kimluc
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc phòng Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc phòng Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Hải quân đánh bộ - Cơn bão màu xanh


Là lực lượng chủ công trong hệ thống phòng ngự bờ biển và hải đảo, là lực lượng tấn công trên đất liền quan trọng bảo vệ đảo, quần đảo và chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải đất nước ta, Hải quân đánh bộ là một lực lượng tinh nhuệ của Hải quân Việt Nam. Mời quý vị và các đồng chí cùng theo dõi một buổi diễn tập của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Hải quân 147, Quân chủng Hải quân để thấu hiểu thêm chất thép của những người lính hải quân đánh bộ, những "quả đấm thép" của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Nguồn: QPVN.vn
1

VN có thể mua cường kích Su-34

Để thay thế phi đội chiến đấu cơ Su-22 già cỗi, rất có thể trong tương lai Không quân Việt Nam sẽ mua cường kích hạng nặng Su-34 của Nga.


Trên đây là khẳng định của Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Ukroboronprom (Ukraine) trong bản báo cáo về "Tiềm lực quân sự Việt Nam". Theo đó, Việt Nam có thể sẽ mua máy bay cường kích Su-34 và một số loại vũ khí hiện đại khác để thay thế các trang bị vốn có xuất xứ từ Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu.

Được biết đây không phải là lần đầu tiên nước ngoài đồn đoán về khả năng Việt Nam mua máy bay chiến đấu Su-34, hồi tháng 8/2013, hãng thông tấn Itar Tass của Nga cũng đăng tải thông tin này.

Theo đó, Không quân Việt Nam chắc chắn sẽ mua Su-34 để thay thế các máy bay Su-22 đã lỗi thời. Hiện nay, Không quân Việt Nam duy trì rất nhiều máy bay cường kích Su-22M4/UM3K do Liên Xô viện trợ và một phần được mua từ những năm 1990.


Đây là loại máy bay cường kích làm nhiệm vụ tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt đất hoặc trên biển với các loại vũ khí có điều khiển, không điều khiển. Thậm chí, khi cần nó cũng có khả năng tác chiến phòng không. Tuy nhiên, trải qua thời gian sử dụng, Su-22 đã già cỗi và khó đáp ứng được yêu cầu trong chiến tranh hiện đại.

Không chỉ có Nga và Ukraine đồn đoán, ngay từ năm 2012, báo chí Trung Quốc cũng có nhận định tương tự khi cho rằng, bất cứ khi nào Nga đồng ý cho Su-34 được xuất khẩu, Việt Nam sẽ là khách hàng đầu tiên.

Su-34 được xếp vào dòng máy bay thế hệ 4+; có khả năng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết. Với tốc độ bay tối đa khoảng 1.900km/h, tầm hoạt động của Su-34 ước khoảng 4.500km.

Buồng lái của Su-34 được trang bị các thiết bị điện tử rất hiện đại, được thiết kế với hai phi công ngồi cạnh nhau tạo thuận lợi trong tác chiến. Được trang bị các màn hình hiển thị đa chức năng, cung cấp thông tin đa chiều về các tình huống.

Các thiết bị điện tử được thiết kế với dạng máy tính mở, Su-34 có khả năng tham chiến với nhiều mục tiêu cùng lúc. Với sức chứa nhiên liệu rất lớn, Su-34 có thể bay 4.500 km mà không cần tiếp nhiên liệu.

Được thiết kế với nhiệm vụ chính là tấn công mặt đất, song Su-34 vẫn sở hữu một khả năng không chiến vượt trội. Với khả năng mang được lượng lớn vũ khí, Su-34 được giới quân sự Nga đặt cho biệt danh là “xe tăng bay”.

Su-34 được thiết kế với 12 giá treo vũ khí và mang được tới 8.000 kg vũ khí, người ta còn có dự định trang bị cho Su-34 cả những loại vũ khí chính xác cao mới nhất của Nga. Su-34 được giữ lại pháo 30 mm GSh-30-1 từ Su-27/Su-30.

