kimluc
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thơ Đường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thơ Đường. Hiển thị tất cả bài đăng

Anh Vũ Châu (Bến Anh Vũ) - Thơ Lý Bạch


Anh Vũ châu

Anh vũ lai quá Ngô giang thuỷ,
Giang thượng châu truyền Anh Vũ danh.
Anh vũ tây phi Lũng sơn khứ,
Phương châu chi thụ hà thanh thanh.
Yên khai lan diệp hương phong khởi,
Ngạn giáp đào hoa cẩm lãng sinh.
Thiên khách thử thời đồ cực mục,
Trường châu cô nguyệt hướng thuỳ minh?


Dịch nghĩa

Chim anh vũ xưa bay đến sông Ngô
Bãi trên sông mới truyền lại tên Anh Vũ
Chim anh vũ đã bay về Tây qua núi Lũng
Bãi thơm cây xanh biếc làm sao!
Khói toả ra từ lá cây lan làm gió thơm nổi dậy
Bờ liền với hoa đào, sóng gấm sinh
Lúc ấy người đi đày trông hoài cõi xa
Trên bãi dài mảnh trăng cô đơn còn soi sáng cho ai.


(Năm 760)

Lý Bạch năm 56 tuổi bị lưu đày đi huyện Dạ Lang tỉnh Quý Châu. Khi chờ đò ngang để qua sông Trường Giang, ông làm bài này.

Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu

Sóng Ngô anh vũ xưa qua đó
Anh Vũ thành tên gọi đến giờ
Anh vũ về tây qua núi Lũng
Bãi thơm cây cối những xanh mờ
Mùi hương lan diệp lừng trong khói
Sóng gấm đào hoa gợn sát bờ
Thiên khách trông vời thôi cũng uổng
Dọi ai trăng bãi luống bơ vơ!


Nguồn: Đường thi tuyển dịch, NXB Thuận Hoá, 1997

Bản dịch của Hải Đà

Sông Ngô anh vũ lướt bay qua
Anh Vũ thành xưa vẫn gọi là
Núi Lũng trời tây anh vũ khuất
Bãi thơm cây biếc chập chờn xa
Lá lan thoang thoảng lừng hương gió
Sóng gấm bập bềnh lượn sát hoa
Lữ khách hoài trông trời tít tắp
Tình ai trăng dọi sáng đêm tà?

Bản dịch của Phụng Hà

Trường Giang thuở xưa anh vũ đáp,
Anh Vũ thành tên bãi sông Ngô.
Chim dạt về tây tận non Lũng,
Cây xanh bãi rạng hương ngạt ngào.
Lan thơm trong gió, khói mờ tỏa,
Đào thắm bên bờ, sóng gấm xô.
Đi đày, khách trông vời mút mắt,
Bãi sông ai ngắm mảnh trăng cô?

Bản dịch khuyết danh

Trên bãi sông Ngô anh vũ đậu,
Giờ đây chẳng thấy bóng chim đâu.
Hay đã bay về qua núi Lũng,
Bãi thơm cây trái mướt một màu.
Hương lan theo gió ngát mơn man,
Vẫy gọi đào hoa ánh ngập tràn.
Đi đầy qua đó như không thấy,
Chỉ thấy bờ xa mãnh trăng gầy.

0

Anh Vũ Châu (Bến Anh Vũ) - Thơ Lý Bạch


Anh Vũ châu

Anh vũ lai quá Ngô giang thuỷ,
Giang thượng châu truyền Anh Vũ danh.
Anh vũ tây phi Lũng sơn khứ,
Phương châu chi thụ hà thanh thanh.
Yên khai lan diệp hương phong khởi,
Ngạn giáp đào hoa cẩm lãng sinh.
Thiên khách thử thời đồ cực mục,
Trường châu cô nguyệt hướng thuỳ minh?
0

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lý Bạch


. Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.


Dịch nghĩa

Bạn cũ từ biệt tại lầu Hoàng Hạc đi về phía tây,
Tháng ba hoa khói, xuống Dương Châu.
Bóng chiếc buồm đơn màu xanh mất hút,
Chỉ thấy Trường Giang vẫn chảy bên trời.


(Năm 726)

Hoàng Hạc lâu ở tây nam huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc. Quảng Lăng nay thuộc huyện Giang Đô, tỉnh Giang Tô.

Bài thơ này được sử dụng trong các chương trình SGK Văn học 10 giai đoạn 1990-2006, SGK Ngữ văn 10 giai đoạn từ 2007.

