kimluc
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngâm thơ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngâm thơ. Hiển thị tất cả bài đăng

Ngâm thơ - Tuyển chọn đặc sắc

0

Ngâm thơ - Tuyển chọn đặc sắc

0

[Thơ] Mười năm


Biết nhau từ thuở dại khờ
Giờ đây cát bụi đã mờ mắt trong
Nhánh hồng em chiết bên song
Đã mười xuân rụng mười bông hoa cười

Con chim bạc má già rồi
Mỏ vàng đã nhặt hết lời thơ xanh
Còn gì nữa ở lều tranh
Ở lòng em, ở lòng anh còn gì?

Tương phùng là để biệt ly
Biệt ly là một lòng đi qua lòng

Giờ thuyền em đã sang sông
Anh nhìn khói sóng ngỡ trông mây đèo
Mười năm mới hiểu tình yêu
Một nguồn hương nhẹ mấy chiều gió đưa?

Trần Huyền Trân

Đăng trên bán nguyệt san Phổ thông, 1942.

*Ngâm: (Hồng Vân)

0

[Thơ] Mười năm


Biết nhau từ thuở dại khờ
Giờ đây cát bụi đã mờ mắt trong
Nhánh hồng em chiết bên song
Đã mười xuân rụng mười bông hoa cười
0

[Thơ] Đổi lá thu vàng lấy nhớ nhung


Em về chốn ấy nắng hay mưa,
Có tiếc màu hoa giữa độ mùa?
Cánh kiến chở buồn pha sắc phượng
Tô dày thêm mãi khối sầu xưa.

Em về miền gió cát xa xôi
Nắng nứt chân chim khắp nẻo đồi.
Em nhé những ngày yêu dấu cũ
Xem như mạng nhện vắt ngang đời...

Em về cầu nắng chẳng cầu mưa
Lệ đẫm từ thơ cũng đã vừa.
Đâu chỉ mình em sầu tiễn biệt
Mà còn se thắt cả người đưa...

“Mai mốt có còn gặp nữa không?”
Đường xa không ngại chỉ e lòng.
Chia em một nửa vầng trăng cũ,
Đổi lá thu vàng lấy nhớ mong...

Nguồn: Góp nhặt, Nhược Thu, 2003

*Ngâm:
0

[Thơ] Đổi lá thu vàng lấy nhớ nhung


Em về chốn ấy nắng hay mưa,
Có tiếc màu hoa giữa độ mùa?
Cánh kiến chở buồn pha sắc phượng
Tô dày thêm mãi khối sầu xưa.
0

Phong Kiều dạ bạc và chùa Hàn San

Phong Kiều dạ bạc 楓橋夜泊 • Nửa đêm đậu bến Phong Kiều (Trương Kế - 張繼 )

Chùa Hàn San
Hàn San tự

“Phong Kiều dạ bạc” (楓橋夜泊) là bài thơ rất nổi tiếng của Trương Kế (张继), tác giả sống vào khoảng trước sau năm 756- đời vua Đường Túc Tông. Trương Kế tự là Ý Tôn, từng thi đậu tiến sĩ và làm quan trong triều với chức vụ Tự bộ viên ngoại lang, về sau bị đổi ra Hồng Châu coi việc tài phú và mất tại đây. Sinh thời, ông là người học rộng, thích đàm đạo và bàn bạc văn chương, thế sự..., đặc biệt rất thích làm thơ. Thơ của ông trong “Toàn Đường thi” có chép thành một quyển, nhưng chỉ một bài “Phong Kiều dạ bạc” là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, chỉ với nó ông đã được liệt vào hàng “đại gia” và đã giúp ông lưu danh thiên cổ.

Trong bối cảnh thành Trường An chìm trong cơn tao loạn thì nhà thơ Trương Kế, một đại quan tiến sĩ Ngự Sử đài, chẳng kịp theo đoàn hộ giá vương tôn lánh nạn mà đành lưu lạc xuống tận miền Giang Nam trên chiếc thuyền phiêu bạt. Một đêm ghé bến Phong Kiều, động mối u hoài chất chứa, gợi cảm cùng ngoại cảnh thê lương, bức xúc viết nên bài thơ tuyệt diệu, vượt qua cả không gian và thời gian, lưu truyền hậu thế:

Phong Kiều Dạ Bạc

楓橋夜泊

月落烏啼霜滿天,
江楓漁火對愁眠。
姑蘇城外寒山寺,
夜半鐘聲到客船。

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
(Trương Kế)

Dịch nghĩa:
trăng lặn, quạ kêu, sương phủ đầy trời
trong giấc mơ buồn có cây phong ở bến sông và ngọn lửa thuyền chài
chùa Hàn San ở ngoại thành Cô Tô
nửa đêm khách đi thuyền tới nghe thấy tiếng chuông chùa ngân vang

dịch thơ:
1. (Bản dịch: Tản Đà)
Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San

2. (Bản dịch: Nguyễn Hàm Ninh)
Quạ kêu, trăng lặn, trời sương,
Lửa chài le lói sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

