kimluc
Hiển thị các bài đăng có nhãn Media. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Media. Hiển thị tất cả bài đăng

Tình khúc bất hủ Nguyễn Văn Đông - MP3



Tình khúc bất hủ Nguyễn Văn Đông - vol 1. Chiều mưa biên giới; Bản tình ca; Hải ngoại thương ca;....
0

Tiếng hát Thúy Hà - Album nhạc vàng trữ tình bolero Vườn tao ngộ



Tiếng hát Thúy Hà - Album nhạc vàng trữ tình bolero Vườn tao ngộ.
0

Nhạc Vàng trữ tình Khu phố ngày xưa - Quang Lập, Lâm Minh Thảo



Giọng hát Quang Lập, Lâm Minh Thảo - Nhạc vàng trữ tình Khu phố ngày xưa, Đấp mộ cuộc tình, Chấp tay lạy người, ....
0

Xem tên lửa đất đối không bản địa của Hàn Quốc tiêu diệt máy bay


Hàn Quốc sẽ triển khai tên lửa dẫn đường đất đối không do nước này tự sản xuất vào cuối năm nay khi các thử nghiệm đã được thực hiện thành công.


Cheongung, hệ thống tên lửa đất-đối-không (SAM - Surface to Air Missle) tầm trung, được phát triển vào năm 2011 bởi LIG Nex1 để thay thế tên lửa hawk lão hóa của Không quân có thể đánh chặn các mục tiêu trên không.Cheongung có thể tiêu diệt mục tiêu ở độ cao lên đến 40 km và ở một phạm vi khoảng 40 km. "Cheongung có thể khai hỏa ngay cả trong một môi trường khắc nghiệt với nhiệt độ tối đa là 36 độ C và -30 độ C, cũng như trong môi trường bị nhiểu bởi sóng điện từ," LIG Nex1 cho biết trong một tuyên bố.
0

Trung Quốc làm nhái tên lửa Tor M1 của Nga


Theo hình ảnh lan truyền trên internet, phiên bản Trung Quốc của hệ thống tên lửa đất-đối-không (SAM) Tor M1 đã được công bố và bị rò rỉ cho các phương tiện truyền thông.

Hệ thống tên lửa phòng thủ này, được đặt tên là HQ-17 (Hongqi-17), là bản sao hệ thống Tor M1 SAM của Nga. Khi một nhà thiết kế từ nhà máy Kupol của Nga xem ảnh HQ-17, ông nói điều này khẳng định việc Trung Quốc làm nhái Tor M1 mà Nga đã nghi ngờ từ lâu.
0

Video: Sức mạnh Lực lượng tự vệ Nhật Bản [HD]



Lực lượng Tự vệ Nhật Bản, hay Tự vệ đội là một tổ chức vũ trang chuyên nghiệp nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Nhật Bản từ sau Đệ nhị Thế chiến. Năm 2007 Cục Tự vệ được nâng lên thành Bộ Quốc phòng Nhật Bản và lực lượng tự vệ Nhật Bản bắt đầu có những hoạt động gìn giữ hòa bình ở ngoài biên giới với tư cách quân đội chính quy, gây nên những tranh cãi về vai trò của JSDF những bất hòa trong xã hội Nhật.
0

Video: Quân đội Trung Quốc tập trận qui mô lớn


Thế giới đã nhầm nếu đánh giá quân đội PLA vẫn chỉ là một quân đội đông về lượng nhưng lạc hậu về chất với phương thức tác chiến biển người cổ điển.
0

Chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ: Quá gần, quá nhanh, quá nguy hiểm


Khán giả tại một triển lãm hàng không gần đây ở Waddington, gần Lincoln (Mỹ), đã được chứng kiến "cận cảnh" một máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Giống như một cảnh trong phim Top Gun, máy bay gầm hét ngay trên đầu của đám đông, chỉ cách họ một vài bước chân.
0

Video: Siêu trực thăng thế hệ mới của Mỹ ?


Trực thăng AVX được cho là ứng viên dẫn đầu cho hợp đồng mới của quân đội Mỹ

Nó có nhiều khả năng sẽ được biên chế cho Quân đội Mỹ - có thể vận chuyển quân, chở hàng nặng và được trang bị như một máy bay chiến đấu.

Máy bay trực thăng tương lai này của hãng Texas AVX là ứng viên tiên phong để giành chiến thắng một hợp đồng trị giá 100 tỷ từ Lầu Năm Góc cho các thế hệ máy bay trực thăng tấn công tiếp theo để thay thế cho UH-60 Black Hawk.
0

Quân đội Bắc Triều Tiên khoe cơ bắp với tên lửa Kh-35

Một cơ quan nghiên cứu Mỹ ngày 17/06/2014 cho biết Bắc Triều Tiên có thể đang sở hữu loại hỏa tiễn là bản sao tên lửa chống hạm KH-35 của Nga. Đây là bước mới nhất trong nỗ lực tăng cường khả năng tấn công trên biển của Bình Nhưỡng.

