kimluc
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng

Video: Nga bắn thử tên lửa diệt hạm mới


Video cho thấy Nga bắn thử 1 loại tên lửa diệt hạm mới có tên gọi là Mosquito. Nó là tên lửa hành trình tầm thấp siêu thanh, được thiết kế để đưa lên các tàu trên mặt nước với lượng giãn nước lên tới 20.000 tấn.

Đây tên lửa siêu thanh duy nhất trên thế giới, có khả năng đạt Mach 2,8 (khoảng 3.400 km/ giờ) trong khi bay ở độ cao cực thấp.

Tên lửa nặng bốn tấn dang rộng đôi cánh sau khi phóng, bay lên và sau đó rơi xuống độ cao 20 mét so với mặt nước. Khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa chỉ bay cao 7 mét.

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=k_WzlX3w8ak
0

Video: Nga bắn thử tên lửa diệt hạm mới


Video cho thấy Nga bắn thử 1 loại tên lửa diệt hạm mới có tên gọi là Mosquito. Nó là tên lửa hành trình tầm thấp siêu thanh, được thiết kế để đưa lên các tàu trên mặt nước với lượng giãn nước lên tới 20.000 tấn.

Đây tên lửa siêu thanh duy nhất trên thế giới, có khả năng đạt Mach 2,8 (khoảng 3.400 km/ giờ) trong khi bay ở độ cao cực thấp.

Tên lửa nặng bốn tấn dang rộng đôi cánh sau khi phóng, bay lên và sau đó rơi xuống độ cao 20 mét so với mặt nước. Khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa chỉ bay cao 7 mét.

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=k_WzlX3w8ak
0

CSB Việt Nam đụng độ tàu hải giám TQ ở Bãi Tư Chính


Các tàu Cảnh sát biển và hải giám Trung Quốc đã đối đầu nhau trong một tuần qua xung quanh một bãi san hô trên biển Đông mà Việt Nam đang kiểm soát, làm dấy lên nguy cơ xung đột quân sự giữa hai nước đang có tranh chấp vùng biển.
0

CSB Việt Nam đụng độ tàu hải giám TQ ở Bãi Tư Chính


Các tàu Cảnh sát biển và hải giám Trung Quốc đã đối đầu nhau trong một tuần qua xung quanh một bãi san hô trên biển Đông mà Việt Nam đang kiểm soát, làm dấy lên nguy cơ xung đột quân sự giữa hai nước đang có tranh chấp vùng biển.
0

Bộ tư lệnh tác chiến không giang mạng và Lực lượng 47

Đại tá Tống Viết Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, được điều sang làm Phó tư lệnh - Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, thuộc Bộ Quốc phòng, vừa được công bố thành lập ngày 8/1/2018.


Tác chiến không gian mạng ở Quân khu 7

Báo Dân Trí cho hay ông Trung "đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phổ cập dịch vụ di động của Viettel 14 năm trước cũng như đưa ra chiến lược cho cuộc cách mạng số hiện nay."

Hôm 11/1, trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS), nói: "Viettel là tổ hợp công nghiệp quốc phòng được coi là lớn nhất hiện nay và họ tập trung vào công nghệ thông tin và mạng, phù hợp với định hướng hiện đại hóa toàn diện của lực lượng tác chiến mạng."

"Nếu theo dõi những sản phẩm công nghiệp quốc phòng mới nhất của Viettel thì thấy rõ là họ đầu tư cho các hệ thống quản lý big data cho quân đội và các tổ hợp radar hay không người lái cho không quân."
"Viettel có nhân lực, chuyên gia, kinh nghiệm và sụ hỗ trợ đủ để phát triển lực lượng tác chiến mạng mới."

"Và nhiệm vụ của đại tá Trung là tích hợp phần nào hoạt động của Viettel cho phù hợp với định hướng phát triển của lực lượng tác chiến mạng trong tương lai."