3. Bản dịch: Tản Đà (Theo Trần Trọng San trong sách Thơ Đường, NXB Bắc Đẩu, 1957 )
Trăng tà, tiếng quạ kêu sương,
Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

Cuốn "Thơ Đường" của Trần Trọng San có ghi lại có một truyền thuyết khá lãng mạn về bài này. Một đêm trăng, sư cụ trụ trì chùa Hàn San, cảm hứng nghĩ ra hai câu thơ:

Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung
Bán tự ngân câu bán tự cung

Thao thức mãi trong phòng mà sư cụ không nghĩ ra hai câu tiếp. Tự nhiên có tiếng gõ cửa. Thì ra là chú tiểu cũng trằn trọc vì 2 câu thơ mình mới nghĩ ra:

Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn
Bán trầm thủy để bán phù không

nhưng cũng không làm tiếp được và xin thầy giúp. Nghe xong, sư cụ mừng quá, quỳ xuống tạ Phật. Vì quả thật 2 câu thơ của chú tiểu ăn khớp với 2 câu của sư cụ, thành bài tứ tuyệt mà Trần Trọng San đã dịch như sau:

Mồng ba, mồng bốn, trăng mờ
Nửa dường móc bạc nửa như cung trời
Một bình ngọc trắng chia hai
Nửa chìm đáy nước nửa cài từng không

Làm xong bài thơ này lúc nửa đêm, sư cụ bảo chú tiểu đánh chuông tạ ơn Phật. Tình cờ đêm hôm đó trên thuyền, thi sĩ Trương Kế cũng không ngủ được vì không nghĩ được câu tiếp cho hai câu "Nguyệt lạc ô đề...". Tự nhiên chuông chùa Hàn San đổ đến, gợi hứng cho thi nhân hoàn tất bài Phong Kiều Dạ Bạc "...Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.."

Còn chùa Hàn San là một ngôi chùa hẻo lánh ngoài thành Ngô Huyện thuộc tỉnh Giang Tô. Xung quanh bát ngát rừng mai, phía sau dòng sông xanh ngắt lững lờ uốn khúc, giữa hai dãy núi sừng sững vươn mình trong làn mây trắng xóa. Chùa ở bên cầu có cây phong nên gọi là Phong Kiều. Trên sông đêm có ánh lửa chài. Bài thơ của Tần Thục đời Tống có câu: " Ô đề nguyệt lạc kiều biên tự "(Quạ kêu trăng xế chùa bên cầu) và thơ Khang Hữu Vi đời Thanh, có câu "Lãnh tận Hàn San cố tự phong (Lạnh đến cả cây phong bên chùa cổ Hàn San) đều nói rõ chùa Hàn San bên cầu có cây phong. Như vậy, Giang phong và Ngư hỏa trong bài thơ trên vẫn là cây bên sông và lửa chài, chứ không phải là tên 2 quả núi Giang Phong và Ngư Hỏa như một vài giả thuyết đã nói.

Nhà thơ đời Thanh Vương Ngư Dương, từng đáp thuyền đi Tô Châu, dừng ở bến Phong Kiều, lúc ấy trời xẩm tối, mưa gió đầy trời, họ Vương đã đến bên trước cửa chùa đề hai bài thơ tứ tuyệt:

Nhật mộ đông đường chính lạc triều
Cô bồng bạc xứ vũ tiêu tiêu
Sơ chung dạ hỏa Hàn San tự
Ký quá Ngô phong đệ kỷ kiêu

Dịch nghĩa:
Chiều tối bờ đông chính lúc thủy triều xuống
Thuyền côi chốn đậu mưa dầm dề
Tiếng chuông thưa, ánh lửa đêm chùa Hàn San
Nhớ đã qua cầu bên cây phong huyện Ngô

Dịch thơ:
Chiều tối thủy triều lắng mé đông
Mưa vương lất phất đậu cô bồng
Hàn San ánh lửa chuông thưa thớt
Ngô huyện qua cầu kế ngọn phong
(Bản dịch: NDD)

Phong diệp tiêu tiêu thủy dịch không
Ly cư thiên lý trướng nan đông
Thập niên cựu ước Giang Nam mộng
Độc thính Hàn San bán dạ chung

dịch nghĩa:
Lá phong hiu hắt bến nước vắng không
Lìa quê ngìn dặm lòng buồn nhớ khó khuây
Mười năm ước cũ mộng về Giang Nam
Một mình nghe tiếng chuông chùa Hàn San lúc nửa đêm


Bến vắng rào rào trút lá phong
Nhớ quê vạn lý khó khuây lòng
Giang Nam hẹn ước mười năm mộng
Chuông đánh, Hàn San đêm quạnh không
(Bản dịch: NDD)

Đã nói đến Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế, không thể không nhắc đến Bạc Tần Hoài của Đỗ Mục. Cả hai bài thơ phác họa dưới góc nhìn thi nhân trên con thuyền hững hờ đậu bãi sông. Một bài khi nghe tiếng chuông chùa thanh thoát đưa tới, đã xoa dịu đi nỗi trầm tư muội phiền của kẻ nhất thời bôn tẩu, đang nằm co ro khắc khoải trong khoang thuyền giá lạnh. Còn một bài thì khi nghe khúc hát văng vẳng của cô gái trẻ trên sông vang lên trong khung cảnh đêm khuya tĩnh lặng, mà dường như dấy nên niềm xúc cảm u hoài trong nỗi hận mất nước.