Một phim tuyên truyền của Nhà nước được phổ biến trên mạng xã hội kể cả YouTube có một đoạn ngắn cho thấy một hỏa tiễn được bắn ra từ một chiến hạm. Chuyên gia về kiểm soát vũ khí Jeffrey Lewis trên trang web 38 North của Viện Mỹ-Hàn thuộc trường đại học Johns Hopkins cho rằng, loại vũ khí này có thể đánh dấu « một tiềm năng gây bất ổn mới » của Bắc Triều Tiên.


Hình ảnh tên lửa được cho là Kh-35 xuất hiện ở phút thứ 48:09

Ông Lewis nhận dạng loại hỏa tiễn trên là bản sao của tên lửa KH-35, loại hỏa tiễn hành trình đối hạm do Nga sản xuất trong thập niên 80 và 90. Cho dù tầm bắn và trọng tải của hỏa tiễn KH-35 còn dưới ngưỡng của Hệ thống Định vị Toàn cầu, nhưng việc xuất khẩu tên lửa này vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

Chuyên gia này nói : « Mặc dù khả năng nhiều nhất là Nga bán trực tiếp, nhưng cũng có thể Bắc Triều Tiên mua được từ một nước thứ ba như Miến Điện ».

Ngoài Miến Điện, Nga còn xuất khẩu hỏa tiễn hành trình có thể đặt cả trên biển và đất liền KH-35 sang Việt Nam, Ấn Độ, Algérie và Venezuela. Theo ông Jeffrey Lewis, « Khả năng Bắc Triều Tiên có thể bán lại kỹ thuật tên lửa KH-35 cho các nước khác là một giả thiết đáng ngại ».

Việc Bình Nhưỡng triển khai các loại vũ khí quy ước đã bị hồ sơ vũ khí hạt nhân làm lu mờ. Tháng trước, trang 38 North đã công bố các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy hai chiến hạm mới của Bắc Triều Tiên, thuộc loại lớn nhất kể từ 25 năm qua, và nhận định hai tàu chở trực thăng mới này là « cảnh báo quan trọng » về hiệu quả của các biện pháp trừng phạt.

Tuy nhiên các tấm ảnh do hãng tin chính thức KCNA công bố hôm qua 16/6 cho thấy mặt trái của năng lực Hải quân Bắc Triều Tiên : lãnh tụ Kim Jong Un bước lên tháp pháo một chiếc tàu ngầm lớp Romeo đã rỉ sét, do Liên Xô sản xuất từ thập niên 50. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min Seok bình luận : « Các tàu ngầm của Hải quân chúng tôi vượt xa loại này ».

Video: YouTube| Bài viết: Thuymyrfi.blogspot.com
0

Việt Nam chưa bao giờ công nhận chủ quyền Hoàng Sa là của Trung Quốc

(Nguồn: VTC14) Việt Nam tiếp tục bác bỏ luận điệu xuyên tạc của Trung Quốc về biển Đông.
0

Video: Cường quốc... trơ trẽn cấp trung ương

Hôm 12/6, Bộ quốc phòng Trung Quốc đã cho phát hành một đoạn video mà nội dung được họ diễn giải là hai chiếc F-15 của Nhật Bản đã bay sát một chiếc Tu-154 của Trung Quốc ở khoảng cách chỉ có 30 mét, “ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của chuyến bay”.

Thông tin trong video khẳng định vụ việc xảy ra tại nơi mà vùng nhận dạng phòng không của hai nước chồng lấn nhau ở biển Hoa Đông.

Theo Washington Post, Chánh văn phòng Nội Nhật Bản Yoshihide Suga nói hôm thứ Sáu 13/6 rằng máy bay Nhật đã tiếp cận một chiếc máy bay Su-27 của Trung Quốc và cho biết Tokyo đã phản đối việc hai chiến đấu cơ Su-27 của không quân Trung Quốc bay “sát một cách bất thường” hai máy bay của Nhật bên trên biển Hoa Đông đã tạo ra nguy hiểm cho máy bay của Nhật Bản khi bay gần chúng. Ông Suga cho biết, chiếc máy bay trong đoạn băng ghi hình mà Trung Quốc công bố không phải là máy bay của Nhật Bản. "Trung Quốc chỉ trích là không thích hợp", ông Suga nói thêm.

