Thông qua những câu sấm truyền, nhiều nhân vật kỳ tài trong lịch sử Việt Nam đã tiên đoán chính xác những sự kiện diễn ra sau hàng thế kỷ.
Thiền sư Định Không giải đoán hậu vận đất nước
Thiền sư Định Không (?-808) xuất thân từ một dòng tộc quyền quý họ Nguyễn, ở hương Cổ Pháp, Bắc Ninh. Sử sách ghi lại rằng ông là người am hiểu thế số, hành động đúng pháp tắc biết đoán định tương lai.
Lời sấm truyền linh ứng sau 200 năm của ông về sự ra đời của nhà Lý vẫn còn được lưu lại đến nay, nội dung như sau:
Pháp khí xuất hiện
Thập khẩu đồng chung
Tính Lý hưng long
Tam phẩm thành công
Dịch ra tiếng Việt:
Hiện ra pháp khí
Mười khẩu chuông đồng
Họ Lý hưng long
Ba phẩm thành công
Trước khi qua đời, sư truyền lời tiên tri về hậu vận đất nước cho học trò như sau: “Ta muốn mở rộng làng xóm, nhưng e nửa chừng gặp tai họa, chắc có kẻ lạ đến phá hoại đất nước ta. Sau khi ta mất, con khéo giữ pháp này, gặp người họ Đinh thì truyền, nguyện ta đã mãn”.
Hơn 60 năm sau, lời của ông đã linh ứng. Nhà Đường cử Tiết Độ Sứ Cao Biền sang cai trị, bóc lột nhân dân ta. Thâm độc hơn, chúng còn đến nhiều vùng đất, thế núi linh thiêng, nơi sẽ sinh người tài giỏi, trấn yểm triệt phá long mạch, trong đó có đất Cổ Pháp của sư Định Không. Một thế kỷ sau đó Đinh Tiên Hoàng (924 – 979) chấm dứt tình cảnh loạn lạc, sáng lập ra nhà Đinh và nước Đại Cồ Việt, mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ của người Việt.
Sau này, sự chấm dứt của triều Đinh (968 – 980) cũng ứng với một lời sấm không rõ tác giả, xuất hiện vào năm 974:
Đỗ Thích giết hai Đinh
Nhà Lê sinh thánh minh
6 năm sau, trong bữa tiệc tối, nhân lúc vua quan say rượu, hoạn quan Đỗ Thích đã giết vua và người con cả Đinh Liễn. Sau đó Lê Hoàn nắm quyền kiểm soát triều đình và trở thành hoàng đế, mở ra thời Tiền Lê. Dưới thời của ông đất nước được thịnh trị và giành chiến thắng vẻ vang trước cuộc xâm lược của nước Tống.
Thiền sư La Quý tiên đoán sự ra đời của Nhà Lý
Thiền sư La Quý (852 – 936) là người họ Đinh, cũng được lịch sử ghi nhận với khả năng tiên tri của mình. Tương truyền, trước khi qua đời ông đã trồng cây gạo ở chùa Minh Châu, làng Diên Uẩn và để lại những bài kệ:
Đại sơn long đầu khỉ
Cù vĩ ẩn châu minh
Thập bát tử định thiền
Miên thọ hiện long hình
Thổ kê thử nguyệt nội
Định kiên nhật xuất thanh
Dịch là:
Đại sơn đầu rồng ngửng
Đuôi cù ẩn Châu minh
Thập bát tử định thành
Bông gạo hiện long hình
Thỏ gà trong tháng chuột
Nhất định thấy trời lên
Do những từ “thập bát tử” ở câu số 3 là chiết tự của chữ Lý, nghĩa là họ Lý, nên bài thơ được diễn giải như sau: Đầu rồng hiện ở núi lớn / đuôi rồng giấu sự thịnh vượng / Họ Lý nhất định thành/khi cây gạo hiện hình rồng/ chỉ trong mấy tháng thỏ, gà, chuột / chắc chắn sẽ thấy mặt trời (vua) anh minh”. Điều này ứng với sự ra đời của nhà Lý vào tháng 11 (tháng chuột) năm Kỷ Dậu (năm gà) 1009.