Bạc Tần Hoài

Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia
Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa
(Đỗ Mục)

Dịch nghĩa:
khói lan tỏa trên nước lạnh, ánh nguyệt lan trên cát
Buổi đêm đậu thuyền tại bến sông Tần Hoài cạnh quán rượu
Cô gái trẻ không biết đến nỗi hận mất nước
Ở bên kia sông còn hát khúc Hậu Đình Hoa

Tần Hoài: tên con sông từ tỉnh Giang Tô chảy lên phía Bắc vào sông Trường Giang.
Hậu Đình Hoa: tên khúc hát làm trong buổi tiệc của vua Trần Hậu Chủ và Trương Quý Phi thời Nam Bắc triều

Dịch thơ:
Thuyền Đậu Sông Tần Hoài

Khói trùm nước lạnh, trăng lồng cát;
Thuyền đậu Tần Hoài, cạnh tửu gia.
Cô gái không hay buồn nước mất,
Bên sông còn hát Hậu Đình Hoa
(Bản dịch: Trần Trọng San)

Khói lan phảng phất trên mặt nước, ánh trăng soi bóng trên mặt cát, thuyền nhẹ lững lờ đậu cạnh quán rượu. Cảnh trăng khuya mới tĩnh mịch làm sao. Bỗng bên kia sông vang lên một tiếng hát văng vẳng. Khúc hát trong những buổi yến tiệc vui chơi mà khiến lòng thi nhân chua xót như oán trách ai vô tình khi bồi hồi nghĩ đến nỗi hận mất nước....

Tác giả: NDD @Mai Hoa Trang

Nguồn: Thivien.net (link vào bài này trên thivien.net bị hỏng )


Bến Phong Kiều ngày nay
0

Phong Kiều dạ bạc và chùa Hàn San

Phong Kiều dạ bạc 楓橋夜泊 • Nửa đêm đậu bến Phong Kiều (Trương Kế - 張繼 )

Chùa Hàn San
Hàn San tự

“Phong Kiều dạ bạc” (楓橋夜泊) là bài thơ rất nổi tiếng của Trương Kế (张继), tác giả sống vào khoảng trước sau năm 756- đời vua Đường Túc Tông. Trương Kế tự là Ý Tôn, từng thi đậu tiến sĩ và làm quan trong triều với chức vụ Tự bộ viên ngoại lang, về sau bị đổi ra Hồng Châu coi việc tài phú và mất tại đây. Sinh thời, ông là người học rộng, thích đàm đạo và bàn bạc văn chương, thế sự..., đặc biệt rất thích làm thơ. Thơ của ông trong “Toàn Đường thi” có chép thành một quyển, nhưng chỉ một bài “Phong Kiều dạ bạc” là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, chỉ với nó ông đã được liệt vào hàng “đại gia” và đã giúp ông lưu danh thiên cổ.

Trong bối cảnh thành Trường An chìm trong cơn tao loạn thì nhà thơ Trương Kế, một đại quan tiến sĩ Ngự Sử đài, chẳng kịp theo đoàn hộ giá vương tôn lánh nạn mà đành lưu lạc xuống tận miền Giang Nam trên chiếc thuyền phiêu bạt. Một đêm ghé bến Phong Kiều, động mối u hoài chất chứa, gợi cảm cùng ngoại cảnh thê lương, bức xúc viết nên bài thơ tuyệt diệu, vượt qua cả không gian và thời gian, lưu truyền hậu thế:

Phong Kiều Dạ Bạc

楓橋夜泊

月落烏啼霜滿天,
江楓漁火對愁眠。
姑蘇城外寒山寺,
夜半鐘聲到客船。

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
(Trương Kế)

Dịch nghĩa:
trăng lặn, quạ kêu, sương phủ đầy trời
trong giấc mơ buồn có cây phong ở bến sông và ngọn lửa thuyền chài
chùa Hàn San ở ngoại thành Cô Tô
nửa đêm khách đi thuyền tới nghe thấy tiếng chuông chùa ngân vang

dịch thơ:
1. (Bản dịch: Tản Đà)
Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San

2. (Bản dịch: Nguyễn Hàm Ninh)
Quạ kêu, trăng lặn, trời sương,
Lửa chài le lói sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

3. Bản dịch: Tản Đà (Theo Trần Trọng San trong sách Thơ Đường, NXB Bắc Đẩu, 1957 )
Trăng tà, tiếng quạ kêu sương,
Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

