kimluc
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến tranh Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến tranh Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không


0

Chiến tranh Việt Nam - Tài liệu tổng hợp

Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh trên chiến trường Đông Dương (1945–1979), bắt đầu ngày 1 tháng 11 năm 1955 khi Phái bộ Cố vấn và Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ (MAAG) được thành lập ở miền Nam Việt Nam và kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

1. Chiến tranh Việt Nam (tài liệu PDF, Wikipedia)

2. Phim tài liệu của Mỹ: The Vietnam War (Vietsub)

3. Phim tài liệu: Việt Nam - Cuộc chiến 10.000 ngày

4. Phim tài liệu Việt Nam: Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không
0

Vụ buôn lậu vô tiền khoáng hậu của phu nhân Tổng thống Thiệu

Một vụ buôn lậu với nhiều loại mặt hàng xa xỉ trên thị trường lúc đó: Rượu, thuốc lá, đồng hồ… với lượng lớn được di chuyển từ biển Gò Công về Sài Gòn.



Điều đáng nói là vụ buôn lậu này do một nhân vật có quyền lực tối cao trong chế độ Sài Gòn cũ, chính vì thế, hoạt động buôn lậu cũng có xe còi hụ dẫn đường và chuyên chở trên những chiếc xe quân vụ. Nếu không bị phát hiện thì đường dây này sẽ mãi chìm váo bóng tối. Vụ việc gây chấn động Sài Gòn và cả thế giới quan tâm tới chính trường Sài Gòn lúc đó, khi Mỹ đứng sau giật dây chính quyền Sài Gòn. Sau khi vụ việc bị phát hiện, cách hành xử của Sài Gòn cũng hết sức “đặc biệt” để bưng bít vụ buôn lậu vô tiền khoáng hậu này.

Một con đường buôn lậu trên biển, sau đó chuyển về Sài Gòn bằng đường bộ và để qua mắt cú vọ là báo chí và dân đen thời bấy giờ, bọn buôn lậu đã sử dụng luôn những chiếc quân xa, có còi hụ dẫn đường. Vụ việc bất ngờ bị phát giác khi hai viên sỹ quan lo ngại về đoàn quân xa “phóng nhanh vượt ẩu”, trong khi Phủ đầu rồng lại có lệnh kiểm soát nghiêm ngặt vì nghi ngại đảo chính.

Sự thật phía sau những đoàn xe quân sự

Trước khi đi vào chi tiết vụ buôn lậu từng chấn động Sài Gòn này, chúng tôi muốn nói một chút về Nguyễn Văn Thiệu và đệ nhất phu nhân Nguyễn Thị Mai Anh. Bởi chính sự hậu thuẫn và quyền lực của chính quyền Thiệu mà bà Mai Anh có đủ quyền để thực hiện những phi vụ này trót lọt.

Ngay từ giữa những năm 60 thế kỷ trước, Mỹ đã nhận thấy Nguyễn Văn Thiệu là một trong những quân bài mới trong ván bài đang dang dở ở miền Nam Việt Nam. Chính vì thế, Mỹ đã hỗ trợ rất nhiều để Thiệu và đảng Dân chủ do ông ta lập ra chiếm được thế thượng phong trên chính trường Sài Gòn.

Và sự thực đến ngày 4/9/1967, trong cuộc bầu cử giả hiệu, Thiệu đã liên danh với Nguyễn Cao Kỳ dù chỉ giành được 34,8% số phiếu bầu của các cử tri, nhưng vẫn trở thành tổng thống của cái gọi là nền đệ nhị cộng hòa.

Thiệu đã hậu thuẫn rất mạnh mẽ cho vợ mình cùng các đàn em mua bán hàng lậu, thu về những khoản lợi nhuận kếch xù. Sau này, khi vụ việc tại Long An được phát giác và cách hành xử của Thiệu sau đó, người ta mới té ngửa về sự hậu thuẫn đó như thế nào.

Đệ nhất phu nhân có tên thật là Nguyễn Thị Mai Anh – con gái thứ bảy trong một gia đình có tới 12 anh em. Gia đình bà có nghề y truyền thống nổi tiếng ở TP. Mỹ Tho, tỉnh Định Tường (Tiền Giang ngày nay). Đây cũng là cơ sở cho bà Mai Anh thực hiện việc buôn bán của mình được thuận lợi. Là người theo đạo công giáo toàn tòng, nhưng bà Mai Anh ảnh hưởng khá lớn từ nếp gia phong của một gia đình phong kiến. Mỹ Tho thời ấy cũng không xa Sài Gòn, đặc biệt có tuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho và ngược lại hết sức thuận lợi.

Ông Nguyễn Khánh Linh, một người nghiên cứu về Sài Gòn xưa cho biết, khi đương là đệ nhất phu nhân, bà Mai Anh được nhiều người nhận xét là có khuôn mặt phúc hậu, thường quan tâm đến người khác. Đồng thời, bà cũng lập ra nhiều quỹ, trung tâm bảo trợ xã hội… Sau này, người ta mới biết được rằng, những quỹ, trung tâm đó là một trong những tấm bình phong cho các hoạt động buôn lậu của bà và đàn em.

Đặc biệt, sau khi vụ Long An bị phát giác vào năm 1974, trước khi miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước 1 năm. Vào những năm trước giải phóng, tình hình miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn hết sức ngổn ngang. Chính vì vậy, nạn buôn lậu, đặc biệt là bạch phiến, cướp giật… diễn ra như cơm bữa. Thi thoảng nhà chức trách lại phát hiện hay tóm cổ vài ba tên đầu sỏ cho vào nhà đá. Tuy nhiên, đó là những tên tác chiến độc lập, không có ô dù che đỡ, còn khó khăn chính là nạn buôn lậu do những người cầm quyền thực hiện. Đến nay, những nghi án về đường dây buôn lậu “an toàn nhất thế giới” do Ngô Đình Nhu cầm đầu vẫn còn được bàn tán nhiều. Bên cạnh đó, vụ của bà Mai Anh là rõ ràng hơn cả.

Ông Trần Nguyễn Hoa, năm nay đã ngoài 70 tuổi, ngụ tại Chợ Lớn, TP.HCM cho biết, thời ấy, ở miền Nam không có tình trạng buôn lậu qua biên giới Tây Nam. Con đường nhập hàng lậu chủ yếu từ tàu biển đậu ở ngoài khơi dùng các thuyền đưa vào đất liền. Bà Mai Anh cũng đã biến cung đường này thành một con đường “tơ lụa” hết sức chặt chẽ. Theo đó, từ biển Gò Công, tỉnh Định Tường (Tiền Giang ngày nay) khi các tàu lớn neo đậu tại đây, sẽ có những chiếc thuyền nhỏ của Định Tường nối đuôi nhau ra nhận hàng chở vào Mỹ Tho. Từ Mỹ Tho, theo đường 4 (QL1A ngày nay) hàng được đưa về Chợ Lớn trên những chiếc GMC (xe nhà binh) có còi hụ và quân cảnh dẫn đường. Chính vì thế, những chiếc chiến xa này cứ ào ào chạy bạt mạng, dân thường không dám đụng tới. Cảnh này cũng thường thấy trên đường, dân thường chỉ biết nhường đường. Với cách làm này, việc buôn lậu an toàn đến mức tuyệt đối, không ai nghĩ rằng, đoàn xe quân sự lại đi buôn hàng lậu.

