sau những gì họ đã gây ra cho đất nước đó. Như vậy cái gì đã giúp họ sống sót sau ngần ấy năm và gây thương vong đáng kể cho bộ đội có những chỉ huy dày dạn kinh nghiệm chiến trường lâu năm của Việt Nam? Câu trả lời nằm trong bài dưới đây.
Bài viết này có từ năm 2000, tác giả đã nhắc tới việc tổ chức phiên tòa tội phạm quốc tế xét xử những người cầm đầu Khmer Đỏ. Đến nay (2007) đã 7 năm, phiên tòa đó vẫn chưa xảy ra! Tại sao? Vì những kẻ tòng phạm là những người khoác áo đại gia nói chuyện nhân nghĩa đứng đầu thế giới. Mỹ tấn công Iraq năm 2003, Saddam Hussein bị bắt cuối năm đó, đã bị ra tòa và xử tử hình vào tháng 12/2006, trong điều kiện nội chiến và đánh nhau với quân nước ngoài vẫn có thể tiến hành được! Nhưng tòa xử lãnh đạo Khmer Đỏ vẫn chưa nhúc nhích!
——————————————————————-
Những đồng minh của Polpot ở Mỹ và Anh
Tác giả: John Pilger (nhà báo và nhà làm phim tài liệu điều tra đoạt giải Pulitzer người Australia)
17 tháng Tư năm nay (2000), là 25 năm từ khi Khmer Đỏ của Polpot tiến vào Phnom Penh. Trong lịch của sự cuồng tín, đó là Năm Số Không; khoảng hai triệu người, một phần năm dân cư của Campuchia, sẽ chết như một hệ quả của ngày hôm đó. Để đánh dấu ngày kỷ niệm này, tội ác của Polpot sẽ được nhắc đến, gần như một hành động mang tính nghi thức cho những người tò mò về những trò chính trị đen tối và không giải thích được. Đối với những người cầm chịch của sức mạnh phương tây, những bài học đúng sẽ không được rút ra, vì không có những kết nối nào sẽ được dẫn tới họ và tới những người đi trước của họ, những người đã từng là đối tác kiểu Faust (nhân vật huyền thoại thời trung cổ đã bán linh hồn cho ác quỉ để đổi lấy kiến thức và sức mạnh) với Polpot. Tuy vậy, sự thật vẫn là sự thật, nếu không có sự đồng lõa của phương Tây, Năm Số Không có thể đã chưa bao giờ xảy ra, hay sự đe dọa trở lại của nó đã không được nuôi dưỡng lâu dài đến như vậy.
Những tài liệu giải mật của chính phủ Mỹ để lại rất ít nghi ngờ rằng việc ném bom bí mật và bất hợp pháp lên lãnh thổ nước Campuchia trung lập lúc đó bởi Tổng thống Richard Nixon và Henry Kissinger giữa 1969 và 1973 đã gây ra chết chóc và tàn phá trên bình diện rộng, và nó đã tạo điều kiện cho sự hình thành sức mạnh của lực lượng Polpot. “Họ đang sử dụng thiệt hại gây ra bởi những vụ ném bom B52 như là đề tài chính để tuyên truyền” Giám đốc hoạt động của CIA tường trình tháng 2/1973. “Cách tiếp cận này đã dẫn đến sự tuyển mộ thành công thanh niên. Dân chúng nói rằng chiến dịch tuyên truyền đã có hiệu quả với những người tị nạn trong những vùng là mục tiêu của B52.” Qua việc thả một khối lượng bom tương đương với năm quả bom ở Hiroshimas lên một cộng đồng nông dân, Nixon và Kissinger đã giết chết ước tính khoảng một nửa triệu người. Năm Số Không bắt đầu, trên thực tế, là với họ (Nixon và Kissinger); việc ném bom bừa bãi là một chất xúc tác cho sự nổi lên của một nhóm bè phái nhỏ, Khmer Đỏ, mà chủ trương là sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mao và nếp sống thời Trung cổ trước đó không có sự ủng hộ trong đại chúng.
Sau hai năm rưỡi nắm quyền, Khmer Đỏ bị lật đổ bởi quân đội Việt nam vào Ngày Lễ Noel, 1978. Và những tháng năm sau đó, Mỹ cùng với Trung Quốc và những đồng minh của họ, đáng chú ý là chính phủ Thatcher (Thủ tướng Anh lúc đó), đã chống lưng cho Polpot đang đào tị trên đất Thái. Ông ta là kẻ thù của kẻ thù của họ: Việt Nam. Công giải phóng Campuchia của nước này đã không thể được công nhận, vì họ ở bên kia chiến tuyến của cuộc Chiến tranh Lạnh. Đối với người Mỹ, bây giờ đang ủng hộ Bắc Kinh chống lại Moskva, có một bàn thua cần phải gỡ cho mối nhục của họ khi phải tháo chạy khỏi Sài Gòn trên những mái nhà.
Về việc này, Liên Hiệp Quốc đã bị lạm dụng bởi những cường quốc. Mặc dù chính phủ Khmer Đỏ (“Kampuchea Dân chủ”) đã ngừng tồn tại từ tháng Giêng, 1979, những người đại diện của nó vẫn được phép tiếp tục chiếm giữ cái ghế của Campuchia tại Liên Hợp Quốc; Thực vậy, Mỹ, Trung quốc và Nước Anh đã đòi hỏi như thế. Cùng lúc đó, một lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo an lên nước này đã làm tăng thêm sự khốn khổ mất mát của một đất nước đang bị tổn thương nặng nề, trong khi Khmer Đỏ đang đào tị thì gần như muốn gì được nấy. Vào 1981, cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, Zbigniew Brzezinski, nói: “Tôi động viên người Trung hoa hỗ trợ Polpot”. Nước Mỹ, ông ta thêm rằng, “nháy mắt công khai” khi Trung quốc gửi vũ khí cho Khmer Đỏ.
Sự thật là Mỹ đã bí mật tài trợ cho Polpot lúc đang đào tị từ tháng Giêng, 1980. Qui mô của sự hỗ trợ này — 85 triệu USD từ 1980 đến 1986 — đã được tiết lộ ra qua một bức thư gửi tới một thành viên của Ủy ban Quan hệ Nước ngoài của Thượng viện. Trên biên giới Thái Lan với Campuchia, CIA và các cơ quan tình báo khác thiết lập một cơ quan gọi là Nhóm Cứu cấp Campuchia, mà nhiệm vụ là bảo đảm hàng cứu trợ nhân đạo sẽ đến những khu của Khmer Đỏ trong những trại tị nạn và bên kia biên giới. Hai người Mỹ làm việc cứu trơ, Linda Mason và Roger Brown, sau đó viết “Chính phủ Mỹ nhấn mạnh rằng Khmer Đỏ phải được nuôi… Mỹ thích việc nuôi cơm cho Khmer Đỏ đó được hưởng dưới uy tín của hoạt động cứu trợ mà cả thế giới biết đến. “Dưới sức ép Mỹ, Chương trình Thực phẩm Thế giới đã trao hơn 12 triệu USD giá trị thực phẩm cho quân đội Thái Lan để chuyển qua cho Khmer Đỏ; “20.000 tới 40.000 kháng chiến quân Polpot đã hưởng lợi”, Richard Holbrooke, trợ lý bộ trưởng ngoại giao Mỹ lúc đó, viết.
Tôi chứng kiến điều này. Đi cùng đoàn xe của Liên Hợp Quốc gồm 40 xe tải, Tôi đến một khu căn cứ hoạt động của Khmer Đỏ ở Phnom Chat. Người chỉ huy cơ sở này là Nam Phann, một người khét tiếng, được nhân viên cứu trợ biết đến với cái tên “Đồ tể” và “Himmler của Polpot”. Sau khi đồ cung cấp đã được bốc dỡ hết, ngay dưới chân mình, ông ta nói “Cám ơn bạn rất nhiều, và chúng tôi muốn có thêm nữa”.
Trong tháng Mười Một của năm đó, 1980, tiếp xúc trực tiếp giữa nhà Trắng và Khmer Đỏ đã được bố trí khi Bác sĩ Ray Cline, một cựu phó giám đốc của CIA, làm một cuộc viếng thăm bí mật đến một trụ sở hoạt động chính của Khmer Đỏ. Lúc đó Cline là một cố vấn về chính sách đối ngoại trong nhóm chuyển tiếp của Tổng thống vừa đắc cử là Reagan. Đến năm 1981, một số chính phủ trên thế giới đã trở nên rõ ràng khó chịu với trò đố chữ của Liên Hợp Quốc đang tiếp tục công nhận cái chế độ đã chết từ lâu của Polpot. Cần phải làm một cái gì đó để cải thiện tình hình. Năm sau đó, Mỹ và Trung Quốc sáng chế ra Liên minh của Chính phủ Dân chủ Campuchia, mà thực sự không phải là một Liên minh, cũng không phải Dân chủ, hay là một Chính phủ, hay hiện hữu trên đất Campuchia. Nó là cái mà CIA gọi là “Một ảo tưởng bậc thầy”. Hoàng tử Norodom Sihanouk được chỉ định làm cái đầu của nó; ngoài ra không có gì khác nhiều cả. Hai nhóm “không cộng sản”, nhóm một là những người theo Sihanouk, thì được dẫn dắt bởi con trai của Hoàng tử là Norodom Ranariddh, nhóm thứ hai là Mặt trận Giải phóng Quốc gia của người Khmer, mà về ngoại giao và quân sự, bị khống chế bởi phe Khmer Đỏ. Một trong số những bạn thân của Polpot, Thaoun Prasith, là người điều hành văn phòng đại diện của họ tại Liên Hợp Quốc ở New York.
Ở Bangkok, người Mỹ cung cấp cho “liên minh” này những kế hoạch tác chiến, đồng phục, tiền và tình báo từ vệ tinh; vũ khí thì đến trực tiếp từ Trung quốc hay từ phương tây, theo đường Singapore. Phe không cộng sản đáng xấu hổ trên đã trở thành cái cớ cho phép Quốc hội — được thúc đẩy bởi một người cuồng tín về Chiến tranh Lạnh là Stephen Solarz, một chủ tịch ủy ban có thế lực — phê duyệt 24 triệu USD giá trị viện trợ cho “kháng chiến”.
Cho đến 1989, vai trò của Anh ở Campuchia vẫn còn nằm trong bí mật. Những tường trình đầu tiên xuất hiện trên tờ Sunday Telegraph, viết bởi Simon O’Dwyer- Russell, một phóng viên ngoại giao và quốc phòng có những tiếp xúc nghề nghiệp và gia đình gần gũi với SAS (lực lượng đặc biệt của Anh). Ông ta tiết lộ rằng SAS đang huấn luyện lực lượng do Polpot cầm đầu. Không lâu sau đó, tờ Jane’s Defense Weekly lại cho biết rằng việc huấn luyện của Anh cho những thành viên “không cộng sản” của “liên minh” đó đã được thực hiện “tại những căn cứ bí mật trên đất Thái trong hơn bốn năm rồi”. Huấn luyện viên được cử đến từ SAS, “Tất cả bọn họ đều là những nhân viên quân sự đang tại ngũ, cựu chiến binh của cuộc xung đột Falklands, được dẫn dắt bởi một đại úy”.
Việc huấn luyện ở Campuchia đã trở thành riêng của Anh sau khi vụ “Irangate”, vụ vũ khí đổi con tin, vỡ lở ra ở Washington vào năm 1986. Nếu Quốc Hội biết được chuyện người Mỹ có dính dáng đến chương trình huấn luyện bí mật ở Đông Dương, chưa nói đến việc đó là huấn luyện cho lực lượng Polpot”, một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng cho O’Dwyer- Russell cho biết, “Cái bong bóng đó chắc đã bay ngay lên. Đó là một trong những vụ dàn dựng ăn ý cổ điển giữa Thatcher và Reagan”. Hơn nữa, Margaret Thatcher đã vuột miệng, trước sự kinh ngạc của Bộ Ngoại giao, rằng “những người ôn hòa hơn trong lực lượng Khmer Đỏ sẽ phải đóng vai trò nào đó trong chính phủ tương lai”. Vào 1991, tôi phỏng vấn một thành viên của Đội “R” (đội dự bị) của SAS, một người đã từng phục vụ ở vùng biên giới. “Chúng tôi đã huấn luyện Khmer Đỏ về rất nhiều những nội dung kỹ thuật — rất nhiều về mìn,” anh ta nói. “Chúng tôi đã sử dụng mìn nguyên thủy đến từ Kho Đạn dược Hoàng gia ở nước Anh, đi qua đường Ai-cập để đổi nhãn mác… Chúng tôi thậm chí còn huấn luyện họ về tâm lý. Lúc đầu, họ muốn đi vào làng để chém người thôi. Chúng tôi đã bảo họ cách làm sao để cảm thấy thư thái hơn…”
Bộ Ngoại giao đã phản ứng trước những thông tin này bằng cách nói láo. “Nước Anh không có một sự giúp đỡ quân sự dưới bất kỳ hình thức nào cho các đảng phái ở Campuchia”, một nghị viên phát biểu. Thủ tướng Anh lúc đó, Thatcher, viết cho Neil Kinnock, “Tôi xác nhận rằng không có sự liên can nào giữa chính phủ Anh dưới bất kỳ hình thức nào tới việc huấn luyện, trang bị hay hợp tác với Khmer Đỏ hay những nhóm đồng minh với họ.” Vào 25 tháng Sáu, 1991, sau hai năm chối quanh, chính phủ cuối cùng cũng phải thừa nhận rằng SAS đã bí mật huấn luyện “quân kháng chiến” từ 1983. Một tường trình bởi Asia Watch đã mô tả chi tiết: SAS đã dạy “cách sử dụng những thiết bị nổ tự tạo, bẫy và chế tác, sử dụng những thiết bị kích nổ chậm”. Tác giả của bản tường trình, Rae McGrath (người cùng đoạt Giải thưởng Nobel Hoà bình từ cuộc vận động quốc tế về mìn), viết trên tờ Guardian rằng “Việc huấn luyện của SAS là một chính sách phạm tội vô trách nhiệm và đê tiện”.
Khi cuối cùng, một “lực lượng gìn giữ hoà bình” của Liên Hợp Quốc cũng đã đặt chân đến ở Campuchia vào 1992, bản hiệp ước bán linh hồn cho ác quỉ đã lộ rõ hơn bao giờ hết. Được gọi đơn thuần nhẹ nhàng là một “thành phần trong cuộc chiến”, Khmer Đỏ được chào đón quay trở lại Phnom Penh bởi viên chức của Liên Hợp Quốc, nếu không phải là bởi người dân. Một chính khách phương tây, người đã giành công kiến tạo “tiến trình hoà bình”, Gareth Evans (ngoại trưởng Úc lúc đó), lên tiếng trước bằng việc yêu cầu nên có một cách tiếp cận “vô tư” đối với Khmer Đỏ và đặt ra câu hỏi rằng liệu gọi việc họ làm là diệt chủng có phải đã tạo ra “một viên đá cản đường rõ ràng” không.
Khieu Samphan, thủ tướng của Polpot trong thời gian những năm diệt chủng, tiếp nhận dàn chào của quân đội Liên Hợp Quốc với người chỉ huy của họ, tướng người Australia John Sanderson, đứng bên cạnh ông ta. Eric Falt, người phát ngôn của Liên Hợp Quốc ở Campuchia, nói với tôi: “Mục tiêu của tiến trình hoà bình là cho phép [Khmer Đỏ] gầy dựng lại tiếng tăm.”
Hệ quả của việc nhúng tay vào của UN là việc tách ra không chính thức ít nhất một phần tư Campuchia cho Khmer Đỏ (theo bản đồ quân sự của Liên Hợp Quốc), cùng sự tiếp tục của một cuộc nội chiến âm ỉ và cuộc bầu cử của một chính phủ bị chia rẽ hết thuốc chữa giữa “hai thủ tướng” Hun Sen và Norodom Ranariddh.
Chính phủ Hun Sen kể từ sau đó đã thắng cuộc bầu cử thứ hai một cách dứt khoát. Một người độc đoán và đôi khi thô bạo, tuy vậy theo tiêu chuẩn Campuchia vẫn là ổn định lạ thường, chính phủ được dẫn dắt bởi một người bất đồng quan điểm với Khmer Đỏ cũ, chạy trốn sang Việt Nam từ những năm 1970, đã giải quyết xong những thoả thuận với những nhân vật lãnh đạo thời Polpot, đáng chú ý là nhóm ly khai của Ieng Sary, trong khi từ chối những người khác việc miễn tố.
Một khi chính phủ Phnom Penh và Liên Hợp Quốc có thể đồng ý về một khuôn mẫu, một tòa án tội ác chiến tranh quốc tế sẽ có nhiều khả năng tiến hành. Người Mỹ không muốn có sự tham gia nhiều của người Campuchia; mối quan tâm của họ thật dễ hiểu vì không chỉ có Khmer Đỏ sẽ bị buộc tội.
Luật sư Campuchia bảo vệ Ta Mok, người lãnh đạo quân Khmer Đỏ bị bắt năm ngoái, đã nói: “Mọi người ngoại quốc liên quan phải được gọi ra trước tòa án, và sẽ không có những ngoại lệ… Madeleine Albright, Margaret Thatcher, Henry Kissinger, Jimmy Carter, Ronald Reagan và George Bush… Chúng tôi sẽ mời họ tới để nói cho thế giới biết rằng tại sao họ đã hỗ trợ cho Khmer Đỏ”.
Đó là một nguyên lý quan trọng, mà Washington và Whitehall, hiện thời nếu đang nuôi dưỡng những tên bạo chúa tay dính đầy máu ở nơi nào đó trên thế giới, thì nên ghi nhớ lấy.
Theo DIEHARD CAT
0
Lời người dịch:
Thập niên 80 là một thập niên quyết liệt cuối cùng của Chiến tranh Lạnh mà Anh và Mỹ đã giở hết những ngón nghề hạ lưu bỉ ổi nhất để chiếm thượng phong, từ liên kết với đại cường Trung Quốc để thúc đẩy phát triển kinh tế cả đôi bên và cô lập Liên Xô, vừa cùng với độc tài, khủng bố trên khắp thế giới đè bẹp những phong trào tiến bộ đòi độc lập tự do trên khắp thế giới, để giữ chặt vùng kiểm soát của mình, vừa đánh lén trả thù, ném đá dấu tay để thỏa mãn thú tính.
Chiến tranh Lạnh là cuộc đấu mưu. Về mặt này thì người Nga thua đứt đuôi mỗi anh Trung, Anh, Mỹ! Và hơn thế nữa, người ta nói ‘Hai đánh một không chột cũng què’, mà trong câu chuyện Chiến tranh Lạnh tới hồi kết này là ba đánh một — Tam kiếm hợp bích, xa luân chiến — thì chết là cái chắc!
Ở nơi mà đã cho đế quốc Mỹ một thất bại hiếm hoi cay đắng, Việt Nam, Mỹ đã vớ được một cơ hội trả thù ngàn vàng khi Việt Nam đem quân vào Campuchia dẹp bỏ chế độ Khmer Đỏ, SAU KHI họ đã nhiều lần tấn công vào đất Việt Nam giết hại hàng ngàn dân thường và tàn phá làng mạc, và thực hiện một chính sách diệt chủng trên đất họ, trong đó có người Việt Nam.
Bài dưới đây là một thí dụ nữa về những hoạt động dơ dáy bẩn thỉu ngoài sức tưởng tượng của hai chiến hữu lâu năm mặt người lòng thú Anh-Mỹ và Trung Quốc thời thập niên 80 ở Campuchia. Họ đã ban bố ‘tự do, dân chủ, nhân quyền’ cho dân nước này bằng cách ủng hộ cái ghế của Polpot ở Liên Hợp Quốc và tài trợ, trang bị vũ khí, huấn luyện, nuôi dưỡng tàn quân Khmer Đỏ đóng trên đất Thái trong suốt 10 năm, SAU KHI những vụ thảm sát giệt chủng của Khmer Đỏ đã được đưa ra ánh sáng!
Tôi còn nhớ lúc nhỏ nghe nói bộ đội Việt Nam sang Miên bị thuơng vong vì mìn rất nhiều, lên tới hàng chục ngàn, và chính mắt tôi đã thấy những người như vậy khi cùng trường đi thăm bệnh viện Quân khu 7. Thời đó có bài hát “Vết chân tròn trên cát” nghe thật mủi lòng. Khmer Đỏ là một nhóm ô hợp mới lên trong thời gian ngắn đã bị quân đội Việt Nam đánh thắng dễ dàng lúc đầu. Họ không được sự ủng hộ của đại đa số dân chúng sau những gì họ đã gây ra cho đất nước đó. Như vậy cái gì đã giúp họ sống sót sau ngần ấy năm và gây thương vong đáng kể cho bộ đội có những chỉ huy dày dạn kinh nghiệm chiến trường lâu năm của Việt Nam? Câu trả lời nằm trong bài dưới đây.
