kimluc
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt-Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt-Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Sai lầm của Trump trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Truyền thông thế giới tiếp tục thảo luận về việc Việt Nam được cho là nước hưởng lợi lớn nhất từ cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung, viết về thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ và những biện pháp trừng phạt có thể từ phía Hoa Kỳ.


Bloomberg cho biết rằng, theo ước tính của Capital Economics Ltd., nếu Trump đánh thuế 25% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, y như ông làm với hàng hóa từ Trung Quốc, thì kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội sẽ giảm 25%, tương đương với hơn 1% GDP.

Nhưng, đã từ lâu các nhà lãnh đạo Việt Nam làm việc tích cực để bảo vệ đất nước khỏi các cú sốc thương mại, loại bỏ sự phụ thuộc vào bất kỳ thị trường nào, kể cả Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Hà Nội đã ký hơn một chục hiệp định thương mại tự do, ví dụ, theo thỏa thuận với EU vừa được ký kết, 99% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu.

Cũng như Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện Xuyên Thái Bình cuối cùng cung cấp cho Việt Nam quyền tiếp cận miễn thuế vào các thị trường như Canada và Nhật Bản để xuất khẩu nhiều sản phẩm.

Và tạp chí có uy tín The Wall Street Journal lưu ý rằng, chính sách thương mại của ông Trump làm thay đổi nguồn hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ thay vì giảm khối lượng hàng nhập khẩu.

Trong những tháng gần đây, việc áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc đã làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc, nhưng tổng thâm hụt thương mại của Mỹ năm 2018 đã đạt mức cao kỷ lục.

Các nhà sản xuất đang rời khỏi Trung Quốc, nhưng không chuyển đến Mỹ. Trong khi xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc sang Hoa Kỳ giảm 12,3% từ tháng 1 đến tháng 5, xuất khẩu từ Việt Nam đã tăng 36,4%. Theo báo cáo của ADB, Mỹ thậm chí có thể bị thiệt hại do sự chuyển hướng thương mại quốc tế.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu chính sách áp thuế lan rộng khắp thế giới, việc làm ở Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng, trong khi đó các nước đang phát triển ở châu Á sẽ có nhiều việc làm. Thiệt hại của Mỹ có thể lên tới 30 nghìn việc làm trong ngành điện tử, 48 nghìn trong ngành sản xuất máy công nghiệp và hơn 50 nghìn trong nông nghiệp.

Xinhua đưa tin rằng, các tổ chức tài chính nước ngoài đang gia tăng sự hiện diện và tăng vốn tại Việt Nam, và mức tiền lương tối thiểu ở Việt Nam sẽ tăng trong năm 2020.
0

Sai lầm của Trump trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Truyền thông thế giới tiếp tục thảo luận về việc Việt Nam được cho là nước hưởng lợi lớn nhất từ cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung, viết về thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ và những biện pháp trừng phạt có thể từ phía Hoa Kỳ.

0

Những "giới hạn đỏ" ở Biển Đông

Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại vẫn rất căng thẳng, quân đội Mỹ và Trung Quốc gần đây liên tục có các hành động "ăn miếng trả miếng" tại Biển Đông.


Gần đây, tàu khu trục USS Decatur của Mỹ đã đi vào vùng 12 hải lý của thực thể Trung Quốc chiếm đóng để thực hiện chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải. Tàu khu trục Trung Quốc đã áp sát USS Decatur, hành động bị giới chức Hải quân Mỹ cho là “thiếu an toàn và thiếu chuyên nghiệp”. Trao đổi với hãng tin Reuters hôm 30/9, một ngày sau khi Trung Quốc hủy cuộc đối thoại cấp bộ trưởng quốc phòng với Mỹ - cuộc họp cấp cao thứ hai bị hủy chỉ trong 1 tuần - một quan chức tại Washington nói: “Căng thẳng đang leo thang và có thể gây nguy hiểm cho cả hai phía”.

Vụ va chạm giữa tàu Mỹ và tàu Trung Quốc diễn ra gần quần đảo Trường Sa, cực Nam Biển Đông. Trong khi đó, ở phía Bắc, tại Bãi cạn Scarborough, Mỹ, Philippines, và Trung Quốc cũng đang trong tình trạng căng thẳng và những tranh cãi âm ỉ giữa họ có thể nhanh chóng leo thang nghiêm trọng.

Philippines nắm quyền kiểm soát Bãi cạn Scaborough sau khi giành độc lập vào năm 1946. Tới năm 2012, sau một vụ đối đầu với Philippines, Trung Quốc đã chiếm bãi cạn này và ngăn các ngư dân Philippines tiến vào đầm pá phía trong. Việc Trung Quốc kiểm soát Bãi cạn Scaborough, chỉ cách đảo Luzon của Philippines 130 dặm (hơn 200 km) và cách đảo Hải Nam 400 dặm (gần 650 km), là mối lo ngại thường trực của cả Manila và Washington.

Theo Bryan Clark, nhà nghiên cứu làm việc tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách, với khoảng cách gần với đảo Luzon, “nếu Trung Quốc thiết lập hệ thống tên lửa phòng không và tên lửa đất đối đất tại đây (Bãi cạn Scaborough) như họ đã làm ở nhiều hòn đảo khác tại Biển Đông, họ hoàn toàn có thể tấn công Philippines”. Cựu sỹ quan Hải quân Mỹ này cho rằng đây sẽ là cản trở lớn đối với nỗ lực giành lại quyền kiểm soát Bãi cạn Scaborough của Philippines.

Hơn thế nữa, sự hiện diện về mặt quân sự tại Bãi cạn Scaborough còn cho phép Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng tại Biển Đông. Bãi cạn này sẽ trở thành một góc trong tam giác quyền lực với 2 đỉnh còn lại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, những nơi Trung Quốc đều đã thiết lập các tiền đồn quân sự. Ông Clark cho rằng Trung Quốc có thể dùng các khí tài quân sự trên đất liên để thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) như họ đã làm ở Biển Hoa Đông vào năm 2013, song rìa phía Đông của Biển Đông lại nằm ngoài phạm vi các khí tài này. Ông nói: “Vì vậy, Trung Quốc sẽ xây dựng hạ tầng tại Bãi cạn Scaborough và đặt hệ thống rađa tại đây để thiết lập một ADIZ, từ đó củng cố hơn tuyên bố rằng họ có quyền kiểm soát và giám sát toàn bộ Biển Đông”.