Cuốn "Thơ Đường" của Trần Trọng San có ghi lại có một truyền thuyết khá lãng mạn về bài này. Một đêm trăng, sư cụ trụ trì chùa Hàn San, cảm hứng nghĩ ra hai câu thơ:

Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung
Bán tự ngân câu bán tự cung

Thao thức mãi trong phòng mà sư cụ không nghĩ ra hai câu tiếp. Tự nhiên có tiếng gõ cửa. Thì ra là chú tiểu cũng trằn trọc vì 2 câu thơ mình mới nghĩ ra:

Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn
Bán trầm thủy để bán phù không

nhưng cũng không làm tiếp được và xin thầy giúp. Nghe xong, sư cụ mừng quá, quỳ xuống tạ Phật. Vì quả thật 2 câu thơ của chú tiểu ăn khớp với 2 câu của sư cụ, thành bài tứ tuyệt mà Trần Trọng San đã dịch như sau:

Mồng ba, mồng bốn, trăng mờ
Nửa dường móc bạc nửa như cung trời
Một bình ngọc trắng chia hai
Nửa chìm đáy nước nửa cài từng không

Làm xong bài thơ này lúc nửa đêm, sư cụ bảo chú tiểu đánh chuông tạ ơn Phật. Tình cờ đêm hôm đó trên thuyền, thi sĩ Trương Kế cũng không ngủ được vì không nghĩ được câu tiếp cho hai câu "Nguyệt lạc ô đề...". Tự nhiên chuông chùa Hàn San đổ đến, gợi hứng cho thi nhân hoàn tất bài Phong Kiều Dạ Bạc "...Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.."

Còn chùa Hàn San là một ngôi chùa hẻo lánh ngoài thành Ngô Huyện thuộc tỉnh Giang Tô. Xung quanh bát ngát rừng mai, phía sau dòng sông xanh ngắt lững lờ uốn khúc, giữa hai dãy núi sừng sững vươn mình trong làn mây trắng xóa. Chùa ở bên cầu có cây phong nên gọi là Phong Kiều. Trên sông đêm có ánh lửa chài. Bài thơ của Tần Thục đời Tống có câu: " Ô đề nguyệt lạc kiều biên tự "(Quạ kêu trăng xế chùa bên cầu) và thơ Khang Hữu Vi đời Thanh, có câu "Lãnh tận Hàn San cố tự phong (Lạnh đến cả cây phong bên chùa cổ Hàn San) đều nói rõ chùa Hàn San bên cầu có cây phong. Như vậy, Giang phong và Ngư hỏa trong bài thơ trên vẫn là cây bên sông và lửa chài, chứ không phải là tên 2 quả núi Giang Phong và Ngư Hỏa như một vài giả thuyết đã nói.

Nhà thơ đời Thanh Vương Ngư Dương, từng đáp thuyền đi Tô Châu, dừng ở bến Phong Kiều, lúc ấy trời xẩm tối, mưa gió đầy trời, họ Vương đã đến bên trước cửa chùa đề hai bài thơ tứ tuyệt:

Nhật mộ đông đường chính lạc triều
Cô bồng bạc xứ vũ tiêu tiêu
Sơ chung dạ hỏa Hàn San tự
Ký quá Ngô phong đệ kỷ kiêu

Dịch nghĩa:
Chiều tối bờ đông chính lúc thủy triều xuống
Thuyền côi chốn đậu mưa dầm dề
Tiếng chuông thưa, ánh lửa đêm chùa Hàn San
Nhớ đã qua cầu bên cây phong huyện Ngô

Dịch thơ:
Chiều tối thủy triều lắng mé đông
Mưa vương lất phất đậu cô bồng
Hàn San ánh lửa chuông thưa thớt
Ngô huyện qua cầu kế ngọn phong
(Bản dịch: NDD)

Phong diệp tiêu tiêu thủy dịch không
Ly cư thiên lý trướng nan đông
Thập niên cựu ước Giang Nam mộng
Độc thính Hàn San bán dạ chung

dịch nghĩa:
Lá phong hiu hắt bến nước vắng không
Lìa quê ngìn dặm lòng buồn nhớ khó khuây
Mười năm ước cũ mộng về Giang Nam
Một mình nghe tiếng chuông chùa Hàn San lúc nửa đêm


Bến vắng rào rào trút lá phong
Nhớ quê vạn lý khó khuây lòng
Giang Nam hẹn ước mười năm mộng
Chuông đánh, Hàn San đêm quạnh không
(Bản dịch: NDD)

Đã nói đến Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế, không thể không nhắc đến Bạc Tần Hoài của Đỗ Mục. Cả hai bài thơ phác họa dưới góc nhìn thi nhân trên con thuyền hững hờ đậu bãi sông. Một bài khi nghe tiếng chuông chùa thanh thoát đưa tới, đã xoa dịu đi nỗi trầm tư muội phiền của kẻ nhất thời bôn tẩu, đang nằm co ro khắc khoải trong khoang thuyền giá lạnh. Còn một bài thì khi nghe khúc hát văng vẳng của cô gái trẻ trên sông vang lên trong khung cảnh đêm khuya tĩnh lặng, mà dường như dấy nên niềm xúc cảm u hoài trong nỗi hận mất nước.