"Cần phải nhấn mạnh là điều này hết sức có lợi cho Viettel, họ sẽ nhận đầu tư lớn hơn, có định hướng chính trị và nhiệm vụ rõ ràng và có sức ép lớn hơn trong phát triển các sản phẩm của mình, đặc biệt là cho tương lai xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng ra nước ngoài."


Báo Việt Nam nói ông Tống Viết Trung "đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phổ cập dịch vụ di động của Viettel 14 năm trước"

Lực lượng 47 'khác Bộ tư lệnh mới'

Ông Thế Phương nhấn mạnh: "Cần phân biệt lực lượng 47 với Bộ tư lệnh mới được thành lập. Hai lực lượng này khác nhau."

"Lực lượng 47 không có cơ chế điều hành và quản lý rõ ràng rành mạch như các đơn vị quân đội khác, vì đặc thù nhiệm vụ của lực lượng này."

"Nói về đặc thù nhiệm vụ của Lực lượng 47, họ là người của quân đội tham gia chống diễn biến hòa bình trên không gian mạng."

"Thành viên của Lực lượng 47 là những cán bộ, chiến sĩ, phần lớn là cán bộ chính trị trong toàn quân, mà theo quân đội là có 'bản lĩnh chính trị, có kiến thức, trình độ lý luận, khả năng xử lý thông tin'".

"Mô tả Lực lượng 47 'vừa hồng vừa chuyên' có lẽ là mô tả tóm tắt nhất: quân nhân mà đặc biệt là cán bộ chính trị rất thấm nhuần tư tưởng của Đảng. Quan trọng nhất, không cần kinh phí để nuôi Lực lượng 47, vì về căn bản là nhân lực có sẵn."

Việt Nam đang hô hào cách mạng 4.0, bản chất 4.0 dựa vào không gian mạng, và để bảo vệ lợi ích quốc gia trên Không gian mạng thì thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng là quan trọng. Cái chính ở đây là đâu tư như thế nào và đâu tư lĩnh vực gì cho tác chiến mạng. Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của SCIS

Đề cập về Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng, ông Thế Phương nói: "Từ trước tới nay không gian tác chiến truyền thống trong chiến tranh là trên đất liền, trên không, trên mặt biển hay dưới lòng biển."

"Trong thời đại Internet và big data hiện nay thì xuất hiện thêm không gian mạng, có thể thấy rõ tác động của môi trường tác chiến mới này qua hoàng loạt các vụ tấn công mạng của Bắc Hàn nhắm tới Mỹ, hay trong trường hợp Việt Nam là vụ tấn công vào hê thống các sân bay năm ngoái mà người ta vẫn cho rằng do các nhóm hacker Trung Quốc tiến hành."

"Mối đe dọa này trong tương lai đối với an ninh quốc gia là rất lớn và việc thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng là tối cần thiết."

"Thử tưởng tượng trong 5, 10 năm tới, mọi thủ tục hành chính, mọi hoạt động giao dịch tài chính tiền tệ đều được giao dịch qua mạng, IoT hay big data được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam."

"Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu của quốc gia như điện, năng lượng, lưu trữ thông tin cá nhân… Khi đó, nếu không được bảo vệ, hệ thống này sẽ bị đánh sập trong tích tắc, hoặc bị ăn cắp dữ liệu."

Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu của quốc gia như điện, năng lượng, lưu trữ thông tin cá nhân… Khi đó, nếu không được bảo vệ, hệ thống này sẽ bị đánh sập trong tích tắc, hoặc bị ăn cắp dữ liệu. Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của SCIS

"Việt Nam đang hô hào cách mạng 4.0, bản chất 4.0 dựa vào không gian mạng, và để bảo vệ lợi ích quốc gia trên Không gian mạng thì thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng như đã đề cập là quan trọng. Cái chính ở đây là đâu tư như thế nào và đâu tư lĩnh vực gì cho tác chiến mạng."