Cuộc truy đuổi chặn bắt như trong phim

Theo ông Trần Hoàng, chủ bút một tờ báo trước giải phóng, đoàn xe gồm hàng chục chiếc quân xa thuộc Quân vận vùng 3, xe tới đâu là còi inh ỏi để báo cho các trạm biết rằng, đây là đoàn xe ưu tiên, không được chặn, xét. Nếu trường hợp là xe chở vũ khí, đạn dược, nhiên liệu quan trọng thì còn có cả phi cơ L19 (thời ấy hay gọi là máy bay bà già) bay rề rề trên không để thám thính và phòng ngừa phục kích. Khoảng 15h ngày 31/1/1974, có một đoàn xe GMC phủ bạt, mở đèn chạy từ TP. Mỹ Tho, tỉnh Định Tường (Tiền Giang ngày nay) theo đường 4 về Sài Gòn. Dẫn đầu là chiếc Jeep của Quân cảnh thuộc Biệt khu Thủ đô có treo cờ 3 que. Khi đoàn quân xa do đại úy Nhiều, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Quân cảnh thuộc Biệt khu Thủ đô dẫn đầu tới trạm kiểm soát hỗn hợp gồm quân cảnh và cảnh sát ở Long An thì có chuyện xảy ra.

Mặt trời cũng đã xế bóng, tuy nhiên nhìn vẫn còn tỏ mặt người, lúc này, trong trạm kiểm soát của Quân cảnh Long An chỉ có 2 viên hạ sỹ. Ông Hoàng cho biết thêm, hai tên này không lạ gì đại úy Nhiều và thấy rõ mặt đại úy Nhiều ngồi trên xe. Theo lời 2 tên này, có vẻ như đại úy Nhiều đã xỉn. Về sau, khi đứng trước Ủy ban điều tra, hai viên sỹ quan này khai rằng, ngay lúc đó họ đã thi hành phận sự, thổi còi chặn đoàn xe lại nhưng đoàn xe không dừng. Chính vì đoàn quân xa cứ lao như điên cho nên họ không khỏi lo lắng cho phận sự và trách nhiệm của mình. Dù biết rằng, đoàn quân xa có quân cảnh mở đường hợp lệ, kể cả việc đại úy Nhiều chễm chệ trên xe nhưng đoàn tùy tùng lại hết sức nhốn nháo, có cả quân nhân và dân sự. Nhiều người ăn mặc lôi thôi, nhếch nhác, trong khi đó, tốc độ của các quân xa là quá nhanh khi qua trạm gác. Lúc này, họ cũng nhớ tới nghiêm lệnh của Phủ Tổng thống là phải kiểm soát chặt chẽ kể cả những đoàn quân xa khả nghi tiến vào đô thành. Đây là biện pháp nhằm phòng ngừa âm mưu đảo chính của Phủ đầu rồng.

Trong khi hai viên sỹ quan đang phân vân, thì đoàn quân xa đã đi mất hút tầm nhìn của họ. Lập tức, họ gọi cho chỉ huy trưởng trực tiếp là trung úy Thọ. Nghe tin giật mình, Thọ cũng tá hỏa, chưa biết đối phó thế nào cho ổn. Không có cách nào khác, Thọ gọi báo khẩn lên thượng cấp là đại tá Lê Văn Năm, tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Long An để xin chỉ thị. Không khỏi lo ngại, đặc biệt là chiếc ghế mình đang ngồi, nếu có chuyện gì xảy ra, thế nên, đại tá Năm cũng cấp tốc điện cho thuộc cấp là quận trưởng Bến Lức để chặn đoàn quân xa. Tuy nhiên, ông này cho biết, đoàn quân xa đã vượt qua trạm, lúc này mối lo sợ càng lớn hơn làm cho đại tá Năm bàng hoàng lo lắng. Đại tá Năm lập tức gọi chọ quận trưởng Gò Đen, chốt chặn cuối cùng vào Sài Gòn, bằng mọi giá phải chặn cho được đoàn quân xa này.

Lúc này, được biết, đoàn quân xa đang di chuyển đến đoạn giữa Bến Lức và Gò Đen, được lệnh khẩn của cấp trên, quận trưởng Gò Đen ngay lập tức chỉ thị cho các binh sỹ và các lực lượng nhân dân tự vệ trong vùng đem các chướng ngại vật ra đặt chặn ngang đường. Đồng thời, còn cho lính tráng đem dây thép, kẽm gai giăng kín cả lối đi. Dân chúng trong khu gia binh gần đó, biết tin cũng hùa vào đem bàn ghế ra chặn đường. Cảnh tượng diễn ra như phim hành động.

Vén màn bí mật

Ông Nguyễn Khánh Linh, một nhà nghiên cứu về Sài Gòn xưa cho biết, sau khi dựng, giăng chướng ngại vật, đoàn xe do đại úy Nhiều trờ tới và bắt buộc phải dừng lại. Tuy nhiên, tên quận trưởng Gò Đen cũng không dám xét hỏi, chỉ biết gọi cho đại tá Lê Văn Năm, tỉnh trưởng tỉnh Long An xin chỉ thị. Thế là, mặc dù trời đang phủ bóng đêm nhưng đại tá Năm cùng đoàn xe hộ tống cũng phải cấp tốc lên đường đến Gò Đen để làm rõ vụ việc. Có lẽ vụ việc sẽ êm xuôi, nếu không có sự cố bất ngờ diễn ra trước khi đại tá Năm đến.

Theo đó, trong thời gian chờ đại tá Năm đến để giải quyết thì đoàn quân xa vẫn nằm bất động và được bịt bạt kín mít. Nhưng đám binh lính gác trạm tò mò đã gỡ bạt ra xem. Khi thấy đoàn xe chở toàn rượu, thuốc lá, đồng hồ… hàng hiệu, đám binh lính này hoa cả mắt. Nổi lòng tham, toán lính mở bạt, nhảy lên hôi của lậu. Lúc đầu, chỉ một số tên lính thực hiện trót lọt việc ăn cắp hàng, sau đó tin“ngon ăn” này lọt đến tai đám gia binh, cả đám nháo nhào nhảy vào hôi đồ lậu. Cảnh tượng tranh giành nhau hôi của diễn ra như vụ cướp thực thụ.

Ông Trần Nguyễn Hoa, nay đã ngoài 70 tuổi, ngụ tại Chợ Lớn, TP.HCM cho biết thêm, sau khi kiểm đếm lại, người ta ước tính số hàng này đã mất đi khoảng một nửa. Trong tình huống hoảng loạn và màn đêm buông xuống, đám mặc thường phục cũng nhảy khỏi xe quân xa và mất dạng trong bóng đêm. Cảnh hỗn loạn chỉ chấm dứt khi đại tá Năm cùng đoàn tùy tùng đến nơi.