Bạc Tần Hoài

Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia
Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa
(Đỗ Mục)

Dịch nghĩa:
khói lan tỏa trên nước lạnh, ánh nguyệt lan trên cát
Buổi đêm đậu thuyền tại bến sông Tần Hoài cạnh quán rượu
Cô gái trẻ không biết đến nỗi hận mất nước
Ở bên kia sông còn hát khúc Hậu Đình Hoa

Tần Hoài: tên con sông từ tỉnh Giang Tô chảy lên phía Bắc vào sông Trường Giang.
Hậu Đình Hoa: tên khúc hát làm trong buổi tiệc của vua Trần Hậu Chủ và Trương Quý Phi thời Nam Bắc triều

Dịch thơ:
Thuyền Đậu Sông Tần Hoài

Khói trùm nước lạnh, trăng lồng cát;
Thuyền đậu Tần Hoài, cạnh tửu gia.
Cô gái không hay buồn nước mất,
Bên sông còn hát Hậu Đình Hoa
(Bản dịch: Trần Trọng San)

Khói lan phảng phất trên mặt nước, ánh trăng soi bóng trên mặt cát, thuyền nhẹ lững lờ đậu cạnh quán rượu. Cảnh trăng khuya mới tĩnh mịch làm sao. Bỗng bên kia sông vang lên một tiếng hát văng vẳng. Khúc hát trong những buổi yến tiệc vui chơi mà khiến lòng thi nhân chua xót như oán trách ai vô tình khi bồi hồi nghĩ đến nỗi hận mất nước....

Tác giả: NDD @Mai Hoa Trang

Nguồn: Thivien.net (link vào bài này trên thivien.net bị hỏng )


Bến Phong Kiều ngày nay
0

[Thơ] Đổi lá thu vàng lấy nhớ nhung


Tác giả: Nhược Thu - Tạ Văn Hiến

Em về chốn ấy nắng hay mưa
Có nhớ màu hoa giữa độ mùa
Cánh kiến chở buồn pha sắc phượng
Tô dày thêm mãi khối sầu xưa

Em về miền gió cát xa xôi
Nắng nứt chân chim khắp nẽo đồi
Em nhé những ngày yêu dấu đó
Xem như mạng nhện vắt ngang đời

Em về cầu nắng chẳng cầu mưa
Lệ đẫm từ thơ cũng đã vừa
Đâu chỉ riêng em sầu tiễn biệt
Mà còn se thắt cả người đưa

” Mai mốt có còn gặp nữa không ? ”
Đường xa không ngại chỉ e lòng
Chia em một nửa vầng trăng cũ
Đổi lá thu vàng lấy nhớ mong


Hồng Vân diễn ngâm: https://www.youtube.com/watch?v=PgVvd-0PNLE
0

[Thơ] Đổi lá thu vàng lấy nhớ nhung


Tác giả: Nhược Thu - Tạ Văn Hiến

Em về chốn ấy nắng hay mưa
Có nhớ màu hoa giữa độ mùa
Cánh kiến chở buồn pha sắc phượng
Tô dày thêm mãi khối sầu xưa

Em về miền gió cát xa xôi
Nắng nứt chân chim khắp nẽo đồi
Em nhé những ngày yêu dấu đó
Xem như mạng nhện vắt ngang đời

Em về cầu nắng chẳng cầu mưa
Lệ đẫm từ thơ cũng đã vừa
Đâu chỉ riêng em sầu tiễn biệt
Mà còn se thắt cả người đưa

” Mai mốt có còn gặp nữa không ? ”
Đường xa không ngại chỉ e lòng
Chia em một nửa vầng trăng cũ
Đổi lá thu vàng lấy nhớ mong


Hồng Vân diễn ngâm: https://www.youtube.com/watch?v=PgVvd-0PNLE
0

Tiếng thơ Đoàn Yên Linh - Giọng ngâm thơ bất tử cùng thời gian (những bài thơ hay nhất)



Chương Trình Tiếng Thơ Đoàn Yên Linh , Qua Giọng Ngâm Thơ Bất Tử Cùng Thời Gian , Tuyển Chọn Những Bài Thơ Hay Và Lãng Mạn Nhất , Bao Gồm 15 Bài Tình Thơ Cực Đặc Sắc.