Greg Poling, Giám đốc chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, lại cho rằng với khoảng cách khá gần từ Bãi cạn Scaborough tới các căn cứ quân sự tại Philippines cũng như thủ đô Manila hay Đài Loan, sự hiện diện về mặt quân sự tại đây sẽ giúp ích rất nhiều cho các hoạt động thu thập thông tin tình báo và giám sát hàng hải của Trung Quốc. Ông nói: “Bên cạnh các mục tiêu quân sự... Trung Quốc có lợi ích chính trị khi thiết lập quyền kiểm soát cả vùng trời và vùng biển trong phạm vi đường 9 đoạn, cả trong thời bình và thời chiến”.

Năm 2012, Manila đã đệ đơn kiện Bắc Kinh lên Tòa Trọng tài, và phán quyết được tuyên vào tháng 7/2016 phủ nhận các tuyên bố và yêu sách về chủ quyền, cũng như quyền lịch sử của Trung Quốc, khẳng định Trung Quốc đã xâm phạm quyền của Philippines tại vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia này, bao gồm cả khu vực Bãi cạn Scaborough. Trước khi phán quyết được Tòa Trọng tài tuyên bố, Mỹ phát hiện rằng Trung Quốc đã sẵn sàng cho các hoạt động cải tạo trong khu vực, và Tổng thống Barack Obama từng cảnh báo Chủ tịch Tập Cận Bình về những hậu quả có thể xảy ra nếu nước này tiếp tục tham vọng của mình. Lầu Năm Góc đã gia tăng các hoạt động trong khu vực để răn đe Trung Quốc.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines sau phán quyết đã hạ nhiệt. Tổng thống Rodrigo Duterte, người lên nắm quyền vào tháng 7/2016, theo đuổi chính sách hòa giải trong quan hệ với Bắc Kinh. Tuy nhiên, vào tháng 2/2017, Manila cho biết Trung Quốc đang tìm cách xây dựng tại bãi cạn này, hành động mà Philippines cho là “không thể chấp nhận được”. Một tháng sau, giới chức Trung Quốc vội vã tìm cách phủ nhận những bình luận của một quan chức về hoạt động xây dựng ở Bãi cạn Scaborough, làm dấy lên nhiều câu hỏi về kế hoạch của Bắc Kinh.

Gần đây, giới chức Philippines đã cảnh báo Trung Quốc về những giới hạn ở Scarborough. Ngoại trưởng Alan Peter Cayetano phát biểu hồi tháng 5/2018: "Giới hạn đỏ của chúng tôi là họ không thể xây dựng ở Scaborough”. Theo nhà ngoại giao này, hai giới hạn đỏ khác mà Manila đặt ra là những hành vi của Trung Quốc nhằm vào lực lượng quân đội Philippines tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas) ở quần đảo Trường Sa và các hành vi đơn phương khai thác khoáng sản trong khu vực. Ông cho biết Trung Quốc đã nắm được lập trường của Philippines và thực tế Bắc Kinh cũng có những “giới hạn đỏ” trong khu vực.

Tháng 7 vừa qua, quyền Chánh án Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio cho rằng Manila cần yêu cầu Mỹ coi Scarborough là khu vục “giới hạn đỏ chính thức”, thừa nhận đây là lãnh thổ hợp pháp của Philippines theo Hiệp ước Phòng thủ chung, với điều kiện ràng buộc là phải hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp bị tấn công. Nhà nghiên cứu Poling bình luận: “Có tin cho rằng đích thân Tổng thống Duterte từng nói rằng việc Trung Quốc xây dựng một hạ tầng kiên cố ở Bãi cạn Scaborough sẽ bị xem là vượt qua giới hạn đỏ của Philippines”. Theo ông, “lựa chọn thực tế duy nhất” mà Philippines có để ngăn Trung Quốc hiện thực hóa mục tiêu này là tận dụng hiệp ước quốc phòng với Mỹ. Ông cho rằng không rõ những điều khoản của hiệp ước có thể được áp dụng với Bãi cạn Scaborough hay không, song “hiệp ước rõ ràng có hiệu lực trong trường hợp lực lượng vũ trang hay tàu của Philippines bị tấn công ở bất cứ đâu tại Thái Bình Dương. Vì vậy Manila có thể đưa tàu Hải quân hoặc của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển tới đối phó với các hoạt động của Trung Quốc ở Scarborough … và sau đó đề nghị Mỹ can thiệp nếu Trung Quốc dùng vũ lực”. Ông cho rằng điều này có thể buộc Trung Quốc phải lùi bước.

Cuối tháng 8/2018, cựu sỹ quan Hải quân Mỹ Clark từng nhận định rằng dù Trung Quốc đã kiềm chế các kế hoạch xây dựng tại Bãi cạn, “song họ vẫn duy trì tàu quanh khu vực và chờ thời cơ… Tôi cũng không ngạc nhiên nếu Trung Quốc tái khởi động dự án này vào năm tới… để thăm dò phản ứng của Mỹ và xem xem liệu Washington đã từ bỏ (những đe dọa) hay chưa”. Diễn biến này chắc chắn sẽ buộc Mỹ và Philippines phải hành động. Ông Clark nói: “Nếu Trung Quốc có thể bắt đầu xây dựng một hòn đảo nhân tạo tại đây và lắp đặt các hệ thống vũ khí trên đó mà không vấp phải sự phản đối của Philippines … thì mọi chuyện sẽ kết thúc. Trung Quốc sẽ càng phấn khích với tuyên bố rằng Biển Đông là thuộc về họ”.

Theo “Business insider
Vũ Hiền (gt)

Nguồn: http://nghiencuubiendong.vn/tin-ncbd/7093-nhung-gioi-han-do-o-bien-dong
0

Tại sao Mỹ thất bại ở Việt Nam? Một Câu Hỏi Chưa Có Lời Giải Đáp

(Trương Quang Đệ/ Viet_Studies) - Theo VOA hội thảo lần này gần như đạt đến một nhận xét chung: Lợi thế của Miền Bắc là có chính nghĩa và chính nghĩa này do bộ máy tuyên truyền của Miền Bắc hoạt động hiệu quả. Một mặt đối với nhân dân trong nước, cuộc chiến được xem là chiến đấu chống xâm lược, giải phóng dân tộc. Mặt khác trên trường quốc tế, Mỹ không thể tránh được việc bị coi là xâm lược vì Mỹ đã giúp Pháp tái chiếm Đông Dương nhưng không thành công. Phía VNCH thì không thoát được cảnh lệ thuộc hoàn toàn vào ngoại bang, lại mất lòng dân vì các chính sách bạo lực trong một đường lối chống cộng cực đoan.