Lúc đó, vào khoảng 21h. Dù vậy, sau khi hỏi chuyện, đại tá Năm cũng không biết xử trí như thế nào cho phù hợp. Buộc lòng, đại tá Năm phải gọi khẩn báo cho trung tướng Phạm Quốc Thuần, Tư lệnh Quân đoàn 3. Trong lúc nói chuyện qua điện thoại, tướng Thuần cũng không dám ban hành một chỉ thị nào cho đại tá Năm để giải quyết vụ việc. Thay vào đó, tướng Thuần cho biết sẽ báo cáo vụ việc lên Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Tổng thống để xin ý kiến. Ngay sau đó, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và vợ chồng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã biết chuyện làm ăn đổ bể, dù đã tính đến cả phương án tối ưu.

Theo ông Trần Hoàng một chủ bút thời đó thì mỗi dịp lễ tết, Phủ đầu rồng lại đồng thời ban hành những chỉ thị đặc biệt và lưu ý những đơn vị chỉ huy quân sự địa phương từ trên xuống dưới phải canh chừng cẩn mật, nếu có gì khả nghi ở địa phương nào thì phải cấp tốc báo cáo lên cấp trên để kịp thời xử lý. Ai lơ là nhiệm vụ thì sẽ xử lý nghiêm theo quân lệnh. Vì thế để cho chắc ăn, đường dây buôn lậu này đã sử dụng thêm xe quân cảnh, có còi hụ dẫn đường. Điều đó đảm bảo chắc chắn rằng, đây là đoàn xe công vụ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc không có trạm nào được xét hỏi, dừng xe. Với đường dây của Nguyễn Thị Mai Anh thì đặc biệt có đoàn xe quân cảnh trực thuộc Tiểu đoàn 6 Quân cảnh, Biệt khu Thủ Đô, dưới quyền chỉ huy của trung tá Nguyễn Văn Phần (còn gọi là Văn Phan).

Nguồn gốc hàng lậu?

Ông Trần Hoàng cho biết, vụ việc buôn lậu đổ bể giữa đường, báo chí Sài Gòn thời bấy giờ một phen được hả hê. Bởi từ trước cho tới khi vụ việc bị phát giác, cánh báo chí luôn bị bưng bít thông tin, đặc biệt những chuyện làm ăn của các phu nhân của tổng thống, thủ tướng… Ông Trần Hoàng cho biết thêm, vụ buôn lậu được phát hiện tại Long An mà thời đó, cánh báo chí chúng tôi đặt tên là “vụ còi hụ Long An” có quy mô rất lớn, có sự tham gia của nhiều đơn vị, thuộc nhiều binh chủng khác nhau.

Đầu tiên, báo chí quan tâm nhiều nhất là xem ai đứng đằng sau vụ việc, rồi đến nguồn hàng này từ đâu chuyển về Việt Nam với lượng lớn như trên. Báo chí cũng điều tra ra được, hàng vào Việt Nam bằng đường thủy và thường vào một khung giờ quy định. Theo đó, con tàu Panama vào biển Việt Nam lúc trời tối, đồng thời, ở đây đã có sẵn một số lực lượng Giang Đoàn (lính thủy) của TP. Mỹ Tho chờ sẵn và chịu trách nhiệm chuyển vào đất liền. Những kiện hàng này được vận chuyển về một kho chứa tại Chợ Gạo, tỉnh Định Tường (Tiền Giang ngày nay). Công tác bốc dỡ hàng hóa phải kết thúc vào khoảng trưa hôm sau. Còn trong quá trình vận chuyển về Chợ Lớn phải “me” lúc trời tối đến Phú Lâm (cửa ngõ vào trung tâm Sài Gòn) là vừa. Như vậy sẽ tránh được sự dòm ngó, đặc biệt là cánh báo chí.

Tại khu vực kho hàng ở Chợ Gạo, người ta thường thấy nhiều chiếc GMC thuộc Quân vận vùng 3 “cắm”. Số quân xa này được đặt dưới quyền chỉ huy của đại tá Trần Quốc Khang. Điều đáng nói ở đây là địa điểm chứa hàng lậu là Chợ Gạo, TP.Mỹ Tho của tỉnh Định Tường (Tiền Giang ngày nay) thuộc vùng 4 chiến thuật nhưng đoàn quân xa chuyên chở hàng từ Chợ Gạo về Chợ Lớn lại là những chiếc quân xa thuộc Quân vận khu 3. Ngay cả quân cảnh mở đường cho đoàn quân xa chở hàng lậu cũng thuộc quân khu 3. Rồi đến địa điểm xuống hàng lậu và đem phân phối tại thị trường cũng thuộc lãnh thổ quân khu 3, do Biệt khu Thủ Đô đảm trách. Nhiều người cho rằng, đã có sự thỏa hiệp của những ông bà trùm để không xảy ra những tranh chấp.

Cũng theo ông Linh, lúc đó, dư luận cũng quan tâm đến chuyện những “trùm” ở Phủ đầu rồng buôn bán những mặt hàng gì? Khi được công bố, nhiều người mới té ngửa vì có quá nhiều mặt hàng xa xỉ phẩm, đắt tiền, đặc biệt là để bán dịp Giáng sinh và Tết: Các loại rượu quý: Cognac, Martel, Whisky, Champagne… Các loại thuốc lá thơm: Caraven “A”, 555, Marlboro… Các loại quần áo, hàng vải, tơ lụa; giày vớ của Pháp, Ý… Các loại đồ chơi điện tử của Nhật; Đồng hồ hiệu: Omega, Longine, Rolex, Senko, Certina… Các loại bánh kẹo nổi tiếng của Anh, Hà Lan, Đan Mạch… Tổng số hàng này trị giá khoảng hơn nửa tỷ đồng tiền Việt Nam lúc bấy giờ.

Xử cả kẻ buôn lậu, lẫn người bắt buôn lậu

Chiếu theo những quy định, luật lệ khi đó thì sẽ có một phiên tòa để làm rõ công – tội rành mạch. Tuy nhiên, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lại được tham mưu và “ấn” cho mỗi người một bản án cụ thể, tùy theo mức độ tham gia vụ việc. Thậm chí những người có công ngăn chặn vụ buôn lậu cũng không hề được thưởng hay nêu công trạng, trái lại còn bị lãnh những bản án nặng. Giới báochí thời ấy gọi đó là một phiên tòa đặc biệt.