Theo Báo Đất Việt
0

Damen có kế hoạch đóng tàu chiến tại VN

Tập đoàn đóng tàu Damen đang có kế hoạch thâu tóm Công ty đóng tàu Hạ Long và dự kiến sẽ đóng tàu hộ vệ tên lửa lớp Sigma tại Việt Nam.


Tham vọng hình thành liên doanh lớn nhất ở nước ngoài

Hôm 5/6/2015, trang thông tin hàng hải IHS Maritime 360 thuộc Tập đoàn truyền thông IHS (Mỹ) cho biết Tập đoàn đóng tàu Damen của Hà Lan đang đàm phán để mua lại 49% cổ phần của Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long.

Trước đó, Damen cũng tìm cách mua 70% cổ phần của Công ty CP Đóng tàu Sông Cấm. Tuy nhiên, hiện nay quyết định cuối cùng còn phụ thuộc vào ý kiến của Thủ tướng bởi theo quy định, tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam không quá 49%.

Được biết, cả SBIC đã đề xuất và Bộ GT-VT cơ bản nhất trí xin ý kiến Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho phép thực hiện như một trường hợp ngoại lệ, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Hồng Trường đã nhận định: "Nếu bán cổ phần thành công hưởng lợi lớn nhất là chúng ta có một thương hiệu đóng tàu của Damen tại Việt Nam do chính người Việt Nam sản xuất".


Thứ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Nguyễn Hồng Trường

Rõ ràng, Doanh nghiệp có "khỏe" thì mới thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.

Như đã biết, Damen Sông Cấm là một công ty liên doanh giữa Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) và Tập đoàn Đóng tàu Damen (Hà Lan) với số vốn đầu tư giai đoạn 1 lên tới 65 triệu USD. Tháng 3 năm 2014, Nhà máy đóng tàu hiện đại này đã đi vào hoạt động.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón tiếp Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte.

Trong chuyến thăm chính thức tới Việt Nam, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã dự Lễ hạ thủy tàu kéo cứu hộ số hiệu ASD 3212 YN 51235 do Damen Sông Cấm thi công, xuất khẩu sang Venezuela. Phát biểu tại buổi lễ, ông nói:

"Cá nhân tôi nghĩ rằng mối quan hệ giữa Việt Nam - Hà Lan trong ngành hàng hải rất sâu sắc. Chúng ta hợp tác để cùng phát triển. Liên doanh giữa Công ty Damen và Sông Cấm để hai bên học hỏi và tận dụng nhân tài của nhau".

Trong "cơn bão" Vinashin, Sông Cấm là đơn vị duy nhất thuộc SBIC làm ăn có lãi, nay được Damen đầu tư lại càng trở nên mạnh mẽ, cho ra đời nhiều sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Tham vọng dài hạn của Damen là xây dựng liên doanh Damen - Sông Cấm thành liên doanh lớn nhất trong số 35 liên doanh của Damen ở nước ngoài. Đây là định hướng lớn mang tính chiến lược của Tập đoàn đóng tàu hàng đầu thế giới tại Việt Nam.

Nếu thành công trong cả 2 thương vụ này, chắc chắn Damen sẽ biến Việt Nam thành một căn cứ địa vững chắc để vươn mạnh ra thế giới. Trước mắt, các hợp đồng đóng tàu ở nước khác sẽ được Damen chuyển dần về thực hiện tại Việt Nam.

Sẽ đóng tàu hộ vệ tên lửa Sigma tại Việt Nam?
Ihsmaritime360 dẫn nguồn tin từ IHS Jane's Fighting Ships (Vương quốc Anh), Công ty đóng tàu Hạ Long với sự hợp tác chặt chẽ với Damen, đã và đang thực hiện đóng 2 trong tổng số 4 tàu DN-2000 cho Cảnh sát biển Việt Nam.

Bên cạnh đó, theo thiết kế, Sông Cấm là nhà máy lớn và hiện đại bậc nhất của Damen liên doanh tại nước ngoài, chuyên đóng mới và hoàn thiện các loại tàu kéo, tàu công trình, tàu cao tốc, tàu dịch vụ theo tiêu chuẩn châu Âu.