Truyền thông Việt Nam nói việc thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng xuất phát từ một quyết định ngày 15/8/2017 của Thủ tướng Việt Nam, tuy không cho biết rõ nội dung cụ thể của quyết định này.
Có rất ít thông tin về lực lượng mới này, nhưng chính phủ và quân đội Việt Nam từ lâu không giấu giếm sự quan tâm đến vấn đề tác chiến mạng.

Nguồn: Dân Trí, BBC
0

Quân đội Việt Nam chế tạo thành công radar "bắt" máy bay tàng hình


Việt Nam là một trong những nước hiếm hoi chế tạo được radar thụ động phát hiện máy bay tàng hình - Xem video về tính năng, hoạt động của radar thụ động RTh do Viện radar - Viện Khoa học công nghệ Quân sự Quân đội Việt Nam chế tạo.

Việc chế tạo thành công radar định vị mục tiêu thụ động RTh là một thành tựu lớn của nền công nghiệp quốc phòng trong nước.

Trong tác chiến hiện đại, mạng lưới radar đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện sớm, cảnh báo và cung cấp chính xác tọa độ mục tiêu cho các đơn vị hỏa lực phòng tránh, đánh trả có hiệu quả những cuộc tiến công của kẻ địch.

Hiện nay ngân sách mua sắm vũ khí trang bị thế hệ mới từ nước ngoài là có hạn và hơn nữa nếu phải nhập khẩu thì việc đảm bảo an ninh, an toàn sẽ rất khó có thể thực hiện tốt.

Trước bối cảnh trên, Viện radar, Viện KH&CN Quân sự - Bộ Quốc phòng đã chủ động đề xuất và được giao chủ trì Dự án: “Nghiên cứu thiết kế, chế thử mẫu trạm radar thụ động định vị mục tiêu theo phương pháp TDOA (Time difference of Arrival)”.

Dự án do TS. Trần Văn Hùng làm chủ nhiệm.

Cùng tham gia dự án còn có sự góp sức của một số đơn vị thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ.

Qua gần 4 năm triển khai, trung tuần tháng 11/2014, tổ hợp radar thụ động đầu tiên ký hiệu RTh chế tạo trong nước đã chính thức được nghiệm thu.

Kết quả này mở ra một trang mới đầy triển vọng trong việc tự chủ trang bị khí tài mới, hiện đại cho quân đội, đồng thời giữ được bí mật quân sự.

Với radar chủ động, chúng phải phát sóng để sục sạo và thu về các tín hiệu phản xạ để tính toán, xác định tọa độ mục tiêu.

Điều đó đồng nghĩa với việc chính đài radar có thể bị phát hiện và chế áp bởi tên lửa chống bức xạ diệt radar từ máy bay đối phương, hoặc nếu mục tiêu là máy bay tàng hình thì sóng sẽ bị hấp thụ khiến radar chủ động gần như bị mù, không thể phát hiện được.

Trong khi đó, RTh "Made in Vietnam" là radar định vị mục tiêu thụ động dựa trên phương pháp TDOA (Time difference of Arrival) xác định mục tiêu bằng cách đo đạc chênh lệch thời gian lan truyền của sóng điện từ từ nguồn bức xạ đến các đài thu.

Cấu hình của RTh gồm 4 trạm định vị với 3 trạm kế bên và 1 đài thu kiêm trung tâm xử lý tín hiệu.

Máy bay tàng hình dù hiện đại đến đâu nhưng trong quá trình hoạt động nó vẫn phải sử dụng radar, khí tài gây nhiễu, thiết bị nhận dạng địch - ta, hệ thống liên kết dữ liệu, các thiết bị trinh sát, dẫn đường, định vị và liên lạc...

Các đài thu của radar thụ động như RTh sẽ bắt được những tín hiệu này, qua đó xác định được tọa độ mục tiêu. Radar thụ động có khả năng sống sót cao gấp nhiều lần so với radar chủ động và gần như không thể bị gây nhiễu.


Mặc dù còn nhiều việc phải làm, nhưng chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng trong tương lai không xa, các sản phẩm radar thụ động chế tạo trong nước sẽ được sản xuất hàng loạt, trang bị rộng rãi cho các đơn vị, góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.