Bài viết này có từ năm 2000, tác giả đã nhắc tới việc tổ chức phiên tòa tội phạm quốc tế xét xử những người cầm đầu Khmer Đỏ. Đến nay (2007) đã 7 năm, phiên tòa đó vẫn chưa xảy ra! Tại sao? Vì những kẻ tòng phạm là những người khoác áo đại gia nói chuyện nhân nghĩa đứng đầu thế giới. Mỹ tấn công Iraq năm 2003, Saddam Hussein bị bắt cuối năm đó, đã bị ra tòa và xử tử hình vào tháng 12/2006, trong điều kiện nội chiến và đánh nhau với quân nước ngoài vẫn có thể tiến hành được! Nhưng tòa xử lãnh đạo Khmer Đỏ vẫn chưa nhúc nhích!
——————————————————————-
Những đồng minh của Polpot ở Mỹ và Anh
Tác giả: John Pilger (nhà báo và nhà làm phim tài liệu điều tra đoạt giải Pulitzer người Australia)
17 tháng Tư năm nay (2000), là 25 năm từ khi Khmer Đỏ của Polpot tiến vào Phnom Penh. Trong lịch của sự cuồng tín, đó là Năm Số Không; khoảng hai triệu người, một phần năm dân cư của Campuchia, sẽ chết như một hệ quả của ngày hôm đó. Để đánh dấu ngày kỷ niệm này, tội ác của Polpot sẽ được nhắc đến, gần như một hành động mang tính nghi thức cho những người tò mò về những trò chính trị đen tối và không giải thích được. Đối với những người cầm chịch của sức mạnh phương tây, những bài học đúng sẽ không được rút ra, vì không có những kết nối nào sẽ được dẫn tới họ và tới những người đi trước của họ, những người đã từng là đối tác kiểu Faust (nhân vật huyền thoại thời trung cổ đã bán linh hồn cho ác quỉ để đổi lấy kiến thức và sức mạnh) với Polpot. Tuy vậy, sự thật vẫn là sự thật, nếu không có sự đồng lõa của phương Tây, Năm Số Không có thể đã chưa bao giờ xảy ra, hay sự đe dọa trở lại của nó đã không được nuôi dưỡng lâu dài đến như vậy.
Những tài liệu giải mật của chính phủ Mỹ để lại rất ít nghi ngờ rằng việc ném bom bí mật và bất hợp pháp lên lãnh thổ nước Campuchia trung lập lúc đó bởi Tổng thống Richard Nixon và Henry Kissinger giữa 1969 và 1973 đã gây ra chết chóc và tàn phá trên bình diện rộng, và nó đã tạo điều kiện cho sự hình thành sức mạnh của lực lượng Polpot. “Họ đang sử dụng thiệt hại gây ra bởi những vụ ném bom B52 như là đề tài chính để tuyên truyền” Giám đốc hoạt động của CIA tường trình tháng 2/1973. “Cách tiếp cận này đã dẫn đến sự tuyển mộ thành công thanh niên. Dân chúng nói rằng chiến dịch tuyên truyền đã có hiệu quả với những người tị nạn trong những vùng là mục tiêu của B52.” Qua việc thả một khối lượng bom tương đương với năm quả bom ở Hiroshimas lên một cộng đồng nông dân, Nixon và Kissinger đã giết chết ước tính khoảng một nửa triệu người. Năm Số Không bắt đầu, trên thực tế, là với họ (Nixon và Kissinger); việc ném bom bừa bãi là một chất xúc tác cho sự nổi lên của một nhóm bè phái nhỏ, Khmer Đỏ, mà chủ trương là sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mao và nếp sống thời Trung cổ trước đó không có sự ủng hộ trong đại chúng.
Sau hai năm rưỡi nắm quyền, Khmer Đỏ bị lật đổ bởi quân đội Việt nam vào Ngày Lễ Noel, 1978. Và những tháng năm sau đó, Mỹ cùng với Trung Quốc và những đồng minh của họ, đáng chú ý là chính phủ Thatcher (Thủ tướng Anh lúc đó), đã chống lưng cho Polpot đang đào tị trên đất Thái. Ông ta là kẻ thù của kẻ thù của họ: Việt Nam. Công giải phóng Campuchia của nước này đã không thể được công nhận, vì họ ở bên kia chiến tuyến của cuộc Chiến tranh Lạnh. Đối với người Mỹ, bây giờ đang ủng hộ Bắc Kinh chống lại Moskva, có một bàn thua cần phải gỡ cho mối nhục của họ khi phải tháo chạy khỏi Sài Gòn trên những mái nhà.
Về việc này, Liên Hiệp Quốc đã bị lạm dụng bởi những cường quốc. Mặc dù chính phủ Khmer Đỏ (“Kampuchea Dân chủ”) đã ngừng tồn tại từ tháng Giêng, 1979, những người đại diện của nó vẫn được phép tiếp tục chiếm giữ cái ghế của Campuchia tại Liên Hợp Quốc; Thực vậy, Mỹ, Trung quốc và Nước Anh đã đòi hỏi như thế. Cùng lúc đó, một lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo an lên nước này đã làm tăng thêm sự khốn khổ mất mát của một đất nước đang bị tổn thương nặng nề, trong khi Khmer Đỏ đang đào tị thì gần như muốn gì được nấy. Vào 1981, cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, Zbigniew Brzezinski, nói: “Tôi động viên người Trung hoa hỗ trợ Polpot”. Nước Mỹ, ông ta thêm rằng, “nháy mắt công khai” khi Trung quốc gửi vũ khí cho Khmer Đỏ.
Sự thật là Mỹ đã bí mật tài trợ cho Polpot lúc đang đào tị từ tháng Giêng, 1980. Qui mô của sự hỗ trợ này — 85 triệu USD từ 1980 đến 1986 — đã được tiết lộ ra qua một bức thư gửi tới một thành viên của Ủy ban Quan hệ Nước ngoài của Thượng viện. Trên biên giới Thái Lan với Campuchia, CIA và các cơ quan tình báo khác thiết lập một cơ quan gọi là Nhóm Cứu cấp Campuchia, mà nhiệm vụ là bảo đảm hàng cứu trợ nhân đạo sẽ đến những khu của Khmer Đỏ trong những trại tị nạn và bên kia biên giới. Hai người Mỹ làm việc cứu trơ, Linda Mason và Roger Brown, sau đó viết “Chính phủ Mỹ nhấn mạnh rằng Khmer Đỏ phải được nuôi… Mỹ thích việc nuôi cơm cho Khmer Đỏ đó được hưởng dưới uy tín của hoạt động cứu trợ mà cả thế giới biết đến. “Dưới sức ép Mỹ, Chương trình Thực phẩm Thế giới đã trao hơn 12 triệu USD giá trị thực phẩm cho quân đội Thái Lan để chuyển qua cho Khmer Đỏ; “20.000 tới 40.000 kháng chiến quân Polpot đã hưởng lợi”, Richard Holbrooke, trợ lý bộ trưởng ngoại giao Mỹ lúc đó, viết.
Tôi chứng kiến điều này. Đi cùng đoàn xe của Liên Hợp Quốc gồm 40 xe tải, Tôi đến một khu căn cứ hoạt động của Khmer Đỏ ở Phnom Chat. Người chỉ huy cơ sở này là Nam Phann, một người khét tiếng, được nhân viên cứu trợ biết đến với cái tên “Đồ tể” và “Himmler của Polpot”. Sau khi đồ cung cấp đã được bốc dỡ hết, ngay dưới chân mình, ông ta nói “Cám ơn bạn rất nhiều, và chúng tôi muốn có thêm nữa”.
Trong tháng Mười Một của năm đó, 1980, tiếp xúc trực tiếp giữa nhà Trắng và Khmer Đỏ đã được bố trí khi Bác sĩ Ray Cline, một cựu phó giám đốc của CIA, làm một cuộc viếng thăm bí mật đến một trụ sở hoạt động chính của Khmer Đỏ. Lúc đó Cline là một cố vấn về chính sách đối ngoại trong nhóm chuyển tiếp của Tổng thống vừa đắc cử là Reagan. Đến năm 1981, một số chính phủ trên thế giới đã trở nên rõ ràng khó chịu với trò đố chữ của Liên Hợp Quốc đang tiếp tục công nhận cái chế độ đã chết từ lâu của Polpot. Cần phải làm một cái gì đó để cải thiện tình hình. Năm sau đó, Mỹ và Trung Quốc sáng chế ra Liên minh của Chính phủ Dân chủ Campuchia, mà thực sự không phải là một Liên minh, cũng không phải Dân chủ, hay là một Chính phủ, hay hiện hữu trên đất Campuchia. Nó là cái mà CIA gọi là “Một ảo tưởng bậc thầy”. Hoàng tử Norodom Sihanouk được chỉ định làm cái đầu của nó; ngoài ra không có gì khác nhiều cả. Hai nhóm “không cộng sản”, nhóm một là những người theo Sihanouk, thì được dẫn dắt bởi con trai của Hoàng tử là Norodom Ranariddh, nhóm thứ hai là Mặt trận Giải phóng Quốc gia của người Khmer, mà về ngoại giao và quân sự, bị khống chế bởi phe Khmer Đỏ. Một trong số những bạn thân của Polpot, Thaoun Prasith, là người điều hành văn phòng đại diện của họ tại Liên Hợp Quốc ở New York.
Ở Bangkok, người Mỹ cung cấp cho “liên minh” này những kế hoạch tác chiến, đồng phục, tiền và tình báo từ vệ tinh; vũ khí thì đến trực tiếp từ Trung quốc hay từ phương tây, theo đường Singapore. Phe không cộng sản đáng xấu hổ trên đã trở thành cái cớ cho phép Quốc hội — được thúc đẩy bởi một người cuồng tín về Chiến tranh Lạnh là Stephen Solarz, một chủ tịch ủy ban có thế lực — phê duyệt 24 triệu USD giá trị viện trợ cho “kháng chiến”.
Cho đến 1989, vai trò của Anh ở Campuchia vẫn còn nằm trong bí mật. Những tường trình đầu tiên xuất hiện trên tờ Sunday Telegraph, viết bởi Simon O’Dwyer- Russell, một phóng viên ngoại giao và quốc phòng có những tiếp xúc nghề nghiệp và gia đình gần gũi với SAS (lực lượng đặc biệt của Anh). Ông ta tiết lộ rằng SAS đang huấn luyện lực lượng do Polpot cầm đầu. Không lâu sau đó, tờ Jane’s Defense Weekly lại cho biết rằng việc huấn luyện của Anh cho những thành viên “không cộng sản” của “liên minh” đó đã được thực hiện “tại những căn cứ bí mật trên đất Thái trong hơn bốn năm rồi”. Huấn luyện viên được cử đến từ SAS, “Tất cả bọn họ đều là những nhân viên quân sự đang tại ngũ, cựu chiến binh của cuộc xung đột Falklands, được dẫn dắt bởi một đại úy”.
Việc huấn luyện ở Campuchia đã trở thành riêng của Anh sau khi vụ “Irangate”, vụ vũ khí đổi con tin, vỡ lở ra ở Washington vào năm 1986. Nếu Quốc Hội biết được chuyện người Mỹ có dính dáng đến chương trình huấn luyện bí mật ở Đông Dương, chưa nói đến việc đó là huấn luyện cho lực lượng Polpot”, một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng cho O’Dwyer- Russell cho biết, “Cái bong bóng đó chắc đã bay ngay lên. Đó là một trong những vụ dàn dựng ăn ý cổ điển giữa Thatcher và Reagan”. Hơn nữa, Margaret Thatcher đã vuột miệng, trước sự kinh ngạc của Bộ Ngoại giao, rằng “những người ôn hòa hơn trong lực lượng Khmer Đỏ sẽ phải đóng vai trò nào đó trong chính phủ tương lai”. Vào 1991, tôi phỏng vấn một thành viên của Đội “R” (đội dự bị) của SAS, một người đã từng phục vụ ở vùng biên giới. “Chúng tôi đã huấn luyện Khmer Đỏ về rất nhiều những nội dung kỹ thuật — rất nhiều về mìn,” anh ta nói. “Chúng tôi đã sử dụng mìn nguyên thủy đến từ Kho Đạn dược Hoàng gia ở nước Anh, đi qua đường Ai-cập để đổi nhãn mác… Chúng tôi thậm chí còn huấn luyện họ về tâm lý. Lúc đầu, họ muốn đi vào làng để chém người thôi. Chúng tôi đã bảo họ cách làm sao để cảm thấy thư thái hơn…”
Bộ Ngoại giao đã phản ứng trước những thông tin này bằng cách nói láo. “Nước Anh không có một sự giúp đỡ quân sự dưới bất kỳ hình thức nào cho các đảng phái ở Campuchia”, một nghị viên phát biểu. Thủ tướng Anh lúc đó, Thatcher, viết cho Neil Kinnock, “Tôi xác nhận rằng không có sự liên can nào giữa chính phủ Anh dưới bất kỳ hình thức nào tới việc huấn luyện, trang bị hay hợp tác với Khmer Đỏ hay những nhóm đồng minh với họ.” Vào 25 tháng Sáu, 1991, sau hai năm chối quanh, chính phủ cuối cùng cũng phải thừa nhận rằng SAS đã bí mật huấn luyện “quân kháng chiến” từ 1983. Một tường trình bởi Asia Watch đã mô tả chi tiết: SAS đã dạy “cách sử dụng những thiết bị nổ tự tạo, bẫy và chế tác, sử dụng những thiết bị kích nổ chậm”. Tác giả của bản tường trình, Rae McGrath (người cùng đoạt Giải thưởng Nobel Hoà bình từ cuộc vận động quốc tế về mìn), viết trên tờ Guardian rằng “Việc huấn luyện của SAS là một chính sách phạm tội vô trách nhiệm và đê tiện”.
Khi cuối cùng, một “lực lượng gìn giữ hoà bình” của Liên Hợp Quốc cũng đã đặt chân đến ở Campuchia vào 1992, bản hiệp ước bán linh hồn cho ác quỉ đã lộ rõ hơn bao giờ hết. Được gọi đơn thuần nhẹ nhàng là một “thành phần trong cuộc chiến”, Khmer Đỏ được chào đón quay trở lại Phnom Penh bởi viên chức của Liên Hợp Quốc, nếu không phải là bởi người dân. Một chính khách phương tây, người đã giành công kiến tạo “tiến trình hoà bình”, Gareth Evans (ngoại trưởng Úc lúc đó), lên tiếng trước bằng việc yêu cầu nên có một cách tiếp cận “vô tư” đối với Khmer Đỏ và đặt ra câu hỏi rằng liệu gọi việc họ làm là diệt chủng có phải đã tạo ra “một viên đá cản đường rõ ràng” không.
Khieu Samphan, thủ tướng của Polpot trong thời gian những năm diệt chủng, tiếp nhận dàn chào của quân đội Liên Hợp Quốc với người chỉ huy của họ, tướng người Australia John Sanderson, đứng bên cạnh ông ta. Eric Falt, người phát ngôn của Liên Hợp Quốc ở Campuchia, nói với tôi: “Mục tiêu của tiến trình hoà bình là cho phép [Khmer Đỏ] gầy dựng lại tiếng tăm.”
Hệ quả của việc nhúng tay vào của UN là việc tách ra không chính thức ít nhất một phần tư Campuchia cho Khmer Đỏ (theo bản đồ quân sự của Liên Hợp Quốc), cùng sự tiếp tục của một cuộc nội chiến âm ỉ và cuộc bầu cử của một chính phủ bị chia rẽ hết thuốc chữa giữa “hai thủ tướng” Hun Sen và Norodom Ranariddh.
Chính phủ Hun Sen kể từ sau đó đã thắng cuộc bầu cử thứ hai một cách dứt khoát. Một người độc đoán và đôi khi thô bạo, tuy vậy theo tiêu chuẩn Campuchia vẫn là ổn định lạ thường, chính phủ được dẫn dắt bởi một người bất đồng quan điểm với Khmer Đỏ cũ, chạy trốn sang Việt Nam từ những năm 1970, đã giải quyết xong những thoả thuận với những nhân vật lãnh đạo thời Polpot, đáng chú ý là nhóm ly khai của Ieng Sary, trong khi từ chối những người khác việc miễn tố.
Một khi chính phủ Phnom Penh và Liên Hợp Quốc có thể đồng ý về một khuôn mẫu, một tòa án tội ác chiến tranh quốc tế sẽ có nhiều khả năng tiến hành. Người Mỹ không muốn có sự tham gia nhiều của người Campuchia; mối quan tâm của họ thật dễ hiểu vì không chỉ có Khmer Đỏ sẽ bị buộc tội.
Luật sư Campuchia bảo vệ Ta Mok, người lãnh đạo quân Khmer Đỏ bị bắt năm ngoái, đã nói: “Mọi người ngoại quốc liên quan phải được gọi ra trước tòa án, và sẽ không có những ngoại lệ… Madeleine Albright, Margaret Thatcher, Henry Kissinger, Jimmy Carter, Ronald Reagan và George Bush… Chúng tôi sẽ mời họ tới để nói cho thế giới biết rằng tại sao họ đã hỗ trợ cho Khmer Đỏ”.
Đó là một nguyên lý quan trọng, mà Washington và Whitehall, hiện thời nếu đang nuôi dưỡng những tên bạo chúa tay dính đầy máu ở nơi nào đó trên thế giới, thì nên ghi nhớ lấy.
Theo DIEHARD CAT
Mỹ – Anh đã giúp chế độ Khmer Đỏ chống Việt Nam như thế nào?
Khmer Đỏ không được sự ủng hộ của đại đa số dân chúng Campuchia sau những gì họ đã gây ra cho đất nước đó. Như vậy cái gì đã giúp họ sống sót sau ngần ấy năm và gây thương vong đáng kể cho bộ đội có những chỉ huy dày dạn kinh nghiệm chiến trường lâu năm của Việt Nam?
0
Một kiến giải về phạm vi sinh sống của người Việt cổ
Vùng đất phía Bắc của người Bách Việt từng lên đến tận phía Nam sông Dương Tử (hay Trường Giang), tới khu vực Hồ Động Đình (tức tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc của Trung Quốc ngày nay). Việc này không chỉ được ghi nhận lại trong các truyền thuyết mà còn nằm trong những chứng tích của lịch sử.
Truyền thuyết
Theo Lĩnh Nam Chích Quái thì ông nội của Lạc Long Quân là Đế Minh (cháu 3 đời của Thần Nông) sinh ra con cả là Đế Nghi. Khi Đế Minh đi tuần thú phương Nam thì gặp và cưới con gái bà Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Ngay từ tấm bé Lộc Tục đã thể hiện rất thông minh và đoan chính.
Đế Minh rất ngạc nhiên trước tư chất thông minh và tài trí của Lộc Tục nên muốn chọn làm người nối ngôi, thế nhưng Lộc Tục lại muốn nhường ngôi cho anh mình là Đế Nghi.
Cuối cùng Đế Minh quyết định truyền ngôi cho con trưởng Đế Nghi làm vua phương Bắc, và cho Lộc Tục làm vua phương Nam, lấy sông Dương Tử làm giới tuyến. Ông tế cáo trời đất trên Thiên đài rằng: “Trước đất trời nguyện rằng: Nam, Bắc cương thổ có khác. Nam không xâm Bắc. Bắc không chiếm Nam. Kẻ nào phạm lời nguyền thì chết dưới đao thương”.
Từ đấy phía Bắc sông Dương Tử do Đế Nghi cai quản, phía Nam sông Dương Tử do Lộc Tục cai quản. Lộc Tục khi lên ngôi Vua lấy hiệu là Kinh Dương Vương, năm 2879 TCN đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, biên giới phía Bắc tới Động Đình Hồ, phía Nam giáp với nước Hồ Tôn, phía Tây giáp với Ba Thục, phía Đông giáp với biển Nam Hải.
Như vậy theo sự phân chia vào thời đấy thì biên giới phía Bắc của người Việt lên đến Động Đình Hồ (phía Nam sông Dương Tử), bao gồm cà các tỉnh của Trung Quốc ngày nay như Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Tây, Quảng Đông, v.v.
Nếu tính diện tích thì Bắc giáp Động Đình Hồ vĩ tuyến 29 Bắc, phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành sau này) vĩ tuyến 11 Nam, phía Tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên) kinh tuyến 105 Đông, phía Đông giáp bể Nam Hải, kinh tuyến 118 Đông. Tổng cộng diện tích của Xích Quỷ khoảng 2.900.000 km2.
