kimluc
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hàn Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hàn Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Cô dâu Việt thắng kiện cơ quan di trú Hàn Quốc

Tòa tối cao Hàn Quốc cho rằng cô dâu ngoại quốc được tiếp tục cư trú ở nước này nếu ly hôn chủ yếu do lỗi của người chồng.


Một khu phố ở Seoul năm 2017. Ảnh: SBS.

Ngày 10/7, tòa án tối cao Hàn Quốc ra phán quyết có lợi cho một phụ nữ Việt Nam 23 tuổi, người đã kiện cơ quan di trú Hàn Quốc vì họ từ chối cho phép cô tiếp tục ở lại sau khi ly hôn.

Cô này đến Hàn Quốc vào năm 2015 sau khi kết hôn với một người đàn ông Hàn Quốc. Cô bị buộc phải làm việc tại cửa hàng tiện lợi do mẹ chồng điều hành mà không được trả lương và từng bị sảy thai. Vợ chồng cô ly hôn vào năm 2016. Năm 2017, cô xin gia hạn tình trạng là người nhập cư qua hôn nhân nhưng bị cơ quan di trú Hàn Quốc từ chối.

Theo luật Kiểm soát Nhập cư Hàn Quốc, các cô dâu ngoại quốc chỉ có thể gia hạn cư trú nếu chồng chết hoặc mất tích, hoặc nếu họ có thể chứng minh rằng họ không chịu trách nhiệm cho sự đổ vỡ hôn nhân.

Tòa cấp thấp ra phán quyết bất lợi cho người phụ nữ Việt, nói rằng cô phải chịu trách nhiệm một phần cho vụ ly hôn. Tòa cho rằng để tiếp tục cư trú, cô dâu ngoại quốc phải chứng minh được ly hôn là hoàn toàn do lỗi của chồng.

Tuy nhiên, tòa án tối cao Hàn Quốc hôm nay nhận định rằng người nhập cư có thể tiếp tục cư trú sau khi ly hôn, miễn là vợ/chồng Hàn Quốc là bên chịu trách nhiệm "chủ yếu" cho việc ly hôn, thay vì "hoàn toàn" như lập luận của tòa cấp dưới.

Tòa tối cao giải thích rằng nếu áp dụng quyết định của tòa cấp thấp thì vợ/chồng ngoại quốc sẽ không bao giờ dám ly hôn, khiến cho bạn đời có thể lợi dụng quy định này để ngược đãi họ.

Phán quyết của tòa tối cao Hàn Quốc được coi là một bước tiến trong nỗ lực bảo vệ tốt hơn những người nhập cư qua hôn nhân, trong bối cảnh công chúng đang phẫn nộ về vụ cô dâu Việt ở huyện Yeonan, tỉnh Jeolla Nam ngày 4/7 bị chồng Hàn đánh gãy xương vì không nói tốt tiếng Hàn.

Người chồng bị cảnh sát bắt hôm 7/7. Cô dâu Việt bị bạo hành cho biết cô muốn ly hôn và được hưởng quyền nuôi con. Cô mong Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và các cơ quan sở tại hỗ trợ để được cư trú hợp pháp tại Hàn và có thể đưa mẹ đẻ sang Hàn Quốc trợ giúp trong thời gian khó khăn.

Nguồn: VnE
0

Cô dâu Việt thắng kiện cơ quan di trú Hàn Quốc

Tòa tối cao Hàn Quốc cho rằng cô dâu ngoại quốc được tiếp tục cư trú ở nước này nếu ly hôn chủ yếu do lỗi của người chồng.


Một khu phố ở Seoul năm 2017. Ảnh: SBS.
0

Số phận bi thảm của người Triều Tiên từng được coi là anh hùng ở Hàn Quốc

Lee Soo-keun ban đầu được chào đón như anh hùng vì trốn sang Hàn Quốc giữa làn mưa đạn nhưng sau đó bị xử tử với cáo buộc gián điệp.


Lee Soo-keun được chào đón nồng nhiệt khi đào tẩu khỏi Triều Tiên năm 1967. Ảnh: executedtoday.

Trong hơn 30.000 người đào tẩu từ Triều Tiên sang Hàn Quốc, Lee Soo-keun là một trong những người nổi bật và bi thảm nhất, theo NYTimes.

Lee, 44 tuổi, đào tẩu vào ngày 22/3/1967 tại Panmunjom, nơi chia tách hai miền bán đảo Triều Tiên. Với tư cách phó chủ tịch của Cơ quan Thông tấn Trung ương Triều Tiên, Lee đến đây để đưa tin về cuộc đối thoại giữa Triều Tiên và Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu. Ông bí mật xin các quan chức Mỹ giúp ông đào tẩu.