Mấy ngày gần đây ở Washington diễn ra một cuộc hội thảo khá đồ sộ, thu hút đông đảo chuyên gia, học giả, chính khách quốc tế và hiển nhiên có nhiều người Mỹ, người Việt tham gia. Chủ đề hội thảo là "Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam sau 43 năm". Chủ đề rộng như vậy nhưng thực tế những người tham gia hội thảo đều cố gắng hạn chế vào khuôn khổ tìm kiếm một lời giải đáp mà họ hy vọng là thỏa đáng cho câu hỏi: Tại sao Mỹ thất bại ở Việt Nam?

Ai cũng biết từ 1975 đến nay đã có hàng núi văn kiện, bài báo, hồi ký của các chính khách và các tướng lĩnh Nỹ, Pháp, Việt Nam (bên thắng cuộc cũng như bên thua cuộc) nói về cuộc chiến Việt Nam và sự thất bại của Mỹ. Bên cạnh đó, nhiều hội thảo đã được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới về chủ đề này, đặc biệt hội thảo giữa những năm 90 của thế kỷ trước ở Hà Nội với sự tham gia của Tướng Giáp và cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara.

Hầu như những kết luận của các hội thảo, những nhận xét của các nhà báo, chính khách, học giả.. vẫn chưa thuyết phục được hết thảy mọi người. Phía thắng cuộc không phải ai cũng thỏa mãn với những kết luận chính thức trong các văn kiện của Đảng Cộng Sản cầm quyền hay những gì được ghi trong các sách giáo khoa lịch sử. Phía thua cuộc, Mỹ và nhiều giới quân sự, dân sự VNCH cũ có vẻ ấm ức không hiểu tại sao lại thua và muốn biết đâu là lời giải đích thực thay vì những nhận xét không mấy thuyết phục của mỗi bên từng thấy trên báo chí và trong các hồi ký, bút ký. Do vậy câu hỏi trên gây ra tranh cãi liên miên và chắc sẽ không bao giờ dứt.

Linh tính báo cho tôi hay là phải nhiều thập kỷ nữa họa chăng mới có lời giải đáp thuyết phục được mọi người. Việc phía Mỹ cũng như những người thuộc chính quyền Sài Gòn cũ băn khoăn trăn trở là điều dễ hiểu vì trước đây họ tin chắc rằng không có lí do gì để thất bại cả, Họ có nhiều lợi thế hơn Miền Bắc.

Thực vậy, về mặt vật chất VNCH và Mỹ có một đội quân trội hơn nhiều so với Miền Bắc: quân số, vũ khí, phương tiện hậu cần vv... Họ luôn làm chủ bầu trời, mặt biển và đường sông. Họ hành quân bằng trực thăng và các phương tiện cơ giới linh hoạt, trong lúc đó quân đội Miền Bắc và quân Giải phóng Miền Nam chủ yếu dùng đôi chân. Về tinh thần, họ được nhiều quốc gia Phương Tây và Đông Nam Á ủng hộ và các đồng minh này luôn phối hợp chặt chẽ với nhau. Trong lúc đó Miền Bắc dựa vào Trung Quốc và Liên xô trong hoàn cảnh hai nước này thù hằn không đội trời chung, xung đột gay gắt. Trong nước thì Miền Nam có nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường tự do khiến cho dân chúng có đời sống không chỉ no đủ mà còn khá tiện nghi. Trong lúc đó ở Miền Bắc với nền kinh tế kế hoạch hóa bao cấp, cuộc sống đa số dân chúng hết sức khó khăn gian khổ.

Theo VOA hội thảo lần này gần như đạt đến một nhận xét chung: Lợi thế của Miền Bắc là có chính nghĩa và chính nghĩa này do bộ máy tuyên truyền của Miền Bắc hoạt động hiệu quả. Một mặt đối với nhân dân trong nước, cuộc chiến được xem là chiến đấu chống xâm lược, giải phóng dân tộc. Mặt khác trên trường quốc tế, Mỹ không thể tránh được việc bị coi là xâm lược vì Mỹ đã giúp Pháp tái chiếm Đông Dương nhưng không thành công. Phía VNCH thì không thoát được cảnh lệ thuộc hoàn toàn vào ngoại bang, lại mất lòng dân vì các chính sách bạo lực trong một đường lối chống cộng cực đoan.

Không biết những nhận định trên đây của hội thảo vừa qua ở Mỹ có sức thuyết phục đến mức nào, nhưng tôi tin rằng sự tranh cãi đôi khi lại bùng nổ dữ dội hơn. Bởi lẽ phía thua cuộc luôn dị ứng với khái niệm "chính nghĩa". Họ nhìn sự vật theo nhãn quan đồng đại, nghĩa là lấy cái hiện nay để suy xét cái đã qua. Lập luận của họ là "Đã là cộng sản thì làm sao có chính nghĩa với những vụ như cải cách ruộng đất, cải tạo công thương...ở trong nước và Thiên An Môn, Khơ Me đỏ... ở bên ngoài".

Thực ra muốn xem xét sự vật một cách khách quan thì phải đặt mình vào hoàn cảnh đất nước năm 1945. Hội thảo Washington vừa qua cho rằng Miền Bắc có được chính nghĩa nhờ khéo tuyên truyền, vận động quần chúng. Sự thực không hẳn như vậy. Chính nghĩa của Miền Bắc do Trời cho khi họ duy nhất huy động dân chúng chống lại việc tái chiếm thuộc địa của Pháp. Chỉ cần so sánh bản chất Quân đội Nhân dân và Quân đội Cộng hòa thì thấy chính nghĩa thuộc về ai. Quân đội Nhân dân có nguồn gốc lịch sử từ Đội tuyên truyền giải phóng quân do Võ Nuyên Giáp chỉ huy và điều nực cười là do Cơ quan tình báo chiến lược Mỹ OSS ở Côn Minh huấn luỵện.


Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Đội VNTTGPQ (tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam) được thành lập tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo, thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Ảnh baotanglichsu.vn

Trên thực tế Quân đội Nhân dân được tạo ra từ nhiều nguồn tự phát của từng địa phương, từng bộ phận dân chúng gần như không có sự lãnh đạo của Đảng như sách vở chính thức gán ghép về sau. Công lao của Bộ Thanh niên trong Chính phủ Trần Trọng Kim rất lớn: lực lượng thanh niên của Bộ này chuyển sang phục vụ Việt Minh ngay sau khi VNDCCH chưa thành lập, hầu hết nhân sự từ bộ trưởng trở xuống đều tham gia Việt Minh. Từ ngày Pháp chiếm lại Nam Bộ và ba bốn năm sau đó, việc liên lạc từ Trung Ương xuống địa phương rất khó, vì vậy các địa phương tổ chức lấy lực lượng vũ trang cấp trung đội hay đại đội. Các chỉ huy đến từ hàng ngũ binh lính cũ của Pháp, các nhóm vũ trang Bình Xuyên vv.