Tổng thống Thiệu không có cách nào để giấu mặt, đành phải xuất đầu lộ diện và trực tiếp giải quyết vấn đề. Theo lẽ thường, vào thời điểm ấy, nếu những sự vụ tương tự như thế diễn ra thì nó sẽ thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của viên Tổng Giám đốc Quan thuế hoặc cao lắm là tới Tổng trưởng Tài chính hay Kinh tế, chứ chưa đến mức phải tới tay Phủ Tổng thống. Bên cạnh đó, một chi tiết cũng đáng chú ý là khi vụ án xảy ra, nhiều tờ báo hả hê và nhảy vào loannhưng đã bị… tuýt còi ngay lập tức.

Ông Nguyễn Khánh Linh, một người nghiên cứu về Sài Gòn xưa cũng được nghe một số nhân chứng trong vụ việc sau này kể lại, để giải quyết vụ việc, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã cho thành lập một Ủy ban điều tra và thanh mãi (giải quyết số hàng còn lại sau khi bị cướp) gồm: Tổng Giám đốc Quan thuế, Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia cùng một vài tay chân thân tín khác. Số hàng còn lại được đem ra đấu giá, số tiền thu được đem vào cứu trợ cho các gia đình cô nhi quả phụ tử sỹ.

Cũng có thông tin cho rằng, sau khi vụ việc đổ bể, do đám con trẻ làm hư chuyện, báo chí lên tiếng và dư luận trong Bộ Tổng tham mưu ồn ào về vụ buôn lậu có còi hụ dẫn đường, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đành phải đích thân ra lệnh cho thành lập một Ủy ban điều tra cấp Trung ương, gồm Bộ Quốc phòng, Tổng Thanh tra, Quân cảnh và An ninh Quân đội do Đổng lý Bộ Quốc phòng Tôn Thất Chước làm Chủ tịch Ủy ban.

Thế là hàng loạt người dính líu vào vụ án vô tiền khoáng hậu này đều bị triệu tập điều tra. Đó là đại úy Nhiều, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 6 Quân cảnh của Biệt Khu Thủ Đô; đại úy Thế, Tiểu đoàn 4 Quân cảnh, Trưởng đồn Quân cảnh Mỹ Tho (đại úy Thế là con rể đại tá Luông, Giám đốc Cảnh sát Quân khu 3); đại úy Quới, trưởng đoàn quân xa thuộc Quân vận vùng 3… Rồi trưởng ty cảnh sát Chợ Gạo; thiếu tá chỉ huy trưởng Giang Đoàn ở Mỹ Tho… Đặc biệt, đáng chú ý nhất là những người có công ngăn chặn và bắt chuyến hàng lậu được dẫn bằng xe quân cảnh có còi hụ như trung úy Thọ, trưởng đồn quân cảnh Long An rồi hai viên sỹ quan quân cảnh gác trạm kiểm soát Long An cũng bị bắt. Đây là những người có công trong việc báo cáo vụ việc lên thượng cấp để tỉnh trưởng Lê Văn Năm cho chặn đoàn xe bằng bất cứ giá nào.

Theo ông Linh, nếu chiếu theo Luật Thuế quan thời đó thì hai viên sỹ quan quân cảnh gác trạm kiểm soát Long An, trung úy Thọ, thiếu tá quận trưởng Gò Đen và đại tá Lê Văn Năm xứng đáng được thưởng vì là những người có công khám phá và chặn được đoàn quân xa chở hàng lậu. Nhưng ngược lại, tất cả đều bị bắt nhốt và chờ hình phạt vì đã vô tình để thất thoát một số lượng lớn tài sản quốc gia. Theo đó, một mặt Tổng thống Thiệu sai thuộc cấp hứa ngầm sẽ giảm án cho những người bị tống giam sau một thời gian ngồi bóc lịch tượng trưng. Đồng thời, Tổng thống Thiệu cũng ban hành một sắc lệnh quy định trách nhiệm trực tiếp cho các tướng lãnh chỉ huy cao cấp. Giới phân tích chính trị lúc ấy cho rằng, cũng từ đây, cơn ác mộng bị đảo chính cứ lởn vởn trong đầu của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho tới ngày ông qua đời.

Vụ mất tích và cái chết bí hiểm

Và kết quả của vụ xét xử này cũng làm nhiều người bất ngờ. Điển hình đại uý Nhiều, Tiểu đoàn phó Tiểu Đoàn 6 Quân cảnh thuộc Biệt Khu Thủ Đô; đại uý Thế, trưởng đồn Quân Cảnh Mỹ Tho; đại uý Quới, chỉ huy đoàn quân xa; thiếu tá chỉ huy Giang Đoàn Mỹ Tho… mỗi người lãnh 6 năm cấm cố, bị tước đoạt binh quyền và lưu đày ra ngoài Côn Đảo. Có tin cho rằng, đại úy Nhiều bị án khủng 20 năm tù và đày ra khổ sai ở Côn Đảo.

Còn đại tá Lê Văn Năm, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Long An bị giáng cấp xuống đại uý và bị thuyên chuyển ra Sư Đoàn 21, đóng ở Chương Thiện, Gia Rai và phải đi hành quân như một lao công chiến trường. trung uý Thọ, Trưởng đồn Quân cảnh Long An, mặc dù đã có công và rõ ràng không dính líu gì vào vụ buôn lậu, đã bị phạt mấy chục ngày trọng cấm, có ghi vào quân bạ và bị thuyên chuyển đi làm Trưởng đồn Quân cảnh Phước Long. Tương tự, hai viên hạ sĩ quan Quân cảnh, thuộc trạm kiểm soát Long An, đã có công đầu tiên báo cáo về hành tung của đoàn quân xa, đều bị phạt mỗi người mấy chục ngày trọng cấm, có ghi vào hồ sơ và thuyên chuyển lên Pleiku, thuộc Tiểu Đoàn 2 Quân cảnh.

Điều đáng nói là nhiều người sau khi đi thi hành án được một thời gian ngắn thì mất tích hoặc chết không rõ nguyên nhân. Trường hợp được ghi nhận là trong một thời gian, sau khi đi làm Trưởng đồn Quân cảnh Phước Long, trung úy Thọ đã được báo là mất tích không rõ lý do gì. Tương tự như trung úy Thọ, hai viên sỹ quan một thời gian sau khi đi thực hiện nhiệm vụ mới ở Pleiku cũng bị bắn chết không rõ nguyên nhân.

Dư luận cũng lên tiếng về việc không thấy ai đứng đầu tổ chức buôn lậu này đứng ra chịu trách nhiệm. Có điều các mũi búa rìu dư luận đều chĩa vào Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và đệ nhất phu nhân Nguyễn Thị Mai Anh với sự cộng tác mật thiết của vợ chồng tẩu tướng Trần Thiện Khiêm cũng như vợ chồng người chị gái của đệ nhất phu nhân cư ngụ tại Mỹ Tho. Gia đình bên vợ Tổng thống Thiệu đã lấy danh nghĩa Phủ đầu rồng (Phủ Tổng thống) để tổ chức buôn bán. Họ mượn cớ ngày tết sắp đến, ngân sách Quốc gia không đủ để đài thọ quà cáp cho gia đình cô nhi quả phụ tử sỹ trên toàn quốc, nên phải tổ chức kinh tế mạo hiểm với nhóm thương gia người Tàu trong Chợ Lớn và ăn chia theo tỷ lệ 50 – 50. Số tiến ăn chia này sẽ được bổ sung vào quỹ cứu trợ “Cây Mùa Xuân” cho cô nhi quả phụ tử sỹ trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa do các đấng mệnh phụ phu nhân lãnh đạo.