Về năng lực, theo Ihsmaritime360, các công ty con của Damen ở Việt Nam đủ sức đóng các tàu hộ vệ tên lửa tàng hình lớp Sigma cho Hải quân Việt Nam và thậm chí xuất khẩu ra thế giới.

Trước đó, Hải quân Việt Nam đã đặt mua 2 tàu hộ vệ tên lửa hiện đại của Damen, chúng sẽ được đóng nguyên chiếc tại Hà Lan. Tuy nhiên, dường như các tàu Sigma tiếp theo sẽ được đóng tại Việt Nam.

Tàu Sigma được đóng theo công nghệ module, cho phép dễ dàng nâng cấp, tùy biến cấu hình vũ khí, khí tài theo yêu cầu của từng giai đoạn hoạt động. Tàu có hangar chứa máy bay, giúp bảo quản trực thăng trước những tác động của thời tiết và ăn mòn của muối biển.

Về vũ khí, tàu sẽ được trang bị tên lửa diệt hạm MM40 Exocet Block 3 tầm bắn 180 km, pháo hạm bắn siêu nhanh 76 mm OTO Melara Super Rapid, tên lửa phòng không phóng thẳng đứng VL-Mica-M, ngư lôi diệt hạm hiện đại EuroTorp 3A 244S Mode II/MU90.

Tàu cũng được trang bị hệ thống chỉ huy, radar và các loại cảm biến tiên tiến nhất và có khả năng đối kháng điện tử rất tốt sánh ngang với các loại tàu chiến hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay.

Có thể thấy Damen đã có sự chuẩn bị rất kỹ để sẵn sàng cho các bước phát triển của Hải quân Việt Nam. Hy vọng trong tương lai không xa, những con tàu hiện đại như Sigma được đóng trong nước sẽ góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc.

Theo Đại Lộ
0

Báo Pháp: Việt Nam mua siêu pháo tự hành CAESAR

Theo báo chí Pháp, Việt Nam có thể mua tới 108 hệ thống pháo tự hành CAESAR để tăng cường sức mạnh pháo binh.

Trang mạng ttu.fr (Pháp) đưa tin, công ty Nexter (Pháp) cho biết họ đang có triển vọng tốt ở một số thị trường mới, đặc biệt là Việt Nam.


Mặc dù có những áp lực cạnh tranh lớn từ phía Nga nhưng Nexter sẽ cung cấp cho Việt Nam loại pháo tự hành cỡ nòng 155mm CAESAR.

Nexter tiết lộ, bước đầu Việt Nam sẽ đặt mua 18 hệ thống pháo CAESAR, với mục tiêu trang bị tổng cộng tới 108 hệ thống pháo loại này.

Ngoài khách hàng mới là Việt Nam, Nexter cho biết công ty sẽ tiến hành đàm phán với Qatar về khả năng cung cấp các khẩu đội pháo tự hành CAESAR, dù trước đó Qatar đã mua pháo tự hành PzH 2000 của Đức.

Trước đó, pháo tự hành CAESAR đã được 2 quốc gia khác là Lebanon và Indonesia đặt mua.

Pháo tự hành CAESAR (viết tắt từ: CAmion Equipé d'un Système d'ARtillerie) là lựu pháo cỡ nòng 155mm đặt trên khung gầm xe tải 6x6.

CAESAR được phát triển bởi công ty nhà nước GIAT Industries (hiện nay là Nexter) từ những năm 90 của thế kỷ XX.

Một khẩu pháo tự hành CAESAR có thể mang theo 18 quả đạn pháo và được vận hành bởi kíp pháo thủ 5 người nhưng có thể giảm xuống còn 3 người khi cần thiết.

Pháo có thể được vận chuyển bằng máy bay vận tải C-130 hoặc A400M. Tầm bắn tối đa của pháo là 42km nếu sử dụng đạn tăng tầm và lên đến 50km nếu sử dụng đạn phản lực.
0

Làm chủ vũ khí hiện đại ở Lữ đoàn 679 Hải quân

0

Viettel đề nghị được giao thêm các dự án sản xuất vũ khí

(VTC News) – Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Chính phủ, Bộ Quốc phòng tiếp tục giao thêm cho Viettel các dự án sản xuất vũ khí, khí tài quan trọng cho Quân đội.