Tài tiên tri của thiền sư Vạn Hạnh
Thiền sư Vạn Hạnh (938 – 1025) là người họ Nguyễn, quê ở châu Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay). Ông là vị thiền sư có nhiều đóng góp trong việc mở ra nhà Lý đồng thời cũng là một nhà tiên tri.
Câu chuyện nổi tiếng nhất về khả năng tiên tri của thiền sư Vạn Hạnh gắn liền với cây gạo do thiền sư La Quý trồng ở làng Diên Uẩn. Theo Đại Việt Sử Ký, vào năm 1009, cây gạo này đã bị sét đánh và hiện lên những dòng chữ như sau:
Thọ căn diễu diễu
Mộc biểu thanh thanh
Hoa đào mộc lạc
Thập bát tử thành
Đông a nhập địa
Dị mộc tái sanh
Chấn cung kiến nhật
Đoài cung ẩn tinh
Lục thất niên gian
Thiên hạ thái bình
Dịch là:
Gốc cây thăm thẳm
Ngọn cây xanh xanh
Cây hoa đào rụng
Mười tám hạt thành
Cành đông xuống đất
Cành khác lại sanh
Đông mặt trời mọc
Tây sao ẩn hình
Sáu bảy năm nữa
Thiên hạ thái bình
Sư Vạn Hạnh đã giải đoán rằng, trong câu “Thọ căn diễu diễu” chữ “căn” là gốc, gốc là vua, chữ “diễu” đồng âm với chữ yểu, nghĩa là nhà vua (Lê Long Đĩnh) sẽ chết yểu.
Trong câu “Mộc biểu thanh thanh” chữ “biểu” là ngọn, ngọn là bầy tôi, chữ “thanh” đồng âm với chữ thịnh, nghĩa là một người trong số quần thần sẽ lên nắm chính quyền.
Ở câu 3, chữ “hoa đào” ghép lại thành chữ “lê”, tức là nhà Lê sẽ sụp đổ. Ở câu 4, ba chữ “thập bát tử” ghép lại là chữ Lý, tức là nhà Lý sẽ lên ngôi.
Trong câu “Đông a nhập địa”, chữ “đông” và chữ “a” ghép thành chữ Trần, nói về sự kế tiếp của nhà Trần sau nhà Lý. Câu “Dị mộc tái sanh” nghĩa là một họ Lê khác (Lê Lợi và nhà Hậu Lê) sẽ lại nổi lên…
Qua lời sấm này, thiền sư Vạn Hạnh đã tiên đoán chính xác những diễn biến lịch sử của dân tộc trong khoảng 5 thế kỷ, từ thời Tiền Lê đến thời Hậu Lê.
Việc cây gạo bị sét đánh và hiện ra lời sấm cũng đã được thiền sư La Quý tiên đoán trước đó với câu “Miên thọ hiện long hình” (Bông gạo hiện long hình), câu thứ 4 trong bài kệ năm 936 của ông.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà tiên tri số một
Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585), người mà dân gian quen là Trạng Trình là một nhà văn hóa lỗi lạc của Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông cũng được coi là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam với nhiều câu sấm được để lại và tập hợp trong Sấm Trạng Trình. Tác phẩm này đưa ra những lời tiên tri trong chiều dài nhiều thế kỷ, đến nay vẫn còn được tìm hiểu và luận giải.
Dưới đây là một số sự kiện xảy ra trong thế kỷ 20, theo các nhà nghiên cứu đã được Sấm Trạng Trình dự báo trước đó 5 thế kỷ.
Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được tiên tri trong câu:
Đầu Thu gà gáy xôn xao
Trăng xưa sáng tỏ soi vào Thăng Long
Ở câu 1, “đầu Thu” là tháng 7 Âm lịch, “gà” nghĩa là năm Ất Dậu, thời điểm sự kiện lịch sử này diễn ra, “gáy xôn xao” nghĩa là có tiếng vang lớn, thức tỉnh muôn người.