Nên nhớ rằng trước năm 1950, khi Mao chưa giành được chính quyền, Quân đội Nhân dân không có nước ngoài nào giúp đỡ, trừ Mỹ đối với đội du kích tướng Giáp những năm 1944-1945. Mọi người hiểu ngay rằng Quân đội Nhân dân đúng là do dân lập ra theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Quân đội Nhân dân chỉ được trang bị bằng vũ khí thô sơ (giáo, mác, gậy...) và súng đạn lấy được từ những trận phục kích lẻ tẻ. Không chỉ quân đội, các chính quyền địa phương của VNDCCH đều do dân tự phát bầu ra, đa số cán bộ chủ chốt ban đầu là những nhân sĩ, người có trình độ học vấn khá, những bộ mặt văn hóa địa phương. Sau này khi thực thi đường lối tả khuynh, người ta mới lần lượt thay thế những loại cán bộ như thế, kể cả trong quân đội, bằng những tầng lớp công nông ít văn hóa.

Còn Quân đội Cộng Hòa thì sao? Các ông Diệm, Nhu, những người có thể được coi là quốc gia đích thực vì không dính gì đến quân viễn chinh Pháp, khi lật đổ Bảo Đại để lập nên VNCH đã mắc sai lầm là giữ nguyên quân đội của Bảo Đại do Pháp dựng nên để chiến đấu cùng họ trong việc tái chiếm thuộc địa.


Ảnh bienxua.wordpress.com

Chính phủ của ông Diệm chỉ xua được tướng Hinh về Pháp mà thôi. Khi Pháp rút đi thì Mỹ thay thế Pháp để trang bị, huấn luyện quân đội này và như vậy quân đội đó luôn nằm dưới sự thao túng của ngoại bang, nhiều lần trở thành công cụ của Mỹ để lật đổ các chính quyền VNCH. Đó là nguyên do tại sao nó tan rã nhanh chóng khi không còn sự hỗ trợ trực tiếp của ngoại bang nữa.

Có thể góp với hội thảo ở Mỹ vừa qua một vài suy nghĩ cá nhân có tính tư biện, mong được lắng nghe và bàn thảo thêm cho rõ. Mỹ thất bại ở Việt Nam cách đây 43 năm là do, như các cụ ngày xưa nói, không có "thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Về thiên thời, dầu mục tiêu của Mỹ là ngăn cộng sản từ phía Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á theo hiệu ứng domino (thuyết Eisenhower), nhưng thời điểm Mỹ can thiệp vào Việt Nam trùng với trào lưu phi thực dân hóa rầm rộ toàn cầu. Vô hình trung, cuộc chiến do Mỹ chủ xướng biến thành cái đuôi của cuộc chiến tranh thực dân đang hết thời. McNamara cũng nhận là Mỹ gặp phải sự kháng cự của toàn thể một dân tộc chứ không riêng gì lực lượng cộng sản. Về địa lợi, lực lượng miền Bắc và quân giải phóng miền Nam là những lực lượng tại chỗ (quân miền Bắc cư trú ở dãy Trường Sơn, quân giải phóng sống ngay ở Sài gòn và khắp nơi miền Nam), họ bám trụ vào dân, thông thạo địa hình, khi ẩn khi hiện làm Mỹ nản lòng trong việc săn bắt. Về nhân hòa thì như trên đã nói, việc cộng sản đe dọa thì chưa thấy mà chỉ thấy Mỹ thực hiện một cuộc phiêu lưu quân sự nhằm duy trì việc chia cắt vĩnh viễn Việt Nam, việc chia cắt không một người Việt nào tán thành, các nước trên thế giới thì dè dặt không ai muốn công khai ủng hộ Mỹ.

Tướng Mỹ Omar Bradley (1893-1981), trong phiên điều trần trước Ủy Ban Quốc phòng và Đối ngoại Thượng Viện Mỹ ngày 15/5/1951 về việc có nên mở rộng chiến tranh Triều Tiên sang lãnh thổ Trung Quốc không, đã nói một câu chí lý: Đó sẽ là một cuộc chiến sai lầm, sai địa điểm, sai thời gian, sai địch thủ (the wrong war at the wrong place, at the wrong time and with the wrong enemy ). Câu nói ấy vận dụng vào trường hợp Việt Nam thì quá thích hợp. Quả vậy, ngoài đặc thù về nơi chốn, thời điểm bất lợi đã phân tích trên đây, cái sai về địch thủ lần này rõ rệt hơn nhiều so với năm 1951 ở Triều Tiên. Mỹ cứ tưởng vào Việt Nam để tiêu diệt một toán quân cộng sản chân tay của Nga và Trung Quốc. Thực tế Mỹ phải chống lại hầu như toàn bộ người Việt đã biết thế nào là độc lập khi Nhật lật đổ Pháp trao lại cho họ rồi ít tháng sau, khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, họ tự vũ trang một cách tự phát để chống lai quân viễn chinh Pháp đang ra sức tái chiếm thuộc địa.

Trương Quang Đệ
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 26-9-18

Nguồn: http://www.viet-studies.net/kinhte/TruongQuangDe_CauHoiChuaGiaiDap.html
0

Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương đặt cược vào Việt Nam để đối trọng Trung Quốc

Hợp tác khu vực nên cởi mở và toàn diện, giúp ích cho việc thúc đẩy sự hợp tác cùng thắng của tất cả các bên, và tránh những sự dàn xếp bị chính trị hóa hoặc bị loại trừ.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã nói như vậy khi trả lời câu hỏi về thái độ của Trung Quốc đối với chiến lược Ấn Độ —Thái Bình Dương.