Trong một bản tin, The Japan Times cho biết vụ trạm trán trên diễn ra giữa các máy bay trinh sát Nhật Bản (máy bay trắc định điện tử YS-11EB và máy bay thu thập hình ảnh OP-3C của lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản) và hai chiến đấu cơ Su-27 của Trung Quốc.

Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói với các phóng viên, "Trung Quốc mạnh mẽ phản đối hành động phớt lờ sự kiện của Nhật Bản, đổ lỗi cho nạn nhân, vu khống tích cực và thổi phồng cái gọi là mối đe dọa Trung Quốc."

Về đoạn video nói trên (được nhúng dưới đây), một thành viên trên YouTube cho biết đó là một tác phẩm điện ảnh nói về việc các máy bay của Lực lượng không quân tự vệ Nhật Bản xuất kích chặn đuổi máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật.


Chúng ta từng nghe nói đến Trung Quốc như là cường quốc phun vòi rồng, cường quốc ném chai lọ,... Nay lại có cường quốc trơ trẽn (nói dóc không biết ngượng)...cấp trung ương !
0

Tướng Brisset: "Trung Quốc sẽ chiếm Biển Đông nếu Việt Nam không lôi kéo được sự chú ý của thế giới"

Hôm nay 14/06/2014 tại khu vực giàn khoan Hải Dương do Trung Quốc đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, các tàu Trung Quốc đã dàn hàng ngang để ngăn cản các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam làm nhiệm vụ cũng như các tàu cá Việt Nam đang đánh bắt, sẵn sàng đâm va.

Từ đầu tháng Năm đến nay, tình hình vẫn luôn căng thẳng tại khu vực này, khiến mọi người đều lo sợ khả năng xảy ra chiến tranh trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tướng không quân Jean-Vincent Brisset, giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS) chuyên về an ninh châu Á và Trung Quốc, đã vui lòng trả lời RFI Việt ngữ về vấn đề này. 

RFI : Kính chào ông Jean-Vincent Brisset. Thưa ông, tình hình tại Biển Đông xung quanh giàn khoan do Trung Quốc đơn phương kéo đến đặt tại vùng biển gần Hoàng Sa vẫn đang căng thẳng. Không ngày nào không có những vụ tàu Trung Quốc gây hấn, tấn công vào các tàu Việt Nam bằng nhiều hình thức. Liệu sẽ xảy ra chiến tranh tại vùng biển này, hay đây chỉ là chiến tranh cân não ?

Tướng Jean-Vincent Brisset : Hiện giờ chưa có nguy cơ xảy ra chiến tranh do một phía nào đó chủ động gây chiến. Tuy nhiên chiến tranh cũng có thể diễn ra, do Trung Quốc tỏ thái độ vô cùng bạo lực, vô cùng đế quốc, khiến nguy cơ xung đột vẫn hiển hiện. Nếu xảy ra chết người ở phía Việt Nam và các nước khác chẳng hạn, thì đương nhiên sẽ có các vụ trả đũa, gây ra các vụ đối đầu càng lúc càng quan trọng hơn. 

RFI : Thưa ông, việc kiện ra tòa có phải là giải pháp cho các nước liên quan như Việt Nam và Philippines, trong khi Bắc Kinh luôn từ chối ra trước các định chế tư pháp quốc tế ? 

Rõ ràng là Việt Nam, Philippines có các lý do tuyệt hảo khi đi tìm một giải pháp pháp lý, vì khá dễ dàng để chứng tỏ rằng đây là quyền của họ. Giải pháp đi kiện là một giải pháp tốt, do ra trước tòa án quốc tế nào, các nước này cũng có cơ hội thuyết phục rằng họ có lý. Nhưng vấn đề là Trung Quốc không tôn trọng luật lệ quốc tế. 

RFI : Ông có nghĩ Biển Đông là vùng biển mang tính quốc tế ? 

Từ rất lâu Biển Đông là vùng biển quốc tế. Có một số đảo nhỏ được nhiều nước chiếm đóng, nhưng tương đối ổn, không có những yêu sách chủ quyền thô bạo. Có điều Trung Quốc lại quyết định toàn bộ Biển Đông là của mình, bất chấp mọi luật pháp quốc tế. 

RFI : Với tính cách quốc tế của Biển Đông, ông có nghĩ rằng châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng cũng có liên quan, tuy không đứng về phía nào trong tranh chấp ? 

Pháp và các quốc gia châu Âu khác đều có liên quan với tư cách là những nước đã ký vào Công ước quốc tế về Luật Biển, tuy cho đến nay Công ước này không được tôn trọng. Vấn đề là cũng có rủi ro cho các nuớc này, vì một phần lớn trao đổi thương mại hàng hải đi qua khu vực này, đến 40%. Mặt khác châu Âu không có nhiều tiếng nói trong vùng này, Pháp lại càng ít hơn. 