Theo TTO, tại Hội nghị giao ban về tình hình tái cơ cấu DNNN trong năm 2014, nhiệm vụ năm 2015 được tổ chức sáng nay (27/12), Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Chính phủ, Bộ Quốc phòng tiếp tục giao thêm cho Viettel các dự án sản xuất vũ khí, khí tài quan trọng để tiếp tới thành lập một tổ hợp công nghiệp quốc phòng, góp phần nhiều hơn nữa vào việc hiện đại hoá quân đội, làm chủ các trang thiết bị quân sự.


Viettel đã nghiên cứu chế tạo thành công máy bay không người lái.

Ông Hùng cho biết hiện nay việc tái cơ cấu của Tập đoàn này chủ yếu tập trung vào thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh, đổi mới, sắp xếp lại tổ chức, thay đổi cơ chế vận hành, cách quản lý nhằm kinh doanh tăng trưởng tốt hơn, hiệu quả hơn.

Được biết, năm 2014, doanh thu của Viettel đạt 197.000 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2013. Lợi nhuận trước thuế của Viettel là 42.000 tỷ đồng. Hiện nay Viettel đầu tư tại 9 quốc gia.

Trước đó, thông tin trên tờ Vietnam Plus cho biết, sau khi đã có đủ tiềm lực về kinh tế, Viettel đã chủ động mở rộng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm công nghệ cao, trong đó có rất nhiều sản phẩm phục vụ quốc phòng.

Hiện nay, Viettel đang tham gia nghiên cứu, sản xuất các thiết bị hiện đại cho ba trong bốn lĩnh vực đã được Bộ Quốc phòng chọn để đi thẳng lên hiện đại là Phòng không-Không quân, Hải quân, Thông tin liên lạc.

Viettel không xin ngân sách nhà nước mà trích 10% lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp để thực hiện việc nghiên cứu phát triển.

Việc Viettel tham gia nghiên cứu, chế tạo các thiết bị quân sự công nghệ cao đã giúp tiết kiệm được rất nhiều cho ngân sách quốc gia.

Trong năm 2013, Viettel cũng đã thử nghiệm thành công máy bay không người lái (UAV). Đây là thành tựu đáng kể không chỉ có ý nghĩa với Viettel mà cả quốc phòng Việt Nam.

Lãnh đạo Viettel cho hay, những mẫu UAV hiện tại của Viettel chế tạo là thiết bị hạng nhẹ phục vụ công tác trinh sát chiến dịch, chiến thuật, có thể trang bị cho các đơn vị bộ binh cấp trung đoàn trở lên hoặc các đảo nhỏ, căn cứ hải quân.

Trên cơ sở thành công của thiết bị này, Viettel sẽ hướng tới các thiết bị bay lớn hơn có tầm bao quát được 300-400km để tăng cường khả năng giám sát trên vùng biển Việt Nam.

Được biết, hiện Viettel cũng đã cung cấp cho Bộ Quốc phòng hàng nghìn bộ máy Thông tin vô tuyến điện sóng ngắn, sóng cực ngắn.

Các nhà khoa học và kỹ sư của Tập đoàn đã làm chủ công nghệ từ thiết kế nguyên lý, phần cứng, phần mềm điều khiển, xây dựng quy trình công nghệ sản xuất, quy trình kiểm soát chất lượng.

Kết quả này không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước mà còn mở ra khả năng chủ động sản xuất phục vụ trang bị cho Quân đội, đồng thời giữ được bí mật quân sự.
0

Việt Nam mua máy bay không người lái Orbiter 2 của Israel

Việt Nam đã đặt mua của Israel một số lượng không xác định các hệ thống máy bay không người lái Orbiter 2 cho lực lượng pháo binh.


Máy bay không người lái Orbiter 2 được thiết kế cho nhiệm vụ chỉ điểm tọa độ cho pháo binh lấy phần tử bắn với độ chính xác cao.

Việt Nam đã đặt mua hệ thống máy bay không người lái (UAS) Orbiter 2 của Israel để sử dụng cho nhiệm vụ giám sát mục tiêu từ trên không cho lực lượng pháo binh, tạp chí Flight Global dẫn nguồn tin thân cận cho biết hôm 29/9.