Khi vua Kinh Dương Vương mất, con trai là Lạc Long Quân lên nối ngôi, lập ra nhà nước Văn Lang. Khi ấy, biên giới của Bách Việt vẫn được vẹn toàn.
Trong khi đó, dù hậu nhân sau này đã mở mang bờ cõi về phía Nam, nhưng lại mất đi phần đất phía Bắc, nên diện tích Việt Nam bây giờ là 331.698 km2 (tính cả diện tích trên biển), chỉ bằng khoảng 1/10 so với trước kia.
Hai Bà Trưng khôi phục giang sơn
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 40 SCN đã giành được thắng lợi và lấy lại nguyên vẹn lãnh thổ nước Việt cổ.
Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng quả cảm của mình đánh đuổi quân Hán đến tận Động Đình Hồ, một nữ tướng là Trần Thiếu Lan đã tử trận tại sông Thẩm Giang. Đây là con sông nối với Hồ Động Đình. Sách thời nhà Nguyễn có ghi chép rằng: “Các sứ thần triều Lý, Trần, Lê đi sứ sang Trung Quốc, khi qua nơi đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu Lan.”
Khi giành được giang sơn, Hai Bà Trưng giao cho nữ tướng Phật Nguyệt chức Tổng trấn khu hồ Động Đình – Trường Sa. Năm 1979, giáo sư Trần Đại Sỹ tìm thấy tại thư viện bảo tồn di tích cổ ở tỉnh Hồ Nam (tỉnh thủ phủ phía Nam Động Đình Hồ, Trung Quốc) có ghi chép trận đánh Động Đình Hồ như sau: “Quang Vũ nhà Hán sai Phục ba tướng quân Tân tức hầu Mã Viện. Long nhượng tướng quân Thận hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng đình. Mã Viện, Lưu Long bị bại. Vua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga mi, một tay nhổ núi Thái sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường giang, hồ Ðộng đình, oán khí bốc lên tới trời”.
Giáo sư Trần Đại Sỹ từng tới Trung Quốc để tìm hiểu về lịch sử cuộc chiến giữa Hai Bà Trưng và quân Hán, thấy rất nhiều tỉnh đều thờ Vua Bà, nhiều nhất là tỉnh Hồ Nam (khu vực Động Đình Hồ), nhưng không ai còn nhớ Vua Bà là ai.
Khi ông đến đến Côn Minh, giáo sư sử học Đoàn Văn ở đây cho hay: “Trong truyền thuyết dân gian nói rằng hồi đầu thế kỷ thứ nhất có trận đánh giữa quân vua Bà với quân Hán tại Bồ lăng. Nay Bồ lăng nằm trên lãnh thổ Tứ Xuyên, chỗ ngã ba sông Trường giang và Ô giang.”
Giáo sư Trần Đại Sỹ đến bến Bồ Lăng thuộc huyện Bồ Lăng, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc để tìm hiểu. Tại đây giáo sư được Sở du lịch hướng dẫn đến miếu thờ 3 vị thần, tướng của Vua Bà. Nhưng bản thân họ cũng không biết Vua Bà và 3 vị tướng này cụ thể là ai, chỉ cho biết vua Bà là người nổi lên chống tham quan thời Hán, cả vùng đó đều có đạo thờ Vua Bà.
Miếu thờ có rất nhiều câu đối, nhưng cuộc cách mạng văn hóa của Trung Quốc đã hủy gần hết các câu đối này. May mắn là ba câu đối vẫn còn tồn tại tới ngày nay.
Phía trước cửa miếu có câu đối rằng:
Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi,
Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết… can vân.
Nghĩa là:
Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâu.
Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận…
khí tiết ngút từng mây.
Phía trong miếu có câu đối:
Giang thượng tam anh phù nữ chúa,
Bồ Lăng bách tộc khốc thần trung.
Nghĩa là:
Trên sông Trường giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúa,
Tại bến Bồ lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành.
Những tư liệu này cho thấy biên giới người Việt thời Hai Bà Trưng phía bắc tới Động Đình Hồ (phía Nam sông Dương Tử), phía Tây tới tận Ba Thục (tức tỉnh Tứ Xuyên ngày nay).
Bản đồ nước Lĩnh Nam thời Hai Bà Trưng, phía Bắc đến Động Đình Hồ, phía Tây đến Bồ Lăng (Ba Thục). (Ảnh: Wikipedia)
Trải qua ngàn năm Bắc thuộc, người Việt dồn dần xuống phía Nam để tránh sự cai trị hà khắc, khiến khu vực phía Bắc người Hoa Hạ ngày càng đông hơn.
Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo người Bách Việt đánh bại quân Nam Hán, làm chủ lại các vùng đất của nước Việt. Tuy nhiên một dải đất lớn phía Bắc là Nam Hải, Tượng Quận, Quế Lâm đã bị bỏ qua, và diện tích nước Việt nhỏ hơn trước. Sau này dù bờ cõi đã được mở rộng về phía Nam, nhưng diện tích ngày nay chỉ bằng hơn 1/10 so với trước đây.
Truyền thuyết không cách xa sự thực
Trong bài viết có tựa đề “Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam” trên diễn đàn Lý Học Đông Phương, vốn là bài diễn văn tiếng Pháp của giáo sư Trần Đại Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp – Á, được dịch giả Tăng Hồng Minh đăng tải, giáo sư Trần Đại Sỹ đã nhắc tới nhiều luận điểm khẳng định biên giới cổ của Việt Nam nằm ở hồ Động Đình. Những luận điểm này được đích thân giáo sư Trần Đại Sỹ khảo cứu và viếng thăm thực địa, trong đó nổi bật là:
1 – Núi Ngũ lĩnh trong truyền thuyết về Đế Minh xác thực nằm ở Trường Sa, Hồ Nam. Ngoài ra tại tỉnh này còn có rất nhiều các di tích được nhắc tới của tộc Việt như: hồ Động Đình, núi Tam Sơn, sông Tương, Thiên đài, Tương đài, cánh đồng Tương.
2 – Thiên đài mà Đế Minh tế cáo trời là có thật, nằm gần bên bờ Tương Giang. Trên đỉnh này có một ngôi chùa nhỏ, bên trong còn có nhiều chứng tích về Hai Bà Trưng và trận Động Đình. Ngoài ra giáo sư Trần Đại Sỹ còn tìm thấy một tài liệu mang tên “Thiên đài di sự lục” tại thư viện Hồ Nam, trong đó miêu tả rõ rằng Thiên đài thờ vua Đế Minh và vua Kinh Dương.
3 – Cánh đồng Tương là nơi mà Lạc Long Quân và Âu Cơ đã hẹn nhau tái hội mỗi năm một lần là có thật. Giáo sư Trần Đại Sỹ kết luận rằng cánh đồng Tương chính là vùng trũng phía Tây Ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ Động Đình, Nguyên Giang. Phía Nam là Linh Lăng, Hành Giang. Phía Tây là vùng Chiêu Dương, Lãnh Thủy. Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ còn khu vực tứ giác: Tương Giang, Nguyên Giang, Liên Thủy, Thạch Khê Thủy.
Cùng với một số luận điểm vững chắc khác, giáo sư Trần Đại Sỹ đi đến kết luận rằng:
Biên giới cổ của nước Việt Nam, với các triều đại Hồng Bàng, Âu Lạc, Lĩnh Nam, phía Bắc quả tới hồ Ðộng Đình, phía Tây giáp Tứ Xuyên.
Vậy là diện tích nước Việt cổ thực sự lớn gấp 10 lần ngày nay.
Theo TTVN
0
Truyền thuyết
Theo Lĩnh Nam Chích Quái thì ông nội của Lạc Long Quân là Đế Minh (cháu 3 đời của Thần Nông) sinh ra con cả là Đế Nghi. Khi Đế Minh đi tuần thú phương Nam thì gặp và cưới con gái bà Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Ngay từ tấm bé Lộc Tục đã thể hiện rất thông minh và đoan chính.
Đế Minh rất ngạc nhiên trước tư chất thông minh và tài trí của Lộc Tục nên muốn chọn làm người nối ngôi, thế nhưng Lộc Tục lại muốn nhường ngôi cho anh mình là Đế Nghi.
Cuối cùng Đế Minh quyết định truyền ngôi cho con trưởng Đế Nghi làm vua phương Bắc, và cho Lộc Tục làm vua phương Nam, lấy sông Dương Tử làm giới tuyến. Ông tế cáo trời đất trên Thiên đài rằng: “Trước đất trời nguyện rằng: Nam, Bắc cương thổ có khác. Nam không xâm Bắc. Bắc không chiếm Nam. Kẻ nào phạm lời nguyền thì chết dưới đao thương”.
Từ đấy phía Bắc sông Dương Tử do Đế Nghi cai quản, phía Nam sông Dương Tử do Lộc Tục cai quản. Lộc Tục khi lên ngôi Vua lấy hiệu là Kinh Dương Vương, năm 2879 TCN đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, biên giới phía Bắc tới Động Đình Hồ, phía Nam giáp với nước Hồ Tôn, phía Tây giáp với Ba Thục, phía Đông giáp với biển Nam Hải.
Như vậy theo sự phân chia vào thời đấy thì biên giới phía Bắc của người Việt lên đến Động Đình Hồ (phía Nam sông Dương Tử), bao gồm cà các tỉnh của Trung Quốc ngày nay như Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Tây, Quảng Đông, v.v.
Nếu tính diện tích thì Bắc giáp Động Đình Hồ vĩ tuyến 29 Bắc, phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành sau này) vĩ tuyến 11 Nam, phía Tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên) kinh tuyến 105 Đông, phía Đông giáp bể Nam Hải, kinh tuyến 118 Đông. Tổng cộng diện tích của Xích Quỷ khoảng 2.900.000 km2.
Khi vua Kinh Dương Vương mất, con trai là Lạc Long Quân lên nối ngôi, lập ra nhà nước Văn Lang. Khi ấy, biên giới của Bách Việt vẫn được vẹn toàn.
Trong khi đó, dù hậu nhân sau này đã mở mang bờ cõi về phía Nam, nhưng lại mất đi phần đất phía Bắc, nên diện tích Việt Nam bây giờ là 331.698 km2 (tính cả diện tích trên biển), chỉ bằng khoảng 1/10 so với trước kia.
Hai Bà Trưng khôi phục giang sơn
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 40 SCN đã giành được thắng lợi và lấy lại nguyên vẹn lãnh thổ nước Việt cổ.
Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng quả cảm của mình đánh đuổi quân Hán đến tận Động Đình Hồ, một nữ tướng là Trần Thiếu Lan đã tử trận tại sông Thẩm Giang. Đây là con sông nối với Hồ Động Đình. Sách thời nhà Nguyễn có ghi chép rằng: “Các sứ thần triều Lý, Trần, Lê đi sứ sang Trung Quốc, khi qua nơi đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu Lan.”
Khi giành được giang sơn, Hai Bà Trưng giao cho nữ tướng Phật Nguyệt chức Tổng trấn khu hồ Động Đình – Trường Sa. Năm 1979, giáo sư Trần Đại Sỹ tìm thấy tại thư viện bảo tồn di tích cổ ở tỉnh Hồ Nam (tỉnh thủ phủ phía Nam Động Đình Hồ, Trung Quốc) có ghi chép trận đánh Động Đình Hồ như sau: “Quang Vũ nhà Hán sai Phục ba tướng quân Tân tức hầu Mã Viện. Long nhượng tướng quân Thận hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng đình. Mã Viện, Lưu Long bị bại. Vua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga mi, một tay nhổ núi Thái sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường giang, hồ Ðộng đình, oán khí bốc lên tới trời”.
Giáo sư Trần Đại Sỹ từng tới Trung Quốc để tìm hiểu về lịch sử cuộc chiến giữa Hai Bà Trưng và quân Hán, thấy rất nhiều tỉnh đều thờ Vua Bà, nhiều nhất là tỉnh Hồ Nam (khu vực Động Đình Hồ), nhưng không ai còn nhớ Vua Bà là ai.
Khi ông đến đến Côn Minh, giáo sư sử học Đoàn Văn ở đây cho hay: “Trong truyền thuyết dân gian nói rằng hồi đầu thế kỷ thứ nhất có trận đánh giữa quân vua Bà với quân Hán tại Bồ lăng. Nay Bồ lăng nằm trên lãnh thổ Tứ Xuyên, chỗ ngã ba sông Trường giang và Ô giang.”
Giáo sư Trần Đại Sỹ đến bến Bồ Lăng thuộc huyện Bồ Lăng, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc để tìm hiểu. Tại đây giáo sư được Sở du lịch hướng dẫn đến miếu thờ 3 vị thần, tướng của Vua Bà. Nhưng bản thân họ cũng không biết Vua Bà và 3 vị tướng này cụ thể là ai, chỉ cho biết vua Bà là người nổi lên chống tham quan thời Hán, cả vùng đó đều có đạo thờ Vua Bà.
Miếu thờ có rất nhiều câu đối, nhưng cuộc cách mạng văn hóa của Trung Quốc đã hủy gần hết các câu đối này. May mắn là ba câu đối vẫn còn tồn tại tới ngày nay.
Phía trước cửa miếu có câu đối rằng:
Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi,
Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết… can vân.
Nghĩa là:
Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâu.
Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận…
khí tiết ngút từng mây.
Phía trong miếu có câu đối:
Giang thượng tam anh phù nữ chúa,
Bồ Lăng bách tộc khốc thần trung.
Nghĩa là:
Trên sông Trường giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúa,
Tại bến Bồ lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành.
Những tư liệu này cho thấy biên giới người Việt thời Hai Bà Trưng phía bắc tới Động Đình Hồ (phía Nam sông Dương Tử), phía Tây tới tận Ba Thục (tức tỉnh Tứ Xuyên ngày nay).
Bản đồ nước Lĩnh Nam thời Hai Bà Trưng, phía Bắc đến Động Đình Hồ, phía Tây đến Bồ Lăng (Ba Thục). (Ảnh: Wikipedia)
Trải qua ngàn năm Bắc thuộc, người Việt dồn dần xuống phía Nam để tránh sự cai trị hà khắc, khiến khu vực phía Bắc người Hoa Hạ ngày càng đông hơn.
Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo người Bách Việt đánh bại quân Nam Hán, làm chủ lại các vùng đất của nước Việt. Tuy nhiên một dải đất lớn phía Bắc là Nam Hải, Tượng Quận, Quế Lâm đã bị bỏ qua, và diện tích nước Việt nhỏ hơn trước. Sau này dù bờ cõi đã được mở rộng về phía Nam, nhưng diện tích ngày nay chỉ bằng hơn 1/10 so với trước đây.
Truyền thuyết không cách xa sự thực
Trong bài viết có tựa đề “Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam” trên diễn đàn Lý Học Đông Phương, vốn là bài diễn văn tiếng Pháp của giáo sư Trần Đại Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp – Á, được dịch giả Tăng Hồng Minh đăng tải, giáo sư Trần Đại Sỹ đã nhắc tới nhiều luận điểm khẳng định biên giới cổ của Việt Nam nằm ở hồ Động Đình. Những luận điểm này được đích thân giáo sư Trần Đại Sỹ khảo cứu và viếng thăm thực địa, trong đó nổi bật là:
1 – Núi Ngũ lĩnh trong truyền thuyết về Đế Minh xác thực nằm ở Trường Sa, Hồ Nam. Ngoài ra tại tỉnh này còn có rất nhiều các di tích được nhắc tới của tộc Việt như: hồ Động Đình, núi Tam Sơn, sông Tương, Thiên đài, Tương đài, cánh đồng Tương.
2 – Thiên đài mà Đế Minh tế cáo trời là có thật, nằm gần bên bờ Tương Giang. Trên đỉnh này có một ngôi chùa nhỏ, bên trong còn có nhiều chứng tích về Hai Bà Trưng và trận Động Đình. Ngoài ra giáo sư Trần Đại Sỹ còn tìm thấy một tài liệu mang tên “Thiên đài di sự lục” tại thư viện Hồ Nam, trong đó miêu tả rõ rằng Thiên đài thờ vua Đế Minh và vua Kinh Dương.
3 – Cánh đồng Tương là nơi mà Lạc Long Quân và Âu Cơ đã hẹn nhau tái hội mỗi năm một lần là có thật. Giáo sư Trần Đại Sỹ kết luận rằng cánh đồng Tương chính là vùng trũng phía Tây Ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ Động Đình, Nguyên Giang. Phía Nam là Linh Lăng, Hành Giang. Phía Tây là vùng Chiêu Dương, Lãnh Thủy. Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ còn khu vực tứ giác: Tương Giang, Nguyên Giang, Liên Thủy, Thạch Khê Thủy.
Cùng với một số luận điểm vững chắc khác, giáo sư Trần Đại Sỹ đi đến kết luận rằng:
Biên giới cổ của nước Việt Nam, với các triều đại Hồng Bàng, Âu Lạc, Lĩnh Nam, phía Bắc quả tới hồ Ðộng Đình, phía Tây giáp Tứ Xuyên.
Vậy là diện tích nước Việt cổ thực sự lớn gấp 10 lần ngày nay.
Theo TTVN
Một kiến giải về phạm vi sinh sống của người Việt cổ
Vùng đất phía Bắc của người Bách Việt từng lên đến tận phía Nam sông Dương Tử (hay Trường Giang), tới khu vực Hồ Động Đình (tức tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc của Trung Quốc ngày nay). Việc này không chỉ được ghi nhận lại trong các truyền thuyết mà còn nằm trong những chứng tích của lịch sử.
0
Một góc nhìn khác về Triệu Đà: Hóa giải những nỗi oan lịch sử
Nỗi oan thứ nhất: Triệu Đà là người phương Bắc. Nỗi oan thứ hai: Triệu Đà dẫn quân Tần xâm lược nước Việt. Nỗi oan thứ ba: Triệu Đà lừa lấy nỏ thần và diệt An Dương Vương…
Trong sử Việt có lẽ không có vị đế vương nào lại phải chịu tiếng oan ức như Triệu Đà. Oan không phải vì những gì Triệu Đà đã làm, mà vì các sử gia Việt mắt mờ, bị sử Tàu đánh tráo khái niệm, đánh tráo thời gian, biến một vị đế vương oai hùng đầu tiên của nước Nam người Việt thành một người Tàu xâm lược, thâm độc…
Nỗi oan thứ nhất: Triệu Đà là người phương Bắc
Sử ký Tư Mã Thiên chép: Vua Nam Việt họ Triệu tên là Đà người huyện Chân Định, trước làm quan úy. Thông tin thư tịch chỉ có vậy, thế mà không biết căn cứ vào đâu sách vở lại chú thích huyện Chân Định đời Tần “nay là” huyện Chính Định, Hà Bắc, Trung Quốc??? Triệu Đà bị biến thành người nước Triệu thời Chiến Quốc, quê gốc Hà Bắc.
Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 33 Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, cho những người bị đày đến đấy canh giữ. Ở phía Tây Bắc đánh đuổi Hung Nô từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 34 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện.
Cùng năm Tần đánh Việt thì Mông Điềm mới vượt sông Hoàng Hà đánh Hung Nô và người Nhung, lập các huyện mới. Vậy đất Hà Bắc, tức là Bắc sông Hoàng Hà, tới lúc này mới lọt vào tay Tần, lấy đâu ra ông Triệu Đà người Hà Bắc lại cùng năm đó làm tướng Tần đánh Việt được?
Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: Bấy giờ nhà Tần đã chiếm cả thiên hạ, cướp lấy đất Dương Việt, đặt ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận. Như vậy thời kỳ này đất Giao Chỉ đã nằm trong đất nhà Tần. Huyện Chân Định hoàn toàn có thể nằm ở chính Giao Chỉ chứ không đâu xa. Sự thật thì huyện Chân Định thời Tần là ở đất Thái Bình ngày nay. Chân Định là tên cũ của huyện Kiến Xương, mãi tới thời Thành Thái (1889) mới đổi là huyện Trực Định phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình.
Huyện Kiến Xương nay còn di tích là đền Đồng Xâm tại xã Hồng Thái thờ Triệu Vũ Đế, là bằng chứng rõ ràng rằng Chân Định của Triệu Đà là ở đất Thái Bình chứ không hề ở Hà Bắc, Trung Quốc. Tại Đồng Xâm Triệu Vũ Đế lấy vợ là Hoàng hậu Trình Thị. Như vậy Triệu Đà là người Việt chính gốc, chứ chẳng phải Tần hay Triệu nào ở tận Bắc Hoàng Hà.