Lưới trời lồng lộng

Ông Trần Hoàng, Chủ bút một tờ báo trước giải phóng nói thêm, dù đã được ngụy trang hết sức cẩn thận nhưng vụ việc cũng chỉ bị phát hiện một cách hết sức bất ngờ, ngoài ý muốn của Phủ đầu rồng. Bởi, kể từ sau khi chính quyền cách mạng Việt Nam thực hiện Chiến dịch Tổng tiến công Mậu Thân (1968) thì hàng năm, cứ tới dịp lễ tết là chính quyền Thiệu lại nơm nớp lo sợ. Chính vì vậy, Thiệu luôn phải nhắc nhở quân đội chính quy, kể cả địa phương và các đơn vị nhân dân tự vệ… phải đề cao cảnh giác. Đến năm 1972, sau khi chúng ta ký Hiệp định Paris, Mỹ rút quân về nước thì ghế ngồi của Thiệu tại Phủ đầu rồng đã không yên ổn. Lúc đó, theo lời các thầy bói (Thiệu rất tin vào bói toán) thì Thiệu lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị đảo chính. Và Thiệu thừa biết chắc rằng, nếu có biến cố xảy ra thì hắn cũng phải đi chầu Diệm – Nhu sớm. Do vậy, chính quyền của Thiệu cùng với Thủ tướng Khiêm đã thủ thế rất kỹ. Thế nên việc buôn lậu cũng phải có tay chân tín cẩn thực hiện, đặc biệt là các vị trí then chốt trong quân đội. Song chẳng ai học hết chữ ngờ.

Phân chia nhiều lĩnh vực buôn lậu

Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu lịch sử, sau khi vụ “Còi hụ Long An” bị phát hiện, dưới thời trị vì của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên và các tay chân thân tín đã xuất hiện nhiều đường dây buôn lậu độc quyền. Ngoài đường dây của đệ nhất phu nhân Nguyễn Thị Mai Anh còn có đường dây buôn lậu Sài Gòn – Vũng Tàu thuộc thẩm quyền của vợ nhỏ Thiệu là bà Cryrnos, làm chủ khách sạn ở Vũng Tàu và vợ chồng Đặng Văn Quang. Còn việc buôn bán các loại giấy phép xuất nhập cảng và hối đoái, chuyển ngân là của vợ chồng Trần Thiện Khiêm với người anh trai của bà Khiêm là Hai RI. Đây cũng là tập đoàn chuyên khai thác lâm sản, đặc biệt là các loại gỗ quý trái phép.
.
Theo NGƯỜI ĐƯA TIN
0

Vụ buôn lậu vô tiền khoáng hậu của phu nhân Tổng thống Thiệu

Một vụ buôn lậu với nhiều loại mặt hàng xa xỉ trên thị trường lúc đó: Rượu, thuốc lá, đồng hồ… với lượng lớn được di chuyển từ biển Gò Công về Sài Gòn.

0

Em Để Dành Mùa Xuân, Đợi Anh Về Mới Nở

(FB Doan Quang Minh) - NHỜ CỘNG ĐỒNG MẠNG CHIA SẺ GIÚP!


Năm 1968, hàng trăm trận mưa bom ác liệt trút xuống vùng căn cứ kháng chiến Liên khu 5. Quân địch sau khi bị tổn thất nặng ở thành phố trong trận Tổng tiến công Tết Mậu Thân của quân ta đã trút cơn giận dữ lên những khu rừng đại ngàn của Trường Sơn.

Trong số những người ngã xuống sau trận mưa bom, có một chiến sĩ không ai biết tên tuổi, quê quán của anh. Chỉ biết trong túi áo anh có một tấm ảnh nhỏ cỡ 6x9. Ảnh tô màu khá đẹp. Người trong ảnh là một nữ công nhân, mặc sơmi trắng, quần yếm xanh, tay cầm chiếc thoi dệt vải. Mặt sau của ảnh có bài thơ chép tay: "Đợi Anh về”

Đây là thông tin được Cựu chiến binh Đặng Minh Phương, người lưu giữ bức ảnh này cung cấp. Nhiều năm qua, ông vẫn đau đáu với ước mong tìm lại người trong ảnh và gia đình liệt sĩ nhưng vẫn chưa thể thực hiện được. Sau này, kỷ vật được trao lại cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Ngày hôm qua, Thượng tá Trần Thanh Hằng, cán bộ nghỉ hưu của Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN đã chia sẻ và mong muốn của bà cũng như nhiều cán bộ đang công tác tại bảo tàng là tìm được hoặc có thông tin về người phụ nữ trong ảnh, từ đó hy vọng sẽ xác định được tên, tuổi, quê quán của liệt sĩ và tìm về với gia đình của anh...


Nguồn: https://www.facebook.com/hashtag/ng%C6%B0%E1%BB%9Di_s%C3%A0i_g%C3%B2n?source=feed_text
0

Tại sao Mỹ thất bại ở Việt Nam? Một Câu Hỏi Chưa Có Lời Giải Đáp

(Trương Quang Đệ/ Viet_Studies) - Theo VOA hội thảo lần này gần như đạt đến một nhận xét chung: Lợi thế của Miền Bắc là có chính nghĩa và chính nghĩa này do bộ máy tuyên truyền của Miền Bắc hoạt động hiệu quả. Một mặt đối với nhân dân trong nước, cuộc chiến được xem là chiến đấu chống xâm lược, giải phóng dân tộc. Mặt khác trên trường quốc tế, Mỹ không thể tránh được việc bị coi là xâm lược vì Mỹ đã giúp Pháp tái chiếm Đông Dương nhưng không thành công. Phía VNCH thì không thoát được cảnh lệ thuộc hoàn toàn vào ngoại bang, lại mất lòng dân vì các chính sách bạo lực trong một đường lối chống cộng cực đoan.


Mấy ngày gần đây ở Washington diễn ra một cuộc hội thảo khá đồ sộ, thu hút đông đảo chuyên gia, học giả, chính khách quốc tế và hiển nhiên có nhiều người Mỹ, người Việt tham gia. Chủ đề hội thảo là "Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam sau 43 năm". Chủ đề rộng như vậy nhưng thực tế những người tham gia hội thảo đều cố gắng hạn chế vào khuôn khổ tìm kiếm một lời giải đáp mà họ hy vọng là thỏa đáng cho câu hỏi: Tại sao Mỹ thất bại ở Việt Nam?