Theo nguồn tin, Orbiter 2 được sản xuất bởi công ty Aeronautics Defense Systems của Israel, nó được thiết kế để làm nhiệm vụ thay thế cho trạm quan sát tiền tuyến trên mặt đất của lực lượng pháo binh và cung cấp các thông tin chính xác đầu tiên về vị trí đối phương làm tham số bắn cho các trận địa pháo.

"Một máy bay không người lái Orbiter 2 bay ở độ cao 600 mét có thể cung cấp tọa độ của một số mục tiêu cho các đơn vị pháo binh", nguồn tin Aeronautics cho biết.

Nguồn tin Aeronautics cũng tiết lộ rằng, hệ thống UAS Orbiter 2 cũng đang được chào hàng xuất khẩu như một phần trong thỏa thuận này, bao gồm cả hệ thống tên lửa không - đối - đất Spike mới nhất của công ty Rafael và hệ thống rocket đất - đối - đất không xác định của công ty Israel Military Industries.

Được biết, Aeronautics cũng mới cho ra một phiên bản nâng cấp của máy bay không người lái Orbiter 2 là Orbiter 2B, có khả năng tự định hướng để hoàn thành một nhiệm vụ, thậm chí ngay cả khi hệ thống GPS bị gây nhiễu hoặc kết nối thông tin liên lạc bị ngắt. Biến thể Orbiter 2B cũng có thể mang thêm tả trọng để hỗ trợ nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo.

Hệ thống UAS Orbiter 2 được vận hành bởi 2 binh sỹ, và có thể được triển khai bằng tay hoặc trên phương tiện cơ động. Máy bay Orbiter 2 sử dụng động cơ điện, đạt tốc độ bay từ 55 - 130 km/giờ, trọng lượng cất cánh tối đa 9,5kg và có thể hoạt động ở trần bay tối đa 5.400m trong thời gian 4 giờ.

Nguồn: Flight Global, Báo Đất Việt
0

Nga có thể bán tàu đổ bộ thế hệ mới cho Việt Nam

(Soha.vn) - Tờ Red Star dẫn nguồn tin từ nhà máy đóng tàu Yaroslavsky tiết lộ rằng Nga có thể xuất khẩu tàu đổ bộ Ivan Kartzov sang Việt Nam.


Tờ Red Star của Nga dẫn nguồn tin từ phát ngôn viên nhà máy đóng tàu Yaroslavsky, ông Vladimir Popov cho biết tàu đổ bộ Ivan Kartzov hiện đang được phía Nga thử nghiệm ở Thái Bình Dương và có thể được xuất khẩu sang Việt Nam.

Tờ báo này không cung cấp thêm thông tin chi tiết nhưng cho biết tàu đổ bộ Ivan Kartzov là chiếc thứ 2 thuộc lớp tàu đổ bộ Dyugon (đề án 21820). Chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp này là tàu Ataman Platov đã được biên chế vào hạm đội biển Caspian, chiếc thứ 3 là tàu Denis Davydov đang thử nghiệm ở vùng biển Baltic, chiếc thứ 4 và thứ 5 đang được chuẩn bị thử nghiệm trên biển.


Hình ảnh tàu đổ bộ Ivan Kartzov lớp Dyugon, con tàu được hạ thủy vào ngày 30/09/2013.

Được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ đổ bộ và vận chuyển hàng hóa, các tàu lớp Dyugon (thuộc đề án 21820) có nhiều tính năng đặc biệt mà không có bất kỳ tàu đổ bộ tương tự nào trên thế giới sở hữu. Hai động cơ diesel M507A-2D giúp tàu đạt được tốc độ tối đa lên đến 35 hải lý/giờ với độ cao sóng 0,75m.

