kimluc
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sông nước Miền Tây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sông nước Miền Tây. Hiển thị tất cả bài đăng

Mùa hoa ô môi hồng rực rỡ ở miền Tây

Đầu tháng 4, hoa ô môi gắn liền với bao thế hệ người dân An Giang, Đồng Tháp... bung nở trên các nẻo đường quê.

Hoa ô môi còn được biết đến với cái tên “hoa anh đào miền Tây” có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Cây ô môi có thân gỗ cao 10 - 20 m, thích hợp với thổ nhưỡng miền Tây Nam Bộ nên được trồng làm cảnh và lấy bóng mát. Ảnh chụp cánh đồng quê được tô điểm sắc hồng hoa ô môi tại Tân Châu, An Giang. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu.

Trong nắng hạ đầu tháng 4, khi những cơn mưa trái mùa xuất hiện cũng là lúc cây ô môi trút lá và xuất hiện chùm hoa. Trong ảnh là vùng quê Tịnh Biên, An Giang. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu.

Những người phụ nữ trong tà áo dài tạo dáng dưới hàng cây ô môi nổi tiếng tại Cao Lãnh, Đồng Tháp. Sở dĩ người miền Tây đặt cho cây cái tên ô môi là khi ăn trái này, môi sẽ chuyển từ màu đỏ sang đen thẫm ("ô" có nghĩa là "đen"). Có người lại cho rằng do bên trong trái chứa nhiều ô mà mỗi ô là một phần thịt của trái, nên gọi là ô môi. Ảnh: Ming Huỳnh.

Lang thang khắp nẻo đường phương Nam như An Giang, Đồng Tháp, du khách có thể bắt gặp những cây ô môi trồng bên đường quê, bờ ruộng, bến sông hay mái nhà đơn sơ. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu.

Hoa tàn hình thành trái ô môi hình trụ dẹt dài 40-60 cm, hơi cong, đường kính 3-4 cm. Ảnh: Văn Thái.

Trong nắng trưa hè, những vạt hoa màu hồng phất phơ trong gió trở thành một nét đẹp dân dã khó quên với du khách. Ảnh: Văn Thái.

Nẻo đường quê tại Khánh Hòa, Châu Phú, An Giang. Ảnh: Văn Thái.

Thiếu nữ tại vườn hoa ở Phú Bình, Phú Tân, An Giang. Ảnh: Ngọc Thanh Hồng.

Chiếc cầu quê hương Phú Long, Phú Tân, An Giang thêm sắc hồng vào mùa hoa ô môi. Ảnh: Ngọc Thanh Hồng.

Cây ô môi đang nở hoa rực rỡ bên bờ mương ở Phú Bình, Phú Tân, An Giang. Ảnh: Ngọc Thanh Hồng.

Huỳnh Phương/ VnExpress
0

Ký ức miền quê | Ong rừng U Minh


Khi rừng U Minh đón những tia nắng ấm áp của mùa xuân, từng bầy ong bay về hút mật, người dân U Minh lại vào rừng gác kèo cho ong làm ổ. Nghề gác kèo ong lấy mật đã có từ lâu, nhà nào cũng có 5 – 10 kèo. Nhiều gia đình có cả trăm kèo. Mật ong có thể lấy được quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa xuân. Khi ấy tram hoa đua nở, khí trời trong xanh nên mật ong đậm đặt thơm ngọt hơn.
0

Ký ức miền quê | Nghề đặt lợp ở U Minh


Link nguồn: https://www.facebook.com/watch/?v=430211867634153

Để bắt cá người dân U Minh Thượng có nhiều cách giăng lưới, tác đìa, cắm câu, quăng chai, đóng vó… nhưng cũng có một cách bắt hiệu quả, thanh nhàn, đó là đặt lộp. Ở đâu không biết chứ ở U Minh đi đặt lộp thì thú vị lắm, không khí trong lành, mát rượi, bông tràm tỏa hương thơm ngát. Tiếng chim ca ríu rít, con người như được hòa mình với thiên nhiên hoang dã.
0

Rộn ràng mùa bắt cá đồng giáp tết


Những cánh đồng sậy bắt đầu trổ bông là biết mùa gió bấc đã về. Chẳng mấy chốc Đông đi, Xuân đến Tết lại về khắp mọi nơi. Năm nào cũng vậy, vào mỗi dịp giáp tết, U Minh Thượng quê tôi lại rộn ràng vào mùa tát đìa bắt cá, dần dà công việc ấy đã đi sâu vào ký ức của bao người dân quê tôi tự bao giờ.
0

Bắt cá đồng ở rừng U Minh Cà Mau


Hằng năm, trên vùng đất trù phú U Minh Hạ, khi những cơn mưa cuối mùa dứt hạt, sau vài ba con nắng, cá rút hết xuống đìa là thời điểm người nông dân chuẩn bị thu hoạch cá đồng.
Nguồn: YouTube
0