Ai cũng biết từ 1975 đến nay đã có hàng núi văn kiện, bài báo, hồi ký của các chính khách và các tướng lĩnh Nỹ, Pháp, Việt Nam (bên thắng cuộc cũng như bên thua cuộc) nói về cuộc chiến Việt Nam và sự thất bại của Mỹ. Bên cạnh đó, nhiều hội thảo đã được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới về chủ đề này, đặc biệt hội thảo giữa những năm 90 của thế kỷ trước ở Hà Nội với sự tham gia của Tướng Giáp và cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara.

Hầu như những kết luận của các hội thảo, những nhận xét của các nhà báo, chính khách, học giả.. vẫn chưa thuyết phục được hết thảy mọi người. Phía thắng cuộc không phải ai cũng thỏa mãn với những kết luận chính thức trong các văn kiện của Đảng Cộng Sản cầm quyền hay những gì được ghi trong các sách giáo khoa lịch sử. Phía thua cuộc, Mỹ và nhiều giới quân sự, dân sự VNCH cũ có vẻ ấm ức không hiểu tại sao lại thua và muốn biết đâu là lời giải đích thực thay vì những nhận xét không mấy thuyết phục của mỗi bên từng thấy trên báo chí và trong các hồi ký, bút ký. Do vậy câu hỏi trên gây ra tranh cãi liên miên và chắc sẽ không bao giờ dứt.

Linh tính báo cho tôi hay là phải nhiều thập kỷ nữa họa chăng mới có lời giải đáp thuyết phục được mọi người. Việc phía Mỹ cũng như những người thuộc chính quyền Sài Gòn cũ băn khoăn trăn trở là điều dễ hiểu vì trước đây họ tin chắc rằng không có lí do gì để thất bại cả, Họ có nhiều lợi thế hơn Miền Bắc.

Thực vậy, về mặt vật chất VNCH và Mỹ có một đội quân trội hơn nhiều so với Miền Bắc: quân số, vũ khí, phương tiện hậu cần vv... Họ luôn làm chủ bầu trời, mặt biển và đường sông. Họ hành quân bằng trực thăng và các phương tiện cơ giới linh hoạt, trong lúc đó quân đội Miền Bắc và quân Giải phóng Miền Nam chủ yếu dùng đôi chân. Về tinh thần, họ được nhiều quốc gia Phương Tây và Đông Nam Á ủng hộ và các đồng minh này luôn phối hợp chặt chẽ với nhau. Trong lúc đó Miền Bắc dựa vào Trung Quốc và Liên xô trong hoàn cảnh hai nước này thù hằn không đội trời chung, xung đột gay gắt. Trong nước thì Miền Nam có nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường tự do khiến cho dân chúng có đời sống không chỉ no đủ mà còn khá tiện nghi. Trong lúc đó ở Miền Bắc với nền kinh tế kế hoạch hóa bao cấp, cuộc sống đa số dân chúng hết sức khó khăn gian khổ.

Theo VOA hội thảo lần này gần như đạt đến một nhận xét chung: Lợi thế của Miền Bắc là có chính nghĩa và chính nghĩa này do bộ máy tuyên truyền của Miền Bắc hoạt động hiệu quả. Một mặt đối với nhân dân trong nước, cuộc chiến được xem là chiến đấu chống xâm lược, giải phóng dân tộc. Mặt khác trên trường quốc tế, Mỹ không thể tránh được việc bị coi là xâm lược vì Mỹ đã giúp Pháp tái chiếm Đông Dương nhưng không thành công. Phía VNCH thì không thoát được cảnh lệ thuộc hoàn toàn vào ngoại bang, lại mất lòng dân vì các chính sách bạo lực trong một đường lối chống cộng cực đoan.

Không biết những nhận định trên đây của hội thảo vừa qua ở Mỹ có sức thuyết phục đến mức nào, nhưng tôi tin rằng sự tranh cãi đôi khi lại bùng nổ dữ dội hơn. Bởi lẽ phía thua cuộc luôn dị ứng với khái niệm "chính nghĩa". Họ nhìn sự vật theo nhãn quan đồng đại, nghĩa là lấy cái hiện nay để suy xét cái đã qua. Lập luận của họ là "Đã là cộng sản thì làm sao có chính nghĩa với những vụ như cải cách ruộng đất, cải tạo công thương...ở trong nước và Thiên An Môn, Khơ Me đỏ... ở bên ngoài".

Thực ra muốn xem xét sự vật một cách khách quan thì phải đặt mình vào hoàn cảnh đất nước năm 1945. Hội thảo Washington vừa qua cho rằng Miền Bắc có được chính nghĩa nhờ khéo tuyên truyền, vận động quần chúng. Sự thực không hẳn như vậy. Chính nghĩa của Miền Bắc do Trời cho khi họ duy nhất huy động dân chúng chống lại việc tái chiếm thuộc địa của Pháp. Chỉ cần so sánh bản chất Quân đội Nhân dân và Quân đội Cộng hòa thì thấy chính nghĩa thuộc về ai. Quân đội Nhân dân có nguồn gốc lịch sử từ Đội tuyên truyền giải phóng quân do Võ Nuyên Giáp chỉ huy và điều nực cười là do Cơ quan tình báo chiến lược Mỹ OSS ở Côn Minh huấn luỵện.


Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Đội VNTTGPQ (tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam) được thành lập tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo, thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Ảnh baotanglichsu.vn

Trên thực tế Quân đội Nhân dân được tạo ra từ nhiều nguồn tự phát của từng địa phương, từng bộ phận dân chúng gần như không có sự lãnh đạo của Đảng như sách vở chính thức gán ghép về sau. Công lao của Bộ Thanh niên trong Chính phủ Trần Trọng Kim rất lớn: lực lượng thanh niên của Bộ này chuyển sang phục vụ Việt Minh ngay sau khi VNDCCH chưa thành lập, hầu hết nhân sự từ bộ trưởng trở xuống đều tham gia Việt Minh. Từ ngày Pháp chiếm lại Nam Bộ và ba bốn năm sau đó, việc liên lạc từ Trung Ương xuống địa phương rất khó, vì vậy các địa phương tổ chức lấy lực lượng vũ trang cấp trung đội hay đại đội. Các chỉ huy đến từ hàng ngũ binh lính cũ của Pháp, các nhóm vũ trang Bình Xuyên vv.

Nên nhớ rằng trước năm 1950, khi Mao chưa giành được chính quyền, Quân đội Nhân dân không có nước ngoài nào giúp đỡ, trừ Mỹ đối với đội du kích tướng Giáp những năm 1944-1945. Mọi người hiểu ngay rằng Quân đội Nhân dân đúng là do dân lập ra theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Quân đội Nhân dân chỉ được trang bị bằng vũ khí thô sơ (giáo, mác, gậy...) và súng đạn lấy được từ những trận phục kích lẻ tẻ. Không chỉ quân đội, các chính quyền địa phương của VNDCCH đều do dân tự phát bầu ra, đa số cán bộ chủ chốt ban đầu là những nhân sĩ, người có trình độ học vấn khá, những bộ mặt văn hóa địa phương. Sau này khi thực thi đường lối tả khuynh, người ta mới lần lượt thay thế những loại cán bộ như thế, kể cả trong quân đội, bằng những tầng lớp công nông ít văn hóa.