Bản dịch của Trần Trọng San

Bạn cũ dời chân Hoàng Hạc lâu
Tháng ba hoa khói xuống Dương Châu
Bóng buồm chìm lẫn trong trời biếc
Chỉ thấy Trường Giang vẫn chảy mau

Bản dịch của Trần Trọng Kim

Phía tây bạn biệt Hạc lâu
Tháng ba trẩy xuống Dương Châu thuận dòng
Cánh buồm bóng hút màu không
Trông xa trắng xoá nước sông bên trời


Nguồn: Trần Trọng Kim, Đường thi, NXB Văn hoá thông tin, 1995

Bản dịch của Khương Hữu Dụng

Hoàng Hạc lầu xưa bạn cũ rời
Dương Châu hoa khói tháng ba xuôi
Buồm đơn bóng hút vào xanh biếc
Chỉ thấy Trường Giang chảy cuối trời

Bản dịch của Ngô Tất Tố

Bạn từ lầu Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khói châu Dương xuôi dòng
Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời

Bản dịch của Nguyễn Kỷ Niệm

Bạn cũ rời tây Hoàng Hạc lâu,
Tháng ba hoa khói, xuống Dương Châu.
Buồm đơn, bóng lẫn vào mây biếc,
Chỉ thấy Trường Giang xuôi mãi đâu...

Bản dịch của (Không rõ)

Giã lầu Hoàng Hạc bạn lìa ta
Hoa khói Dương thành tiết tháng ba
Thăm thẳm không gian buồm một cánh
Trường giang nước chảy tới trời xa...

Bản dịch của Hải Đà

Giã từ Hoàng Hạc bạn về tây
Cảnh tiết thành Dương hoa khói bay
Nhòa nhạt trời xanh buồm khuất bóng
Trường Giang cuồn cuộn tận chân mây.

Bản dịch của Nam Long

Bạn rời từ tây Hoàng Hạc lâu,
Tháng ba sương khói đến Dương Châu.
Buồm đơn hút bóng giữa trời biếc,
Duy thấy Trường Giang cuồn cuộn mau.

Bản dịch của Túc Mỡ

Hoàng Hạc hướng tây tiễn bạn già
Tháng ba hoa khói Dương Châu xa
Buồm côi dần mất chân trời biếc
Chỉ thấy Trường Giang nước chảy qua

Bản dịch của Cao Tự Thanh

Lầu Hạc về tây tiễn biệt nhau,
Tháng ba hoa khói xuống Dương Châu.
Buồm côi lẩn bóng vào không biếc.
Chỉ thấy Trường Giang sóng trắng màu.

Bản dịch của Ngô Tất Tố

Bạn từ lầu Hạc ra đi
Dương Châu hoa khói đương kỳ tháng ba
Xanh mờ ngập cánh buồm xa
Trường Giang hút thẳm trôi qua lòng trời

0

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lý Bạch


. Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
0

Phong Kiều dạ bạc và chùa Hàn San

Phong Kiều dạ bạc 楓橋夜泊 • Nửa đêm đậu bến Phong Kiều (Trương Kế - 張繼 )

Chùa Hàn San
Hàn San tự

“Phong Kiều dạ bạc” (楓橋夜泊) là bài thơ rất nổi tiếng của Trương Kế (张继), tác giả sống vào khoảng trước sau năm 756- đời vua Đường Túc Tông. Trương Kế tự là Ý Tôn, từng thi đậu tiến sĩ và làm quan trong triều với chức vụ Tự bộ viên ngoại lang, về sau bị đổi ra Hồng Châu coi việc tài phú và mất tại đây. Sinh thời, ông là người học rộng, thích đàm đạo và bàn bạc văn chương, thế sự..., đặc biệt rất thích làm thơ. Thơ của ông trong “Toàn Đường thi” có chép thành một quyển, nhưng chỉ một bài “Phong Kiều dạ bạc” là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, chỉ với nó ông đã được liệt vào hàng “đại gia” và đã giúp ông lưu danh thiên cổ.