Quan trọng hơn, như Bộ Trưởng Bộ Khoa học & Công Nghệ Nguyễn Quân đã nói:
"Những trang thiết bị vũ khí lớn và hiện đại chúng ta vẫn phải nhập khẩu. Nhưng song song đó, nhờ áp dụng thành tựu nghiên cứu sáng tạo của người Việt Nam, chúng ta đã có thể hoàn toàn yên tâm với việc bảo vệ vùng trời Tổ quốc".

Nguồn:

1. soha news: soha.vn/...
2. YouTube: YouTube.com/...
0

Báo chí quốc tế bình luận về vụ Việt Nam phóng tên lửa từ tàu ngầm


Trung Quốc- Nga- ẤN Độ bình đã có những bình luận về việc tàu ngầm của lực lượng Hải Quân Việt Nam phóng tên lửa chống hạm Klub-S 3m-54e hiện đại từ dưới lòng biển sâu.
0

Báo chí quốc tế bình luận về vụ Việt Nam phóng tên lửa từ tàu ngầm


Trung Quốc- Nga- ẤN Độ bình đã có những bình luận về việc tàu ngầm của lực lượng Hải Quân Việt Nam phóng tên lửa chống hạm Klub-S 3m-54e hiện đại từ dưới lòng biển sâu.
0

Truyền hình Hải quân tháng 1/2018: Cận cảnh Hải quân Việt Nam phóng tên lửa P-35


Truyền hình Hải quân tháng 1/2018: Cận cảnh Hải quân Việt Nam phóng tên lửa P-35B Redut-M.
0

Truyền hình Hải quân tháng 1/2018: Cận cảnh Hải quân Việt Nam phóng tên lửa P-35


Truyền hình Hải quân tháng 1/2018: Cận cảnh Hải quân Việt Nam phóng tên lửa P-35B Redut-M.
0

Tổng hợp các hoạt động quân sự, quốc phòng Việt Nam năm 2017


Video tổng hợp sức mạnh quân sự, các cuộc tập trận qui mô lớn, tiềm lực quốc phòng Việt Nam 2017.
0

Tổng hợp các hoạt động quân sự, quốc phòng Việt Nam năm 2017


Video tổng hợp sức mạnh quân sự, các cuộc tập trận qui mô lớn, tiềm lực quốc phòng Việt Nam 2017.
0

5 Vũ khí khủng lọt vào mắt xanh Việt Nam và sẽ mua trong tương lai sau năm 2017


Trong năm 2017 có khá nhiều vũ khí lọt vào “mắt xanh” của Việt Nam, dù đa phần trong số đó đều có nguồn gốc Nga và tương lai chúng ta sẽ mua sắm những loại vũ khí hiện đại này.
0

5 Vũ khí khủng lọt vào mắt xanh Việt Nam và sẽ mua trong tương lai sau năm 2017


Trong năm 2017 có khá nhiều vũ khí lọt vào “mắt xanh” của Việt Nam, dù đa phần trong số đó đều có nguồn gốc Nga và tương lai chúng ta sẽ mua sắm những loại vũ khí hiện đại này.
0

Quân chủng Hải quân tăng cường sức mạnh chiến đấu


Quân chủng Hải quân tăng cường sức mạnh chiến đấu: Tổng kết các hoạt động huấn luyện trong năm 2017 bao gồm Hải quân và Cảnh sát biển.
0

Quân chủng Hải quân tăng cường sức mạnh chiến đấu


Quân chủng Hải quân tăng cường sức mạnh chiến đấu: Tổng kết các hoạt động huấn luyện trong năm 2017 bao gồm Hải quân và Cảnh sát biển.
0

TQ thử nghiệm Thủy phi cơ lớn nhất thế giới Côn Long-AG600

Thủy phi cơ Côn Long AG-600

Chiếc thuỷ phi cơ lớn nhất thế giới do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc phát triển đã có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên kéo dài trong một giờ đồng hồ.