Một số tính năng kỹ chiến thuật cơ bản:

- Dài: 45m
- Rộng: 8,6m
- Lượng giãn nước đầy tải: 280 tấn
- Thủy thủ đoàn: 6 người
- Tầm hoạt động: 500 hải lý
- Khả năng chuyên chở: 2 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 4 xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh hoặc 140 tấn hàng hóa

- Vũ khí trang bị: 2 súng máy hạng nặng cỡ nòng 14,5mm

Thông tin Nga xuất khẩu đổ bộ lớp Dyugon là khá bất ngờ, chưa kể đến con tàu này nằm trong loạt tàu đóng cho Hải quân Nga. Việc Nga xuất khẩu tàu Ivan Kartzov có thể là bước đầu tiên để Việt Nam đánh giá thực tế tính năng kĩ chiến thuật của loại tàu này, phục vụ cho nhu cầu mua số lượng lớn hơn trong tương lai.

0

Bộ đội Việt Nam tập trận bắn đạn thật


Clip tổng hợp về toàn bộ quá trình một trận đánh tiến công địch trong công sự của bộ đội Việt Nam.
0

Việt Nam có hơn 200 bệ tên lửa trên các tàu chiến

Năm 2017, dự kiến Việt Nam sẽ có hơn 200 bệ tên lửa chống hạm trên các tàu chiến, sẵn sàng "nhấn chìm" những kẻ có âm mưu thôn tính Biển Đông.


Tàu tên lửa cao tốc lớp Molniya

Hiện đại hóa, đa dạng hóa nhanh chóng lực lượng tàu chiến

Những năm gần đây, lực lượng Hải quân Việt Nam được ưu tiên đầu tư, trang bị nhiều loại vũ khí, phương tiện hiện đại để đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. Bên cạnh các phương tiện tuần tra như tàu tuần tra, máy bay tuần thám và các thiết bị trinh sát như radar thế hệ mới, các tổ hợp tác chiến điện tử cùng các máy bay tác chiến biển thì các tàu mang tên lửa là lực lượng được đầu tư mạnh mẽ nhất.

Trước hết, phải tính đến các chiến hạm Gepard 3.9. Hiện nay, Hải quân Việt Nam đã đưa vào trang bị 2 tàu, mỗi tàu 8 tên lửa hiện đại Kh-35, như vậy đã có 16 tên lửa.

Chưa kể hiện nay, Nga đã khởi công đóng thêm 2 tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 cho Việt Nam từ ngày 24/9/2013. Hai tàu mới này theo thông báo của nhà máy là sẽ có trang bị hiện đại hơn, đồng thời nâng cao về mặt tác chiến chống ngầm. Hai tàu Gepard dự kiến sẽ được bàn giao cho Việt Nam vào năm 2016-2017.


Tàu Gepard 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) tuần tra trên biển

Tiếp theo đó là 2 tàu hộ tống tàng hình lớp SIGMA, mỗi tàu mang 8 tên lửa hiện đại Exocet của Pháp. Ngày 23/8/2013, báo chí Hà Lan đưa tin nhà máy đóng tàu Damen của nước này đã đạt được một thỏa thuận với Hải quân Việt Nam về việc cung cấp 2 tàu hộ tống tàng hình lớp SIGMA tối tân với giá trị lên tới nửa tỷ Euro (khoảng 667 triệu USD). Hai tàu này chưa rõ thời gian bàn giao, nhưng chiếc thứ nhất dự đoán sẽ được bàn giao trước năm 2016.

Lực lượng tàu tên lửa tiếp theo là chiếc BPS-500 được trang bị 8 tên lửa Kh-35E. Mặc dù theo kế hoạch, Việt Nam sẽ đóng 10 tàu này, nhưng hiện tại chỉ hoàn thành 1 tàu. Nguyên nhân là do có lẽ hiệu quả không cao bằng các tàu lớp Molniya.

Lực lượng được xem là đội phản ứng nhanh của Việt Nam chính là các tàu Molniya dự án 12418. Hiện nay, đã có 2 tàu đưa vào trang bị. Theo kế hoạch, sẽ có 6 tàu nữa được đóng tại Việt Nam theo giấy phép của Nga. Hai tàu đầu tiên đóng tại nhà máy Ba Son đã bước vào giai đoạn thử nghiệm và dự kiến sẽ được bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào cuối năm 2013. 4 tàu còn lại của hợp đồng sẽ được hoàn thành và bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào cuối năm 2015.