Tôi nghĩ rằng đối với những nước không có mấy trọng lượng để gây áp lực lên Trung Quốc, thì để yên cho Trung Quốc hành động có lợi cho mình hơn là giúp đỡ những nước nhỏ, thế nên thường là họ không có phản ứng. 

RFI : Bắc Kinh luôn đề nghị thương lượng song phương thay vì đa phương … 

Bắc Kinh có thể hy vọng mạnh hơn đối thủ trong các giải pháp song phương. Rõ ràng là Bắc Kinh ít khi tiến hành các giải pháp đa phương, dù là với châu Âu hay với các đối tác khác, mỗi lần có đề nghị thương lượng. Có rất ít trường hợp thương thảo đa phương với Trung Quốc vì không có lợi cho họ bằng song phương. Thế nên Bắc Kinh luôn xoay sở để phá hoại tất cả các toan tính của ASEAN cho giải pháp đa phương về vấn đề an ninh. 

RFI : Nhưng cho đến giờ mọi nỗ lực để đưa vấn đề ra trước các tòa án quốc tế đều thất bại, như ông biết

Tôi cho rằng đối với Việt Nam, Philippines, Malaysia - và không chỉ có thế, bây giờ Indonesia mới phát hiện là họ cũng liên quan, các quốc gia này có quan điểm tôn trọng pháp chế. Họ muốn có được phán quyết của các định chế tư pháp quốc tế, từ các chuyên gia, các tòa án độc lập.

Nhưng vấn đề hiện nay là ở chỗ, mà Trung Quốc hiểu rất rõ, trước hết, kẻ mạnh là người áp đặt luật chơi, và tiếp đến là truyền thông. Các nước kể trên chưa bao giờ là người mạnh nhất, và nhất là họ không liên kết lại để có một giải pháp chung, cũng như không vận dụng báo chí quốc tế. Vì vậy chuyện của họ không được ai quan tâm đến. 

RFI : Như vậy theo ông, các nước này cần nỗ lực tuyên truyền nhiều hơn ? 

Tất nhiên rồi ! 

RFI : Ông nghĩ gì về phản ứng của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam tại Diễn đàn An ninh Khu vực Shangri-la vừa rồi ? 

Người ta thấy rằng quan hệ giữa Nhật Bản và Đài Loan có vấn đề đôi chút liên quan đến quần đảo Senkaku, và giữa Philippines với Đài Loan, đã được giải quyết tương đối ổn với các thỏa thuận hòa bình, chứng tỏ rằng có thể thương lượng được với nhau. Đài Loan là một ví dụ ngạc nhiên và thú vị.

Thú vị hơn là giữa Nhật và Philippines không có quan hệ ngoại giao với Đài Loan nhưng đã thành công trong việc đạt được thỏa ước nhằm tránh xung đột. Điều này cũng chứng tỏ là Trung Quốc khi từ chối các thỏa thuận này là muốn xung đột vì muốn chiếm được Biển Đông, làm thành biển riêng của người Trung Quốc. 

Tôi có thể hiểu được rằng, người Nhật gặp khó khăn với Trung Quốc về hồ sơ Senkaku, cho rằng chính sách của Bắc Kinh rất nguy hiểm cho thế giới. Người Mỹ cũng quan tâm đến vấn đề này vì có lợi ích trực tiếp trong khu vực. Hoa Kỳ được tất cả các nước kêu gọi giúp đỡ vì trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc, các nước này không có đủ phương tiện kỹ thuật để đối phó. Giải pháp của họ là kêu gọi sự trợ giúp của Mỹ - một điều mới cách đây vài năm khó thể nghĩ đến. 

Việt Nam cố gắng hòa hoãn vì biết rằng yếu hơn về quân sự cũng như kỹ thuật, không có trọng lượng bao nhiêu đối với truyền thông. 

RFI : Ông có nghĩ rằng có sự hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc hay không ? 

Tôi nghĩ rằng giữa Trung Quốc và Nga có nhiều lý do để xung đột với nhau hơn là hợp tác quân sự. Đã có cuộc tập trận chung hết sức giới hạn cả về mặt kỹ thuật lẫn thực tiễn. Có vài sự trao đổi, chẳng hạn như đã có loan báo việc Nga xuất khẩu các thiết bị quân sự phòng không, máy bay tiêm kích…cho Trung Quốc.

Chính các nhà xuất khẩu vừa cho biết rằng việc bán hàng không phải ngay lúc này đã thỏa thuận xong, ngược lại đang bị hoãn. Bởi vì người Nga biết rõ rằng về mặt quân sự, việc « có qua có lại » không hề hiện hữu : Bắc Kinh chỉ muốn nhận được chứ nhất định không muốn cho đi. 