Côn Long-AG600 có thân dài 39,6m và sải cánh 38,8m, kích thước tương đương một máy bay chở khách thân hẹp, chở được 50 người và có khả năng bay lên đến 12 giờ, đủ để tới bất cứ nơi nào trong vùng biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) có tranh chấp, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Chiếc thủy phi cơ cất cánh từ sân bay Châu Hải ở tỉnh Quảng Đông.

Hãng Tân Hoa Xã nói chiếc thủy phi cơ này sẽ "bảo vệ linh hồn của biển, đảo và các bãi đá".


Chuyến bay đã được phát trực tiếp trên truyền hình quốc gia, và lúc quay về, nó được những đám đông vẫy chờ và đoàn quân nhạc chào đón.
Quá trình phát triển chiếc AG600 kéo dài trong tám năm, và hiện đã có 17 đơn đặt hàng trong Trung Quốc.

Chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông bị các nước láng giềng phản đối mạnh mẽ. Một tòa án được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn hồi năm ngoái đã bác bỏ các yêu sách của Bắc Kinh đối với "đường lưỡi bò".

Nguồn: BBC
0

TQ thử nghiệm Thủy phi cơ lớn nhất thế giới Côn Long-AG600

Thủy phi cơ Côn Long AG-600

Chiếc thuỷ phi cơ lớn nhất thế giới do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc phát triển đã có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên kéo dài trong một giờ đồng hồ.


Côn Long-AG600 có thân dài 39,6m và sải cánh 38,8m, kích thước tương đương một máy bay chở khách thân hẹp, chở được 50 người và có khả năng bay lên đến 12 giờ, đủ để tới bất cứ nơi nào trong vùng biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) có tranh chấp, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Chiếc thủy phi cơ cất cánh từ sân bay Châu Hải ở tỉnh Quảng Đông.

Hãng Tân Hoa Xã nói chiếc thủy phi cơ này sẽ "bảo vệ linh hồn của biển, đảo và các bãi đá".


Chuyến bay đã được phát trực tiếp trên truyền hình quốc gia, và lúc quay về, nó được những đám đông vẫy chờ và đoàn quân nhạc chào đón.
Quá trình phát triển chiếc AG600 kéo dài trong tám năm, và hiện đã có 17 đơn đặt hàng trong Trung Quốc.

Chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông bị các nước láng giềng phản đối mạnh mẽ. Một tòa án được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn hồi năm ngoái đã bác bỏ các yêu sách của Bắc Kinh đối với "đường lưỡi bò".

Nguồn: BBC
0

Báo Nga: Kilo Việt Nam ăn đứt tàu ngầm Virginia Mỹ

Ngay khi tàu Kilo Việt Nam phóng Club-S được công bố, truyền thông Nga đã đưa tin về sự kiện này và cho rằng Kilo có tính năng hơn cả tàu Virginia.
Theo trang Rossiyskaya Gazeta, Kênh truyền hình VTV1 đã phát sóng phóng sự về sức mạnh của Hải quân Việt Nam, tropng đó lần đầu tiên nhiều vũ khí khai hỏa lần đầu được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt là cảnh tàu ngầm Kilo phóng tên lửa từ hệ thống Club-S khi đang lặn.

Rossiyskaya Gazeta cho biết, loại tên lửa tàu ngầm Kilo Việt Nam phóng đi là loại 3M-54E (E dùng cho biến thể xuất khẩu). Theo nguồn tin này, tên lửa 3M-54E nằm trong gói hợp đồng giữa Hải quân Việt Nam và Nga được ký kết năm 2009 với tổng số 40 quả đạn.


Tàu ngầm Kilo Việt Nam lần đầu phóng tên lửa 3M-54E.

Chỉ với số lượng khiêm tốn tên lửa 3M-54E có trong trang bị, hạm đội tàu ngầm Kilo gồm 6 chiếc của Hải quân Việt Nam cũng đủ khiến bất kỳ kẻ thù nào cũng phải khiếp sợ khi đối đầu.