Trong chương trình gồm có những tác phẩm sau:

1 Ghen - Nguyễn Bính
2 Màu Thời Gian - Đoàn Phú Tứ
3 Biển - Xuân Diệu
4 Tương Tu Chiều - Xuân Diệu
5 Màu Tím Hoa Sim - Hữu Loan
6 Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mạc Tử
6 Ly Biệt Ngày Nay - Chế Lan Viên
7 Đàn Bầu
8 Gửi TTKH
9 Lại Một Mùa Đông
10 Tiểu Muội
11 Vàm Cỏ Đông
12 Ngày Xưa Hoàng Thị - Phạm Thiên Thư
13 Dạ Khúc
14 Hạ Sơn - Tuệ Sĩ
15 Thồ Em Xuống Phố

Đoàn Yên Linh tên thật Nguyễn Đức Lợi, sinh năm 1939, tại Dĩ An, Bình Dương nhưng nguyên quán ở miền Bắc (Đa Sỹ, Hà Đông). Trước 75, ông làm thư ký cho tòa án, cùng lúc hoạt động mạnh mẽ bên lĩnh vực văn nghệ.Ngay từ thuở thiếu thời, lúc còn đi học, ông đã rất đam mê thơ ca.

Ở quê thỉnh thoảng có các buổi văn nghệ lễ hội, thế nào ông cũng gia nhập với tiết mục không thể thiếu của mình là ngâm thơ.Từ những năm 60, ông bắt đầu được biết tiếng qua chương trình Tao Đàn của Đài Phát Thanh Saigon. Xuất thân từ đó, kế thừa lớp trước, ông đã khẳng định vị trí của mình trong hàng ngũ diễn ngâm làm phong phú thêm số nghệ sĩ ở lãnh vực này.Đoàn Yên Linh còn mở rộng hoạt động ở nhiều nhóm ngâm thơ khác nhau, trong đó có Mây Hồng.

Đó là nhóm thi nhạc giao duyên do ca sĩ Hồng Vân chủ trương thường trình diễn các bài thơ phổ nhạc. Chẳng hạn Màu Tím Hoa Sim thơ Hữu Loan, Phạm Duy phổ nhạc, Phạm Đình Chương phổ nhạc Mộng Dưới Hoa của Đinh Hùng, Nửa Hồn Thương Đau thơ Thanh Tâm Tuyền...

Khi TV trở nên phổ biến trong dân chúng, Mây Hồng không trình diễn trên đài phát thanh mà chủ yếu xuất hiện trên truyền hình, mạnh nhất từ năm 71, 72 trở đi. Đoàn Yên Linh không chỉ ngâm các bài thơ lẻ mà trên đài truyền thanh, ông cũng diễn ngâm các vở kịch thơ dài như Vân Muội, Bến Nước Ngũ Bồ, Bóng Giai Nhân...

cùng với các Cẩm Giang, Tuấn Đăng...Sau 75, như mọi hoạt động văn nghệ khác, ngâm thơ tạm dừng cho đến khoảng năm 1983, Đoàn Yên Linh cùng Chánh Thuần, Bảo Cường bắt đầu đi ngâm thơ và tổ chức các buổi ngâm thơ khắp nơi.

Thoạt tiên tại các ngôi chùa xa gần vào dịp lễ lớn, ra tận miền Trung: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế... Ông là người hiền hậu nên dễ dàng mở rộng giao du.

Chính nhóm đã góp phần đưa hoạt động văn nghệ tại nhà chùa trở nên quen thuộc hơn, thích ứng với sinh hoạt sôi nổi của thành phố lớn. Về sau, phong trào văn nghệ tại các cơ sở tôn giáo lan rộng nên các nhà thờ cũng mời nhóm ngâm thơ này đến trình diễn.
0

Tiếng thơ Đoàn Yên Linh - Giọng ngâm thơ bất tử cùng thời gian (những bài thơ hay nhất)



Chương Trình Tiếng Thơ Đoàn Yên Linh , Qua Giọng Ngâm Thơ Bất Tử Cùng Thời Gian , Tuyển Chọn Những Bài Thơ Hay Và Lãng Mạn Nhất , Bao Gồm 15 Bài Tình Thơ Cực Đặc Sắc.

Trong chương trình gồm có những tác phẩm sau:

1 Ghen - Nguyễn Bính
2 Màu Thời Gian - Đoàn Phú Tứ
3 Biển - Xuân Diệu
4 Tương Tu Chiều - Xuân Diệu
5 Màu Tím Hoa Sim - Hữu Loan
6 Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mạc Tử
6 Ly Biệt Ngày Nay - Chế Lan Viên
7 Đàn Bầu
8 Gửi TTKH
9 Lại Một Mùa Đông
10 Tiểu Muội
11 Vàm Cỏ Đông
12 Ngày Xưa Hoàng Thị - Phạm Thiên Thư
13 Dạ Khúc
14 Hạ Sơn - Tuệ Sĩ
15 Thồ Em Xuống Phố

Đoàn Yên Linh tên thật Nguyễn Đức Lợi, sinh năm 1939, tại Dĩ An, Bình Dương nhưng nguyên quán ở miền Bắc (Đa Sỹ, Hà Đông). Trước 75, ông làm thư ký cho tòa án, cùng lúc hoạt động mạnh mẽ bên lĩnh vực văn nghệ.Ngay từ thuở thiếu thời, lúc còn đi học, ông đã rất đam mê thơ ca.