RFI : Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã đả kích thẳng thừng các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng phải chăng đây chỉ là nói suông không dẫn đến hành động, mà sự kiện ở bãi cạn Scarborough của Philippines là một ví dụ ? 

Người Mỹ sẽ ngày một hiện diện cụ thể hơn tại Biển Đông. Để tấn công một tàu của Philippines, Malaysia hay Việt Nam như Trung Quốc vẫn thường xuyên làm, họ có nguy cơ gặp phải một chiếc tàu Mỹ đi ngang qua. Bắc Kinh sẽ không muốn nhận lấy rủi ro khi tấn công, đánh chìm một tàu của Mỹ, như họ vẫn tự cho phép. Đánh đắm một chiếc tàu Việt Nam thì dễ dàng thôi, không ai trên thế giới chú ý cả. Ngược lại, đối với tàu Mỹ sẽ gây ra các phản ứng rất nặng nề. 

RFI : Trở lại với giàn khoan Trung Quốc, ông có nghĩ rằng đây là một phần của chiến lược tổng thể của Bắc Kinh – và gần đây người ta còn nói đến một giàn khoan thứ hai nữa. Điều gì sẽ xảy ra nếu họ tiếp tục chiến lược này ? 

Người Trung Quốc sử dụng một chiến lược có thể gọi là trò chơi của trẻ con với cha mẹ. Khi người ta còn bé, người ta thử không chịu nghe lời một chút, và nếu cha mẹ không trừng phạt thì đứa bé sẽ bướng bỉnh hơn. 

RFI : Ông có lời khuyên nào đối với Việt Nam không ? 

Nếu Việt Nam không thành công trong việc làm cho các nước khác trên thế giới chú ý đến vấn đề của mình, thì Trung Quốc sẽ thắng, cũng như họ đã thắng khi chiếm được Hoàng Sa cách đây bốn mươi năm. 

Tất nhiên là Việt Nam phải khởi kiện rồi, nhưng nhất là phải nỗ lực về mặt truyền thông. Nếu Việt Nam muốn thoát khỏi tình trạng hiện nay, thì cần phải làm cho thế giới chú ý đến những gì đang diễn ra tại Biển Đông. 

RFI : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tướng Jean-Vincent Brisset, giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS), đã vui lòng trả lời RFI Việt ngữ.

0

Mỗi người Việt Nam gánh 905 USD nợ công



So với con số 3 tháng trước, mỗi người Việt đã gánh thêm khoảng 20 USD nợ, nhưng tỷ lệ trên GDP lại giảm nhẹ.

Theo bảng đồng hồ nợ công toàn cầu được đăng tải trên trang web của tạp chí kinh tế nổi tiếng The Economist, tính đến ngày 13/6, mỗi người Việt Nam đang gánh trên vai 905,18 USD nợ công. Tổng cộng, nợ công của Việt Nam ở mức 81,855 tỷ USD, chiếm 47,7% GDP và đã tăng 10,9% so với năm 2013. Trước đó, ngày 23/3/2014, nợ công theo đầu người của Việt Nam được ước tính 886,36 USD. Như vậy, sau gần 3 tháng, số nợ công mà mỗi người Việt Nam phải gánh đã tăng thêm gần 20 USD.

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ/GDP của 3 tháng trước là 48%. Đánh giá cũng cho thấy, theo phân loại bản đồ nợ công, Việt Nam có màu cam nhạt, thể hiện mức độ nợ an toàn hơn so với các quốc gia có màu đỏ đậm (ở mức nguy hiểm) như Trung Quốc, Nhật, Mỹ… và nhiều nước khác.
0

Tình khúc Việt Nam hay nhất - P.1


Tuyển tập những tình khúc Việt Nam hay nhất của cá nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Thanh Tùng, Ngô Thụy Miên, Tuấn Khanh, Đoàn Chuẩn & Từ Linh, Vũ Đức Sao Biển,...
0

Bạo lực bùng nổ ngoài sân cỏ trong ngày khai mạc World Cup


Trong khi trận đấu khai mạc World Cup 2014 đang diễn ra sôi nổi tại thành phố Sao Paulo giữa đội tuyển nước chủ nhà Brazil và đội bóng cùng bảng Croatia thì bên ngoài sân cỏ, bạo lực đã bùng phát khiến nhiều người bị thương, trong đó có hai phóng viên.
0

TQ đưa sách giáo khoa VN ra làm chứng về chủ quyền Biển Đông

Trung Quốc sử dụng những bản in từ một sách địa lý cho học sinh lớp 9 của Việt Nam xuất bản cách nay 40 năm để vận động sự ủng hộ của quốc tế trong đòi hỏi chủ quyền của nước này đối với quần đảo Hoàng Sa.