Còn Quân đội Cộng Hòa thì sao? Các ông Diệm, Nhu, những người có thể được coi là quốc gia đích thực vì không dính gì đến quân viễn chinh Pháp, khi lật đổ Bảo Đại để lập nên VNCH đã mắc sai lầm là giữ nguyên quân đội của Bảo Đại do Pháp dựng nên để chiến đấu cùng họ trong việc tái chiếm thuộc địa.


Ảnh bienxua.wordpress.com

Chính phủ của ông Diệm chỉ xua được tướng Hinh về Pháp mà thôi. Khi Pháp rút đi thì Mỹ thay thế Pháp để trang bị, huấn luyện quân đội này và như vậy quân đội đó luôn nằm dưới sự thao túng của ngoại bang, nhiều lần trở thành công cụ của Mỹ để lật đổ các chính quyền VNCH. Đó là nguyên do tại sao nó tan rã nhanh chóng khi không còn sự hỗ trợ trực tiếp của ngoại bang nữa.

Có thể góp với hội thảo ở Mỹ vừa qua một vài suy nghĩ cá nhân có tính tư biện, mong được lắng nghe và bàn thảo thêm cho rõ. Mỹ thất bại ở Việt Nam cách đây 43 năm là do, như các cụ ngày xưa nói, không có "thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Về thiên thời, dầu mục tiêu của Mỹ là ngăn cộng sản từ phía Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á theo hiệu ứng domino (thuyết Eisenhower), nhưng thời điểm Mỹ can thiệp vào Việt Nam trùng với trào lưu phi thực dân hóa rầm rộ toàn cầu. Vô hình trung, cuộc chiến do Mỹ chủ xướng biến thành cái đuôi của cuộc chiến tranh thực dân đang hết thời. McNamara cũng nhận là Mỹ gặp phải sự kháng cự của toàn thể một dân tộc chứ không riêng gì lực lượng cộng sản. Về địa lợi, lực lượng miền Bắc và quân giải phóng miền Nam là những lực lượng tại chỗ (quân miền Bắc cư trú ở dãy Trường Sơn, quân giải phóng sống ngay ở Sài gòn và khắp nơi miền Nam), họ bám trụ vào dân, thông thạo địa hình, khi ẩn khi hiện làm Mỹ nản lòng trong việc săn bắt. Về nhân hòa thì như trên đã nói, việc cộng sản đe dọa thì chưa thấy mà chỉ thấy Mỹ thực hiện một cuộc phiêu lưu quân sự nhằm duy trì việc chia cắt vĩnh viễn Việt Nam, việc chia cắt không một người Việt nào tán thành, các nước trên thế giới thì dè dặt không ai muốn công khai ủng hộ Mỹ.

Tướng Mỹ Omar Bradley (1893-1981), trong phiên điều trần trước Ủy Ban Quốc phòng và Đối ngoại Thượng Viện Mỹ ngày 15/5/1951 về việc có nên mở rộng chiến tranh Triều Tiên sang lãnh thổ Trung Quốc không, đã nói một câu chí lý: Đó sẽ là một cuộc chiến sai lầm, sai địa điểm, sai thời gian, sai địch thủ (the wrong war at the wrong place, at the wrong time and with the wrong enemy ). Câu nói ấy vận dụng vào trường hợp Việt Nam thì quá thích hợp. Quả vậy, ngoài đặc thù về nơi chốn, thời điểm bất lợi đã phân tích trên đây, cái sai về địch thủ lần này rõ rệt hơn nhiều so với năm 1951 ở Triều Tiên. Mỹ cứ tưởng vào Việt Nam để tiêu diệt một toán quân cộng sản chân tay của Nga và Trung Quốc. Thực tế Mỹ phải chống lại hầu như toàn bộ người Việt đã biết thế nào là độc lập khi Nhật lật đổ Pháp trao lại cho họ rồi ít tháng sau, khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, họ tự vũ trang một cách tự phát để chống lai quân viễn chinh Pháp đang ra sức tái chiếm thuộc địa.

Trương Quang Đệ
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 26-9-18

Nguồn: http://www.viet-studies.net/kinhte/TruongQuangDe_CauHoiChuaGiaiDap.html
0

Ảnh Thuyền nhân Việt Nam

Thuyền nhân Việt Nam là hiện tượng gần một triệu người Hoa và người người Việt vượt biên khỏi Việt Nam bằng đường biển bắt đầu sau chính quyền Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, diễn ra cao điểm vào năm 1978-1979 (năm diễn ra chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc) và tiếp diễn cho đến giữa thập niên 1980.


Đến năm 1999 vẫn còn một vài người Việt cùng người Trung Quốc vượt biển đến Hồng Kông để kiếm tiền dễ hơn trong khi nhiều trại ở Đông Nam Á vẫn chưa giải quyết xong những người ứ đọng.


Cuối cùng, Indonesia đóng cửa trại tị nạn ở Galang năm 1996; Thái Lan năm 1997; Philippines năm 1997, Hồng Kông năm 2000.

Năm 2001, Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc chính thức dẹp bỏ trại tỵ nạn cuối cùng đặt tại Malaysia, chấm dứt 21 năm Cao ủy Tỵ nạn hợp tác ở nước này để giúp người vượt biển đến từ Việt Nam.

Số người vượt biên diễn ra cao điểm vào các năm 1978 - 1979 (thời kỳ diễn ra chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới Việt - Trung) trong đó chiếm một tỷ lệ đa số là người Hoa, họ vượt biên vì lo sợ chiến tranh nổ ra giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Một số thống kê chỉ ra rằng vào năm 1982 số lượng người Hoa chiếm tới 2/3 trong số những người vẫn còn sống sót sau khi vượt biên từ Việt Nam bằng đường biển.

Ngoài ra, có khoảng 250.000 người gốc Hoa vượt biên sang Trung Quốc bằng đường bộ tại biên giới phía Bắc từ tháng 4 năm 1978 đến mùa hè năm 1979. Vào năm 1980, số người vượt biên sang Trung Quốc đạt 260.000 người.

Sau giai đoạn này, số Hoa kiều tại Việt Nam đã giảm một nửa (từ 1,8 triệu năm 1975 xuống còn 900.000 vào năm 1989), người Hoa đã không còn là thế lực kiểm soát nền kinh tế Việt Nam như trước nữa, và Việt Nam đã trở thành nước duy nhất ở Đông Nam Á thành công trong việc đồng hóa người Hoa.

0

Ảnh Thuyền nhân Việt Nam

Thuyền nhân Việt Nam là hiện tượng gần một triệu người Hoa và người người Việt vượt biên khỏi Việt Nam bằng đường biển bắt đầu sau chính quyền Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, diễn ra cao điểm vào năm 1978-1979 (năm diễn ra chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc) và tiếp diễn cho đến giữa thập niên 1980.