Đây là phản ứng đầu tiên của Bắc Kinh đối với dự án mới của Mỹ ở Châu Á được giới thiệu vào ngày Chủ nhật ở Manila bên lề Hội nghị ASEAN với sự tham gia của các nhà ngoại giao cao cấp từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. Về mặt chính thức, hội nghị đã xem xét đề xuất của Nhật Bản về việc tổ chức một cuộc đối thoại chiến lược 4 bên. Trong khi đó, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương và sáng kiến "đối thoại an ninh 4 bên" nhanh chóng trở thành hai cụm từ đồng nghĩa. Không có gì đáng ngạc nhiên bởi vì hai khái niệm này bổ sung cho nhau. Ví dụ, các nhà quan sát cho rằng, Hoa Kỳ đã thay đổi chiến lược ở châu Á — thay cho chiến lược châu Á-Thái Bình Dương họ sử dụng cụm từ Ấn Độ-Thái Bình Dương — để làm xói mòn sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương bằng cách tăng cường vị thế của Ấn Độ như một đối trọng với Trung Quốc. Nói về "đối thoại chiến lược 4 bên" — một dự án mà Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono đã công bố vào tháng 10, thì Tokyo đề xuất thiết lập cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc nhằm chống lại Trung Quốc. Tờ Nikkei trích dẫn lời tuyên bố của Bộ trưởng Taro Kono.

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Piotr Topychkanov, chuyên viên khoa học cao cấp của Trung tâm an ninh quốc tế thuộc Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế IMEMO (Viện Hàn lâm khoa học Nga), nhận định rằng, vì những lý do chính trị, quân sự Ấn Độ thể hiện sự quan tâm đến các sáng kiến ​​của Hoa Kỳ và Nhật Bản:

"Không còn nghi ngờ gì rằng, cuộc đối thoại chiến lược nhằm chống lại Trung Quốc. Đồng thời, sáng kiến này ảnh hưởng không chỉ đến Trung Quốc. Trong một số vấn đề Trung Quốc không phải là chủ đề chính, nhưng, các vấn đề đó vẫn mang yếu tố Trung Quốc, ví dụ, cơ sở hạ tầng giao thông, an toàn hàng hải và tự do hàng hải. Nếu trên cơ sở cuộc đối thoại 4 bên sẽ thành lập một cơ chế đầy đủ giá trị thì chắc là sẽ sử dụng những kinh nghiệm của tập trận chung Malabar của lực lượng hải quân Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản. Đồng thời, theo tôi, không nên nói về những cố gắng tạo ra một liên minh quân sự.

Theo tôi, vẫn còn sớm để nói rằng, "đối thoại 4 bên" là một phương án thay thế dự án thương mại "Con đường tơ lụa". Mọi người đều hiểu rằng, trong số 4 nước này không quốc gia nào có thể một mình cung cấp cho khu vực những khoản đầu tư, những dự án lớn và tầm nhìn toàn diện sánh được với Trung Quốc. Nhưng, nếu 4 nước này hoạt động cùng nhau thì có thể thay thế dự án của Trung Quốc ở một số vùng trong khu vực. Nhưng, ở mỗi giai đoạn có thể xuất hiện những mâu thuẫn. Ví dụ, các nước này có thái độ khác nhau với Trung Quốc, nhưng, tất cả đều không muốn chứng kiến các mối quan hệ với Trung Quốc xấu đi. Đồng thời, trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, Ấn Độ dễ bị tổn thương hơn so với Mỹ, Úc và thậm chí cả Nhật Bản. Vì vậy, cuộc đối thoại là rất quan trọng đối với New Delhi. Nhưng, theo tôi, từ cuộc đối thoại này đến hiệp ước an ninh tập thể khi các bên đưa ra cam kết bảo vệ an ninh cho tất cả các thành viên, tham gia vào hoạt động chiến sự trong trường hợp một nước thành viên có xung đột vũ trang với Trung Quốc là một chặng đường dài. Rõ ràng là hiện nay Hoa Kỳ có cam kết bảo vệ Nhật Bản và Úc, nhưng, Ấn Độ không ấp ủ ảo tưởng nào về mặt này".

Cả Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ đều không tham gia sáng kiến "Con đường tơ lụa" ​​của Trung Quốc. Do đó, theo ý kiến của chuyên gia Valery Kistanov từ Viện Viễn Đông, sáng kiến ​​của Nhật Bản "chỉ là phản ứng của Nhật với dự án "Con đường tơ lụa" ​​của Trung Quốc. Đồng thời, vào ngày thứ hai tuần này, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết rằng, nếu chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương nhận được sự ủng hộ rộng rãi hơn, Nhật Bản muốn hợp tác với Trung Quốc trong khuôn khổ sáng kiến này. Chuyên gia Valery Kistanov nhắc nhở rằng, nói chung, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương đã được tạo ra như một phương pháp kiềm chế Trung Quốc:

"Vấn đề là ở chỗ: Tokyo muốn "bắt cá hai tay". Nhật Bản coi Trung Quốc là mối nguy cơ lớn nhất đe dọa họ. Tuy nhiên, bây giờ, mối đe dọa từ phía Bắc Triều Tiên đã nổi lên hàng đầu. Nhưng, đây là chỉ là một tình huống tạm thời. Bắc Triều Tiên với tiềm năng quân sự và kinh tế khiêm tốn, đặc biệt là đang bị cô lập, không thể tạo ra mối nguy cơ nghiêm trọng đe dọa Nhật Bản trong thời gian dài. Đồng thời, những mâu thuẫn với Trung Quốc, cường quốc đang nổi lên, sẽ gia tăng.

Trung Quốc đang trên đà tăng trưởng, cải thiện lĩnh vực quân sự. Chiến lược tấn công của Bắc Kinh ở biển Hoa Đông và Biển Đông gây sự lo ngại của Nhật Bản.Tokyo hiểu rằng, Trung Quốc có thể thống trị khu vực này. Chính bởi vậy Nhật Bản đưa ra sáng kiến ​​ "đối thoại 4 bên" như sự đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Tokyo giải thích rằng, đây không phải là một khối quân sự, nhưng, mọi người hiểu rõ lý do tại sao họ muốn thành lập cơ chế này. Mặt khác, Nhật Bản hiểu rõ Trung Quốc là quốc gia quan trọng nhất từ ​​quan điểm đảm bảo an ninh và phát triển kinh tế, cần phải tìm ra ngôn ngữ chung với Bắc Kinh để giải quyết các vấn đề gây tranh cãi. Vì vậy, ông Shinzo Abe tìm kiếm sự cân bằng: ông muốn tăng cường quan hệ đối tác với Hoa Kỳ, Ấn Độ và Úc đồng thời đang tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc".