Ở câu 2, “Trăng xưa” nghĩa là “cổ nguyệt” theo Hán tự, ghép lại thành từ “hồ”, là họ của Hồ Chủ tịch. “Sáng tỏ soi vào Thăng Long” là sự kiện Bác đọc Tuyên ngôn độc lập trước hang vạn đồng bào ở quảng trường Ba Đình của thủ đô Thăng Long – Hà Nội.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 được tiên tri trong câu:
Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết Hoa tàn
Trực đáo Dương đầu Mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An
Câu 1, “cửu cửu” bằng 81 năm, khoảng thời gian từ khi triều đình Huế ký vào văn bản Hòa ước đầu hàng thực dân Pháp cho đến chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, theo “càn khôn dĩ định” hay quy luật đất trời.
Câu 2, “thanh minh thời tiết” là thời điểm tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ rơi vào tháng 3 Âm lịch, “hoa tàn” là sự thất bại của người Pháp (thời Nguyễn Bỉnh Khiêm thượng gọi ngoại quốc là Hoa Lang”.
Câu 3, “trực đáo” là thẳng tiến, “dương đầu” là đầu năm con dê 1955, “mã vĩ”, là cuối năm con ngựa 1954.
Câu 4, toàn câu có nghĩa rất rõ ràng: tám vạn quân Cụ Hồ tiếp quản Thủ đô Hà Nội (tên gọi cũ là Tràng An).
Ngoài các sự kiện lịch sử, thời khắc “trở lại” của Trạng Trình cũng được ông ghi rõ trong câu sấm truyền:
Bao giờ Tiên Lãng xẻ đôi
Sông Hàn nối lại thì tôi lại về
Đúng như lời sấm, vào năm 1991, tròn 500 năm ngày sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tiên Lãng bị xẻ đôi ra vì có công trình đào con sông để làm kênh thuỷ lợi. Cùng lúc ấy có cây cầu được xây dựng nối sông Hàn từ quê Vĩnh Bảo của ông sang Thái Bình. Cũng từ năm ấy trở đi, tên tuổi, danh tiếng, tài năng kiệt xuất của Trạng Trình được sống lại. Lễ kỷ niệm 500 năm ngày sinh của ông được tổ chức long trọng tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám…
Theo KIẾN THỨC
0
Thiền sư Định Không giải đoán hậu vận đất nước
Thiền sư Định Không (?-808) xuất thân từ một dòng tộc quyền quý họ Nguyễn, ở hương Cổ Pháp, Bắc Ninh. Sử sách ghi lại rằng ông là người am hiểu thế số, hành động đúng pháp tắc biết đoán định tương lai.
Lời sấm truyền linh ứng sau 200 năm của ông về sự ra đời của nhà Lý vẫn còn được lưu lại đến nay, nội dung như sau:
Pháp khí xuất hiện
Thập khẩu đồng chung
Tính Lý hưng long
Tam phẩm thành công
Dịch ra tiếng Việt:
Hiện ra pháp khí
Mười khẩu chuông đồng
Họ Lý hưng long
Ba phẩm thành công
Trước khi qua đời, sư truyền lời tiên tri về hậu vận đất nước cho học trò như sau: “Ta muốn mở rộng làng xóm, nhưng e nửa chừng gặp tai họa, chắc có kẻ lạ đến phá hoại đất nước ta. Sau khi ta mất, con khéo giữ pháp này, gặp người họ Đinh thì truyền, nguyện ta đã mãn”.
Hơn 60 năm sau, lời của ông đã linh ứng. Nhà Đường cử Tiết Độ Sứ Cao Biền sang cai trị, bóc lột nhân dân ta. Thâm độc hơn, chúng còn đến nhiều vùng đất, thế núi linh thiêng, nơi sẽ sinh người tài giỏi, trấn yểm triệt phá long mạch, trong đó có đất Cổ Pháp của sư Định Không. Một thế kỷ sau đó Đinh Tiên Hoàng (924 – 979) chấm dứt tình cảnh loạn lạc, sáng lập ra nhà Đinh và nước Đại Cồ Việt, mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ của người Việt.
