kimluc
Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. Hồ Chí Minh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. Hồ Chí Minh. Hiển thị tất cả bài đăng

160ha đất tái định cư Thủ Thiêm đã bị "biển thủ" như thế nào?


Theo QĐ 367 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ, Khu đô thị mới Thủ Thiêm được quy hoạch 160 ha để xây dựng khu tái định cư tại chỗ. Vậy 160 ha phải dành để tái định cư cho người dân ngay cạnh khu đô thị mới đã bị TP.HCM “biển thủ “thế nào? Nguồn: VTC
0

160ha đất tái định cư Thủ Thiêm đã bị "biển thủ" như thế nào?


Theo QĐ 367 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ, Khu đô thị mới Thủ Thiêm được quy hoạch 160 ha để xây dựng khu tái định cư tại chỗ. Vậy 160 ha phải dành để tái định cư cho người dân ngay cạnh khu đô thị mới đã bị TP.HCM “biển thủ “thế nào? Nguồn: VTC
0

Sự thật về Sài Gòn - "Hòn ngọc viễn đông" mà Bangkok và Singapore từng mơ ước

Có thật là Bangkok và Singapore từng mơ được như ‘Hòn ngọc Viễn Đông’ Sài Gòn VNCH 1975.
Việc ngợi ca “hòn ngọc Viễn Đông số một” và “Singapore mơ thành Sài Gòn” chỉ là suy nghĩ của những người Việt hoài cổ và dí dỏm sau 1975.
0

Sự thật về Sài Gòn - "Hòn ngọc viễn đông" mà Bangkok và Singapore từng mơ ước

Có thật là Bangkok và Singapore từng mơ được như ‘Hòn ngọc Viễn Đông’ Sài Gòn VNCH 1975.
Việc ngợi ca “hòn ngọc Viễn Đông số một” và “Singapore mơ thành Sài Gòn” chỉ là suy nghĩ của những người Việt hoài cổ và dí dỏm sau 1975.
0

Phước Long - Ngôi chùa nằm giữa sông ở Sài Gòn

Chùa Phước Long (quận 9) nằm giữa một cù lao trên sông Đồng Nai, là điểm hành hương linh thiêng thu hút nhiều du khách.


Chùa Phước Long nằm trên cù lao Bà Sang giữa sông Đồng Nai (phường Long Bình, quận 9, TP HCM) còn có tên gọi khác là chùa Châu Đốc 3. Nơi đây cách trung tâm thành phố khoảng 25 km, khách phải đến đường Nguyễn Xiển rồi đi đò khoảng 10 phút để đến chùa.


Chùa được xây dựng vào năm 1965, thuộc hệ phái Phật giáo Bắc Tông. Khi ấy, chùa chỉ là nhà mái tranh vách đất, các hạng mục như hiện nay chủ yếu được xây dựng, trùng tu năm 2009 trên diện tích rộng 1,5 ha.


Điểm đặc biệt của ngôi chùa là có rất nhiều tượng với màu sắc sặc sỡ như thập bát la lán, các bồ tát, những nhân vật theo tín ngưỡng nhân gian, có cả tượng Tôn Ngộ Không, Đường Tăng...


Nhìn từ phía cổng chùa vào, nổi bật là pho tượng Phật nằm dài khoảng 10 m.


Khuôn viên chùa như một vượn tượng, tượng Quan âm bằng đá ở chính giữa hồ nước, bao quanh bởi những con rồng.


Ở vị trí trung tâm chùa Phước Long là chánh điện dài 80 m, rộng 25 m, diện tích 2.000 m2 được thiết kế với liệu chủ yếu là 1.500 khối gỗ trong ba năm.


Bên trong chánh điện gồm ba gian với kết cấu chính là gỗ. Màu nâu gụ của gỗ, các cột kèo, mái sơn son thếp vàng càng làm không gian thêm phần cổ kính.


Kiến trúc gỗ của các cây cột, kèo, cánh cửa đến tượng Phật được các nghệ nhân nổi tiếng đến từ Huế chế tác tỉ mỉ.


Ngoài ra, hầu hết vật dụng như bàn ghế, tủ thờ, chân đèn dầu, lư… trong chùa cũng đều bằng gỗ. Nhiều nhất có thể kể đến các bộ bàn gỗ được điêu khắc tinh xảo. Nhà chùa dành hẳn một không gian rộng để trưng bày những món đồ này.


Du khách còn có thể chiêm ngưỡng bộ sưu tập xe cổ, đồ gốm sứ qua các thời kỳ… cũng như nhiều vật dụng có giá trị lịch sử được nhà chùa sưu tầm, trưng bày.


Mỗi buổi trưa, khách viếng chùa đều được miễn phí cơm chay do Phật tử nhà chùa nấu.
"Tôi đã đến chùa Phước Long nhiều lần, những ngày rằm, lễ tết là cùng cả nhà. Chùa nằm ở giữa sông nên không khí nơi đây rất thoáng đãng. Từ khi được xây dựng lại, ngôi chùa càng trở nên uy nghiêm đẹp đẽ hơn", chị Thoa (Biên Hòa, Đồng Nai) chia sẻ.


Mỗi ngày đều có rất nhiều Phật tử, du khách đến cúng bái, vãn cảnh chùa. Riêng những ngày rằm, lễ Tết, Phật đản... chùa là điểm hành hương thu hút rất đông khách.

VnExpress
0

Phước Long - Ngôi chùa nằm giữa sông ở Sài Gòn

Chùa Phước Long (quận 9) nằm giữa một cù lao trên sông Đồng Nai, là điểm hành hương linh thiêng thu hút nhiều du khách.


Chùa Phước Long nằm trên cù lao Bà Sang giữa sông Đồng Nai (phường Long Bình, quận 9, TP HCM) còn có tên gọi khác là chùa Châu Đốc 3. Nơi đây cách trung tâm thành phố khoảng 25 km, khách phải đến đường Nguyễn Xiển rồi đi đò khoảng 10 phút để đến chùa.
0