Theo ý kiến của các nhà phân tích, các tác giả của chiến lược Ấn Độ — Thái Bình Dương và "đối thoại 4 bên" đang đặt cược vào Việt Nam — đất nước có thể đối trọng với Trung Quốc tại khu vực. Cần lưu ý rằng sau cuộc đàm phán giữa Tổng thống Hoa Kỳ và Chủ tịch nước Việt Nam tại Hà Nội, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Nguồn: Sputniknews
0

Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương đặt cược vào Việt Nam để đối trọng Trung Quốc

Hợp tác khu vực nên cởi mở và toàn diện, giúp ích cho việc thúc đẩy sự hợp tác cùng thắng của tất cả các bên, và tránh những sự dàn xếp bị chính trị hóa hoặc bị loại trừ.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã nói như vậy khi trả lời câu hỏi về thái độ của Trung Quốc đối với chiến lược Ấn Độ —Thái Bình Dương.

Đây là phản ứng đầu tiên của Bắc Kinh đối với dự án mới của Mỹ ở Châu Á được giới thiệu vào ngày Chủ nhật ở Manila bên lề Hội nghị ASEAN với sự tham gia của các nhà ngoại giao cao cấp từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. Về mặt chính thức, hội nghị đã xem xét đề xuất của Nhật Bản về việc tổ chức một cuộc đối thoại chiến lược 4 bên. Trong khi đó, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương và sáng kiến "đối thoại an ninh 4 bên" nhanh chóng trở thành hai cụm từ đồng nghĩa. Không có gì đáng ngạc nhiên bởi vì hai khái niệm này bổ sung cho nhau. Ví dụ, các nhà quan sát cho rằng, Hoa Kỳ đã thay đổi chiến lược ở châu Á — thay cho chiến lược châu Á-Thái Bình Dương họ sử dụng cụm từ Ấn Độ-Thái Bình Dương — để làm xói mòn sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương bằng cách tăng cường vị thế của Ấn Độ như một đối trọng với Trung Quốc. Nói về "đối thoại chiến lược 4 bên" — một dự án mà Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono đã công bố vào tháng 10, thì Tokyo đề xuất thiết lập cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc nhằm chống lại Trung Quốc. Tờ Nikkei trích dẫn lời tuyên bố của Bộ trưởng Taro Kono.

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Piotr Topychkanov, chuyên viên khoa học cao cấp của Trung tâm an ninh quốc tế thuộc Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế IMEMO (Viện Hàn lâm khoa học Nga), nhận định rằng, vì những lý do chính trị, quân sự Ấn Độ thể hiện sự quan tâm đến các sáng kiến ​​của Hoa Kỳ và Nhật Bản:

"Không còn nghi ngờ gì rằng, cuộc đối thoại chiến lược nhằm chống lại Trung Quốc. Đồng thời, sáng kiến này ảnh hưởng không chỉ đến Trung Quốc. Trong một số vấn đề Trung Quốc không phải là chủ đề chính, nhưng, các vấn đề đó vẫn mang yếu tố Trung Quốc, ví dụ, cơ sở hạ tầng giao thông, an toàn hàng hải và tự do hàng hải. Nếu trên cơ sở cuộc đối thoại 4 bên sẽ thành lập một cơ chế đầy đủ giá trị thì chắc là sẽ sử dụng những kinh nghiệm của tập trận chung Malabar của lực lượng hải quân Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản. Đồng thời, theo tôi, không nên nói về những cố gắng tạo ra một liên minh quân sự.

Theo tôi, vẫn còn sớm để nói rằng, "đối thoại 4 bên" là một phương án thay thế dự án thương mại "Con đường tơ lụa". Mọi người đều hiểu rằng, trong số 4 nước này không quốc gia nào có thể một mình cung cấp cho khu vực những khoản đầu tư, những dự án lớn và tầm nhìn toàn diện sánh được với Trung Quốc. Nhưng, nếu 4 nước này hoạt động cùng nhau thì có thể thay thế dự án của Trung Quốc ở một số vùng trong khu vực. Nhưng, ở mỗi giai đoạn có thể xuất hiện những mâu thuẫn. Ví dụ, các nước này có thái độ khác nhau với Trung Quốc, nhưng, tất cả đều không muốn chứng kiến các mối quan hệ với Trung Quốc xấu đi. Đồng thời, trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, Ấn Độ dễ bị tổn thương hơn so với Mỹ, Úc và thậm chí cả Nhật Bản. Vì vậy, cuộc đối thoại là rất quan trọng đối với New Delhi. Nhưng, theo tôi, từ cuộc đối thoại này đến hiệp ước an ninh tập thể khi các bên đưa ra cam kết bảo vệ an ninh cho tất cả các thành viên, tham gia vào hoạt động chiến sự trong trường hợp một nước thành viên có xung đột vũ trang với Trung Quốc là một chặng đường dài. Rõ ràng là hiện nay Hoa Kỳ có cam kết bảo vệ Nhật Bản và Úc, nhưng, Ấn Độ không ấp ủ ảo tưởng nào về mặt này".

Cả Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ đều không tham gia sáng kiến "Con đường tơ lụa" ​​của Trung Quốc. Do đó, theo ý kiến của chuyên gia Valery Kistanov từ Viện Viễn Đông, sáng kiến ​​của Nhật Bản "chỉ là phản ứng của Nhật với dự án "Con đường tơ lụa" ​​của Trung Quốc. Đồng thời, vào ngày thứ hai tuần này, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết rằng, nếu chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương nhận được sự ủng hộ rộng rãi hơn, Nhật Bản muốn hợp tác với Trung Quốc trong khuôn khổ sáng kiến này. Chuyên gia Valery Kistanov nhắc nhở rằng, nói chung, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương đã được tạo ra như một phương pháp kiềm chế Trung Quốc:

"Vấn đề là ở chỗ: Tokyo muốn "bắt cá hai tay". Nhật Bản coi Trung Quốc là mối nguy cơ lớn nhất đe dọa họ. Tuy nhiên, bây giờ, mối đe dọa từ phía Bắc Triều Tiên đã nổi lên hàng đầu. Nhưng, đây là chỉ là một tình huống tạm thời. Bắc Triều Tiên với tiềm năng quân sự và kinh tế khiêm tốn, đặc biệt là đang bị cô lập, không thể tạo ra mối nguy cơ nghiêm trọng đe dọa Nhật Bản trong thời gian dài. Đồng thời, những mâu thuẫn với Trung Quốc, cường quốc đang nổi lên, sẽ gia tăng.