Sau này, sự chấm dứt của triều Đinh (968 – 980) cũng ứng với một lời sấm không rõ tác giả, xuất hiện vào năm 974:
Đỗ Thích giết hai Đinh
Nhà Lê sinh thánh minh
6 năm sau, trong bữa tiệc tối, nhân lúc vua quan say rượu, hoạn quan Đỗ Thích đã giết vua và người con cả Đinh Liễn. Sau đó Lê Hoàn nắm quyền kiểm soát triều đình và trở thành hoàng đế, mở ra thời Tiền Lê. Dưới thời của ông đất nước được thịnh trị và giành chiến thắng vẻ vang trước cuộc xâm lược của nước Tống.
Thiền sư La Quý tiên đoán sự ra đời của Nhà Lý
Thiền sư La Quý (852 – 936) là người họ Đinh, cũng được lịch sử ghi nhận với khả năng tiên tri của mình. Tương truyền, trước khi qua đời ông đã trồng cây gạo ở chùa Minh Châu, làng Diên Uẩn và để lại những bài kệ:
Đại sơn long đầu khỉ
Cù vĩ ẩn châu minh
Thập bát tử định thiền
Miên thọ hiện long hình
Thổ kê thử nguyệt nội
Định kiên nhật xuất thanh
Dịch là:
Đại sơn đầu rồng ngửng
Đuôi cù ẩn Châu minh
Thập bát tử định thành
Bông gạo hiện long hình
Thỏ gà trong tháng chuột
Nhất định thấy trời lên
Do những từ “thập bát tử” ở câu số 3 là chiết tự của chữ Lý, nghĩa là họ Lý, nên bài thơ được diễn giải như sau: Đầu rồng hiện ở núi lớn / đuôi rồng giấu sự thịnh vượng / Họ Lý nhất định thành/khi cây gạo hiện hình rồng/ chỉ trong mấy tháng thỏ, gà, chuột / chắc chắn sẽ thấy mặt trời (vua) anh minh”. Điều này ứng với sự ra đời của nhà Lý vào tháng 11 (tháng chuột) năm Kỷ Dậu (năm gà) 1009.
Tài tiên tri của thiền sư Vạn Hạnh
Thiền sư Vạn Hạnh (938 – 1025) là người họ Nguyễn, quê ở châu Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay). Ông là vị thiền sư có nhiều đóng góp trong việc mở ra nhà Lý đồng thời cũng là một nhà tiên tri.
Câu chuyện nổi tiếng nhất về khả năng tiên tri của thiền sư Vạn Hạnh gắn liền với cây gạo do thiền sư La Quý trồng ở làng Diên Uẩn. Theo Đại Việt Sử Ký, vào năm 1009, cây gạo này đã bị sét đánh và hiện lên những dòng chữ như sau:
Thọ căn diễu diễu
Mộc biểu thanh thanh
Hoa đào mộc lạc
Thập bát tử thành
Đông a nhập địa
Dị mộc tái sanh
Chấn cung kiến nhật
Đoài cung ẩn tinh
Lục thất niên gian
Thiên hạ thái bình
Dịch là:
Gốc cây thăm thẳm
Ngọn cây xanh xanh
Cây hoa đào rụng
Mười tám hạt thành
Cành đông xuống đất
Cành khác lại sanh
Đông mặt trời mọc
Tây sao ẩn hình
Sáu bảy năm nữa
Thiên hạ thái bình
Sư Vạn Hạnh đã giải đoán rằng, trong câu “Thọ căn diễu diễu” chữ “căn” là gốc, gốc là vua, chữ “diễu” đồng âm với chữ yểu, nghĩa là nhà vua (Lê Long Đĩnh) sẽ chết yểu.
Trong câu “Mộc biểu thanh thanh” chữ “biểu” là ngọn, ngọn là bầy tôi, chữ “thanh” đồng âm với chữ thịnh, nghĩa là một người trong số quần thần sẽ lên nắm chính quyền.
Ở câu 3, chữ “hoa đào” ghép lại thành chữ “lê”, tức là nhà Lê sẽ sụp đổ. Ở câu 4, ba chữ “thập bát tử” ghép lại là chữ Lý, tức là nhà Lý sẽ lên ngôi.