Theo tin của đài truyền hình CNN, những trang sách giáo khoa này nằm trong số các tài liệu mà Bắc Kinh đã nộp cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon, kèm theo lời yêu cầu phân phát các tài liệu này cho tất cả 193 thành viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc.

Tin âm thanh:
Tải

Bản tin cho biết những trang sách địa lý đó nằm trong một tập hồ sơ bao gồm một bản đồ khu vực, công hàm năm 1958 của Việt Nam, và trang bìa của một bản đồ thế giới in vào năm 1972.

Xinhua, cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc, trích lời ông Vương Dân, Phó Đại sứ của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, nói rằng “Trung Quốc nộp hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc để trình bày sự thật với cộng đồng quốc tế, và sửa sai cách hiểu biết của quốc tế về vấn đề này.”

CNN tường thuật rằng đây là cố gắng mới nhất của Trung Quốc nhằm chứng minh chủ quyền của nước này trong một khu vực mà Việt Nam cũng tuyên bố thuộc chủ quyền của mình, giữa lúc cả hai nước tố cáo tàu bè của nước kia đâm va vào tàu của mình ngoài Biển Đông.

Trả lời ban Việt ngữ Đài VOA, một nhà sử học đã bảo vệ luận án Tiến sĩ xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, Tiến sĩ Nguyễn Nhã, xác nhận là sách giáo khoa liên hệ dành cho học sinh lớp 9 của Việt Nam có công nhận rằng quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, là thuộc chủ quyền của Trung Quốc, nhưng theo ông, sách giáo khoa đó không có giá trị trước pháp lý quốc tế.

Sau đây là cuộc trao đổi ngắn giữa Tiến sĩ Nguyễn Nhã trao với Ban Việt ngữ VOA:

“Trong sách giáo khoa đó thì cái bản đồ có ghi là Tây Sa là của Trung Quốc.”

VOA: Sách đó có nói Tây Sa là của Trung Quốc?

Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Vâng, Tây Sa là của Trung Quốc, dạ vâng.

VOA: Thưa sách giáo khoa đó là dành cho học sinh lớp 9 của Việt Nam phải không ạ, mà lại khẳng định Tây Sa là của Trung Quốc?

Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Tôi đã nói là cái tâm lý của hai miền Nam Bắc đối đầu với nhau, thì sẵn sàng ủng hộ đồng chí đồng minh của mình thôi, nhưng mà nó không có giá trị trước luật pháp quốc tế vì vấn đề không có thẩm quyền để mà từ bỏ chủ quyền. Hiệp định Genève quy định rất rõ là chính quyền phía Nam mới quản lý (Hoàng Sa).”

CNN trích lời ông Sam Bateman, một nhà nghiên cứu thuộc Chương trình An ninh Hàng Hải của Trường Quan Hệ Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại Học Công Nghệ Nanyang ở Singapore, nói rằng Bắc Kinh đang tìm cách bắt kịp Việt Nam, sau một chiến dịch khá hiệu quả của Hà Nội nhằm vận động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với lập trường của Hà Nội về cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Sam Bateman nói rằng mặc dù Việt Nam đi trước Trung Quốc trong cuộc quốc tế vận này, đa số các nhà quan sát quốc tế độc lập cho rằng những lập luận của Trung Quốc đòi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa vững chắc hơn các lập luận của Việt Nam.

Trong một lập luận chắc chắn sẽ gây nhiều tranh cãi, nhà nghiên cứu này nói bước hành động tốt nhất đối với Việt Nam, là nhường chủ quyền cho Trung Quốc, và thương thuyết để có được những sự nhượng bộ của Trung Quốc, kể cả việc tiếp cận các vùng biển để đánh cá, và một thỏa thuận để khai thác chung các tài nguyên dầu khí.

Nhà sử học Nguyễn Nhã phản bác lập luận của Giaó sư Bateman:

“Ông đó chắc là người thân Trung Quốc đó! Theo tôi một cách khách quan thì cái gì của Cesar phải trả lại cho Cesar thôi. Còn tất cả những gì mà Trung Quốc nói, nhất là sau 1974, thì hoàn toàn mang tính cách suy diễn mà thôi, không có sự thực lịch sử. Tôi là một người nghiên cứu lịch sử, theo luật pháp quốc tế cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, phải là một sự chiếm hữu thực sự mang tính nhà nước, liên tục và hòa bình. Theo tôi thì suốt từ Chúa Nguyễn, nhà Nguyễn cho tới thời kỳ Pháp thuộc, cho đến thời kỳ thống nhất, chưa có một chính quyền nào có trách nhiệm quản lý Hoàng Sa Trường Sa nào từ bỏ chủ quyền cả.”