Nỗi oan thứ hai: Triệu Đà dẫn quân Tần xâm lược nước Việt
Nỗi oan giời thấu thứ hai là Triệu Đà bị coi là kẻ xâm lược, đã cầm đầu quân Tần đánh Việt. Gọi là oan vì lần tìm hết các thư tịch cũ đều không hề có sách nào cho biết Triệu Đà đã cầm đầu quân Tần. Chỉ có trong Hoài Nam Tử có đoạn: [Nhà Tần] sai Úy Đà Đồ Thư đem lâu thuyền xuống Nam đánh Bách Việt. Cụm từ “Úy Đà” ở đây bị hiểu thành Triệu Đà. Hóa thành Triệu Đà cùng Đồ Thư đã dẫn quân xuống phương Nam.
Úy Đà là chức vụ của tướng Đồ Thư, với nghĩa như Đô Úy, tức là tướng thống lĩnh quân đội. Úy Đà biến thành tên riêng Triệu Đà dẫn đến nỗi oan chữ nghĩa khó giải của Triệu Vũ Đế.
Nam Việt Úy Đà liệt truyện chỉ chép: Thời Tần, Đà được làm lệnh ở huyện Long Xuyên, thuộc quận Nam Hải. Nếu Triệu Đà là tướng cùng Đồ Thư dẫn mấy chục vạn quân đánh Việt thì sao lại chỉ được làm một huyện lệnh nhỏ nhoi ở Nam Hải?
Huyện Long Xuyên nay là Long Biên, nơi còn đình đền thờ Triệu Vũ Đế tại xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên). Theo sự tích ở đình Xuân Quan thì Triệu Vũ Đế khi đi qua bến sông này đã thấy rồng bay lên nên sau nhân đó đặt tên là … Thăng Long. Đình Xuân Quan được xây trên hành cung cũ của Triệu Vũ Đế, có tên là điện Long Hưng.
Thiên Nam ngữ lục thì chép về Triệu Đà:
Hiệu xưng là Triệu Vũ Hoàng
Chín lần xem trị bốn phương đẹp lòng
Long Biên thành hiệu Thăng Long
Vì xưa rồng dậy dưới sông Nhị Hà.
Triệu Vũ Đế lấy vợ ở đất Chân Định (Kiến Xương – Thái Bình), khởi nghĩa kháng Tần từ đất Long Biên (Thăng Long), hoàn toàn không phải kẻ xâm lược, dẫn quân Tần đánh Việt.
Nỗi oan thứ ba: Triệu Đà lừa lấy nỏ thần và diệt An Dương Vương
Triệu Đà bị coi là kẻ thâm độc, xâm lược nước ta vì truyền thuyết Việt kể Triệu Đà sau khi đánh An Dương Vương không được, phải giả vờ xin hòa, cho con là Trọng Thủy xin cưới công chúa Mỵ Châu của An Dương Vương và xin ở rể. Trọng Thủy nhân cơ hội đánh tráo lẫy nỏ thần của nước Âu Lạc, rồi tìm cách về nước, dẫn quân sang, đuổi An Dương Vương cùng đường mà phải chém Mỵ Châu và đi vào biển…
Một lần nữa các sử gia Việt đã lấy truyền thuyết ghép nối vào lịch sử, nhưng ghép theo kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia. Thư tịch Trung Hoa không hề có chỗ nào ghi Triệu Đà đánh An Dương Vương cả. Nam Việt Úy Đà liệt truyện chỉ ghi: Cao Hậu mất,… Đà nhân đó dùng uy lực uy hiếp nơi biên giới, đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc mình.
Nếu Triệu Đà là người cầm quân Tần đánh Việt từ năm Tần Thủy Hoàng thứ 33 (214 TCN), lập ra quận huyện đầy đủ rồi, thì làm gì còn An Dương Vương và nước Âu Lạc nào sau đó nữa để mà Triệu Đà phải dụng tâm, khổ kể như vậy?
Các sử gia cho rằng Triệu Đà đã dùng phương sách “Hòa tập Bách Việt”, lấy vợ Việt, cho con trai mình lấy con gái vua Việt để dễ bề cai trị người Việt. Nhưng tất cả chỉ là chuyện kể trong truyền thuyết mà không có sử liệu nào cho biết rằng Triệu Đà đã đánh diệt An Dương Vương. Thậm chí truyền thuyết của người Choang ở Quảng Tây lại kể Trọng Thủy là hoàng tử của nước Tây Âu, cầm gươm “Hòa tập Bách Việt” sang nước Lạc Việt… Trọng Thủy ở đây không phải con của Triệu Đà.
Chuyện Trọng Thủy của nước Tây Âu đánh Lạc Việt đúng ra là chuyện Tần đánh Việt năm 257 TCN. Tây Âu ở đây là Tần. Trọng Thủy là con vua Tần. Nhà Tần còn mang họ Triệu như Tần Thủy Hoàng có tên Triệu Chính, lấy theo họ mẹ là Triệu Cơ. Sự trùng hợp này đã dẫn đến sự hiểu nhầm oan ức rằng Triệu Đà đã phái con sang do thám nước Việt và diệt An Dương Vương.
Bài thơ Khối tình con của Tản Đà nói đến chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy:
Một đôi kẻ Việt người Tần
Nửa phần ân ái nửa phần oán thương.
Mỵ Châu là Việt thì Trọng Thủy là Tần, chứ không phải Triệu. Không phải Triệu Đà đã đánh An Dương Vương, mà là Tần Triệu đã thực hiện chính sách “hòa tập Bách Việt”, lập quận huyện ở trên đất Việt, di dời hàng vạn hộ dân xuống nơi đây.
Nỗi oan thứ tư: Triệu Đà trị vì 70 năm, thọ 121 tuổi
Chính vì “Hội nhà sử” ngày nay quá tin vào những chú dẫn “đểu” của sử Tàu mà không suy xét nên Triệu Đà mới thọ đến 121 tuổi, làm vua 70 năm (từ năm 207 TCN đến năm 137 TCN). Chỉ với tuổi thọ này cũng đủ thấy “nỗi oan” của Triệu Đà to như cái đình mà vẫn được các “học giả” tin sái cổ.
Khi đọc kỹ Sử ký Tư Mã Thiên sẽ thấy có 2 lần Triệu Đà xưng vương. Lần thứ nhất là vào năm Tần Nhị Thế thứ hai (207 TCN) Triệu Đà chiếm lại 3 quận mà Tần lập ra trên đất Việt trước đó (Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải) và tự lập làm Nam Việt Vũ Vương. Lần thứ hai là sau khi Cao Hậu (Lữ Hậu) mất năm 180 TCN Đà uy hiếp Mân Việt và Tây Âu, tự tôn là Nam Việt Vũ Đế.
Theo vậy hóa ra Tây Âu Lạc thì không nằm trong 3 quận mà Tần đã chiếm (Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải)? Điều này vô lý vì sách Hoài Nam tử cho biết: Trong 3 năm, [quân Tần] không cởi giáp dãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, lại lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương để đánh nhau với người Việt. Giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống. Quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống đã bị Giám Lộc, Đồ Thư giết thì sao mãi tới thời Tây Hán vẫn còn Tây Âu?
Tuổi thọ “xưa nay”… không có của Triệu Đà cùng với 2 lần xưng vương và sự vô lý về vị trí nước Tây Âu cho thấy, từ năm 207 TCN đến 137 TCN ít nhất phải có 2 nhân vật, cùng được gọi là Triệu Đà. Triệu Đà thứ nhất là người đã lãnh đạo nhân dân Việt kháng Tần, giành lại đất đai của người Việt mà Tần lập quận huyện trước đó vào năm Tần Nhị Thế thứ ba (207 TCN). Còn Triệu Đà thứ hai nổi lên sau sự kiện Lữ Hậu mất (180 TCN), “mua chuộc” Mân Việt và Tây Âu theo mình. Nói cách khác một Triệu Đà chống Tần, còn một Triệu Đà chống Hán.
Câu đối ở điện Long Hưng, Xuân Quan nơi thờ Triệu Vũ Đế:
一指已無秦萬里開先閩貉絶
两立何難漢億年倡始帝王基
Nhất chỉ dĩ vô Tần, vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt
Lưỡng lập hà nan Hán, ức niên xương thủy đế vương cơ.
Dịch:
Một vùng vắng bóng Tần, vạn dặm mở ra vời xa Mân Lạc
Hai ngôi sánh cùng Hán, ngàn năm gây nền vững vàng đế vương.
Triệu Đà thứ hai là cháu Triệu Đà thứ nhất và có “mồ mả cha mẹ” ở phương Bắc đúng như Sử ký đã chép. Triệu Đà thứ hai có tên… Triệu Hồ, bởi vì Triệu Hồ không phải Triệu Văn Đế như sử vẫn chép. Chứng cứ rõ ràng là ngôi mộ vua Triệu mới phát hiện ở Quảng Đông vào những năm 1980. Trong mộ có ghi tên Triệu Mạt (hay Muội) và ấn vàng Văn đế hành tỉ (文帝行璽 ), nhưng lại còn có ấn vàng Thái tử (泰子). Như vậy người được chôn ở trong mộ là Văn Đế nước Nam Việt nhưng không phải Triệu Hồ vì Triệu Hồ là hàng cháu của Triệu Đà, không thể có chức Thái tử.
Với bằng chứng khảo cổ và minh văn phát hiện trong mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Đông thế thứ nhà Triệu Nam Việt trở nên rành mạch:
– 207 TCN đến 180 TCN: Vũ Vương Triệu Đà
– 180 TCN đến 137 TCN: Vũ Đế Triệu Hồ
– 137 TCN đến 124 TCN: Văn Đế Triệu Muội
– 124 TCN đến 113 TCN: Minh Vương Triệu Anh Tề
– 113 TCN đến 112 TCN: Ai Vương Triệu Hưng
– 112 TCN đến 111 TCN: Vệ Dương Vương Triệu Kiến Đức.
“Nỗi oan” 121 tuổi, 70 năm trị vì của Triệu Đà nay coi như được giải với 2 đời vua Triệu Vũ Hoàng kế tiếp nhau. Nhưng còn những nỗi oan vì sự vô lý của các sử gia đối với sử Việt thì chắc phải chờ thời gian soi xét…
>> Tranh cãi lịch sử về tính chính danh của Triệu Đà và nhà Triệu
>> Không thể chối bỏ Triệu Đà và nước Nam Việt?
.
Theo BÁCH VIỆT TRÙNG CỬU
0
Trong sử Việt có lẽ không có vị đế vương nào lại phải chịu tiếng oan ức như Triệu Đà. Oan không phải vì những gì Triệu Đà đã làm, mà vì các sử gia Việt mắt mờ, bị sử Tàu đánh tráo khái niệm, đánh tráo thời gian, biến một vị đế vương oai hùng đầu tiên của nước Nam người Việt thành một người Tàu xâm lược, thâm độc…
Nỗi oan thứ nhất: Triệu Đà là người phương Bắc
Sử ký Tư Mã Thiên chép: Vua Nam Việt họ Triệu tên là Đà người huyện Chân Định, trước làm quan úy. Thông tin thư tịch chỉ có vậy, thế mà không biết căn cứ vào đâu sách vở lại chú thích huyện Chân Định đời Tần “nay là” huyện Chính Định, Hà Bắc, Trung Quốc??? Triệu Đà bị biến thành người nước Triệu thời Chiến Quốc, quê gốc Hà Bắc.
Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 33 Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, cho những người bị đày đến đấy canh giữ. Ở phía Tây Bắc đánh đuổi Hung Nô từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 34 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện.
Cùng năm Tần đánh Việt thì Mông Điềm mới vượt sông Hoàng Hà đánh Hung Nô và người Nhung, lập các huyện mới. Vậy đất Hà Bắc, tức là Bắc sông Hoàng Hà, tới lúc này mới lọt vào tay Tần, lấy đâu ra ông Triệu Đà người Hà Bắc lại cùng năm đó làm tướng Tần đánh Việt được?
Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: Bấy giờ nhà Tần đã chiếm cả thiên hạ, cướp lấy đất Dương Việt, đặt ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận. Như vậy thời kỳ này đất Giao Chỉ đã nằm trong đất nhà Tần. Huyện Chân Định hoàn toàn có thể nằm ở chính Giao Chỉ chứ không đâu xa. Sự thật thì huyện Chân Định thời Tần là ở đất Thái Bình ngày nay. Chân Định là tên cũ của huyện Kiến Xương, mãi tới thời Thành Thái (1889) mới đổi là huyện Trực Định phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình.
Huyện Kiến Xương nay còn di tích là đền Đồng Xâm tại xã Hồng Thái thờ Triệu Vũ Đế, là bằng chứng rõ ràng rằng Chân Định của Triệu Đà là ở đất Thái Bình chứ không hề ở Hà Bắc, Trung Quốc. Tại Đồng Xâm Triệu Vũ Đế lấy vợ là Hoàng hậu Trình Thị. Như vậy Triệu Đà là người Việt chính gốc, chứ chẳng phải Tần hay Triệu nào ở tận Bắc Hoàng Hà.
Nỗi oan thứ hai: Triệu Đà dẫn quân Tần xâm lược nước Việt
Nỗi oan giời thấu thứ hai là Triệu Đà bị coi là kẻ xâm lược, đã cầm đầu quân Tần đánh Việt. Gọi là oan vì lần tìm hết các thư tịch cũ đều không hề có sách nào cho biết Triệu Đà đã cầm đầu quân Tần. Chỉ có trong Hoài Nam Tử có đoạn: [Nhà Tần] sai Úy Đà Đồ Thư đem lâu thuyền xuống Nam đánh Bách Việt. Cụm từ “Úy Đà” ở đây bị hiểu thành Triệu Đà. Hóa thành Triệu Đà cùng Đồ Thư đã dẫn quân xuống phương Nam.
Úy Đà là chức vụ của tướng Đồ Thư, với nghĩa như Đô Úy, tức là tướng thống lĩnh quân đội. Úy Đà biến thành tên riêng Triệu Đà dẫn đến nỗi oan chữ nghĩa khó giải của Triệu Vũ Đế.
Nam Việt Úy Đà liệt truyện chỉ chép: Thời Tần, Đà được làm lệnh ở huyện Long Xuyên, thuộc quận Nam Hải. Nếu Triệu Đà là tướng cùng Đồ Thư dẫn mấy chục vạn quân đánh Việt thì sao lại chỉ được làm một huyện lệnh nhỏ nhoi ở Nam Hải?
Huyện Long Xuyên nay là Long Biên, nơi còn đình đền thờ Triệu Vũ Đế tại xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên). Theo sự tích ở đình Xuân Quan thì Triệu Vũ Đế khi đi qua bến sông này đã thấy rồng bay lên nên sau nhân đó đặt tên là … Thăng Long. Đình Xuân Quan được xây trên hành cung cũ của Triệu Vũ Đế, có tên là điện Long Hưng.
Thiên Nam ngữ lục thì chép về Triệu Đà:
Hiệu xưng là Triệu Vũ Hoàng
Chín lần xem trị bốn phương đẹp lòng
Long Biên thành hiệu Thăng Long
Vì xưa rồng dậy dưới sông Nhị Hà.
Triệu Vũ Đế lấy vợ ở đất Chân Định (Kiến Xương – Thái Bình), khởi nghĩa kháng Tần từ đất Long Biên (Thăng Long), hoàn toàn không phải kẻ xâm lược, dẫn quân Tần đánh Việt.
Nỗi oan thứ ba: Triệu Đà lừa lấy nỏ thần và diệt An Dương Vương
Triệu Đà bị coi là kẻ thâm độc, xâm lược nước ta vì truyền thuyết Việt kể Triệu Đà sau khi đánh An Dương Vương không được, phải giả vờ xin hòa, cho con là Trọng Thủy xin cưới công chúa Mỵ Châu của An Dương Vương và xin ở rể. Trọng Thủy nhân cơ hội đánh tráo lẫy nỏ thần của nước Âu Lạc, rồi tìm cách về nước, dẫn quân sang, đuổi An Dương Vương cùng đường mà phải chém Mỵ Châu và đi vào biển…
Một lần nữa các sử gia Việt đã lấy truyền thuyết ghép nối vào lịch sử, nhưng ghép theo kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia. Thư tịch Trung Hoa không hề có chỗ nào ghi Triệu Đà đánh An Dương Vương cả. Nam Việt Úy Đà liệt truyện chỉ ghi: Cao Hậu mất,… Đà nhân đó dùng uy lực uy hiếp nơi biên giới, đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc mình.
Nếu Triệu Đà là người cầm quân Tần đánh Việt từ năm Tần Thủy Hoàng thứ 33 (214 TCN), lập ra quận huyện đầy đủ rồi, thì làm gì còn An Dương Vương và nước Âu Lạc nào sau đó nữa để mà Triệu Đà phải dụng tâm, khổ kể như vậy?
Các sử gia cho rằng Triệu Đà đã dùng phương sách “Hòa tập Bách Việt”, lấy vợ Việt, cho con trai mình lấy con gái vua Việt để dễ bề cai trị người Việt. Nhưng tất cả chỉ là chuyện kể trong truyền thuyết mà không có sử liệu nào cho biết rằng Triệu Đà đã đánh diệt An Dương Vương. Thậm chí truyền thuyết của người Choang ở Quảng Tây lại kể Trọng Thủy là hoàng tử của nước Tây Âu, cầm gươm “Hòa tập Bách Việt” sang nước Lạc Việt… Trọng Thủy ở đây không phải con của Triệu Đà.
Chuyện Trọng Thủy của nước Tây Âu đánh Lạc Việt đúng ra là chuyện Tần đánh Việt năm 257 TCN. Tây Âu ở đây là Tần. Trọng Thủy là con vua Tần. Nhà Tần còn mang họ Triệu như Tần Thủy Hoàng có tên Triệu Chính, lấy theo họ mẹ là Triệu Cơ. Sự trùng hợp này đã dẫn đến sự hiểu nhầm oan ức rằng Triệu Đà đã phái con sang do thám nước Việt và diệt An Dương Vương.
Bài thơ Khối tình con của Tản Đà nói đến chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy:
Một đôi kẻ Việt người Tần
Nửa phần ân ái nửa phần oán thương.
Mỵ Châu là Việt thì Trọng Thủy là Tần, chứ không phải Triệu. Không phải Triệu Đà đã đánh An Dương Vương, mà là Tần Triệu đã thực hiện chính sách “hòa tập Bách Việt”, lập quận huyện ở trên đất Việt, di dời hàng vạn hộ dân xuống nơi đây.
Nỗi oan thứ tư: Triệu Đà trị vì 70 năm, thọ 121 tuổi
Chính vì “Hội nhà sử” ngày nay quá tin vào những chú dẫn “đểu” của sử Tàu mà không suy xét nên Triệu Đà mới thọ đến 121 tuổi, làm vua 70 năm (từ năm 207 TCN đến năm 137 TCN). Chỉ với tuổi thọ này cũng đủ thấy “nỗi oan” của Triệu Đà to như cái đình mà vẫn được các “học giả” tin sái cổ.
Khi đọc kỹ Sử ký Tư Mã Thiên sẽ thấy có 2 lần Triệu Đà xưng vương. Lần thứ nhất là vào năm Tần Nhị Thế thứ hai (207 TCN) Triệu Đà chiếm lại 3 quận mà Tần lập ra trên đất Việt trước đó (Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải) và tự lập làm Nam Việt Vũ Vương. Lần thứ hai là sau khi Cao Hậu (Lữ Hậu) mất năm 180 TCN Đà uy hiếp Mân Việt và Tây Âu, tự tôn là Nam Việt Vũ Đế.
Theo vậy hóa ra Tây Âu Lạc thì không nằm trong 3 quận mà Tần đã chiếm (Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải)? Điều này vô lý vì sách Hoài Nam tử cho biết: Trong 3 năm, [quân Tần] không cởi giáp dãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, lại lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương để đánh nhau với người Việt. Giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống. Quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống đã bị Giám Lộc, Đồ Thư giết thì sao mãi tới thời Tây Hán vẫn còn Tây Âu?
Tuổi thọ “xưa nay”… không có của Triệu Đà cùng với 2 lần xưng vương và sự vô lý về vị trí nước Tây Âu cho thấy, từ năm 207 TCN đến 137 TCN ít nhất phải có 2 nhân vật, cùng được gọi là Triệu Đà. Triệu Đà thứ nhất là người đã lãnh đạo nhân dân Việt kháng Tần, giành lại đất đai của người Việt mà Tần lập quận huyện trước đó vào năm Tần Nhị Thế thứ ba (207 TCN). Còn Triệu Đà thứ hai nổi lên sau sự kiện Lữ Hậu mất (180 TCN), “mua chuộc” Mân Việt và Tây Âu theo mình. Nói cách khác một Triệu Đà chống Tần, còn một Triệu Đà chống Hán.