0

Phim Chiến tranh Việt Nam | The Vietnam War - Tập 10 - Hết (03/1973 - Về sau)


Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 | Tập 4 | Tập 5 | Tập 6 | Tập 7 | Tập 8 | Tập 9 | Tập 10 - Hết

Bộ phim tài liệu "The Vietnam War" của Ken Burns và Lynn Novick làm trong hơn 10 năm ròng rã vừa qua, dài hơn 18 tiếng đồng hồ, chia thành 10 tập,đã được công chiếu trên kênh truyền hình đại chúng PBS khắp nước Mỹ năm 2017.
0

Phim Chiến tranh Việt Nam | The Vietnam War - Tập 10 - Hết (03/1973 - Về sau)


Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 | Tập 4 | Tập 5 | Tập 6 | Tập 7 | Tập 8 | Tập 9 | Tập 10 - Hết

Bộ phim tài liệu "The Vietnam War" của Ken Burns và Lynn Novick làm trong hơn 10 năm ròng rã vừa qua, dài hơn 18 tiếng đồng hồ, chia thành 10 tập,đã được công chiếu trên kênh truyền hình đại chúng PBS khắp nước Mỹ năm 2017.
0

Phim Chiến tranh Việt Nam | The Vietnam War - Tập 9 (05/1970 - 03/1973)


Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 | Tập 4 | Tập 5 | Tập 6 | Tập 7 | Tập 8 | Tập 9 | Tập 10 - Hết

Bộ phim tài liệu "The Vietnam War" của Ken Burns và Lynn Novick làm trong hơn 10 năm ròng rã vừa qua, dài hơn 18 tiếng đồng hồ, chia thành 10 tập,đã được công chiếu trên kênh truyền hình đại chúng PBS khắp nước Mỹ năm 2017.
0

Phim Chiến tranh Việt Nam | The Vietnam War - Tập 9 (05/1970 - 03/1973)


Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 | Tập 4 | Tập 5 | Tập 6 | Tập 7 | Tập 8 | Tập 9 | Tập 10 - Hết

Bộ phim tài liệu "The Vietnam War" của Ken Burns và Lynn Novick làm trong hơn 10 năm ròng rã vừa qua, dài hơn 18 tiếng đồng hồ, chia thành 10 tập,đã được công chiếu trên kênh truyền hình đại chúng PBS khắp nước Mỹ năm 2017.
0

Phim Chiến tranh Việt Nam | The Vietnam War - Tập 8 (04/1968 - 05/1970)


Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 | Tập 4 | Tập 5 | Tập 6 | Tập 7 | Tập 8 | Tập 9 | Tập 10 - Hết

Bộ phim tài liệu "The Vietnam War" của Ken Burns và Lynn Novick làm trong hơn 10 năm ròng rã vừa qua, dài hơn 18 tiếng đồng hồ, chia thành 10 tập,đã được công chiếu trên kênh truyền hình đại chúng PBS khắp nước Mỹ năm 2017.
0

Phim Chiến tranh Việt Nam | The Vietnam War - Tập 8 (04/1968 - 05/1970)


Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 | Tập 4 | Tập 5 | Tập 6 | Tập 7 | Tập 8 | Tập 9 | Tập 10 - Hết

Bộ phim tài liệu "The Vietnam War" của Ken Burns và Lynn Novick làm trong hơn 10 năm ròng rã vừa qua, dài hơn 18 tiếng đồng hồ, chia thành 10 tập,đã được công chiếu trên kênh truyền hình đại chúng PBS khắp nước Mỹ năm 2017.
0

Phim Chiến tranh Việt Nam | The Vietnam War - Tập 7 (06/1968 - 05/1969)


Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 | Tập 4 | Tập 5 | Tập 6 | Tập 7 | Tập 8 | Tập 9 | Tập 10 - Hết

Bộ phim tài liệu "The Vietnam War" của Ken Burns và Lynn Novick làm trong hơn 10 năm ròng rã vừa qua, dài hơn 18 tiếng đồng hồ, chia thành 10 tập,đã được công chiếu trên kênh truyền hình đại chúng PBS khắp nước Mỹ năm 2017.
0

Phim Chiến tranh Việt Nam | The Vietnam War - Tập 7 (06/1968 - 05/1969)


Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 | Tập 4 | Tập 5 | Tập 6 | Tập 7 | Tập 8 | Tập 9 | Tập 10 - Hết

Bộ phim tài liệu "The Vietnam War" của Ken Burns và Lynn Novick làm trong hơn 10 năm ròng rã vừa qua, dài hơn 18 tiếng đồng hồ, chia thành 10 tập,đã được công chiếu trên kênh truyền hình đại chúng PBS khắp nước Mỹ năm 2017.
0

Phim Chiến tranh Việt Nam | The Vietnam War - Tập 6 (01/1968 - 07/1968)


Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 | Tập 4 | Tập 5 | Tập 6 | Tập 7 | Tập 8 | Tập 9 | Tập 10 - Hết

Bộ phim tài liệu "The Vietnam War" của Ken Burns và Lynn Novick làm trong hơn 10 năm ròng rã vừa qua, dài hơn 18 tiếng đồng hồ, chia thành 10 tập,đã được công chiếu trên kênh truyền hình đại chúng PBS khắp nước Mỹ năm 2017.
0

Phim Chiến tranh Việt Nam | The Vietnam War - Tập 6 (01/1968 - 07/1968)


Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 | Tập 4 | Tập 5 | Tập 6 | Tập 7 | Tập 8 | Tập 9 | Tập 10 - Hết

Bộ phim tài liệu "The Vietnam War" của Ken Burns và Lynn Novick làm trong hơn 10 năm ròng rã vừa qua, dài hơn 18 tiếng đồng hồ, chia thành 10 tập,đã được công chiếu trên kênh truyền hình đại chúng PBS khắp nước Mỹ năm 2017.
0

Phim Chiến tranh Việt Nam | The Vietnam War - Tập 5 (7/1967 - 12/1967)


Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 | Tập 4 | Tập 5 | Tập 6 | Tập 7 | Tập 8 | Tập 9 | Tập 10 - Hết

Bộ phim tài liệu "The Vietnam War" của Ken Burns và Lynn Novick làm trong hơn 10 năm ròng rã vừa qua, dài hơn 18 tiếng đồng hồ, chia thành 10 tập,đã được công chiếu trên kênh truyền hình đại chúng PBS khắp nước Mỹ năm 2017.
0

Phim Chiến tranh Việt Nam | The Vietnam War - Tập 5 (7/1967 - 12/1967)


Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 | Tập 4 | Tập 5 | Tập 6 | Tập 7 | Tập 8 | Tập 9 | Tập 10 - Hết

Bộ phim tài liệu "The Vietnam War" của Ken Burns và Lynn Novick làm trong hơn 10 năm ròng rã vừa qua, dài hơn 18 tiếng đồng hồ, chia thành 10 tập,đã được công chiếu trên kênh truyền hình đại chúng PBS khắp nước Mỹ năm 2017.
0