Việt Nam cũng đã nộp hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc để tố cáo Trung Quốc là vi phạm “nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam”, và tiếp tục tố cáo “nhiều tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam.”

Các nhà phân tích cho rằng những tố cáo qua lại giữa hai nước đã làm vẫn đục lối tiếp cận lẽ ra nên có là hợp tác khu vực như đã vạch ra trong Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.

Nguồn: VOA
0

Không quân Việt Nam mua 3 máy bay vận tải C-295

Phát ngôn viên Airbus DS vừa xác nhận rằng công ty này sẽ bán cho Việt Nam 3 máy bay vận tải quân sự C-295.


Máy bay vận tải C-295. Ảnh: Airbus Military

Theo trang IHS Jane's, phát biểu tại cơ sở của công ty ở Seville (Tây Ban Nha) hôm 9/6, Giám đốc kinh doanh máy bay quân sự của Airbus DS, ông Antonio Rodriguez Barberan nói rằng.

Ngoài Ecuador đã mua 3 chiếc C-295 biến thể vận tải thì 17 máy bay còn lại đã được bán cho những khách hàng bí mật.

Tuy nhiên, 1 nhân viên trong dây chuyền sản xuất của công ty này đã tiết lộ rằng, Việt Nam chính là 1 trong những khách hàng như vậy.

Sau đó, phát ngôn viên của Airbus DS xác nhận lại với IHS Jane's, cho biết Việt Nam đã thực sự đặt hàng 3 chiếc máy bay vận tải C-295, các thông tin chi tiết không được tiết lộ thêm.

Vị quan chức Airbus DS còn cho biết thêm rằng, trong năm 2014, Airbus DS đã bán được tổng cộng 20 máy bay C-295.

Hiện tại, mới chỉ có số lượng tương đối nhỏ các quốc gia sử dụng máy bay C-295 ở Trung Đông và Bắc Phi như Algeria, Ai Cập, Jordan và Oman.

Các chi tiết liên quan đến các hệ thống cảm biến và vũ khí được lắp trên máy bay C-295 biến thể chiến đấu không được tiết lộ.

Mặc dù vậy, trong một văn bản trình chiếu của Airbus DS đã cho thấy máy bay sẽ được trang bị 1 khẩu pháo 30mm M230 và 6 điểm treo dưới cánh cho các tên lửa, rocket dẫn đường.

Máy bay còn được trang bị 1 rađa khẩu độ mở tổ hợp (SAR) và tháp cảm biến điện - quang/hồng ngoại (EO/IR).

Ngoài ra, biến thể máy bay này cũng có khả năng thực hiện các nhiệm vụ giám sát mặt đất giống như một máy bay đặc biệt.

Báo Đất Việt
0

Việt Nam đang có cơ hội tránh tác động về kinh tế từ Trung Quốc

(Chinhphu.vn) - Sự kiềm chế từ phía Việt Nam không những giúp ngăn căng thẳng leo thang mà chính phương thức giải quyết hòa bình nhất quán này cũng mang đến nhiều cơ hội khác về mặt ngoại giao, quân sự và kinh tế.

Giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia về khoa học chính trị và đối ngoại khu vực Đông Á thuộc Đại học Simmons (Mỹ), cho rằng rõ ràng Việt Nam đang gặp rất nhiều thách thức từ một loạt các hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định cái gọi là chủ quyền của họ trên Biển Đông. Căng thẳng vẫn chưa nguôi khi Trung Quốc vẫn không dừng các hoạt động quấy phá tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam xung quanh khu vực Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. Sự kiềm chế từ phía Việt Nam không những giúp ngăn căng thẳng leo thang mà chính phương thức giải quyết hòa bình nhất quán này cũng mang đến nhiều cơ hội khác về mặt ngoại giao, quân sự và kinh tế.