Câu đối ở điện Long Hưng, Xuân Quan nơi thờ Triệu Vũ Đế:
一指已無秦萬里開先閩貉絶
两立何難漢億年倡始帝王基
Nhất chỉ dĩ vô Tần, vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt
Lưỡng lập hà nan Hán, ức niên xương thủy đế vương cơ.
Dịch:
Một vùng vắng bóng Tần, vạn dặm mở ra vời xa Mân Lạc
Hai ngôi sánh cùng Hán, ngàn năm gây nền vững vàng đế vương.
Triệu Đà thứ hai là cháu Triệu Đà thứ nhất và có “mồ mả cha mẹ” ở phương Bắc đúng như Sử ký đã chép. Triệu Đà thứ hai có tên… Triệu Hồ, bởi vì Triệu Hồ không phải Triệu Văn Đế như sử vẫn chép. Chứng cứ rõ ràng là ngôi mộ vua Triệu mới phát hiện ở Quảng Đông vào những năm 1980. Trong mộ có ghi tên Triệu Mạt (hay Muội) và ấn vàng Văn đế hành tỉ (文帝行璽 ), nhưng lại còn có ấn vàng Thái tử (泰子). Như vậy người được chôn ở trong mộ là Văn Đế nước Nam Việt nhưng không phải Triệu Hồ vì Triệu Hồ là hàng cháu của Triệu Đà, không thể có chức Thái tử.
Với bằng chứng khảo cổ và minh văn phát hiện trong mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Đông thế thứ nhà Triệu Nam Việt trở nên rành mạch:
– 207 TCN đến 180 TCN: Vũ Vương Triệu Đà
– 180 TCN đến 137 TCN: Vũ Đế Triệu Hồ
– 137 TCN đến 124 TCN: Văn Đế Triệu Muội
– 124 TCN đến 113 TCN: Minh Vương Triệu Anh Tề
– 113 TCN đến 112 TCN: Ai Vương Triệu Hưng
– 112 TCN đến 111 TCN: Vệ Dương Vương Triệu Kiến Đức.
“Nỗi oan” 121 tuổi, 70 năm trị vì của Triệu Đà nay coi như được giải với 2 đời vua Triệu Vũ Hoàng kế tiếp nhau. Nhưng còn những nỗi oan vì sự vô lý của các sử gia đối với sử Việt thì chắc phải chờ thời gian soi xét…
>> Tranh cãi lịch sử về tính chính danh của Triệu Đà và nhà Triệu
>> Không thể chối bỏ Triệu Đà và nước Nam Việt?
.
Theo BÁCH VIỆT TRÙNG CỬU
Đăng trong:
Lịch sử Việt Nam,
Nghiên cứu lịch sử,
Triệu Đà,
Việt-Trung,
Xã hội
Một góc nhìn khác về Triệu Đà: Hóa giải những nỗi oan lịch sử
Nỗi oan thứ nhất: Triệu Đà là người phương Bắc. Nỗi oan thứ hai: Triệu Đà dẫn quân Tần xâm lược nước Việt. Nỗi oan thứ ba: Triệu Đà lừa lấy nỏ thần và diệt An Dương Vương…
0
Đăng trong:
Lịch sử Việt Nam,
Nghiên cứu lịch sử,
Triệu Đà,
Việt-Trung,
Xã hội
Giai thoại về cuộc đấu phép giữa Cao Biền và thần Long Đỗ
Thế kỷ 9, Cao Biền được triều Đường cử sang làm Tiết độ sứ ở An Nam. Đây là một viên quan được cho là rất giỏi phong thủy, đã trấn yểm nhiều long mạch của nước ta. Tuy nhiên Cao Biền đã phải chịu thất bại khi gặp linh khí đất Thăng Long.
Thần Long Đỗ là một trong bốn vị thần linh thiêng ở Thăng Long – Hà Nội. Ngày nay, đền thờ thần còn gọi là đền Bạch Mã nằm ở số 76 phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền Bạch Mã cũng chính là một trong Thăng Long Tứ Trấn nổi tiếng ở đất kinh kỳ. Sự tích về thần Long Đỗ gắn chặt với các sự kiện lớn của đất Thăng Long. Bởi thế, ngài còn được coi là Thành hoàng của kinh đô. Một trong những sự tích ly kỳ nhất về thần Long Đỗ được dân gian truyền tụng là việc phá sự trấn yểm của Cao Biền.
Cuối thời Đường, sự phản kháng của nhân dân ta ngày càng tăng lên. Những cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng, Mai Thúc Loan tuy cuối cùng đều bị đàn áp song đã làm lung lay thêm cái nền đô hộ mấy trăm năm của giặc phương Bắc. Trong bối cảnh ấy, Cao Biền được triều Đường cử sang làm tiết độ sứ cai trị dân ta (năm Bính Tuất – 866 theo Đại việt sử ký toàn thư, kỷ thuộc Tùy Đường).
Sử sách và cả truyện dân gian truyền miệng nói khá nhiều về viên Tiết độ sứ này. Xung quanh nhân vật này hiện lên những ánh hào quang lung linh thần thoại. Người ta truyền rằng, sau khi đã yên vị chức Tiết độ sứ ở An Nam, Cao Biền bèn cưỡi chim thần đi khắp nước Việt để xem hết các phúc địa. Hễ thấy chỗ đất nào có “long mạch” (chỗ đất tốt khi táng mồ mả ông bà vào đó thì con cháu sau này phát đế vương) thì dùng tà phép trấn yểm hết để người Việt mãi mãi không vùng lên được. Nào là chuyện vãi hạt đậu thành binh lính, nào là việc trồng cây, đào hào để phá long mạch. Các câu chuyện cổ tích, thần thoại thì luôn luôn hấp dẫn về sự tài phép và luôn được người kể thêu dệt thêm cho nên lại càng lung linh huyền ảo.
Cao Biền tài phép là thế nhưng rồi y cũng phải bó tay chịu thất bại ở ngay trong chính đất Đại La – thủ phủ mà y chọn để cai trị nước ta. Trong sách Việt Điện U Linh có một giai thoại kể rằng: Khi Cao Biền đang cho đắp thành Đại La thì thấy trời đất tối đen lại, một vị thần ngồi trên lưng rồng vàng lượn quanh thành mới đắp một vòng. Y rất là run sợ, vội đem vàng và đồng đúc thành một tượng theo hình dáng vị thần trong mơ rồi dùng bùa để trấn yểm. Đêm đó, Cao Biền nằm mơ thấy vị thần ấy nói rằng: Ta là thần Long Đỗ, tinh anh của khí thiêng sông núi nơi đây việc gì mà phải trấn yểm. Sáng hôm sau, Cao Biền sai người đi xem lại những chỗ đã trấn yểm thì thấy đồng sắt đều tan nát cả. Sau đó, Cao Biền sợ hãi lập đền Long Đỗ thờ thần ở trong thành. Đánh giá về giai thoại này, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần cho rằng, đó là một biểu hiện phản kháng trong lĩnh vực văn hóa. Nếu như nhà Đường cố tạo cho Cao Biền nhiều tài phép để hù dọa dân ta, thì “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, dân ta cũng có một vị thần không sợ tài phép của Cao Biền.
Gần 200 năm sau, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (1010) cũng lại có một giai thoại nữa liên quan đến thần Long Đỗ. Khi nhà vua đi thuyền từ Hoa Lư ra đến thành Đại La, thuyền vừa cập bến thì thấy rồng vàng bay lên bèn đổi tên Đại La thành Thăng Long. Việc đầu tiên Thái Tổ quan tâm là xây dựng Thăng Long thành một trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước. Triều đình đã xuất nhiều tiền của, huy động nhiều sức dân để đắp thành Thăng Long. Nhưng quái lạ là thành cứ đắp xong thì lại bị sụt lún. Nghe tiếng thần Long Đỗ linh thiêng, nhà vua đến cầu khấn. Sau đấy, vào một buổi sáng từ đền thờ thần Long Đỗ hiện ra một con ngựa trắng đi từ đền ra quanh khu vực thành đang đắp. Ngựa đi một vòng để lại dấu chân rồi trở về đền và biến mất. Nhà vua y dấu chân ấy xây thành thì thành không bị sụt nữa. Từ đấy đền có tên nữa là đền Bạch Mã.
Thực ra đây là một mô típ đã có từ thời cổ. Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ngoại kỷ còn chép chuyện An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Khi ấy, thành cứ xây xong lại đổ xuống. Sau thành chỉ đứng vững được khi xây theo dấu chân thần Kim Quy. Nhà chép sử nổi tiếng Ngô Sĩ Liên đã có lời bàn rằng: chuyện rùa vàng có đáng tin không? …. An Dương Vương hưng công đắp thành có phần không dè dặt sức dân, cho nên thần minh nhập vào rùa vàng để răn bảo, thế chẳng phải là làm cho dân oán trách quá mà đến thế ư?
Thần Long Đỗ hay thần linh nào nữa cũng đều ở tâm linh con người mà ra. Đó chẳng qua là sự phản ánh những tâm tư nguyện vọng và cả sự phản kháng của người dân trước những thực tế xã hội. Chính người dân Thăng Long đã gắn bó với thủ đô ngàn năm tuổi này. Và cũng từ thế giới tâm linh của họ mới xuất hiện những vị thần linh luôn có mặt mỗi khi Thăng Long nói riêng và dân tộc nói chung đứng trước những bước ngoặt quyết định.
Theo BẢO TÀNG LỊCH SỬ
0
Thần Long Đỗ là một trong bốn vị thần linh thiêng ở Thăng Long – Hà Nội. Ngày nay, đền thờ thần còn gọi là đền Bạch Mã nằm ở số 76 phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền Bạch Mã cũng chính là một trong Thăng Long Tứ Trấn nổi tiếng ở đất kinh kỳ. Sự tích về thần Long Đỗ gắn chặt với các sự kiện lớn của đất Thăng Long. Bởi thế, ngài còn được coi là Thành hoàng của kinh đô. Một trong những sự tích ly kỳ nhất về thần Long Đỗ được dân gian truyền tụng là việc phá sự trấn yểm của Cao Biền.
Cuối thời Đường, sự phản kháng của nhân dân ta ngày càng tăng lên. Những cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng, Mai Thúc Loan tuy cuối cùng đều bị đàn áp song đã làm lung lay thêm cái nền đô hộ mấy trăm năm của giặc phương Bắc. Trong bối cảnh ấy, Cao Biền được triều Đường cử sang làm tiết độ sứ cai trị dân ta (năm Bính Tuất – 866 theo Đại việt sử ký toàn thư, kỷ thuộc Tùy Đường).
Sử sách và cả truyện dân gian truyền miệng nói khá nhiều về viên Tiết độ sứ này. Xung quanh nhân vật này hiện lên những ánh hào quang lung linh thần thoại. Người ta truyền rằng, sau khi đã yên vị chức Tiết độ sứ ở An Nam, Cao Biền bèn cưỡi chim thần đi khắp nước Việt để xem hết các phúc địa. Hễ thấy chỗ đất nào có “long mạch” (chỗ đất tốt khi táng mồ mả ông bà vào đó thì con cháu sau này phát đế vương) thì dùng tà phép trấn yểm hết để người Việt mãi mãi không vùng lên được. Nào là chuyện vãi hạt đậu thành binh lính, nào là việc trồng cây, đào hào để phá long mạch. Các câu chuyện cổ tích, thần thoại thì luôn luôn hấp dẫn về sự tài phép và luôn được người kể thêu dệt thêm cho nên lại càng lung linh huyền ảo.
Cao Biền tài phép là thế nhưng rồi y cũng phải bó tay chịu thất bại ở ngay trong chính đất Đại La – thủ phủ mà y chọn để cai trị nước ta. Trong sách Việt Điện U Linh có một giai thoại kể rằng: Khi Cao Biền đang cho đắp thành Đại La thì thấy trời đất tối đen lại, một vị thần ngồi trên lưng rồng vàng lượn quanh thành mới đắp một vòng. Y rất là run sợ, vội đem vàng và đồng đúc thành một tượng theo hình dáng vị thần trong mơ rồi dùng bùa để trấn yểm. Đêm đó, Cao Biền nằm mơ thấy vị thần ấy nói rằng: Ta là thần Long Đỗ, tinh anh của khí thiêng sông núi nơi đây việc gì mà phải trấn yểm. Sáng hôm sau, Cao Biền sai người đi xem lại những chỗ đã trấn yểm thì thấy đồng sắt đều tan nát cả. Sau đó, Cao Biền sợ hãi lập đền Long Đỗ thờ thần ở trong thành. Đánh giá về giai thoại này, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần cho rằng, đó là một biểu hiện phản kháng trong lĩnh vực văn hóa. Nếu như nhà Đường cố tạo cho Cao Biền nhiều tài phép để hù dọa dân ta, thì “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, dân ta cũng có một vị thần không sợ tài phép của Cao Biền.
Gần 200 năm sau, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (1010) cũng lại có một giai thoại nữa liên quan đến thần Long Đỗ. Khi nhà vua đi thuyền từ Hoa Lư ra đến thành Đại La, thuyền vừa cập bến thì thấy rồng vàng bay lên bèn đổi tên Đại La thành Thăng Long. Việc đầu tiên Thái Tổ quan tâm là xây dựng Thăng Long thành một trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước. Triều đình đã xuất nhiều tiền của, huy động nhiều sức dân để đắp thành Thăng Long. Nhưng quái lạ là thành cứ đắp xong thì lại bị sụt lún. Nghe tiếng thần Long Đỗ linh thiêng, nhà vua đến cầu khấn. Sau đấy, vào một buổi sáng từ đền thờ thần Long Đỗ hiện ra một con ngựa trắng đi từ đền ra quanh khu vực thành đang đắp. Ngựa đi một vòng để lại dấu chân rồi trở về đền và biến mất. Nhà vua y dấu chân ấy xây thành thì thành không bị sụt nữa. Từ đấy đền có tên nữa là đền Bạch Mã.
Thực ra đây là một mô típ đã có từ thời cổ. Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ngoại kỷ còn chép chuyện An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Khi ấy, thành cứ xây xong lại đổ xuống. Sau thành chỉ đứng vững được khi xây theo dấu chân thần Kim Quy. Nhà chép sử nổi tiếng Ngô Sĩ Liên đã có lời bàn rằng: chuyện rùa vàng có đáng tin không? …. An Dương Vương hưng công đắp thành có phần không dè dặt sức dân, cho nên thần minh nhập vào rùa vàng để răn bảo, thế chẳng phải là làm cho dân oán trách quá mà đến thế ư?
Thần Long Đỗ hay thần linh nào nữa cũng đều ở tâm linh con người mà ra. Đó chẳng qua là sự phản ánh những tâm tư nguyện vọng và cả sự phản kháng của người dân trước những thực tế xã hội. Chính người dân Thăng Long đã gắn bó với thủ đô ngàn năm tuổi này. Và cũng từ thế giới tâm linh của họ mới xuất hiện những vị thần linh luôn có mặt mỗi khi Thăng Long nói riêng và dân tộc nói chung đứng trước những bước ngoặt quyết định.
Theo BẢO TÀNG LỊCH SỬ
Giai thoại về cuộc đấu phép giữa Cao Biền và thần Long Đỗ
Thế kỷ 9, Cao Biền được triều Đường cử sang làm Tiết độ sứ ở An Nam. Đây là một viên quan được cho là rất giỏi phong thủy, đã trấn yểm nhiều long mạch của nước ta. Tuy nhiên Cao Biền đã phải chịu thất bại khi gặp linh khí đất Thăng Long.
0
Vùng đất Lưỡng Quảng và mối quan hệ với người Việt cổ
Trong thời kỳ Chiến quốc, vương quốc Việt cũng chao đảo dưới những biến động chính trị, nhưng lộ trình văn hóa của nó vẫn khác xa văn hóa Trung Hoa “chính thống” [Hán] của lưu vực sông Hoàng Hà.
Bài viết đăng tải trên Tạp chí Xưa & Nay số 295, 11/2007 tr. 30-33. Lê Đỗ Huy lược thuật.
Mấy năm qua, tại Diễn đàn Lịch sử Trung Hoa (China History Forum) đã diễn ra một cuộc thảo luận trực tuyến về nguồn gốc của cư dân hiện nay đang sống tại hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây [Lưỡng Quảng] của CHND Trung Hoa. Dựa vào những tranh luận trên diễn đàn này, một hoạt động sôi nổi, lôi cuốn nhiều người ở Trung Hoa lục địa và hải ngoại tham gia, chúng tôi xin lược thuật để bạn đọc tham khảo.
Cuộc thảo luận trực tuyến được thực hiện bằng tiếng Anh, có đôi chỗ chú thích bằng tiếng Hoa, gồm hàng trăm ý kiến dàn trải trên 7 chương, mỗi chương có thể in ra chừng hơn 30 trang giấy khổ A4. Chủ đề của cuộc thảo luận là quan điểm Liên-Bách Việt (Pan-baiyueism), bàn về nguồn gốc chung của người Việt Nam và người nói tiếng Quảng Đông (Cantonese). Các thành viên tham dự diễn đàn này gồm chủ yếu là người Trung Hoa ở phía Nam (nhóm thứ nhất), thường phủ định quan điểm “Liên-Bách Việt”, một số người Việt Nam và Việt gốc Hoa (nhóm thứ hai, ít hơn về số người), được xem là cổ súy cho quan điểm trên, và một số ý kiến trung dung.
Các tranh luận thường khá gay gắt, nhưng các nhóm có vẻ đồng thuận với một số sử liệu, thường trích từ các công trình nghiên cứu phương Tây sau đây [1] :
Vào khoảng đời nhà Chu (1134-770 tCn) và Xuân Thu, tại khu vực phía Nam Trung Hoa giáp với biên giới Trung-Việt ngày nay đã tồn tại những bộ tộc không thuộc Hoa tộc như Bách Việt, Bộc (Pu) [2] …
Tới thời Xuân Thu, người Việt ở khu vực núi Cối Kê (nay là Thiệu Hưng) thuộc Chiết Giang lập ra vương quốc Việt. Nước Việt vào năm 473 tCn đã chinh phục nước Ngô [3] láng giềng, đóng đô ở Tô Châu thuộc Giang Tô. Nhưng rồi Việt bị nước Sở thôn tính năm 306 tCn. Vào thời Xuân Thu, người Đông Việt được xem là cư trú ở vùng nay thuộc phía Đông nước Trung hoa hiện đại, người Dương Việt cư trú ở phía bắc của tỉnh Giang Tô hiện nay. Các bộ tộc Bách Việt khác như Âu Mân sống ở vùng Chiết Giang, Phúc Kiến; Nam Việt sống ở vùng Quảng Đông, Tây Âu ở Quảng Tây, Lạc Việt ở Phúc Kiến… Trong thời kỳ Chiến quốc (480-221 tCn), vương quốc Việt cũng chao đảo dưới những biến động chính trị, giống như các lãnh thổ thuộc Thục và Ba nay thuộc Tứ Xuyên, nhưng lộ trình văn hóa của nó vẫn khác xa văn hóa Trung Hoa “chính thống” [Hán] của lưu vực sông Hoàng Hà.
Bắt đầu thời kỳ miền bắc của Dương Tử bị Trung Hoa hóa [Hán hóa] mạnh mẽ. Bức trường thành ngăn các bộ tộc du mục từ phương bắc xuống đã được nước Tần (221-206 tCn) và Yên xây dựng. Khu vực hiện nay thuộc Phúc Kiến lần lượt bị nhà Tần và nhà Hán chinh phạt, nhưng phong kiến Trung Hoa đã không thực sự kiểm soát được vùng đất này. Vào đầu đời Hán (206 tCn – 220), Triệu Đà lập ra vương quốc Nam Việt ở khu vực Quảng Đông, độc lập với triều đình Hán. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa năm 221 tCn, quân nhà Tần bắt đầu tiến xuống phía nam dọc theo sông Tây Giang tới vùng Quảng Đông hiện nay, và xác lập các quận dọc theo các trục đường chính. Tới năm 112 tCn. Hán Vũ Đế đã chinh phục những vùng phương Nam (Trung Hoa), cùng với vùng nay là miền bắc Việt Nam và cử người Hán cai quản các quận.
Dưới đời Hán, ngoài Nam Việt ở viễn Nam chủ yếu là ở Lưỡng Quảng và Việt Nam, sử sách còn kể về tiểu quốc Mân Việt ở đông bắc tập trung ở vùng sông Mân Giang, nay thuộc Phúc Kiến (Mân là tên cũ của tỉnh Phúc Kiến).