Khác với Rossiyskaya Gazeta, Diễn đàn quân sự của Nga là Vk không nói nhiều về vũ khí tàu Kilo vừa khai hỏa mà tập trung phân tích những khả năng đặc biệt của lớp tàu ngầm thông thường này của Việt Nam. Theo Vk, Kilo mà Việt Nam đang sở hữu thuộc dòng tàu ngầm thông thường tối tân hàng đầu thế giới hiện nay.

Tàu ngầm lớp Kilo 636 có chiều dài 73,8 m, ngang rộng nhất 9,9 m, lượng choán nước khi nổi 2.350 tấn, khi lặn là 3.950 tấn. Tàu có tốc độ khi chạy nổi là 31,4 km/h), khi lặn là 37 km/h, hoạt động liên tục 45 ngày, thuỷ thủ đoàn 52 người. Lớp tàu này có thể lặn sâu tối đa đến 300m - lặn sâu hơn cả tàu ngầm hạt nhân Virginia của Mỹ (khoảng 240m).

Với khả năng của tàu ngầm Kilo khi kết hợp với hệ thống Club-S, Hải quân Việt Nam sở hữu hạm đội tàu ngầm mạnh hàng đầu khu vực.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất Nga, hệ thống Club-S trên tàu ngầm Kilo của Việt Nam có khả năng bắn loại đạn với sức công phá và tầm bay khác nhau gồm:

Đạn tên lửa chống tàu siêu thanh 3M-54E đạt tầm bắn 300km, tốc độ bay Mach 2,9, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 200kg. Đạn tên lửa hành trình đối đất 3M-14E đạt tầm bắn 275km, lắp đầu đạn nặng 400kg. Đạn tên lửa chống tàu ngầm 91RE1 có tầm bắn 50km. Đạn tên lửa chống tàu ngầm 91RE2 có tầm bắn 40km...

Tên lửa chống hạm 3M-54E nặng 2 tấn, được phóng từ ống phóng ngư lôi 533 mm, lắp 1 đầu đạn 200 kg. Tầm bắn của loại tên lửa này là 300 km với tốc độ cận âm. Tuy nhiên, tốc độ vào phút cuối cùng giai đoạn bay của nó có thể đạt trên 2.000 km/h.

Tên lửa 3M-54E còn có phiên bản phóng từ trên không và phóng từ tàu mặt nước. Khi tên lửa 3M-54E tấn công tàu chiến, tốc độ ở giai đoạn bay cuối cùng được đẩy nhanh, làm cho loại tên lửa này trở nên đặc biệt nguy hiểm.

Giai đoạn bay cuối cùng thường bắt đầu từ khi tên lửa cách mục tiêu khoảng 15 km. Trước đó, tầm cao bay của tên lửa giữ khoảng 30 m. Điều này làm cho tên lửa tương đối khó phát hiện.

Đặc điểm này cộng với tốc độ bay giai đoạn cuối cùng rất cao, vì vậy, khi tên lửa hoàn thành bay 15 km cuối cùng không đến 20 giây khiến hệ thống phòng thủ của đối phương gần như không đủ thời gian để phản ứng.

Clip tàu ngầm Kilo Việt Nam lần đầu khai hỏa

Nguồn: Báo Đất Việt
0

Báo Nga: Kilo Việt Nam ăn đứt tàu ngầm Virginia Mỹ

Ngay khi tàu Kilo Việt Nam phóng Club-S được công bố, truyền thông Nga đã đưa tin về sự kiện này và cho rằng Kilo có tính năng hơn cả tàu Virginia.
Theo trang Rossiyskaya Gazeta, Kênh truyền hình VTV1 đã phát sóng phóng sự về sức mạnh của Hải quân Việt Nam, tropng đó lần đầu tiên nhiều vũ khí khai hỏa lần đầu được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt là cảnh tàu ngầm Kilo phóng tên lửa từ hệ thống Club-S khi đang lặn.