Trong bối cảnh thành Trường An chìm trong cơn tao loạn thì nhà thơ Trương Kế, một đại quan tiến sĩ Ngự Sử đài, chẳng kịp theo đoàn hộ giá vương tôn lánh nạn mà đành lưu lạc xuống tận miền Giang Nam trên chiếc thuyền phiêu bạt. Một đêm ghé bến Phong Kiều, động mối u hoài chất chứa, gợi cảm cùng ngoại cảnh thê lương, bức xúc viết nên bài thơ tuyệt diệu, vượt qua cả không gian và thời gian, lưu truyền hậu thế:

Phong Kiều Dạ Bạc

楓橋夜泊

月落烏啼霜滿天,
江楓漁火對愁眠。
姑蘇城外寒山寺,
夜半鐘聲到客船。

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
(Trương Kế)

Dịch nghĩa:
trăng lặn, quạ kêu, sương phủ đầy trời
trong giấc mơ buồn có cây phong ở bến sông và ngọn lửa thuyền chài
chùa Hàn San ở ngoại thành Cô Tô
nửa đêm khách đi thuyền tới nghe thấy tiếng chuông chùa ngân vang

dịch thơ:
1. (Bản dịch: Tản Đà)
Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San

2. (Bản dịch: Nguyễn Hàm Ninh)
Quạ kêu, trăng lặn, trời sương,
Lửa chài le lói sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

3. Bản dịch: Tản Đà (Theo Trần Trọng San trong sách Thơ Đường, NXB Bắc Đẩu, 1957 )
Trăng tà, tiếng quạ kêu sương,
Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

Cuốn "Thơ Đường" của Trần Trọng San có ghi lại có một truyền thuyết khá lãng mạn về bài này. Một đêm trăng, sư cụ trụ trì chùa Hàn San, cảm hứng nghĩ ra hai câu thơ:

Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung
Bán tự ngân câu bán tự cung

Thao thức mãi trong phòng mà sư cụ không nghĩ ra hai câu tiếp. Tự nhiên có tiếng gõ cửa. Thì ra là chú tiểu cũng trằn trọc vì 2 câu thơ mình mới nghĩ ra:

Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn
Bán trầm thủy để bán phù không

nhưng cũng không làm tiếp được và xin thầy giúp. Nghe xong, sư cụ mừng quá, quỳ xuống tạ Phật. Vì quả thật 2 câu thơ của chú tiểu ăn khớp với 2 câu của sư cụ, thành bài tứ tuyệt mà Trần Trọng San đã dịch như sau:

Mồng ba, mồng bốn, trăng mờ
Nửa dường móc bạc nửa như cung trời
Một bình ngọc trắng chia hai
Nửa chìm đáy nước nửa cài từng không

Làm xong bài thơ này lúc nửa đêm, sư cụ bảo chú tiểu đánh chuông tạ ơn Phật. Tình cờ đêm hôm đó trên thuyền, thi sĩ Trương Kế cũng không ngủ được vì không nghĩ được câu tiếp cho hai câu "Nguyệt lạc ô đề...". Tự nhiên chuông chùa Hàn San đổ đến, gợi hứng cho thi nhân hoàn tất bài Phong Kiều Dạ Bạc "...Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.."

Còn chùa Hàn San là một ngôi chùa hẻo lánh ngoài thành Ngô Huyện thuộc tỉnh Giang Tô. Xung quanh bát ngát rừng mai, phía sau dòng sông xanh ngắt lững lờ uốn khúc, giữa hai dãy núi sừng sững vươn mình trong làn mây trắng xóa. Chùa ở bên cầu có cây phong nên gọi là Phong Kiều. Trên sông đêm có ánh lửa chài. Bài thơ của Tần Thục đời Tống có câu: " Ô đề nguyệt lạc kiều biên tự "(Quạ kêu trăng xế chùa bên cầu) và thơ Khang Hữu Vi đời Thanh, có câu "Lãnh tận Hàn San cố tự phong (Lạnh đến cả cây phong bên chùa cổ Hàn San) đều nói rõ chùa Hàn San bên cầu có cây phong. Như vậy, Giang phong và Ngư hỏa trong bài thơ trên vẫn là cây bên sông và lửa chài, chứ không phải là tên 2 quả núi Giang Phong và Ngư Hỏa như một vài giả thuyết đã nói.