Họ đồng ý và Lee chạy lên chiếc xe của Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc. Hai lính canh Triều Tiên chạy đến và cố kéo ông ta ra. "Khi đó, tôi lao ra huých hai người đó ngã", đại úy Thomas F. Bair của quân đội Mỹ cho biết sau cuộc đào tẩu.

Chiếc xe được điều khiển bởi quân nhân Mỹ lao qua hàng rào bằng gỗ tại một trạm kiểm soát Triều Tiên ở Panmunjom. Các lính canh đã bắn hơn 40 phát nhưng họ trốn thoát mà không bị thương.

Cuộc đào tẩu kịch tính của Lee đã trở thành chiến dịch tuyên truyền cho Hàn Quốc và ông được chào đón long trọng như một người hùng. 50.000 người đổ ra đường chào mừng tại Seoul. Ông được tặng một ngôi nhà, một chiếc xe hơi, tiền mặt và những món quà khác. Chính phủ đã giúp Lee, người bỏ lại vợ và ba đứa con ở Triều Tiên, kết hôn với một giảng viên đại học từng học tại Mỹ.

Lee khai rằng ông đào tẩu vì sắp bị thanh trừng do đưa tin không đủ long trọng về bài phát biểu của lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành. Ông mô tả cuộc sống dưới chính quyền Triều Tiên là "địa ngục" khi phải làm việc nhiều giờ với các buổi tuyên truyền đến tận đêm khuya.

Nhưng Lee cũng không tìm thấy hạnh phúc ở Hàn Quốc.

Ông bị theo dõi liên tục. Các nhà điều tra chính phủ trong những năm gần đây phát hiện ra rằng nhân viên tình báo Hàn Quốc đánh đập Lee nếu ông không nói đúng theo kịch bản khi xuất hiện tại các buổi thuyết trình trước đám đông.

Tháng 1/1969, Lee đội tóc giả và gắn ria mép, dùng hộ chiếu giả lên máy bay để trốn sang Campuchia với sự giúp đỡ của Pae Kyung-ok, cháu của người vợ ở Triều Tiên. Tuy nhiên, Lee đã bị các điệp viên Hàn Quốc bắt lại.

Lee được đưa trở lại Hàn Quốc trên một máy bay quân sự và cơ quan gián điệp Hàn Quốc tuyên bố rằng vụ đào tẩu khỏi Triều Tiên của Lee là giả, nhằm giúp ông làm gián điệp ở Hàn Quốc.

Truyền thông Hàn Quốc gọi phát hiện này là "sốc" và "đáng khinh bỉ". Lee bị treo cổ vào tháng 7/1969, chưa đầy hai tháng sau khi bị kết tội gián điệp. Khi đối mặt với thòng lọng treo cổ, Lee đã xin lỗi vợ con ở Triều Tiên và người vợ ở Hàn Quốc.

Tuy nhiên, một số nhà báo và sử gia đặt câu hỏi về vụ án. Năm 2007, Ủy ban Sự thật và Hòa giải, cơ quan điều tra vi phạm nhân quyền của các chính phủ Hàn Quốc tiền nhiệm, nói rằng Lee và Pae đã bị tra tấn nhiều lần. Họ đề nghị vụ này được đem ra xử lại.

Pae đã được trả tự do vào năm 1989 sau 21 năm tù. Ông được xóa cáo buộc gián điệp trong phiên xử lại vào năm 2008.

Tuần trước, gần nửa thế kỷ sau vụ hành hình, tòa án ở Seoul đã xóa tội gián điệp cho Lee. Họ cho rằng ông bị xử tử dựa trên cáo buộc sai và ép cung bằng tra tấn. Theo tòa, không có bằng chứng cho thấy Lee là gián điệp hay vụ đào tẩu của ông này là một âm mưu. Lee đơn giản là đã chán nản với cả chính phủ Hàn Quốc lẫn Triều Tiên nên muốn định cư ở một nước khác.

"Ông ấy chưa bao giờ có cơ hội thực hiện quyền tự bảo vệ mình và bị phỉ báng như một kẻ đào tẩu giả", thẩm phán tại tòa án trung tâm Seoul Kim Tae-up nói trong phán quyết tuần trước.

"Tôi nghĩ ông ấy là người không thể sống ở cả Hàn Quốc lẫn Triều Tiên", James M. Lee, người Mỹ gốc Hàn đã giúp Lee đào tẩu qua Panmunjom khi ông làm việc tại Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc, viết trong hồi ký.

Nguồn: https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/so-phan-bi-tham-cua-nguoi-trieu-tien-tung-duoc-coi-la-anh-hung-o-han-quoc-3824555.html#cvar=A
0