Về ngoại giao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập đến khả năng cân nhắc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Đây là một điểm quan trọng vì bốn lý do. Thứ nhất, bằng cách khởi kiện, Việt Nam sẽ cho thế giới thấy thiện ý muốn giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình và con đường pháp lý. Thứ hai, Việt Nam sẽ đồng hành với Philippines. Mặc dù khó có khả năng sẽ tìm được nhiều sự đồng thuận hơn từ các thành viên khác của ASEAN, vốn có quan hệ kinh tế lệ thuộc vào Bắc Kinh, nhưng ít ra việc cùng Philippines tham gia khởi kiện cũng sẽ hình thành một liên minh mạnh mẽ giữa các quốc gia có cùng quyền lợi liên quan. Nếu các quốc gia có tranh chấp khác nhìn vào Việt Nam, Philippines và cũng tham gia khởi kiện Trung Quốc, vấn đề Biển Đông sẽ tất yếu được quốc tế hóa. Đây là điều Bắc Kinh không bao giờ muốn xảy ra. Thứ ba, mặc dù khó có khả năng Bắc Kinh chấp nhận bị ràng buộc bởi phán quyết trọng tài theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển nếu phán quyết này chống lại họ, song điều đó sẽ càng cô lập Bắc Kinh và đặt ra nghi ngờ về lời khẳng định “trỗi dậy hòa bình” và sự cam kết của họ đối với luật pháp và chuẩn mực quốc tế. Cuối cùng, những chứng cứ pháp lý của Trung Quốc tại Biển Đông vừa mập mờ, không thuyết phục, lại mang tính hai mặt. Ví dụ, Bắc Kinh phủ nhận lập luận của Việt Nam là giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam - một điều hết sức rõ ràng. Trong khi đó, cũng chính Trung Quốc lại dùng lập luận thềm lục địa đó ra trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật ở Hoa Đông. Thật mỉa mai và đạo đức giả. Với yêu sách đường 9 đoạn, Bắc Kinh không thể bảo vệ cái không thể nào bảo vệ được. Vì lẽ đó, Trung Quốc đang cố tình tạo ra những “chuyện đã rồi” ở Biển Đông để củng cố cái gọi là chủ quyền của mình.

Trong bối cảnh đó, việc theo đuổi phương thức ngoại giao hòa bình để giải quyết vấn đề sẽ mang đến cho Việt Nam rất nhiều hậu thuẫn từ các nước trên thế giới, như Mỹ và Nhật, vốn ngày càng quan ngại vì những hành động khiêu khích của Trung Quốc.

Những mối nguy từ Biển Đông đã buộc Việt Nam phải chọn con đường hiện đại hóa quân đội vì mục đích tự phòng vệ. Các cuộc diễn tập song phương và đa phương với các đối tác truyền thống như Ấn Độ đã diễn ra, cũng như tăng cường hợp tác quân sự với ASEAN và Mỹ. Quốc hội Việt Nam tuần này cân nhắc duyệt chi ngân sách 16.000 tỷ đồng hỗ trợ lực lượng cảnh sát biển bảo vệ chủ quyền Biển Đông; Nhật cũng cam kết sẽ cung cấp tàu tuần duyên cho Việt Nam vào năm 2015. Đây là những động thái hoàn toàn chính đáng vì ba lý do. Thứ nhất, Việt Nam hoàn toàn có quyền trang bị tàu lớn để tàu Trung Quốc không thể tiếp tục tự tung tự tác. Thứ hai, sự hiện diện của tàu dân sự sẽ giúp ngăn ngừa căng thẳng leo thang. Thứ ba, phương pháp phòng vệ chính đáng này sẽ xác tín phương thức ngoại giao hòa bình nhất quán Việt Nam đang theo đuổi.

Về kinh tế, căng thẳng xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 và những hệ lụy của nó sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay. Đây là điều tất yếu. Tuy nhiên, đó cũng chính là cơ hội để Việt Nam tránh tác động về kinh tế của Trung Quốc. Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, nhưng Việt Nam vẫn còn phải chịu nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc. Đã đến lúc Việt Nam đa dạng hóa các đối tác thương mại của mình.

Đây cũng là dịp để tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, duy trì thế mạnh cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam. Việt Nam đang đứng trước cơ hội tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài, khi chi phí sản xuất ngày một gia tăng trong khu vực. Hơn thế nữa, các nhà đầu tư nước ngoài đang quay lưng lại với Thái Lan vì bất ổn chính trị tại đây. Việt Nam sẽ hưởng lợi rất nhiều nếu tiến hành cải cách kinh tế triệt để và nghiêm túc vào lúc này.

Với những quyết định kịp thời và đúng đắn, Việt Nam sẽ càng vươn lên mạnh mẽ từ chính thời điểm khó khăn này.

Nguyễn Chiến (tổng hợp)
0

Nhạc Vàng | Zing Radio



Nhạc vàng là dòng Tân nhạc Việt Nam Việt Nam ra đời từ thập niên 1960 với lời ca trữ tình bình dân được viết trên những giai điệu nhẹ nhàng (boléro, rumba, ballade...). Người Việt trong nước có khi hiểu nhạc vàng là "nhạc sến", loại nhạc của Miền Nam với lời ca giản dị, câu nhạc dễ nghe, chất chứa nỗi niềm của một con người bình thường.
0