Nhà thơ đời Thanh Vương Ngư Dương, từng đáp thuyền đi Tô Châu, dừng ở bến Phong Kiều, lúc ấy trời xẩm tối, mưa gió đầy trời, họ Vương đã đến bên trước cửa chùa đề hai bài thơ tứ tuyệt:

Nhật mộ đông đường chính lạc triều
Cô bồng bạc xứ vũ tiêu tiêu
Sơ chung dạ hỏa Hàn San tự
Ký quá Ngô phong đệ kỷ kiêu

Dịch nghĩa:
Chiều tối bờ đông chính lúc thủy triều xuống
Thuyền côi chốn đậu mưa dầm dề
Tiếng chuông thưa, ánh lửa đêm chùa Hàn San
Nhớ đã qua cầu bên cây phong huyện Ngô

Dịch thơ:
Chiều tối thủy triều lắng mé đông
Mưa vương lất phất đậu cô bồng
Hàn San ánh lửa chuông thưa thớt
Ngô huyện qua cầu kế ngọn phong
(Bản dịch: NDD)

Phong diệp tiêu tiêu thủy dịch không
Ly cư thiên lý trướng nan đông
Thập niên cựu ước Giang Nam mộng
Độc thính Hàn San bán dạ chung

dịch nghĩa:
Lá phong hiu hắt bến nước vắng không
Lìa quê ngìn dặm lòng buồn nhớ khó khuây
Mười năm ước cũ mộng về Giang Nam
Một mình nghe tiếng chuông chùa Hàn San lúc nửa đêm


Bến vắng rào rào trút lá phong
Nhớ quê vạn lý khó khuây lòng
Giang Nam hẹn ước mười năm mộng
Chuông đánh, Hàn San đêm quạnh không
(Bản dịch: NDD)

Đã nói đến Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế, không thể không nhắc đến Bạc Tần Hoài của Đỗ Mục. Cả hai bài thơ phác họa dưới góc nhìn thi nhân trên con thuyền hững hờ đậu bãi sông. Một bài khi nghe tiếng chuông chùa thanh thoát đưa tới, đã xoa dịu đi nỗi trầm tư muội phiền của kẻ nhất thời bôn tẩu, đang nằm co ro khắc khoải trong khoang thuyền giá lạnh. Còn một bài thì khi nghe khúc hát văng vẳng của cô gái trẻ trên sông vang lên trong khung cảnh đêm khuya tĩnh lặng, mà dường như dấy nên niềm xúc cảm u hoài trong nỗi hận mất nước.

Bạc Tần Hoài

Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia
Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa
(Đỗ Mục)

Dịch nghĩa:
khói lan tỏa trên nước lạnh, ánh nguyệt lan trên cát
Buổi đêm đậu thuyền tại bến sông Tần Hoài cạnh quán rượu
Cô gái trẻ không biết đến nỗi hận mất nước
Ở bên kia sông còn hát khúc Hậu Đình Hoa

Tần Hoài: tên con sông từ tỉnh Giang Tô chảy lên phía Bắc vào sông Trường Giang.
Hậu Đình Hoa: tên khúc hát làm trong buổi tiệc của vua Trần Hậu Chủ và Trương Quý Phi thời Nam Bắc triều

Dịch thơ:
Thuyền Đậu Sông Tần Hoài

Khói trùm nước lạnh, trăng lồng cát;
Thuyền đậu Tần Hoài, cạnh tửu gia.
Cô gái không hay buồn nước mất,
Bên sông còn hát Hậu Đình Hoa
(Bản dịch: Trần Trọng San)

Khói lan phảng phất trên mặt nước, ánh trăng soi bóng trên mặt cát, thuyền nhẹ lững lờ đậu cạnh quán rượu. Cảnh trăng khuya mới tĩnh mịch làm sao. Bỗng bên kia sông vang lên một tiếng hát văng vẳng. Khúc hát trong những buổi yến tiệc vui chơi mà khiến lòng thi nhân chua xót như oán trách ai vô tình khi bồi hồi nghĩ đến nỗi hận mất nước....

Tác giả: NDD @Mai Hoa Trang

Nguồn: Thivien.net (link vào bài này trên thivien.net bị hỏng )


Bến Phong Kiều ngày nay
0

Phong Kiều dạ bạc và chùa Hàn San

Phong Kiều dạ bạc 楓橋夜泊 • Nửa đêm đậu bến Phong Kiều (Trương Kế - 張繼 )

Chùa Hàn San
Hàn San tự

“Phong Kiều dạ bạc” (楓橋夜泊) là bài thơ rất nổi tiếng của Trương Kế (张继), tác giả sống vào khoảng trước sau năm 756- đời vua Đường Túc Tông. Trương Kế tự là Ý Tôn, từng thi đậu tiến sĩ và làm quan trong triều với chức vụ Tự bộ viên ngoại lang, về sau bị đổi ra Hồng Châu coi việc tài phú và mất tại đây. Sinh thời, ông là người học rộng, thích đàm đạo và bàn bạc văn chương, thế sự..., đặc biệt rất thích làm thơ. Thơ của ông trong “Toàn Đường thi” có chép thành một quyển, nhưng chỉ một bài “Phong Kiều dạ bạc” là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, chỉ với nó ông đã được liệt vào hàng “đại gia” và đã giúp ông lưu danh thiên cổ.