Ở quê thỉnh thoảng có các buổi văn nghệ lễ hội, thế nào ông cũng gia nhập với tiết mục không thể thiếu của mình là ngâm thơ.Từ những năm 60, ông bắt đầu được biết tiếng qua chương trình Tao Đàn của Đài Phát Thanh Saigon. Xuất thân từ đó, kế thừa lớp trước, ông đã khẳng định vị trí của mình trong hàng ngũ diễn ngâm làm phong phú thêm số nghệ sĩ ở lãnh vực này.Đoàn Yên Linh còn mở rộng hoạt động ở nhiều nhóm ngâm thơ khác nhau, trong đó có Mây Hồng.

Đó là nhóm thi nhạc giao duyên do ca sĩ Hồng Vân chủ trương thường trình diễn các bài thơ phổ nhạc. Chẳng hạn Màu Tím Hoa Sim thơ Hữu Loan, Phạm Duy phổ nhạc, Phạm Đình Chương phổ nhạc Mộng Dưới Hoa của Đinh Hùng, Nửa Hồn Thương Đau thơ Thanh Tâm Tuyền...

Khi TV trở nên phổ biến trong dân chúng, Mây Hồng không trình diễn trên đài phát thanh mà chủ yếu xuất hiện trên truyền hình, mạnh nhất từ năm 71, 72 trở đi. Đoàn Yên Linh không chỉ ngâm các bài thơ lẻ mà trên đài truyền thanh, ông cũng diễn ngâm các vở kịch thơ dài như Vân Muội, Bến Nước Ngũ Bồ, Bóng Giai Nhân...

cùng với các Cẩm Giang, Tuấn Đăng...Sau 75, như mọi hoạt động văn nghệ khác, ngâm thơ tạm dừng cho đến khoảng năm 1983, Đoàn Yên Linh cùng Chánh Thuần, Bảo Cường bắt đầu đi ngâm thơ và tổ chức các buổi ngâm thơ khắp nơi.

Thoạt tiên tại các ngôi chùa xa gần vào dịp lễ lớn, ra tận miền Trung: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế... Ông là người hiền hậu nên dễ dàng mở rộng giao du.

Chính nhóm đã góp phần đưa hoạt động văn nghệ tại nhà chùa trở nên quen thuộc hơn, thích ứng với sinh hoạt sôi nổi của thành phố lớn. Về sau, phong trào văn nghệ tại các cơ sở tôn giáo lan rộng nên các nhà thờ cũng mời nhóm ngâm thơ này đến trình diễn.
0

Ngâm thơ - Tuyển chọn hay nhất 1


Tuyển chọn các bài thơ qua những giọng ngâm hay nhất như: Ru - Bảo Cường, Xin đừng - Quỳnh Hương, Ngâm ngùi và Hai sắc hoa Ti-gôn - Hoàng Oanh, Núi đôi - Thúy Mùi, Dư âm - Bảo Cường,...
0

Ngâm thơ - Tuyển chọn đặc sắc



Tuyển chọn các bài thơ qua những giọng ngâm hay nhất như: Núi Đôi, Quê Hương, Ngày xưa hoàng thị, Màu tím hoa sim, Ru - Bảo Cường, Xin đừng - Quỳnh Hương, Ngâm ngùi và Hai sắc hoa Ti-gôn - Hoàng Oanh, Núi đôi - Thúy Mùi, Dư âm - Bảo Cường,...


Đang cập nhật...
0

Ngày xưa hoàng thị - Ngâm thơ


Ngày xưa hoàng thị

Sáng tác: Phạm Thiên Thư
Trình bày: Đoàn Yên Linh



Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Chim non dấu mỏ
Dưới cội hoa vàng

Bước em thênh thang
Áo tà nguyệt bạch
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài

Anh đi theo hoài
Gót giầy thầm lặng
Đường chiều úa nắng
Mưa nhẹ bâng khuâng

Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dấu lau lách buồn

Tay nụ hoa thuôn
Vương bờ tóc suối
Tìm lời mở nói
Lòng sao ngập ngừng

Lòng sao rưng rưng
Như trời mây ngợp
Hôm sau vào lớp
Nhìn em ngại ngần

Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Trao vội chùm hoa
Ép vào cuối vở

Thương ơi vạn thuở
Biết nói chi nguôi
Em mỉm môi cười
Anh mang nỗi nhớ

Hè sang phượng nở
Rồi chẳng gặp nhau
Ôi mối tình đầu
Như đi trên cát

Bước nhẹ mà sâu
Mà cũng nhoà mau
Tưởng đã phai màu
Đường chiều hoa cỏ

Mười năm rồi Ngọ
Tình cờ qua đây
Cây xưa vẫn gầy
Phơi nghiêng ráng đỏ

Áo em ngày nọ
Phai nhạt mấy màu ?
Chân tìm theo nhau
Còn là vang vọng

Đời như biển động
Xoá dấu ngày qua
Tay ngắt chùm hoa
Mà thương mà nhớ

Phố ơi muôn thủa
Giữ vết chân tình
Tìm xưa quẩn quanh
Ai mang bụi đỏ
Dáng em nho nhỏ
Trong cõi xa vời

Tình ơi! Tình ơi!
0

Màu tím hoa sim - Ngâm thơ


Màu tím hoa sim

Sáng tác: Hữu Loan

Trình bày: Hoàng Oanh (Trước 1975)



Nàng có ba người anh
Đi bộ đội
Những em nàng còn chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh.