Trung Quốc đang trên đà tăng trưởng, cải thiện lĩnh vực quân sự. Chiến lược tấn công của Bắc Kinh ở biển Hoa Đông và Biển Đông gây sự lo ngại của Nhật Bản.Tokyo hiểu rằng, Trung Quốc có thể thống trị khu vực này. Chính bởi vậy Nhật Bản đưa ra sáng kiến ​​ "đối thoại 4 bên" như sự đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Tokyo giải thích rằng, đây không phải là một khối quân sự, nhưng, mọi người hiểu rõ lý do tại sao họ muốn thành lập cơ chế này. Mặt khác, Nhật Bản hiểu rõ Trung Quốc là quốc gia quan trọng nhất từ ​​quan điểm đảm bảo an ninh và phát triển kinh tế, cần phải tìm ra ngôn ngữ chung với Bắc Kinh để giải quyết các vấn đề gây tranh cãi. Vì vậy, ông Shinzo Abe tìm kiếm sự cân bằng: ông muốn tăng cường quan hệ đối tác với Hoa Kỳ, Ấn Độ và Úc đồng thời đang tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc".

Theo ý kiến của các nhà phân tích, các tác giả của chiến lược Ấn Độ — Thái Bình Dương và "đối thoại 4 bên" đang đặt cược vào Việt Nam — đất nước có thể đối trọng với Trung Quốc tại khu vực. Cần lưu ý rằng sau cuộc đàm phán giữa Tổng thống Hoa Kỳ và Chủ tịch nước Việt Nam tại Hà Nội, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Nguồn: Sputniknews
0

Phim Chiến tranh Việt Nam | The Vietnam War - Tập 1 (1858-1961)


Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 | Tập 4 | Tập 5 | Tập 6 | Tập 7 | Tập 8 | Tập 9 | Tập 10 - Hết

Bộ phim tài liệu "The Vietnam War" của Ken Burns và Lynn Novick làm trong hơn 10 năm ròng rã vừa qua, dài hơn 18 tiếng đồng hồ, chia thành 10 tập,đã được công chiếu trên kênh truyền hình đại chúng PBS khắp nước Mỹ năm 2017.
0

Phim Chiến tranh Việt Nam | The Vietnam War - Tập 1 (1858-1961)


Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 | Tập 4 | Tập 5 | Tập 6 | Tập 7 | Tập 8 | Tập 9 | Tập 10 - Hết

Bộ phim tài liệu "The Vietnam War" của Ken Burns và Lynn Novick làm trong hơn 10 năm ròng rã vừa qua, dài hơn 18 tiếng đồng hồ, chia thành 10 tập,đã được công chiếu trên kênh truyền hình đại chúng PBS khắp nước Mỹ năm 2017.
0

Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh hợp tác quốc phòng

Đại sứ Hoa Kỳ cho biết: hợp tác quốc phòng sẽ là một nội dung thảo luận tại vòng đối thoại chính sách quốc phòng giữa 2 nước diễn ra vào tháng 9 năm nay.


Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius trả lời phỏng vấn báo chí bên lề hội thảo (Ảnh: Nguyên Nhung)

Sáng 27/7, bên lề phiên khai mạc Hội thảo quốc tế về công tác triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc diễn ra tại Hà Nội, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo giới. Đại sứ Hoa Kỳ cho biết: hợp tác quốc phòng sẽ là một nội dung thảo luận tại vòng đối thoại chính sách quốc phòng giữa 2 nước diễn ra vào tháng 9 năm nay.

Đại sứ Ted Osius cho biết, với biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai nước trong các hoạt động giữ gìn hòa bình được ký trong thời gian Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Hoa Kỳ, sự hợp tác của Việt Nam và Hoa Kỳ đã vượt quá khuôn khổ song phương từ trước đến nay, trở thành hợp tác trong vấn đề khu vực và toàn cầu. Đây cũng là nội dung được thể hiện trong bản Tuyên bố tầm nhìn chung được ký kết trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 6 vừa qua.

Đại sứ Ted Osius cũng cho biết, trước phiên khai mạc hội thảo quốc tế về công tác triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc hôm nay, ông và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đã có cuộc trao đổi về việc thực hiện các nội dung của Tuyên bố tầm nhìn chung cũng như những lĩnh vực hợp tác khác.

Đại sứ Ted Osius cũng cho biết, dự kiến tháng 9 tới, Tư lệnh lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ sẽ tới thăm Việt Nam: “Hai nước chúng ta trong thời gian qua đã có hợp tác tốt đẹp giữa lực lượng cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ, thực tế là trong chuyến thăm Việt Nam cuối tháng 5, đầu tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Cater có tới thăm một sở chỉ huy của cảnh sát biển tại khu vực Hải Phòng. Giờ đây khi lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ có vị tư lệnh mới, chúng tôi cũng muốn vị tư lệnh mới của lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ tới Việt Nam để tìm hiểu các hoạt động hợp tác giữa hai lực lượng”.

Về việc phối hợp tìm kiếm những quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong thời gian chiến tranh tại Việt Nam, Đại sứ Ted Osius đánh giá cao sự hợp tác, ủng hộ của Việt Nam và nhân dân Hoa Kỳ rất biết ơn sự ủng hộ to lớn đó. Hoa Kỳ cũng sẵn sàng chia sẻ với Việt Nam những thông tin, dữ liệu về những người Việt Nam mất tích trong chiến tranh.

Cũng trong cuộc gặp sáng 27/7 giữa Đại sứ Ted Osius và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, hai bên đã thảo luận về việc xử lý ô nhiễm dioxil tại Đà Nẵng, tiến tới xử lý ô nhiễm tại sân bay Biên Hòa và thảo luận về các hoạt động rà phá bom mìn giữa hai nước.

Nguyên Nhung - VOV
0

Tàu Hải quân Hoa Kỳ thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng

Ngày 6/4, tại cảng Tiên Sa, TP Đà Nẵng đã diễn ra buổi lễ đón tiếp sĩ quan và thủy thủ đoàn của Hải quân Hoa Kỳ nhân chuyến thăm Việt Nam.


Chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa (Ảnh: VGP)

Được sự hỗ trợ của Đại sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổng lãnh sự Quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, trưa 6/4, tại cảng Tiên Sa, TP Đà Nẵng đã diễn ra buổi lễ đón tiếp sĩ quan và thủy thủ đoàn của Hải quân Hoa Kỳ nhân chuyến thăm Việt Nam, mở đầu cho đợt Hoạt động giao lưu Hải quân thường niên lần thứ 6 giữa hai nước. Đây là sự kiện đặc biệt hướng tới kỷ niệm 20 năm Việt – Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam lần này gồm 2 tàu khu trục là tàu USS Fitzgerald có tên lửa dẫn đường và tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth. Hai tàu này do Đại tá Lê Bá Hùng, Phó Tư lệnh Biên Đội tàu khu trục số 7 – hải quân Hoa Kỳ làm chỉ huy.