Thời Tam Quốc, Sách Địa lý chuyển luận trong Hán thư chép: “Ở khoảng bảy hay tám ngàn dặm tính từ Giao Chỉ đến Cối Kê (nam Giang Tô hay bắc Chiết Giang), những người Bách Việt có mặt ở mọi nơi, chia thành nhiều thị tộc”.
Hoạt động di cư của người Trung Hoa (Hán) càng tăng trưởng, người Việt càng bị đẩy vào các vùng đất cằn hơn, và vào rừng núi. Không giống như những người du mục Trung Á như tộc Hung Nô hoặc tộc Tiên ti, người Việt chưa từng thực sự đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự bành trướng hay kiềm tỏa của Trung Hoa (người Hán). Thỉnh thoảng họ dấy lên những cuộc đột kích vào khu định cư của người Hoa, mà các sử gia cổ gọi là “những cuộc nổi loạn”. Người Trung Hoa (Hán) cho rằng người Việt không văn minh, và hay đánh lẫn nhau.
Sự sụp đổ của nhà Hán và giai đoạn chia tách tiếp theo đã đẩy mạnh quá trình Trung Quốc hóa. Các thời kỳ bất ổn và chiến tranh ở miền Bắc Trung Hoa giữa Bắc Triều và Nam Triều, cũng như trong đời Tống đã dẫn tới hoạt động di cư ồ ạt của người Trung Hoa (xuống phương Nam). Hôn nhân dị chủng và giao lưu giữa các nền văn hóa đã dẫn đến sự pha trộn giữa người Trung Hoa (Hán) và không Trung Hoa (không phải Hán) ở miền Nam. Cho đến đời Đường, từ “Việt” đã trở nên một định ngữ chỉ vùng hơn là chỉ một nền văn hóa. Một nhà nước từng nằm ở tỉnh Chiết Giang hiện nay trong thời kỳ Ngũ đại thập quốc chẳng hạn, đã tự xưng là Ngô Việt.
Về thời Bắc thuộc, Diễn đàn dẫn luận án phó [?] tiến sĩ của Jennifer Holmgren “Sự đô hộ của Trung Hoa đối với [Bắc] Việt Nam” (Chinese Colonisation of Northern Vietnam, 1980) có đoạn viết:
Những ghi chép về hoạt động của Trung Hoa ở Bắc Bộ Việt Nam trong 6 thế kỷ đầu thời kỳ thực dân này (Việt Nam gọi là thời Bắc thuộc) cho thấy quá trình Việt Nam hóa đối với các dòng họ Trung hoa. hơn là quá trình Hán hóa đối với người Việt… Sự trêu ngươi như thế cho thấy một số thị tộc Trung Hoa xác lập quyền lợi của dòng họ mình ở Bắc Bộ: định cư dần dần, giúp đỡ mở mang và cuối cùng hoà nhập vào môi trường xã hội kinh tế và chính trị ở Bắc Việt Nam. Kết quả cuối cùng của quá trình này là sự xuất hiện của một tầng lớp thượng lưu Hoa-Việt, quá trình phi thực dân hóa ở vùng viễn nam, và những mưu toan bất thành ở thế kỷ VI để khôi phục nền độc lập, thoát ách đô hộ của phương Bắc. Ví dụ cho quá trình này là sự thăng tiến của Sĩ Nhiếp thời Hậu Hán và những nỗ lực giữ nền độc lập của người nhà ông này sau khi ông qua đời.
Từ cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng thế kỷ I đến cuộc nổi dậy của Lý Bôn thế kỷ VI, sử sách của Trung Hoa cho thấy biểu hiện của một sự phụ thuộc về chính trị trên nền nửa độc lập với Bắc triều. Theo dòng thời gian, những thời kỳ có đặc tính bán tự trị ngày càng tăng lên. Xu thế này làm nền cho cuộc nổi dậy của nhà [Tiền] Lý ở giữa thế kỷ VI và cuối cùng là sự phân liệt hoàn toàn khỏi Trung Hoa vào thế kỷ X.
Tác động của văn hóa Việt đối với văn hóa Trung Hoa đã không được xác định một cách chính thức, nhưng nó khá rõ rệt. Ngôn ngữ của các tiểu quốc cổ Ngô và Việt tạo nên ngôn ngữ Ngô, và phần nào tới ngôn ngữ Mân ở Phúc Kiến. Những nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng một số từ tiếng Trung Hoa có nguồn gốc từ tiếng Việt cổ chẳng hạn như từ jiang (giang), có nghĩa là sông. Những tàn tích về người Việt có thể quan sát được trong một số nhóm thiểu số ở Trung Hoa.
Ở Chiết Giang, nhà hát được gọi là rạp diễn Việt kịch. Tiếng Việt là một bộ phận của tiếng Trung Hoa và thường được gọi là tiếng Quảng Đông. Mẫu tự chính thức và các phương ngữ hình thành từ nó được sử dụng ở Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Hồng Kông, Ma Cao và tại một số cộng đồng Hoa Kiều trên thế giới.
Một số tên gọi khác của người Việt còn truyền được tới nay là Yi-Yue (hoặc Yu-Yue/ Ngải-việt), Mân-việt, Sơn-Việt, Dương-Việt (người Việt ở biển), U- Việt và Câu-Ngô. Những nhà nghiên cứu tiếng dân tộc cho rằng tên gọi người Việt có liên quan đến nghề chế biến cây gai dầu ở miền nay là Chiết Giang.
Chữ Việt cũng được xem là từ chỉ lưỡi phủ việt, một dụng cụ hay khí giới giống cái búa hay cái rìu, hình chữ nhật, biểu trưng cho quyền lực hoàng gia hay đế chế. Nhiều dụng cụ dạng rìu bằng đá đã được tìm thấy ở Hàng Châu, do vậy, nhiều học giả cho rằng lưỡi việt (búa dùng trong nghi lễ) là một sáng chế của miền Nam. Chữ Việt cũng từng được dùng để chỉ Quảng Đông và Quảng Tây [4] .
Cho dù nhiều bộ tộc Việt vẫn thấp thoáng đó đây trên lãnh thổ CHND Trung Hoa và để lại những dấu ấn trong sử sách đến cuối đời Hán, nay chỉ có thể kể tên vài nhóm dân Việt như Palyu “Lai”, Bugan “Hualuo hay Huazu”, Bit, Bulang, Hu, Kemu, Khuen, Wa… Di sản lớn nhất của người Việt cổ chính là miền Bắc Việt Nam, miền đất mà họ chạy về đó định cư do sự truy bức của Trung Hoa.
Về các tộc thiểu số khác ở khu vực nay là biên giới Trung Việt, theo sách của S. Robert Ramsey. Những ngôn ngữ của Trung Hoa (The Languages of china) tr. 233, không chỉ có Hakka (Khách gia, miền nam gọi là Hẹ), Mân và người Quảng Đông, là những người ở miền Nam Trung Hoa từ đầu, mà từ lâu đời người Thái đã thấp thoáng đóng một vai trò có qui mô ngay trước khi một thiên hạ Trung Hoa lộ rõ. Từ đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, những khu vực trồng lúa đã lốm đốm xuất hiện ở lưu vực sông Dương Tử. Vẫn theo S. Robert Ramsey, trong số các tiểu quốc được điểm tên trong lịch sử Trung Hoa có Ngô, ở gần Thượng Hải hiện nay, và Việt nằm dọc theo bờ biển Nam Trung Hoa, là những quốc gia của người Thái. Các quốc gia này dần dần bị Trung Quốc nuốt dần và đa số người Thái đã trở thành người Trung Hoa, qua đồng hóa về văn hóa và ngôn ngữ. Một nhà dân tộc học đã ước tính rằng ít nhất 60% người Quảng Đông có tổ tiên là thổ dân nói tiếng Thái.
Bản đồ các khu vực lẻ tẻ do nhà Tần chiếm được của các nhóm tộc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử sau năm 210 TCN.
Về các vùng khác thuộc miền Nam Trung Hoa nói chung: miền Nam Trung Hoa trước thời Hán bao gồm nhiều nền văn hóa gần với Đông Nam Á như văn hóa Đông Sơn. hoặc những nền văn hóa nổi tiếng hơn như Ngải, Di hoặc Ba Thục. Trong đó, văn hóa Điền ở Vân Nam thể hiện những cư dân khác sau thời đồ đồng. Xứ Vân từng cho thấy mối liên hệ về các nhóm người phương Nam với những bức tranh trong hang vẽ pháp sư (saman) khua gươm cong, chuôi có núm tròn kiểu Hán, thể hiện quyền lực trên đầu một đám đông. Người Hán từng có tục xăm mình để trấn áp những chứng bệnh nhiệt đới cũng như những cừu thù trong thời gian chiếm đóng những vùng đất thù địch.
Ở Vân Nam, văn hóa hiện đại của địa phương này không có nhiều liên hệ với nền văn hóa thuần Hán của vùng đồng bằng trung tâm cả về tín ngưỡng, trang phục, ẩm thực. Ở Vân Nam, còn tồn tại tục ăn côn trùng.
Những nguồn và ý kiến trên thường thuộc về các nhà nghiên cứu phương Tây, ít gây tranh cãi hơn so với những ý kiến dưới đây.
Nhóm thứ nhất (người Trung Hoa, đa số là ở lục địa) cho biết một số phát hiện và khẳng định sau:
Người Quảng Đông cách đây 2.000 năm là sự pha trộn giữa người Việt tại chỗ và người Hán. Người Việt lúc đó gần với người thiểu số dân tộc Nùng hiện nay ở Việt Nam.
Vương quốc Nam Việt gồm những cư dân người Kinh (?) sống ở đó nhưng họ là người Trung Hoa. Quảng Đông và Quảng Tây cũng như quốc gia cổ Nam Việt, không có quan hệ với dân tộc hiện nay mang quốc hiệu Việt Nam. Hoặc họ (người Trung Hoa ở phương Nam) không có quan hệ gì với người Nam Việt, cho dù Triệu Đà, vua Nam Việt lúc đó là người Hán.
Trong khoảng 100 năm gần đây người Hoa di cư xuống Việt Nam là từ Lưỡng Quảng và Phúc Kiến. Người Hán phương Bắc, theo nhóm thứ nhất, hầu như không di cư xuống Việt Nam, họ chỉ chạy sang Nam Triều Tiên vào năm 1949 và định cư chủ yếu ở Pusan và Seoul.
Người Hoa di cư xuống phía Nam thường không phải là người Hán. Họ tự gọi mình là người Minh Hương, hiện ở Việt Nam còn thế hệ thứ tư của những người Minh Hương, phần nhiều không nói, viết được tiếng Hoa.
Người miền Nam Trung Hoa có ngoại hình khác với người Trung Hoa phương Bắc. Nhà Nguyên Mông chia người Trung Hoa thành các nhóm: Mông, du mục người Hán phương Bắc, người Hoa phương Nam. Một vài ý kiến cho rằng người Trung Hoa phương nam có ngoại hình phần nào giống với người Việt Nam.
Nhiều người Quảng Đông hiện đại còn giữ được gia phả theo đó tổ tiên của họ di cư từ phía bắc xuống Quảng Đông vào đời Đường (618-907) và đời Tống (960-1279). Cuộc di cư lớn nhất xảy ra vào cuối đời Tống, họ cư trú ở nơi mà người Nam Việt đã bị đẩy xuống Quảng Tây hoặc Việt Nam hiện nay, nơi mà khi đó những người Choang là thiểu số so với người Kinh chiếm đa số.
Người Trung Hoa ở phương Nam hiện nay nói chung đã bị Hán hóa.
Còn có trên 50 triệu người thuần huyết thống Nam Việt hiện ở Quảng Tây và Quế Lâm.
Những người thổ dân thuộc các bộ tộc thiểu số Lê, Tày, Đai…, được chính phủ Trung Hoa xếp vào cùng nhóm với người Choang, nhóm này có tổng dân số trên 20 triệu người.
Không có nhiều người Quảng Đông sinh ra ở Việt Nam. Cộng đồng Trung Hoa ở Việt Nam chủ yếu là những người nói tiếng Triều Châu (Tiều) hoặc Phúc Kiến [5] .
An Dương Vương (Thục Phán), Triệu Đà, cũng như anh hùng dân tộc của Việt Nam Lý Bí, đều là người phương Bắc Trung Quốc.
Nhiều ý kiến của nhóm thứ nhất thường nhấn mạnh rằng họ là những người Quảng Đông thuộc về hệ Hán, hiện chiếm đa số ở khu vực Lưỡng Quảng, và “rất tự hào về nguồn gốc Hoa Hạ và Đông Di của mình”, hiện chung sống với “các dân tộc thiểu số” đáng yêu có nền văn hóa rực rỡ, danh giá thuộc về giòng dõi Nam Việt. Rằng đa số người Trung Hoa hiện đại không cho rằng nước Nam Việt lúc đó gần với Âu Lạc (được xem là nằm trong vương quốc Nam Việt) hơn là gần với Trung Hoa. Rằng những người Việt Nam hiện đại kém hiểu biết cần được dạy dỗ, rằng họ chỉ có quan hệ với Âu Lạc, nhưng không có quan hệ gì với vương quốc Nam Việt. Cổ sử Trung Hoa, theo họ chép rằng những người Hán đã tàn sát và đánh đuổi những bộ lạc Việt về phía Nam và xuống đồng bằng sông Hồng trong “các cuộc chinh phạt cướp đất”. Có ý kiến khuyên người Việt không nên tự hào về dòng dõi Nam Việt vì đây chính là giống Nam Man [6] . Một số ý kiến cho rằng người Việt nhìn chung là “bội bạc”, “quanh co”, đàn ông Việt Nam không chăm chỉ và không chú trọng xây dựng gia đình theo khuôn mẫu Á đông. Có ý kiến lại cho người Việt là đần độn và khờ dại. Cũng có ý kiến cho rằng người Việt hiện đại xấu hổ (?) vì dòng dõi Bách Việt và tìm cách “leo thang” để gắn mình với người Quảng Đông và người Trung Hoa. Và cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ không được người Mỹ ưa chuộng(?)
Xin nêu thêm một số phát hiện đến từ cả hai nhóm và các nhà nghiên cứu phương Tây:
Nhà Tần (221-206 tCn) cũng có truyền thuyết về con chim thần (tựa như Âu Cơ).
Có nhiều người Việt cổ bị đồng hóa thành Trung Hoa nhiều năm trước đây. Chẳng hạn họ Âu-dương đến từ đất Lư Lăng của vương quốc Việt cổ. Có một hoàng tử Việt mang họ này bị nhà Chu bắt. Hậu duệ của ông, một sử gia nổi tiếng nhà Tống mang họ này. Hiện nay, ở một số tỉnh miền Nam Trung Hoa còn nhiều người mang họ này. Một số người Quảng Đông cũng mang họ này. Sử gia đời Tống Âu-dương Tu cho rằng người Việt có cùng một tổ tiên với với người [Hoa?] Hạ, một quan điểm bị nhóm thứ nhất của Diễn đàn này phê phán.
Các khu vực Tứ Xuyên, Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam từng có nền văn hóa riêng và dân cư khác biệt, không in dấu lên triều đình Hán hay các nghi thức đặc trưng cho đế chế Trung Hoa.
Quảng Châu được Ngô vương Tôn Hạo, vua thứ tư nhà Đông Ngô, chắt của Tôn Quyền, chia tách từ Triều [?] Châu [7] vào năm 264.
Có lượng đáng kể của dòng máu Trung Hoa trong huyết quản người Lạc Việt và U Việt. tức là người Việt hiện đại.
Những người U Việt thuộc nhóm Bách Việt, bị nhà Thanh (1644-1911) dồn đuổi xuống lãnh thổ Việt Nam. Chuyện chín chúa tranh vua” (Cẩu chúa cheng vùa) của các dân tộc Tày, Nùng… có thể là minh họa cho sử liệu này.
Khái niệm “Hán hóa” từng thuộc về những đường biên giới cổ đại thật xa lạ với hiện nay. Không thể xem là những tộc người thiểu số đang không được đãi ngộ ở CHND Trung Hoa, cho dù một số trong họ đã biến mất trong những triều đại phong kiến sau cùng. Miền Nam Trung Hoa từng thuộc những tộc người thiểu số hiện cung cấp một ít di sản phục vụ cho du lịch. Không nên nghĩ rằng tất cả công dân Trung Hoa thực thụ hiện đang cố trở nên càng giống Hán càng tốt. Những dị biệt về tính cách sắc tộc và văn hóa vẫn còn tiềm tàng ở CHND Trung Hoa, thể hiện cả ở nét mặt của những người không phải dân tộc Hán. Những khu vực như Tân Cương hay Tây Tạng về cốt lõi văn hóa vẫn cho thấy sợi chỉ mỏng manh của bản sắc văn hóa và cho thấy rõ ràng nên xem xét cư dân hoặc sở hữu đất đai (!) có thể xem là hoàn toàn Trung Hoa hay không. Sự hiện diện trước đây của những thổ dân không phải người Trung Hoa có thể thấy rõ trong những tài liệu khai quật được. Nhưng công nhận hay không công nhận điều này cũng không thể xem như lý do để chuyển sang đề tài chính trị. Càng không phải duyên cớ để các khu vực khác khoanh vùng để đòi lại… (đây là ý kiến từ phương Tây).
Nghiên cứu DNA do các trung tâm ở Thượng Hải, Côn Minh và Hoa Kỳ (Center for Genome Information, Department of Environmental Health, University of Cincinnati, Cincinnati, Ohio 45267, USA) chỉ ra rằng người Bắc Trung Hoa (Tây An và Bắc Kinh) và người Nam Trung Hoa (Quảng Châu, Thượng Hải) có cùng mẫu ADN.
Một ý kiến đáng chú ý từ nhóm thứ hai – chủ yếu gồm người Việt hải ngoại, kể cả những người di tản sau năm 1975, trong đó có cả người Việt gốc Hoa – không gặp phải phản kháng của nhóm thứ nhất: Việt là từ mà người Hoa Hạ gắn với thổ dân khu vực đông nam của Trung Hoa mà họ gặp phải. Định nghĩa khái lược này hợp với một địa bàn rất rộng ở Đông Nam Á… bao gồm ngoài đông nam Trung Hoa còn bao gồm Tây Nam nước này. Đông Nam Á xét về vị thế, Đông bắc Ấn Độ, các đảo trên Thái Bình Dương, và Madagascar. Dân này nói tiếng Austronesian, Tai-Kadai, Austroasiatic và Hmong-Mien (Mon-Khmer).
—————————-
Chú thích:
[1]Người dịch tổng hợp và chú thêm niên đại để người đọc tiện theo dõi. Chú thích trong bài là của ban biên tập Xưa & Nay.
[2]Theo một nguồn nữa, các bộ lạc không phải người Hán gồm: Hoa Di (thuộc bộ tộc Lô Lô) hay Xu và Việt ở phía đông, Khuyển Nhung ở phía tây, Di ở phía bắc, Pu, Khương và Man ở phía tây nam và phía nam.
[3]Theo một Website phương Tây được công nhận rộng rãi [?], nước Ngô cũng là một quốc gia của người Việt nằm ở nam Giang Tô và bắc Chiết Giang. Giới quý tộc của hai quốc gia này học tiếng Trung, thuận theo pháp luật Trung Hoa và học theo công nghệ quân sự Trung Hoa, phát triển giao thông thủy là chính, và nghề nuôi trồng thuỷ sản, chứ không chỉ làm thuần nông nghiệp. Hai nước này cũng nổi tiếng về nghề đóng tàu và tác chiến trên sông nước, cũng như nghề làm gươm. Vào thời Chiến Quốc, hai nhà nước Ngô và Việt, bắt đầu can thiệp mạnh hơn vào chính trường Trung Hoa. Năm 506 trCn, chiến tranh bùng nổ giữa Ngô và Việt, lúc ác liệt lúc lắng dịu trong suốt 30 năm sau. Tới năm 473 trCn, Việt Vương Câu Tiễn chiếm được Ngô, được các lân bang là Tề và Tấn công nhận. Năm 333 trCn, đến lượt Việt bị Sở thôn tính.
[4]Như khái niệm biên khu Việt-Quế được dùng khoảng giữa thế kỷ XX, bên kia biên giới là hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam.
[5]Được phương Tây xem là những nhánh của ở phương Nam có liên hệ với Hán tộc. Tuy nhiên, một trang Web thông dụng của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ phương Tây [?] cho rằng tiếng Phúc Kiến và Triều Châu là phương ngữ phụ trong tiếng Mân.
[6]Là một trong số các dân tộc mà người Hán coi là mọi rợ (Đông Di, Tây Nhung, Nam Man, Bắc Địch). Xin lưu ý ở trên có ý kiến của người Quảng Đông hiện đại thể hiện sự tự hào là người Đông Di.