Tôi là người chiến binh
Xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới,
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giày đinh bết bùn đất hành quân,
Nàng cười xinh xinh
Bên anh chồng độc đáo.
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi!

Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến chinh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mình không về
Thì thương người vợ chờ
Bé bỏng chiều quê ...

Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương
Tôi về không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con
Đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương
Tàn lạnh vây quanh ...

Tóc nàng xanh xanh
Ngắn chưa đầy búi
Em ơi!
Giây phút cuối
Không được nghe nhau nói
Không được trông thấy nhau một lần.

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa một mình
đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...


Một chiều rừng mưa
Ba người anh
Trên chiến trường Đông Bắc,
Biết tin em gái mất
Trước tin em lấy chồng.

Gió sớm thu về
Rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió thu về
Cỏ vàng chân mộ chí.

Chiều hành quân
Qua những đồi sim ..
Những đồi hoa sim ...,
Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
Tím cả chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa.
Áo tôi sứt chỉ đường tà,
Vợ tôi chết sớm mẹ già chưa khâu
----------
0

Ngâm thơ: Núi đôi




Núi đôi

Sáng tác: Vũ Cao
Trình bày: Thúy Mùi

Bảy năm về trước, em mười bảy
Anh mới đôi mươi, trẻ nhất làng
Xuân Dục, Đoài Đông hai cánh lúa
Bữa thì em tới, bữa anh sang

Lối ta đi giữa hai sườn núi
Đôi ngọn nên làng gọi núi Đôi
Em vẫn đùa anh: sao khéo thế
Núi chồng núi vợ đứng song đôi!

Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới
Ngơ chùa cháy đỏ những thân cau
Mới ngỏ lời thôi, đành lỗi hẹn
Đâu ngờ từ đó bặt tin nhau.

Anh vào bộ đội, lên Đông Bắc
Chiến đấu quên mình năm lại năm
Mấy bận dân công về lại hỏi
Ai người Xuân Dục, núi Đôi chăng ?

Anh nghĩ, quê ta giặc chiếm rồi
Trăm nghìn căm uất bao giờ nguôi
Mỗi tin súng nổ vành đai địch
Sương trắng người đi lại nhớ người.

Đồng đội có nhau thường nhắc nhở
Trung du làng nước vẫn chờ trông
Núi Đôi bốt dựng kề ba xóm
Em vẫn đi về những bến sông ?

Náo nức bao nhiêu ngày trở lại
Lệnh trên ngừng bắn, anh về xuôi
Hành quân qua tắt đường sang huyện
Anh ghé thăm nhà, thăm núi Đôi.

Mới tới đầu ao, tin sét đánh
Giặt giết em rồi, dưới gốc thông
Giữa đêm bộ đội vây đồn Thửa
Em sống trung thành, chết thủy chung!

Anh ngước nhìn lên hai dốc núi
Hàng thông bờ có con đường quen.
Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói
Núi vẫn đôi mà anh mất em!

Dân chợ Phù Linh ai cũng bảo:
Em còn trẻ lắm, nhất làng trong;
Mấy năm cô ấy làm du kích
Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng ?

Từ núi qua thôn, dường nghẽn lối
Xuân Dục, Đoài Đông cỏ ngút đầy
Sân biến thành ao, nhà đổ cháy
Ngổn ngang bờ bụi cánh dơi bay

Cha mẹ đưa nhau về nhận đất
Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau
Nứa gianh nửa mái lều che tạm
Sương nắng khuây dần chuyện xót đau.

Anh nghe có tiếng người qua chợ:
Ta gắng: mùa sau lúa sẽ nhiều
Ruộng thấm mồ hôi từng nhát cuốc
Làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu!

Nhưng núi còn kia, anh vẫn nhớ.
Oán thù còn đó, anh còn đây
Ở đâu cô gái làng Xuân Dục
Đã chết vì dân giữa đất này!

Ai viết tên em thành liệt sĩ
Bên những hàng bia trắng giữa đồng
Nhớ nhau anh gọi em:đồng chí
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng.

Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm
0

Ngâm thơ | Tuyển chọn hay nhất




Tuyển chọn các bài thơ qua những giọng ngâm hay nhất như: Ru - Bảo Cường, Xin đừng - Quỳnh Hương, Ngâm ngùi và Hai sắc hoa Ti-gôn - Hoàng Oanh, Núi đôi - Thúy Mùi, Dư âm - Bảo Cường,...
0