Trong bối cảnh thành Trường An chìm trong cơn tao loạn thì nhà thơ Trương Kế, một đại quan tiến sĩ Ngự Sử đài, chẳng kịp theo đoàn hộ giá vương tôn lánh nạn mà đành lưu lạc xuống tận miền Giang Nam trên chiếc thuyền phiêu bạt. Một đêm ghé bến Phong Kiều, động mối u hoài chất chứa, gợi cảm cùng ngoại cảnh thê lương, bức xúc viết nên bài thơ tuyệt diệu, vượt qua cả không gian và thời gian, lưu truyền hậu thế:

Phong Kiều Dạ Bạc

楓橋夜泊

月落烏啼霜滿天,
江楓漁火對愁眠。
姑蘇城外寒山寺,
夜半鐘聲到客船。

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
(Trương Kế)

Dịch nghĩa:
trăng lặn, quạ kêu, sương phủ đầy trời
trong giấc mơ buồn có cây phong ở bến sông và ngọn lửa thuyền chài
chùa Hàn San ở ngoại thành Cô Tô
nửa đêm khách đi thuyền tới nghe thấy tiếng chuông chùa ngân vang

dịch thơ:
1. (Bản dịch: Tản Đà)
Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San

2. (Bản dịch: Nguyễn Hàm Ninh)
Quạ kêu, trăng lặn, trời sương,
Lửa chài le lói sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

3. Bản dịch: Tản Đà (Theo Trần Trọng San trong sách Thơ Đường, NXB Bắc Đẩu, 1957 )
Trăng tà, tiếng quạ kêu sương,
Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

Cuốn "Thơ Đường" của Trần Trọng San có ghi lại có một truyền thuyết khá lãng mạn về bài này. Một đêm trăng, sư cụ trụ trì chùa Hàn San, cảm hứng nghĩ ra hai câu thơ:

Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung
Bán tự ngân câu bán tự cung

Thao thức mãi trong phòng mà sư cụ không nghĩ ra hai câu tiếp. Tự nhiên có tiếng gõ cửa. Thì ra là chú tiểu cũng trằn trọc vì 2 câu thơ mình mới nghĩ ra:

Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn
Bán trầm thủy để bán phù không

nhưng cũng không làm tiếp được và xin thầy giúp. Nghe xong, sư cụ mừng quá, quỳ xuống tạ Phật. Vì quả thật 2 câu thơ của chú tiểu ăn khớp với 2 câu của sư cụ, thành bài tứ tuyệt mà Trần Trọng San đã dịch như sau:

Mồng ba, mồng bốn, trăng mờ
Nửa dường móc bạc nửa như cung trời
Một bình ngọc trắng chia hai
Nửa chìm đáy nước nửa cài từng không

Làm xong bài thơ này lúc nửa đêm, sư cụ bảo chú tiểu đánh chuông tạ ơn Phật. Tình cờ đêm hôm đó trên thuyền, thi sĩ Trương Kế cũng không ngủ được vì không nghĩ được câu tiếp cho hai câu "Nguyệt lạc ô đề...". Tự nhiên chuông chùa Hàn San đổ đến, gợi hứng cho thi nhân hoàn tất bài Phong Kiều Dạ Bạc "...Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.."

Còn chùa Hàn San là một ngôi chùa hẻo lánh ngoài thành Ngô Huyện thuộc tỉnh Giang Tô. Xung quanh bát ngát rừng mai, phía sau dòng sông xanh ngắt lững lờ uốn khúc, giữa hai dãy núi sừng sững vươn mình trong làn mây trắng xóa. Chùa ở bên cầu có cây phong nên gọi là Phong Kiều. Trên sông đêm có ánh lửa chài. Bài thơ của Tần Thục đời Tống có câu: " Ô đề nguyệt lạc kiều biên tự "(Quạ kêu trăng xế chùa bên cầu) và thơ Khang Hữu Vi đời Thanh, có câu "Lãnh tận Hàn San cố tự phong (Lạnh đến cả cây phong bên chùa cổ Hàn San) đều nói rõ chùa Hàn San bên cầu có cây phong. Như vậy, Giang phong và Ngư hỏa trong bài thơ trên vẫn là cây bên sông và lửa chài, chứ không phải là tên 2 quả núi Giang Phong và Ngư Hỏa như một vài giả thuyết đã nói.