[7][có thể ông LĐH nhầm. Sau khi Sĩ Nhiếp chết, năm 226, Đông Ngô đã chia Giao Châu ra làm hai châu: Quảng Châu gồm các quận Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô và Giao Châu gồm các quận Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. và cử Sĩ Huy, con Sĩ Nhiếp làm thái thú Cửu Chân, nhưng Sĩ Huy không tuân lệnh mà dấy binh chiếm giữ Giao Chỉ. Thứ sử Giao Châu là Đái Lương và thứ sử Quảng Châu là Lữ Đại cùng hợp binh tiến đánh và giết chết mấy anh em Sĩ Huy. Khi đó Đông Ngô lại hợp nhất Quảng Châu với Giao Châu như cũ, phong Lữ Đại làm thứ sử Giao Châu, và đến năm 264 mới chia lại thành Quảng Châu (trị sở tại Phiên Ngung, nay là thành phố Quảng Châu) và Giao Châu (trị sở tại Long Biên). Giao Châu mới gồm có 6 quận: Giao Chỉ, Tân Xương, Vũ Bình, Cửu Chân, Cửu Đức và Nhật Nam, bao gồm miền Bắc Việt Nam cộng thêm khu vực Khâm Châu (thuộc Quảng Tây) ngày nay và bán đảo Lôi Châu thuộc tỉnh Quảng Đông) ngày nay.
Theo TẠP CHÍ XƯA & NAY
0
Bài viết đăng tải trên Tạp chí Xưa & Nay số 295, 11/2007 tr. 30-33. Lê Đỗ Huy lược thuật.
Mấy năm qua, tại Diễn đàn Lịch sử Trung Hoa (China History Forum) đã diễn ra một cuộc thảo luận trực tuyến về nguồn gốc của cư dân hiện nay đang sống tại hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây [Lưỡng Quảng] của CHND Trung Hoa. Dựa vào những tranh luận trên diễn đàn này, một hoạt động sôi nổi, lôi cuốn nhiều người ở Trung Hoa lục địa và hải ngoại tham gia, chúng tôi xin lược thuật để bạn đọc tham khảo.
Cuộc thảo luận trực tuyến được thực hiện bằng tiếng Anh, có đôi chỗ chú thích bằng tiếng Hoa, gồm hàng trăm ý kiến dàn trải trên 7 chương, mỗi chương có thể in ra chừng hơn 30 trang giấy khổ A4. Chủ đề của cuộc thảo luận là quan điểm Liên-Bách Việt (Pan-baiyueism), bàn về nguồn gốc chung của người Việt Nam và người nói tiếng Quảng Đông (Cantonese). Các thành viên tham dự diễn đàn này gồm chủ yếu là người Trung Hoa ở phía Nam (nhóm thứ nhất), thường phủ định quan điểm “Liên-Bách Việt”, một số người Việt Nam và Việt gốc Hoa (nhóm thứ hai, ít hơn về số người), được xem là cổ súy cho quan điểm trên, và một số ý kiến trung dung.
Các tranh luận thường khá gay gắt, nhưng các nhóm có vẻ đồng thuận với một số sử liệu, thường trích từ các công trình nghiên cứu phương Tây sau đây [1] :
Vào khoảng đời nhà Chu (1134-770 tCn) và Xuân Thu, tại khu vực phía Nam Trung Hoa giáp với biên giới Trung-Việt ngày nay đã tồn tại những bộ tộc không thuộc Hoa tộc như Bách Việt, Bộc (Pu) [2] …
Tới thời Xuân Thu, người Việt ở khu vực núi Cối Kê (nay là Thiệu Hưng) thuộc Chiết Giang lập ra vương quốc Việt. Nước Việt vào năm 473 tCn đã chinh phục nước Ngô [3] láng giềng, đóng đô ở Tô Châu thuộc Giang Tô. Nhưng rồi Việt bị nước Sở thôn tính năm 306 tCn. Vào thời Xuân Thu, người Đông Việt được xem là cư trú ở vùng nay thuộc phía Đông nước Trung hoa hiện đại, người Dương Việt cư trú ở phía bắc của tỉnh Giang Tô hiện nay. Các bộ tộc Bách Việt khác như Âu Mân sống ở vùng Chiết Giang, Phúc Kiến; Nam Việt sống ở vùng Quảng Đông, Tây Âu ở Quảng Tây, Lạc Việt ở Phúc Kiến… Trong thời kỳ Chiến quốc (480-221 tCn), vương quốc Việt cũng chao đảo dưới những biến động chính trị, giống như các lãnh thổ thuộc Thục và Ba nay thuộc Tứ Xuyên, nhưng lộ trình văn hóa của nó vẫn khác xa văn hóa Trung Hoa “chính thống” [Hán] của lưu vực sông Hoàng Hà.
Bắt đầu thời kỳ miền bắc của Dương Tử bị Trung Hoa hóa [Hán hóa] mạnh mẽ. Bức trường thành ngăn các bộ tộc du mục từ phương bắc xuống đã được nước Tần (221-206 tCn) và Yên xây dựng. Khu vực hiện nay thuộc Phúc Kiến lần lượt bị nhà Tần và nhà Hán chinh phạt, nhưng phong kiến Trung Hoa đã không thực sự kiểm soát được vùng đất này. Vào đầu đời Hán (206 tCn – 220), Triệu Đà lập ra vương quốc Nam Việt ở khu vực Quảng Đông, độc lập với triều đình Hán. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa năm 221 tCn, quân nhà Tần bắt đầu tiến xuống phía nam dọc theo sông Tây Giang tới vùng Quảng Đông hiện nay, và xác lập các quận dọc theo các trục đường chính. Tới năm 112 tCn. Hán Vũ Đế đã chinh phục những vùng phương Nam (Trung Hoa), cùng với vùng nay là miền bắc Việt Nam và cử người Hán cai quản các quận.
Dưới đời Hán, ngoài Nam Việt ở viễn Nam chủ yếu là ở Lưỡng Quảng và Việt Nam, sử sách còn kể về tiểu quốc Mân Việt ở đông bắc tập trung ở vùng sông Mân Giang, nay thuộc Phúc Kiến (Mân là tên cũ của tỉnh Phúc Kiến).
Thời Tam Quốc, Sách Địa lý chuyển luận trong Hán thư chép: “Ở khoảng bảy hay tám ngàn dặm tính từ Giao Chỉ đến Cối Kê (nam Giang Tô hay bắc Chiết Giang), những người Bách Việt có mặt ở mọi nơi, chia thành nhiều thị tộc”.
Hoạt động di cư của người Trung Hoa (Hán) càng tăng trưởng, người Việt càng bị đẩy vào các vùng đất cằn hơn, và vào rừng núi. Không giống như những người du mục Trung Á như tộc Hung Nô hoặc tộc Tiên ti, người Việt chưa từng thực sự đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự bành trướng hay kiềm tỏa của Trung Hoa (người Hán). Thỉnh thoảng họ dấy lên những cuộc đột kích vào khu định cư của người Hoa, mà các sử gia cổ gọi là “những cuộc nổi loạn”. Người Trung Hoa (Hán) cho rằng người Việt không văn minh, và hay đánh lẫn nhau.
Sự sụp đổ của nhà Hán và giai đoạn chia tách tiếp theo đã đẩy mạnh quá trình Trung Quốc hóa. Các thời kỳ bất ổn và chiến tranh ở miền Bắc Trung Hoa giữa Bắc Triều và Nam Triều, cũng như trong đời Tống đã dẫn tới hoạt động di cư ồ ạt của người Trung Hoa (xuống phương Nam). Hôn nhân dị chủng và giao lưu giữa các nền văn hóa đã dẫn đến sự pha trộn giữa người Trung Hoa (Hán) và không Trung Hoa (không phải Hán) ở miền Nam. Cho đến đời Đường, từ “Việt” đã trở nên một định ngữ chỉ vùng hơn là chỉ một nền văn hóa. Một nhà nước từng nằm ở tỉnh Chiết Giang hiện nay trong thời kỳ Ngũ đại thập quốc chẳng hạn, đã tự xưng là Ngô Việt.
Về thời Bắc thuộc, Diễn đàn dẫn luận án phó [?] tiến sĩ của Jennifer Holmgren “Sự đô hộ của Trung Hoa đối với [Bắc] Việt Nam” (Chinese Colonisation of Northern Vietnam, 1980) có đoạn viết:
Những ghi chép về hoạt động của Trung Hoa ở Bắc Bộ Việt Nam trong 6 thế kỷ đầu thời kỳ thực dân này (Việt Nam gọi là thời Bắc thuộc) cho thấy quá trình Việt Nam hóa đối với các dòng họ Trung hoa. hơn là quá trình Hán hóa đối với người Việt… Sự trêu ngươi như thế cho thấy một số thị tộc Trung Hoa xác lập quyền lợi của dòng họ mình ở Bắc Bộ: định cư dần dần, giúp đỡ mở mang và cuối cùng hoà nhập vào môi trường xã hội kinh tế và chính trị ở Bắc Việt Nam. Kết quả cuối cùng của quá trình này là sự xuất hiện của một tầng lớp thượng lưu Hoa-Việt, quá trình phi thực dân hóa ở vùng viễn nam, và những mưu toan bất thành ở thế kỷ VI để khôi phục nền độc lập, thoát ách đô hộ của phương Bắc. Ví dụ cho quá trình này là sự thăng tiến của Sĩ Nhiếp thời Hậu Hán và những nỗ lực giữ nền độc lập của người nhà ông này sau khi ông qua đời.
Từ cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng thế kỷ I đến cuộc nổi dậy của Lý Bôn thế kỷ VI, sử sách của Trung Hoa cho thấy biểu hiện của một sự phụ thuộc về chính trị trên nền nửa độc lập với Bắc triều. Theo dòng thời gian, những thời kỳ có đặc tính bán tự trị ngày càng tăng lên. Xu thế này làm nền cho cuộc nổi dậy của nhà [Tiền] Lý ở giữa thế kỷ VI và cuối cùng là sự phân liệt hoàn toàn khỏi Trung Hoa vào thế kỷ X.
Tác động của văn hóa Việt đối với văn hóa Trung Hoa đã không được xác định một cách chính thức, nhưng nó khá rõ rệt. Ngôn ngữ của các tiểu quốc cổ Ngô và Việt tạo nên ngôn ngữ Ngô, và phần nào tới ngôn ngữ Mân ở Phúc Kiến. Những nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng một số từ tiếng Trung Hoa có nguồn gốc từ tiếng Việt cổ chẳng hạn như từ jiang (giang), có nghĩa là sông. Những tàn tích về người Việt có thể quan sát được trong một số nhóm thiểu số ở Trung Hoa.
Ở Chiết Giang, nhà hát được gọi là rạp diễn Việt kịch. Tiếng Việt là một bộ phận của tiếng Trung Hoa và thường được gọi là tiếng Quảng Đông. Mẫu tự chính thức và các phương ngữ hình thành từ nó được sử dụng ở Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Hồng Kông, Ma Cao và tại một số cộng đồng Hoa Kiều trên thế giới.
Một số tên gọi khác của người Việt còn truyền được tới nay là Yi-Yue (hoặc Yu-Yue/ Ngải-việt), Mân-việt, Sơn-Việt, Dương-Việt (người Việt ở biển), U- Việt và Câu-Ngô. Những nhà nghiên cứu tiếng dân tộc cho rằng tên gọi người Việt có liên quan đến nghề chế biến cây gai dầu ở miền nay là Chiết Giang.
Chữ Việt cũng được xem là từ chỉ lưỡi phủ việt, một dụng cụ hay khí giới giống cái búa hay cái rìu, hình chữ nhật, biểu trưng cho quyền lực hoàng gia hay đế chế. Nhiều dụng cụ dạng rìu bằng đá đã được tìm thấy ở Hàng Châu, do vậy, nhiều học giả cho rằng lưỡi việt (búa dùng trong nghi lễ) là một sáng chế của miền Nam. Chữ Việt cũng từng được dùng để chỉ Quảng Đông và Quảng Tây [4] .
Cho dù nhiều bộ tộc Việt vẫn thấp thoáng đó đây trên lãnh thổ CHND Trung Hoa và để lại những dấu ấn trong sử sách đến cuối đời Hán, nay chỉ có thể kể tên vài nhóm dân Việt như Palyu “Lai”, Bugan “Hualuo hay Huazu”, Bit, Bulang, Hu, Kemu, Khuen, Wa… Di sản lớn nhất của người Việt cổ chính là miền Bắc Việt Nam, miền đất mà họ chạy về đó định cư do sự truy bức của Trung Hoa.
Về các tộc thiểu số khác ở khu vực nay là biên giới Trung Việt, theo sách của S. Robert Ramsey. Những ngôn ngữ của Trung Hoa (The Languages of china) tr. 233, không chỉ có Hakka (Khách gia, miền nam gọi là Hẹ), Mân và người Quảng Đông, là những người ở miền Nam Trung Hoa từ đầu, mà từ lâu đời người Thái đã thấp thoáng đóng một vai trò có qui mô ngay trước khi một thiên hạ Trung Hoa lộ rõ. Từ đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, những khu vực trồng lúa đã lốm đốm xuất hiện ở lưu vực sông Dương Tử. Vẫn theo S. Robert Ramsey, trong số các tiểu quốc được điểm tên trong lịch sử Trung Hoa có Ngô, ở gần Thượng Hải hiện nay, và Việt nằm dọc theo bờ biển Nam Trung Hoa, là những quốc gia của người Thái. Các quốc gia này dần dần bị Trung Quốc nuốt dần và đa số người Thái đã trở thành người Trung Hoa, qua đồng hóa về văn hóa và ngôn ngữ. Một nhà dân tộc học đã ước tính rằng ít nhất 60% người Quảng Đông có tổ tiên là thổ dân nói tiếng Thái.
Bản đồ các khu vực lẻ tẻ do nhà Tần chiếm được của các nhóm tộc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử sau năm 210 TCN.
Về các vùng khác thuộc miền Nam Trung Hoa nói chung: miền Nam Trung Hoa trước thời Hán bao gồm nhiều nền văn hóa gần với Đông Nam Á như văn hóa Đông Sơn. hoặc những nền văn hóa nổi tiếng hơn như Ngải, Di hoặc Ba Thục. Trong đó, văn hóa Điền ở Vân Nam thể hiện những cư dân khác sau thời đồ đồng. Xứ Vân từng cho thấy mối liên hệ về các nhóm người phương Nam với những bức tranh trong hang vẽ pháp sư (saman) khua gươm cong, chuôi có núm tròn kiểu Hán, thể hiện quyền lực trên đầu một đám đông. Người Hán từng có tục xăm mình để trấn áp những chứng bệnh nhiệt đới cũng như những cừu thù trong thời gian chiếm đóng những vùng đất thù địch.
Ở Vân Nam, văn hóa hiện đại của địa phương này không có nhiều liên hệ với nền văn hóa thuần Hán của vùng đồng bằng trung tâm cả về tín ngưỡng, trang phục, ẩm thực. Ở Vân Nam, còn tồn tại tục ăn côn trùng.
Những nguồn và ý kiến trên thường thuộc về các nhà nghiên cứu phương Tây, ít gây tranh cãi hơn so với những ý kiến dưới đây.
Nhóm thứ nhất (người Trung Hoa, đa số là ở lục địa) cho biết một số phát hiện và khẳng định sau:
Người Quảng Đông cách đây 2.000 năm là sự pha trộn giữa người Việt tại chỗ và người Hán. Người Việt lúc đó gần với người thiểu số dân tộc Nùng hiện nay ở Việt Nam.
Vương quốc Nam Việt gồm những cư dân người Kinh (?) sống ở đó nhưng họ là người Trung Hoa. Quảng Đông và Quảng Tây cũng như quốc gia cổ Nam Việt, không có quan hệ với dân tộc hiện nay mang quốc hiệu Việt Nam. Hoặc họ (người Trung Hoa ở phương Nam) không có quan hệ gì với người Nam Việt, cho dù Triệu Đà, vua Nam Việt lúc đó là người Hán.
Trong khoảng 100 năm gần đây người Hoa di cư xuống Việt Nam là từ Lưỡng Quảng và Phúc Kiến. Người Hán phương Bắc, theo nhóm thứ nhất, hầu như không di cư xuống Việt Nam, họ chỉ chạy sang Nam Triều Tiên vào năm 1949 và định cư chủ yếu ở Pusan và Seoul.
Người Hoa di cư xuống phía Nam thường không phải là người Hán. Họ tự gọi mình là người Minh Hương, hiện ở Việt Nam còn thế hệ thứ tư của những người Minh Hương, phần nhiều không nói, viết được tiếng Hoa.
Người miền Nam Trung Hoa có ngoại hình khác với người Trung Hoa phương Bắc. Nhà Nguyên Mông chia người Trung Hoa thành các nhóm: Mông, du mục người Hán phương Bắc, người Hoa phương Nam. Một vài ý kiến cho rằng người Trung Hoa phương nam có ngoại hình phần nào giống với người Việt Nam.
Nhiều người Quảng Đông hiện đại còn giữ được gia phả theo đó tổ tiên của họ di cư từ phía bắc xuống Quảng Đông vào đời Đường (618-907) và đời Tống (960-1279). Cuộc di cư lớn nhất xảy ra vào cuối đời Tống, họ cư trú ở nơi mà người Nam Việt đã bị đẩy xuống Quảng Tây hoặc Việt Nam hiện nay, nơi mà khi đó những người Choang là thiểu số so với người Kinh chiếm đa số.
Người Trung Hoa ở phương Nam hiện nay nói chung đã bị Hán hóa.
Còn có trên 50 triệu người thuần huyết thống Nam Việt hiện ở Quảng Tây và Quế Lâm.
Những người thổ dân thuộc các bộ tộc thiểu số Lê, Tày, Đai…, được chính phủ Trung Hoa xếp vào cùng nhóm với người Choang, nhóm này có tổng dân số trên 20 triệu người.
Không có nhiều người Quảng Đông sinh ra ở Việt Nam. Cộng đồng Trung Hoa ở Việt Nam chủ yếu là những người nói tiếng Triều Châu (Tiều) hoặc Phúc Kiến [5] .
An Dương Vương (Thục Phán), Triệu Đà, cũng như anh hùng dân tộc của Việt Nam Lý Bí, đều là người phương Bắc Trung Quốc.
Nhiều ý kiến của nhóm thứ nhất thường nhấn mạnh rằng họ là những người Quảng Đông thuộc về hệ Hán, hiện chiếm đa số ở khu vực Lưỡng Quảng, và “rất tự hào về nguồn gốc Hoa Hạ và Đông Di của mình”, hiện chung sống với “các dân tộc thiểu số” đáng yêu có nền văn hóa rực rỡ, danh giá thuộc về giòng dõi Nam Việt. Rằng đa số người Trung Hoa hiện đại không cho rằng nước Nam Việt lúc đó gần với Âu Lạc (được xem là nằm trong vương quốc Nam Việt) hơn là gần với Trung Hoa. Rằng những người Việt Nam hiện đại kém hiểu biết cần được dạy dỗ, rằng họ chỉ có quan hệ với Âu Lạc, nhưng không có quan hệ gì với vương quốc Nam Việt. Cổ sử Trung Hoa, theo họ chép rằng những người Hán đã tàn sát và đánh đuổi những bộ lạc Việt về phía Nam và xuống đồng bằng sông Hồng trong “các cuộc chinh phạt cướp đất”. Có ý kiến khuyên người Việt không nên tự hào về dòng dõi Nam Việt vì đây chính là giống Nam Man [6] . Một số ý kiến cho rằng người Việt nhìn chung là “bội bạc”, “quanh co”, đàn ông Việt Nam không chăm chỉ và không chú trọng xây dựng gia đình theo khuôn mẫu Á đông. Có ý kiến lại cho người Việt là đần độn và khờ dại. Cũng có ý kiến cho rằng người Việt hiện đại xấu hổ (?) vì dòng dõi Bách Việt và tìm cách “leo thang” để gắn mình với người Quảng Đông và người Trung Hoa. Và cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ không được người Mỹ ưa chuộng(?)
Xin nêu thêm một số phát hiện đến từ cả hai nhóm và các nhà nghiên cứu phương Tây:
Nhà Tần (221-206 tCn) cũng có truyền thuyết về con chim thần (tựa như Âu Cơ).