Rossiyskaya Gazeta cho biết, loại tên lửa tàu ngầm Kilo Việt Nam phóng đi là loại 3M-54E (E dùng cho biến thể xuất khẩu). Theo nguồn tin này, tên lửa 3M-54E nằm trong gói hợp đồng giữa Hải quân Việt Nam và Nga được ký kết năm 2009 với tổng số 40 quả đạn.


Tàu ngầm Kilo Việt Nam lần đầu phóng tên lửa 3M-54E.

Chỉ với số lượng khiêm tốn tên lửa 3M-54E có trong trang bị, hạm đội tàu ngầm Kilo gồm 6 chiếc của Hải quân Việt Nam cũng đủ khiến bất kỳ kẻ thù nào cũng phải khiếp sợ khi đối đầu.

Khác với Rossiyskaya Gazeta, Diễn đàn quân sự của Nga là Vk không nói nhiều về vũ khí tàu Kilo vừa khai hỏa mà tập trung phân tích những khả năng đặc biệt của lớp tàu ngầm thông thường này của Việt Nam. Theo Vk, Kilo mà Việt Nam đang sở hữu thuộc dòng tàu ngầm thông thường tối tân hàng đầu thế giới hiện nay.

Tàu ngầm lớp Kilo 636 có chiều dài 73,8 m, ngang rộng nhất 9,9 m, lượng choán nước khi nổi 2.350 tấn, khi lặn là 3.950 tấn. Tàu có tốc độ khi chạy nổi là 31,4 km/h), khi lặn là 37 km/h, hoạt động liên tục 45 ngày, thuỷ thủ đoàn 52 người. Lớp tàu này có thể lặn sâu tối đa đến 300m - lặn sâu hơn cả tàu ngầm hạt nhân Virginia của Mỹ (khoảng 240m).

Với khả năng của tàu ngầm Kilo khi kết hợp với hệ thống Club-S, Hải quân Việt Nam sở hữu hạm đội tàu ngầm mạnh hàng đầu khu vực.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất Nga, hệ thống Club-S trên tàu ngầm Kilo của Việt Nam có khả năng bắn loại đạn với sức công phá và tầm bay khác nhau gồm:

Đạn tên lửa chống tàu siêu thanh 3M-54E đạt tầm bắn 300km, tốc độ bay Mach 2,9, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 200kg. Đạn tên lửa hành trình đối đất 3M-14E đạt tầm bắn 275km, lắp đầu đạn nặng 400kg. Đạn tên lửa chống tàu ngầm 91RE1 có tầm bắn 50km. Đạn tên lửa chống tàu ngầm 91RE2 có tầm bắn 40km...

Tên lửa chống hạm 3M-54E nặng 2 tấn, được phóng từ ống phóng ngư lôi 533 mm, lắp 1 đầu đạn 200 kg. Tầm bắn của loại tên lửa này là 300 km với tốc độ cận âm. Tuy nhiên, tốc độ vào phút cuối cùng giai đoạn bay của nó có thể đạt trên 2.000 km/h.

Tên lửa 3M-54E còn có phiên bản phóng từ trên không và phóng từ tàu mặt nước. Khi tên lửa 3M-54E tấn công tàu chiến, tốc độ ở giai đoạn bay cuối cùng được đẩy nhanh, làm cho loại tên lửa này trở nên đặc biệt nguy hiểm.

Giai đoạn bay cuối cùng thường bắt đầu từ khi tên lửa cách mục tiêu khoảng 15 km. Trước đó, tầm cao bay của tên lửa giữ khoảng 30 m. Điều này làm cho tên lửa tương đối khó phát hiện.

Đặc điểm này cộng với tốc độ bay giai đoạn cuối cùng rất cao, vì vậy, khi tên lửa hoàn thành bay 15 km cuối cùng không đến 20 giây khiến hệ thống phòng thủ của đối phương gần như không đủ thời gian để phản ứng.

Clip tàu ngầm Kilo Việt Nam lần đầu khai hỏa

Nguồn: Báo Đất Việt
0