Trong câu “Đông a nhập địa”, chữ “đông” và chữ “a” ghép thành chữ Trần, nói về sự kế tiếp của nhà Trần sau nhà Lý. Câu “Dị mộc tái sanh” nghĩa là một họ Lê khác (Lê Lợi và nhà Hậu Lê) sẽ lại nổi lên…
Qua lời sấm này, thiền sư Vạn Hạnh đã tiên đoán chính xác những diễn biến lịch sử của dân tộc trong khoảng 5 thế kỷ, từ thời Tiền Lê đến thời Hậu Lê.
Việc cây gạo bị sét đánh và hiện ra lời sấm cũng đã được thiền sư La Quý tiên đoán trước đó với câu “Miên thọ hiện long hình” (Bông gạo hiện long hình), câu thứ 4 trong bài kệ năm 936 của ông.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà tiên tri số một
Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585), người mà dân gian quen là Trạng Trình là một nhà văn hóa lỗi lạc của Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông cũng được coi là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam với nhiều câu sấm được để lại và tập hợp trong Sấm Trạng Trình. Tác phẩm này đưa ra những lời tiên tri trong chiều dài nhiều thế kỷ, đến nay vẫn còn được tìm hiểu và luận giải.
Dưới đây là một số sự kiện xảy ra trong thế kỷ 20, theo các nhà nghiên cứu đã được Sấm Trạng Trình dự báo trước đó 5 thế kỷ.
Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được tiên tri trong câu:
Đầu Thu gà gáy xôn xao
Trăng xưa sáng tỏ soi vào Thăng Long
Ở câu 1, “đầu Thu” là tháng 7 Âm lịch, “gà” nghĩa là năm Ất Dậu, thời điểm sự kiện lịch sử này diễn ra, “gáy xôn xao” nghĩa là có tiếng vang lớn, thức tỉnh muôn người.
Ở câu 2, “Trăng xưa” nghĩa là “cổ nguyệt” theo Hán tự, ghép lại thành từ “hồ”, là họ của Hồ Chủ tịch. “Sáng tỏ soi vào Thăng Long” là sự kiện Bác đọc Tuyên ngôn độc lập trước hang vạn đồng bào ở quảng trường Ba Đình của thủ đô Thăng Long – Hà Nội.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 được tiên tri trong câu:
Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết Hoa tàn
Trực đáo Dương đầu Mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An
Câu 1, “cửu cửu” bằng 81 năm, khoảng thời gian từ khi triều đình Huế ký vào văn bản Hòa ước đầu hàng thực dân Pháp cho đến chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, theo “càn khôn dĩ định” hay quy luật đất trời.
Câu 2, “thanh minh thời tiết” là thời điểm tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ rơi vào tháng 3 Âm lịch, “hoa tàn” là sự thất bại của người Pháp (thời Nguyễn Bỉnh Khiêm thượng gọi ngoại quốc là Hoa Lang”.
Câu 3, “trực đáo” là thẳng tiến, “dương đầu” là đầu năm con dê 1955, “mã vĩ”, là cuối năm con ngựa 1954.
Câu 4, toàn câu có nghĩa rất rõ ràng: tám vạn quân Cụ Hồ tiếp quản Thủ đô Hà Nội (tên gọi cũ là Tràng An).
Ngoài các sự kiện lịch sử, thời khắc “trở lại” của Trạng Trình cũng được ông ghi rõ trong câu sấm truyền:
Bao giờ Tiên Lãng xẻ đôi
Sông Hàn nối lại thì tôi lại về
Đúng như lời sấm, vào năm 1991, tròn 500 năm ngày sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tiên Lãng bị xẻ đôi ra vì có công trình đào con sông để làm kênh thuỷ lợi. Cùng lúc ấy có cây cầu được xây dựng nối sông Hàn từ quê Vĩnh Bảo của ông sang Thái Bình. Cũng từ năm ấy trở đi, tên tuổi, danh tiếng, tài năng kiệt xuất của Trạng Trình được sống lại. Lễ kỷ niệm 500 năm ngày sinh của ông được tổ chức long trọng tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám…
Theo KIẾN THỨC