Có nhiều người Việt cổ bị đồng hóa thành Trung Hoa nhiều năm trước đây. Chẳng hạn họ Âu-dương đến từ đất Lư Lăng của vương quốc Việt cổ. Có một hoàng tử Việt mang họ này bị nhà Chu bắt. Hậu duệ của ông, một sử gia nổi tiếng nhà Tống mang họ này. Hiện nay, ở một số tỉnh miền Nam Trung Hoa còn nhiều người mang họ này. Một số người Quảng Đông cũng mang họ này. Sử gia đời Tống Âu-dương Tu cho rằng người Việt có cùng một tổ tiên với với người [Hoa?] Hạ, một quan điểm bị nhóm thứ nhất của Diễn đàn này phê phán.
Các khu vực Tứ Xuyên, Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam từng có nền văn hóa riêng và dân cư khác biệt, không in dấu lên triều đình Hán hay các nghi thức đặc trưng cho đế chế Trung Hoa.
Quảng Châu được Ngô vương Tôn Hạo, vua thứ tư nhà Đông Ngô, chắt của Tôn Quyền, chia tách từ Triều [?] Châu [7] vào năm 264.
Có lượng đáng kể của dòng máu Trung Hoa trong huyết quản người Lạc Việt và U Việt. tức là người Việt hiện đại.
Những người U Việt thuộc nhóm Bách Việt, bị nhà Thanh (1644-1911) dồn đuổi xuống lãnh thổ Việt Nam. Chuyện chín chúa tranh vua” (Cẩu chúa cheng vùa) của các dân tộc Tày, Nùng… có thể là minh họa cho sử liệu này.
Khái niệm “Hán hóa” từng thuộc về những đường biên giới cổ đại thật xa lạ với hiện nay. Không thể xem là những tộc người thiểu số đang không được đãi ngộ ở CHND Trung Hoa, cho dù một số trong họ đã biến mất trong những triều đại phong kiến sau cùng. Miền Nam Trung Hoa từng thuộc những tộc người thiểu số hiện cung cấp một ít di sản phục vụ cho du lịch. Không nên nghĩ rằng tất cả công dân Trung Hoa thực thụ hiện đang cố trở nên càng giống Hán càng tốt. Những dị biệt về tính cách sắc tộc và văn hóa vẫn còn tiềm tàng ở CHND Trung Hoa, thể hiện cả ở nét mặt của những người không phải dân tộc Hán. Những khu vực như Tân Cương hay Tây Tạng về cốt lõi văn hóa vẫn cho thấy sợi chỉ mỏng manh của bản sắc văn hóa và cho thấy rõ ràng nên xem xét cư dân hoặc sở hữu đất đai (!) có thể xem là hoàn toàn Trung Hoa hay không. Sự hiện diện trước đây của những thổ dân không phải người Trung Hoa có thể thấy rõ trong những tài liệu khai quật được. Nhưng công nhận hay không công nhận điều này cũng không thể xem như lý do để chuyển sang đề tài chính trị. Càng không phải duyên cớ để các khu vực khác khoanh vùng để đòi lại… (đây là ý kiến từ phương Tây).
Nghiên cứu DNA do các trung tâm ở Thượng Hải, Côn Minh và Hoa Kỳ (Center for Genome Information, Department of Environmental Health, University of Cincinnati, Cincinnati, Ohio 45267, USA) chỉ ra rằng người Bắc Trung Hoa (Tây An và Bắc Kinh) và người Nam Trung Hoa (Quảng Châu, Thượng Hải) có cùng mẫu ADN.
Một ý kiến đáng chú ý từ nhóm thứ hai – chủ yếu gồm người Việt hải ngoại, kể cả những người di tản sau năm 1975, trong đó có cả người Việt gốc Hoa – không gặp phải phản kháng của nhóm thứ nhất: Việt là từ mà người Hoa Hạ gắn với thổ dân khu vực đông nam của Trung Hoa mà họ gặp phải. Định nghĩa khái lược này hợp với một địa bàn rất rộng ở Đông Nam Á… bao gồm ngoài đông nam Trung Hoa còn bao gồm Tây Nam nước này. Đông Nam Á xét về vị thế, Đông bắc Ấn Độ, các đảo trên Thái Bình Dương, và Madagascar. Dân này nói tiếng Austronesian, Tai-Kadai, Austroasiatic và Hmong-Mien (Mon-Khmer).
—————————-
Chú thích:
[1]Người dịch tổng hợp và chú thêm niên đại để người đọc tiện theo dõi. Chú thích trong bài là của ban biên tập Xưa & Nay.
[2]Theo một nguồn nữa, các bộ lạc không phải người Hán gồm: Hoa Di (thuộc bộ tộc Lô Lô) hay Xu và Việt ở phía đông, Khuyển Nhung ở phía tây, Di ở phía bắc, Pu, Khương và Man ở phía tây nam và phía nam.
[3]Theo một Website phương Tây được công nhận rộng rãi [?], nước Ngô cũng là một quốc gia của người Việt nằm ở nam Giang Tô và bắc Chiết Giang. Giới quý tộc của hai quốc gia này học tiếng Trung, thuận theo pháp luật Trung Hoa và học theo công nghệ quân sự Trung Hoa, phát triển giao thông thủy là chính, và nghề nuôi trồng thuỷ sản, chứ không chỉ làm thuần nông nghiệp. Hai nước này cũng nổi tiếng về nghề đóng tàu và tác chiến trên sông nước, cũng như nghề làm gươm. Vào thời Chiến Quốc, hai nhà nước Ngô và Việt, bắt đầu can thiệp mạnh hơn vào chính trường Trung Hoa. Năm 506 trCn, chiến tranh bùng nổ giữa Ngô và Việt, lúc ác liệt lúc lắng dịu trong suốt 30 năm sau. Tới năm 473 trCn, Việt Vương Câu Tiễn chiếm được Ngô, được các lân bang là Tề và Tấn công nhận. Năm 333 trCn, đến lượt Việt bị Sở thôn tính.
[4]Như khái niệm biên khu Việt-Quế được dùng khoảng giữa thế kỷ XX, bên kia biên giới là hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam.
[5]Được phương Tây xem là những nhánh của ở phương Nam có liên hệ với Hán tộc. Tuy nhiên, một trang Web thông dụng của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ phương Tây [?] cho rằng tiếng Phúc Kiến và Triều Châu là phương ngữ phụ trong tiếng Mân.
[6]Là một trong số các dân tộc mà người Hán coi là mọi rợ (Đông Di, Tây Nhung, Nam Man, Bắc Địch). Xin lưu ý ở trên có ý kiến của người Quảng Đông hiện đại thể hiện sự tự hào là người Đông Di.
[7][có thể ông LĐH nhầm. Sau khi Sĩ Nhiếp chết, năm 226, Đông Ngô đã chia Giao Châu ra làm hai châu: Quảng Châu gồm các quận Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô và Giao Châu gồm các quận Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. và cử Sĩ Huy, con Sĩ Nhiếp làm thái thú Cửu Chân, nhưng Sĩ Huy không tuân lệnh mà dấy binh chiếm giữ Giao Chỉ. Thứ sử Giao Châu là Đái Lương và thứ sử Quảng Châu là Lữ Đại cùng hợp binh tiến đánh và giết chết mấy anh em Sĩ Huy. Khi đó Đông Ngô lại hợp nhất Quảng Châu với Giao Châu như cũ, phong Lữ Đại làm thứ sử Giao Châu, và đến năm 264 mới chia lại thành Quảng Châu (trị sở tại Phiên Ngung, nay là thành phố Quảng Châu) và Giao Châu (trị sở tại Long Biên). Giao Châu mới gồm có 6 quận: Giao Chỉ, Tân Xương, Vũ Bình, Cửu Chân, Cửu Đức và Nhật Nam, bao gồm miền Bắc Việt Nam cộng thêm khu vực Khâm Châu (thuộc Quảng Tây) ngày nay và bán đảo Lôi Châu thuộc tỉnh Quảng Đông) ngày nay.
Theo TẠP CHÍ XƯA & NAY
Vùng đất Lưỡng Quảng và mối quan hệ với người Việt cổ
Trong thời kỳ Chiến quốc, vương quốc Việt cũng chao đảo dưới những biến động chính trị, nhưng lộ trình văn hóa của nó vẫn khác xa văn hóa Trung Hoa “chính thống” [Hán] của lưu vực sông Hoàng Hà.
Bài viết đăng tải trên Tạp chí Xưa & Nay số 295, 11/2007 tr. 30-33. Lê Đỗ Huy lược thuật.
0
Bài viết đăng tải trên Tạp chí Xưa & Nay số 295, 11/2007 tr. 30-33. Lê Đỗ Huy lược thuật.
Cuộc gặp kỳ lạ của Trần Hưng Đạo với sứ giả Sài Thung
Trong cuộc tiếp đón viên sứ Sài Thung của nhà Nguyên, Hưng Đạo Vương đã ngồi yên cho kẻ thù chọc đầu đến chảy máu mà không hề thay đổi nét mặt.
Trước mặt Sài Thung, Hưng Đạo Vương ngồi xuống pha trà và cùng uống với hắn. Về sau, người hầu của Thung nhận ra ông, cầm mũi tên chọc vào đầu Trần Quốc Tuấn đến chảy máu, sắc mặt ông vẫn không hề thay đổi.
Khi về, Sài Thung ra tận cửa tiễn ông. Toàn bộ chuyện này đã được sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép lại.
Ngồi yên cho kẻ thù chọc thủng đầu
Năm 1277, Thượng hoàng Trần Thái Tông qua đời, vua Trần Thánh Tông nhường ngôi lại cho Hoàng thái tử Trần Khâm, tức vua Trần Nhân Tông.
Biết tin, Hốt Tất Liệt sai Lễ bộ thượng thư Sài Thung dẫn sứ đoàn sang Đại Việt trách móc việc vua mới lập mà không “xin mệnh” của Nguyên triều.
Khi tiến vào biên giới nước ta, Sài Thung dẫn theo vệ binh rầm rộ, đòi triều đình Đại Việt phải phái người lên tận biên tiếp giới đón.
Trước sự ngạo mạn đó, vua Trần Nhân Tông gửi thư có ý trách móc: “Nay nghe quốc công đến biên giới tôi, biên dân không ai là không lo sợ, không biết sứ nước nào mà đến lối đó, xin đem quân về đường cũ mà đi”. Sài Thung không đồng ý lại hạch sách đủ điều.
Vào tới nước ta, Sài Thung rất ngạo mạn, vô lễ. Y cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh, quân sĩ Thiên Trường ngăn lại. Thung dùng roi ngựa quất họ bị thương ở đầu.
Đến điện Tập Hiền, thấy giăng đầy màn trướng, hắn mới chịu xuống ngựa. Vua sai Thượng tướng Trần Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp, Thung vẫn nằm khểnh trong nhà không ra. Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không thèm ngồi dậy tiếp.
Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn nghe thấy thế liền tâu với vua Trần xin đến sứ quán xem Thung làm gì. Trước khi đi, Trần Quốc Tuấn đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, ông đi thẳng vào phòng. Thung đứng dậy, vái chào và mời ngồi.
Mọi người đều kinh ngạc, bởi cứ ngỡ người gọt tóc, mặc áo vải này là nhà sư phương Bắc. Ông ngồi xuống pha trà và cùng uống với hắn.
Về sau, người hầu của Thung nhận ra ông, hắn cầm cái tên chọc vào đầu Trần Quốc Tuấn đến chảy máu, nhưng sắc mặt Hưng Đạo Vương không hề thay đổi. Khi về, Sài Thung ra tận cửa tiễn ông.
Trần Hưng Đạo và triết lý đánh giặc
Sau cuộc gặp gỡ đó, nhà Nguyên kéo quân sang xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, quân và dân Đại Việt đã đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược.
Bàn về nghệ thuật quân sự đánh bại quân Mông Cổ, Hưng Đạo Vương đã viết trong Binh thư yếu lược rằng: “Người giỏi thắng không cần thắng nhiều lần, mà cần toàn thắng, đảm bảo thắng”.
Đó chính là tư tưởng cốt lõi trong phép dùng binh của ông. Nghĩa là thắng trận cuối cùng mới là quan trọng nhất. Trong cuộc kháng chiến quân Nguyên Mông, ông đã tiến hành phương thức tác chiến rất đặc biệt.
Ông chủ trương chuyển từ trực tiếp đối đầu với khí thế hung hãn của quân Nguyên, sang tránh chỗ mạnh, tấn công vào chỗ yếu của địch. Sau những cuộc chiến ban đầu, ông hiểu rằng đối đầu ngay tức thì không phải chiến thuật hữu dụng trong tình huống này vì những đội quân muốn đánh nhanh thắng nhanh thường có nhược điểm chí tử, đó là công tác hậu cần.
Khi quân địch mới vào nước ta, tinh thần chúng rất mạnh, ông cùng hai vua Trần lui về Vạn Kiếp. Giặc truy kích đến Vạn Kiếp, Vương lại đưa quân về Thăng Long. Giặc đuổi theo đến Thăng Long, ông rút về Thiên Trường (Nam Định). Cứ thế, quân ta tránh đụng độ với giặc trong nhiều tháng.
Thay vì tiến hành những cuộc tiến công trực diện ít có cơ hội chiến thắng, đánh vào điểm yếu này của địch sẽ là cách tốt nhất lấy đi sức mạnh của chúng. Áp dụng chiến lược lui binh, ông khiến cho địch không thể đánh theo cách đánh của chúng, nói theo cách khác, ông chủ động kéo dài cuộc chiến đấu. Khi đó, thiếu lương thực, địch tự làm chúng suy yếu.
Chẳng thế mà khi quân Mông Cổ tiến vào kinh thành Thăng Long, thấy thành bỏ trống, không có một bóng người, do Trần Hưng Đạo đã thực hiện kế “thanh dã” – vườn không nhà trống trước đó, chúng đã điên lên.
Nắm được chìa khoá tiêu diệt địch, khi quân Nguyên lần thứ ba đưa quân sang xâm lược Đại Việt (1287-1288), Trần Hưng Đạo đã tự tin tâu với vua Trần “năm nay đánh giặc nhàn”.
Sau khi Trần Khánh Dư tiêu diệt đội binh lương của quân địch tại Vân Đồn, quân địch lại rơi đúng vào tình huống ngặt nghèo về lương thảo, đã từ thế chủ động tấn công sang tình trạng dần mất phương hướng và rơi vào thế trận chiến tranh nhân dân của ta.
Bàn về sức mạnh của nhân dân, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã viết rằng: “Hình dáng trận như chữ nhân, tiến cũng là chữ nhân, thoái cũng là chữ nhân, họp lại cộng làm một người, tan ra cũng làm một người, một người làm một trận, nghìn muôn người hợp làm một trận, nghìn muôn người động làm một trận”.
Theo NGUYỄN THANH ĐIỆP / TRI THỨC TRỰC TUYẾN
0
Trước mặt Sài Thung, Hưng Đạo Vương ngồi xuống pha trà và cùng uống với hắn. Về sau, người hầu của Thung nhận ra ông, cầm mũi tên chọc vào đầu Trần Quốc Tuấn đến chảy máu, sắc mặt ông vẫn không hề thay đổi.
Khi về, Sài Thung ra tận cửa tiễn ông. Toàn bộ chuyện này đã được sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép lại.
Ngồi yên cho kẻ thù chọc thủng đầu
Năm 1277, Thượng hoàng Trần Thái Tông qua đời, vua Trần Thánh Tông nhường ngôi lại cho Hoàng thái tử Trần Khâm, tức vua Trần Nhân Tông.
Biết tin, Hốt Tất Liệt sai Lễ bộ thượng thư Sài Thung dẫn sứ đoàn sang Đại Việt trách móc việc vua mới lập mà không “xin mệnh” của Nguyên triều.
Khi tiến vào biên giới nước ta, Sài Thung dẫn theo vệ binh rầm rộ, đòi triều đình Đại Việt phải phái người lên tận biên tiếp giới đón.
Trước sự ngạo mạn đó, vua Trần Nhân Tông gửi thư có ý trách móc: “Nay nghe quốc công đến biên giới tôi, biên dân không ai là không lo sợ, không biết sứ nước nào mà đến lối đó, xin đem quân về đường cũ mà đi”. Sài Thung không đồng ý lại hạch sách đủ điều.
Vào tới nước ta, Sài Thung rất ngạo mạn, vô lễ. Y cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh, quân sĩ Thiên Trường ngăn lại. Thung dùng roi ngựa quất họ bị thương ở đầu.
Đến điện Tập Hiền, thấy giăng đầy màn trướng, hắn mới chịu xuống ngựa. Vua sai Thượng tướng Trần Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp, Thung vẫn nằm khểnh trong nhà không ra. Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không thèm ngồi dậy tiếp.
Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn nghe thấy thế liền tâu với vua Trần xin đến sứ quán xem Thung làm gì. Trước khi đi, Trần Quốc Tuấn đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, ông đi thẳng vào phòng. Thung đứng dậy, vái chào và mời ngồi.
Mọi người đều kinh ngạc, bởi cứ ngỡ người gọt tóc, mặc áo vải này là nhà sư phương Bắc. Ông ngồi xuống pha trà và cùng uống với hắn.
Về sau, người hầu của Thung nhận ra ông, hắn cầm cái tên chọc vào đầu Trần Quốc Tuấn đến chảy máu, nhưng sắc mặt Hưng Đạo Vương không hề thay đổi. Khi về, Sài Thung ra tận cửa tiễn ông.
Trần Hưng Đạo và triết lý đánh giặc
Sau cuộc gặp gỡ đó, nhà Nguyên kéo quân sang xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, quân và dân Đại Việt đã đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược.
Bàn về nghệ thuật quân sự đánh bại quân Mông Cổ, Hưng Đạo Vương đã viết trong Binh thư yếu lược rằng: “Người giỏi thắng không cần thắng nhiều lần, mà cần toàn thắng, đảm bảo thắng”.
Đó chính là tư tưởng cốt lõi trong phép dùng binh của ông. Nghĩa là thắng trận cuối cùng mới là quan trọng nhất. Trong cuộc kháng chiến quân Nguyên Mông, ông đã tiến hành phương thức tác chiến rất đặc biệt.
Ông chủ trương chuyển từ trực tiếp đối đầu với khí thế hung hãn của quân Nguyên, sang tránh chỗ mạnh, tấn công vào chỗ yếu của địch. Sau những cuộc chiến ban đầu, ông hiểu rằng đối đầu ngay tức thì không phải chiến thuật hữu dụng trong tình huống này vì những đội quân muốn đánh nhanh thắng nhanh thường có nhược điểm chí tử, đó là công tác hậu cần.
Khi quân địch mới vào nước ta, tinh thần chúng rất mạnh, ông cùng hai vua Trần lui về Vạn Kiếp. Giặc truy kích đến Vạn Kiếp, Vương lại đưa quân về Thăng Long. Giặc đuổi theo đến Thăng Long, ông rút về Thiên Trường (Nam Định). Cứ thế, quân ta tránh đụng độ với giặc trong nhiều tháng.
Thay vì tiến hành những cuộc tiến công trực diện ít có cơ hội chiến thắng, đánh vào điểm yếu này của địch sẽ là cách tốt nhất lấy đi sức mạnh của chúng. Áp dụng chiến lược lui binh, ông khiến cho địch không thể đánh theo cách đánh của chúng, nói theo cách khác, ông chủ động kéo dài cuộc chiến đấu. Khi đó, thiếu lương thực, địch tự làm chúng suy yếu.
Chẳng thế mà khi quân Mông Cổ tiến vào kinh thành Thăng Long, thấy thành bỏ trống, không có một bóng người, do Trần Hưng Đạo đã thực hiện kế “thanh dã” – vườn không nhà trống trước đó, chúng đã điên lên.
Nắm được chìa khoá tiêu diệt địch, khi quân Nguyên lần thứ ba đưa quân sang xâm lược Đại Việt (1287-1288), Trần Hưng Đạo đã tự tin tâu với vua Trần “năm nay đánh giặc nhàn”.
Sau khi Trần Khánh Dư tiêu diệt đội binh lương của quân địch tại Vân Đồn, quân địch lại rơi đúng vào tình huống ngặt nghèo về lương thảo, đã từ thế chủ động tấn công sang tình trạng dần mất phương hướng và rơi vào thế trận chiến tranh nhân dân của ta.
Bàn về sức mạnh của nhân dân, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã viết rằng: “Hình dáng trận như chữ nhân, tiến cũng là chữ nhân, thoái cũng là chữ nhân, họp lại cộng làm một người, tan ra cũng làm một người, một người làm một trận, nghìn muôn người hợp làm một trận, nghìn muôn người động làm một trận”.
Theo NGUYỄN THANH ĐIỆP / TRI THỨC TRỰC TUYẾN
Đăng trong:
Kháng chiến chống Nguyên - Mông,
Lịch sử,
Lịch sử Việt Nam,
Nhà Trần,
Trần Hưng Đạo
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)