Nhà thơ đời Thanh Vương Ngư Dương, từng đáp thuyền đi Tô Châu, dừng ở bến Phong Kiều, lúc ấy trời xẩm tối, mưa gió đầy trời, họ Vương đã đến bên trước cửa chùa đề hai bài thơ tứ tuyệt:

Nhật mộ đông đường chính lạc triều
Cô bồng bạc xứ vũ tiêu tiêu
Sơ chung dạ hỏa Hàn San tự
Ký quá Ngô phong đệ kỷ kiêu

Dịch nghĩa:
Chiều tối bờ đông chính lúc thủy triều xuống
Thuyền côi chốn đậu mưa dầm dề
Tiếng chuông thưa, ánh lửa đêm chùa Hàn San
Nhớ đã qua cầu bên cây phong huyện Ngô

Dịch thơ:
Chiều tối thủy triều lắng mé đông
Mưa vương lất phất đậu cô bồng
Hàn San ánh lửa chuông thưa thớt
Ngô huyện qua cầu kế ngọn phong
(Bản dịch: NDD)

Phong diệp tiêu tiêu thủy dịch không
Ly cư thiên lý trướng nan đông
Thập niên cựu ước Giang Nam mộng
Độc thính Hàn San bán dạ chung

dịch nghĩa:
Lá phong hiu hắt bến nước vắng không
Lìa quê ngìn dặm lòng buồn nhớ khó khuây
Mười năm ước cũ mộng về Giang Nam
Một mình nghe tiếng chuông chùa Hàn San lúc nửa đêm


Bến vắng rào rào trút lá phong
Nhớ quê vạn lý khó khuây lòng
Giang Nam hẹn ước mười năm mộng
Chuông đánh, Hàn San đêm quạnh không
(Bản dịch: NDD)

Đã nói đến Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế, không thể không nhắc đến Bạc Tần Hoài của Đỗ Mục. Cả hai bài thơ phác họa dưới góc nhìn thi nhân trên con thuyền hững hờ đậu bãi sông. Một bài khi nghe tiếng chuông chùa thanh thoát đưa tới, đã xoa dịu đi nỗi trầm tư muội phiền của kẻ nhất thời bôn tẩu, đang nằm co ro khắc khoải trong khoang thuyền giá lạnh. Còn một bài thì khi nghe khúc hát văng vẳng của cô gái trẻ trên sông vang lên trong khung cảnh đêm khuya tĩnh lặng, mà dường như dấy nên niềm xúc cảm u hoài trong nỗi hận mất nước.

Bạc Tần Hoài

Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia
Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa
(Đỗ Mục)

Dịch nghĩa:
khói lan tỏa trên nước lạnh, ánh nguyệt lan trên cát
Buổi đêm đậu thuyền tại bến sông Tần Hoài cạnh quán rượu
Cô gái trẻ không biết đến nỗi hận mất nước
Ở bên kia sông còn hát khúc Hậu Đình Hoa

Tần Hoài: tên con sông từ tỉnh Giang Tô chảy lên phía Bắc vào sông Trường Giang.
Hậu Đình Hoa: tên khúc hát làm trong buổi tiệc của vua Trần Hậu Chủ và Trương Quý Phi thời Nam Bắc triều

Dịch thơ:
Thuyền Đậu Sông Tần Hoài

Khói trùm nước lạnh, trăng lồng cát;
Thuyền đậu Tần Hoài, cạnh tửu gia.
Cô gái không hay buồn nước mất,
Bên sông còn hát Hậu Đình Hoa
(Bản dịch: Trần Trọng San)

Khói lan phảng phất trên mặt nước, ánh trăng soi bóng trên mặt cát, thuyền nhẹ lững lờ đậu cạnh quán rượu. Cảnh trăng khuya mới tĩnh mịch làm sao. Bỗng bên kia sông vang lên một tiếng hát văng vẳng. Khúc hát trong những buổi yến tiệc vui chơi mà khiến lòng thi nhân chua xót như oán trách ai vô tình khi bồi hồi nghĩ đến nỗi hận mất nước....

Tác giả: NDD @Mai Hoa Trang

Nguồn: Thivien.net (link vào bài này trên thivien.net bị hỏng )


Bến Phong Kiều ngày nay
0