Như vậy đến năm 2015, Hải quân Việt Nam sẽ có trong biên chế 8 tàu tên lửa cao tốc lớp Molniya, mỗi tàu được trang bị tới 16 tên lửa chống hạm Kh-35 Uran E tầm bắn 130 km, không loại trừ sẽ có biến thể mới nhất Kh-35 UE tầm bắn 220 km.

Một lực lượng mang tính đột phá tiếp theo là các tàu ngầm Kilo 636. Chiếc đầu tiên theo thông báo sẽ được bàn giao vào ngày Kỷ niệm cách mạng tháng 10 Nga (7/11). Theo kế hoạch, năm 2013, Việt Nam sẽ nhận bàn giao hai chiếc đầu tiên, chiếc cuối cùng sẽ được bàn giao vào năm 2016. Số vũ khí mỗi tàu mang theo bao gồm 18 ngư lôi (bao gồm cả 4 quả tên lửa 3M-54E, tầm bắn 220 km) hoặc 24 quả mìn.

Ngoài ra chưa kể các tên lửa thế hệ cũ P-15, P-21 được trang bị trên các tàu khác.

Không dưới 200 bệ tên lửa chống hạm sẵn sàng nhấn chìm tàu địch

Bây giờ chúng ta sẽ thống kê xem, tại một thời điểm bất kỳ, trên Biển Đông, Việt Nam có thể có tối đa bao nhiêu tên lửa chống hạm nằm trên bệ phóng sẵn sàng ngăn chặn những kể xâm chiếm chủ quyền.
Ngay tại thời điểm hiện tại, chúng ta đã có 16 tên lửa trên 2 tàu Gepard, 32 quả trên 2 tàu Molniya và 8 quả trên tàu BPS-500, tất cả đều là tên lửa hiện đại Kh-25E. Như vậy tổng là 54 quả, có thể không nhiều nhưng với sự hỗ trợ của các lực lượng không quân hải quân, chúng có thể đảm nhận được nhiệm vụ trong giai đoạn ngắn hiện nay.

Số lượng tên lửa này sẽ tăng lên một các nhanh chóng sau một vài năm nữa. Tới năm 2015, sau khi hoàn thành thêm 6 tàu Molniya chúng ta sẽ có 8 tàu với tổng cộng 128 tên lửa, cùng với 16 tên lửa trên hai tàu Gepard, 8 tên lửa trên BPS-500 và 12 tên lửa chống hạm trên 3 tàu Kilo. Như vậy, tổng cộng số tên lửa có thể sẵn sàng là 164 tên lửa.

Nếu đến hết năm 2016, so với 2015, sẽ tăng thêm 3 tàu Kilo với 12 tên lửa và ít nhất 1 tàu SIGMA với 8 tên lửa, khi đó tổng số tên lửa là 184 tên lửa.

Đến năm 2017, Việt Nam sẽ nhận thêm 2 tàu Gepard với 16 tên lửa chống hạm, nâng số tên lửa chống hạm tổng cộng lên 200 quả với các loại Kh-35E tầm bắn 130 km, Exocet tầm bắn 180 km, Kh-35UE tầm bắn 220 km, 3M54E tầm bắn 220 km.

Bên cạnh đó, các ngư lôi, thủy lôi từ cả tàu mặt nước và tàu ngầm có thể gây cho đối phương những thiệt hại không ngờ tới. Đó là chưa kể các tổ hợp tên lửa bờ hết sức uy lực như Bastion, Redut, Ruzbeh tầm bắn tới không chỉ ngăn chặn địch xâm phạm bờ biển mà còn có thể hợp đồng tác chiến tung ra các đòn tiêu diệt đối phương.

Việt Nam còn có một lực lượng nữa là các máy bay không quân hải quân, chúng cũng có thể mang tên lửa chống hạm và giáng xuống tàu chiến đối phương những đòn hủy diệt từ bầu trời.

Với lượng tên lửa "khủng" như vậy, mật độ hỏa lực tập trung cao, Việt Nam sẽ đủ sức giữ vững chủ quyền biển đảo.

Theo Soha
0