Được biết, chương trình Giao lưu giữa hải quân Việt Nam và Hoa Kỳ kéo dài trong 5 ngày, tập trung vào các sự kiện phi tác chiến và các hoạt động trao đổi kỹ năng về quân y, tìm kiếm và cứu nạn, an ninh hàng hải. Các trao đổi chuyên môn sẽ tập trung vào lĩnh vực hàng hải như kiểm soát thiệt hại trên tàu, giải cứu tàu ngầm. Ngoài ra, còn có các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ như tổ chức hòa nhạc, thi đấu thể thao và một số hoạt động phục vụ cộng đồng khác.

Bên cạnh đó, hoạt động giao lưu trên biển sẽ cho phép tàu của hải quân hai nước thực hành Bộ Quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển và luyện tập các kỹ thuật tìm kiếm, cứu nạn và cách điều khiển tàu với trang bị hiện đại.

VTV
0

Mỹ viện trợ Cảnh sát biển Việt Nam 11 tàu tuần tra

Theo tin mới nhất, Mỹ sẽ cung cấp thêm cho Cảnh sát biển Việt Nam 6 tàu tuần tiễu, nâng tổng số tàu viện trợ cho Việt Nam lên con số 11.


Tàu tuần tiễu của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ

Mỹ cung cấp thêm cho cảnh sát biển Việt Nam 6 tàu tuần tiễu

Trong dịp kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, với chủ đề kỷ niệm của tháng 3 là tháng “quốc phòng và an ninh”, Thiếu tá Lý.V.Thắng, Trưởng Văn phòng Hợp tác Quốc phòng Đại sứ quán Hoa Kỳ, đã thông báo việc Hoa Kỳ sẽ cung cấp 6 tàu tuần tra cho Việt Nam trong thời gian tới.

Thiếu tá Thắng cho biết, Mỹ không chỉ trao đơn thuần 6 con tàu mà sẽ hỗ trợ toàn diện và dài hạn cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam. Hiện nay, đang có những chuyên gia Hoa Kỳ tại đây để đảm bảo cam kết của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ dài hạn cho Việt Nam.

Hiện có một số sĩ quan Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ về cách thức sử dụng các tàu này, để một thời gian nữa trở về nước có thể vận hành chúng một cách hiệu quả. Đồng thời, phía Mỹ cũng trao cho Việt Nam các thiết bị và phụ tùng thay thế, hoặc hỗ trợ xây dựng các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng lớn.

Thiếu tá Thắng bày tỏ, trên lĩnh vực an ninh biển, phía Hoa Kỳ sẽ làm việc chặt chẽ với cảnh sát biển và Hải quân Nhân dân Việt Nam, góp phần tăng cường năng lực thực thi pháp luật và tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam.

Trong lĩnh vực liên quan đến hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, Hoa Kỳ sẽ phối hợp tăng cường năng lực ứng phó với thảm họa cho Việt Nam. Đặc biệt là trong năm nay Hoa Kỳ sẽ dành 5 triệu USD để hỗ trợ các hoạt động cứu trợ nhân đạo.

Được biết, vào đầu tháng 2 vừa qua, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề quân sự và chính trị, ông Puneet Talwar cũng xác nhận là phía Mỹ đã bàn giao cho Cảnh sát biển Việt Nam 5 tàu tuần tra cao tốc, theo đúng cam kết viện trợ của Ngoại trưởng John Kerry trong chuyến công du Việt Nam vào cuối năm 2013.

Đồng thời, cũng trong đầu tháng 2 vừa qua Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đã tiếp nhận một tàu tuần tra đã qua sử dụng do Nhật Bản tặng mang tên Syokaku (đặt lại tên là CSB 6001), là chiếc tàu đầu tiên trong số ba tàu đã qua sử dụng mà nước này đã hứa tặng cho Việt Nam để nâng cao năng lực cho lực lượng Cảnh sát biển.

Vào tháng 10/2014, Mỹ tuyên bố dỡ một phần lệnh cấm buôn bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, được áp đặt từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết, bước đi đầu tiên được quyết định là 2 bên sẽ hướng đến mục đích an ninh hàng hải.

Báo thế giới nói Việt Nam sẽ mua những gì từ Mỹ?

Từ sau khi Mỹ dỡ một phần lệnh cấm buôn bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, đã có rất nhiều thông tin phỏng đoán về việc Việt Nam sẽ mua những vũ khí, trang bị nào hay việc Việt Nam sẽ được Mỹ cung cấp những gì?

Theo tin của ABC News và Defence News, trong bối cảnh Trung Quốc đang thể hiện lập trường cứng rắn về tranh chấp lãnh thổ trên biển và có những hành động ngày càng hung hăng, lấn át các nước đông nam Á trên biển Đông, rất có thể Mỹ sẽ đẩy mạnh “đầu tư an ninh trên biển” cho Việt Nam.


Trực thăng MH-60R Seahawk của Mỹ

Trang Defence News tháng 10-2014 còn đưa một thông tin khá lạ là, trong gói hợp tác an ninh trên biển cho Việt Nam còn có cả loại máy bay chiến đấu cánh quạt A-29 Super Tucano - sản phẩm hợp tác của Công ty chế tạo hàng không Embraer của Brazil và công ty Sierra Nevada Corporation/SNC.

Super Tucano là loại máy bay chiến đấu cánh quạt, tốc độ chậm (trên 500km), trần bay thấp (dưới 10km), thích hợp với các cuộc chiến cường độ thấp, phù hợp với các hoạt động chiến tranh du kích ở các vùng rừng núi hay tuần tra các khu vực biên giới và huấn luyện phi công.

Ngoài ra, còn có thông tin là Việt Nam có thể đặt mua cả máy bay tuần tiễu hàng hải P-3C Orion không trang bị vũ khí, chức năng chủ yếu là săn ngầm. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể sẽ mua máy bay trực thăng tuần tra trên biển Sea Hawk, do Công ty máy bay Sikorsky Mỹ nghiên cứu chế tạo.


Tàu tuần tiễu ven biển lớp Cyclone của Bollinger Shipyards

Về phương tiện tuần tra trên biển, đối tác mà Việt Nam có khả năng lựa chọn là bao gồm Công ty hàng hải Huntington Ingalls cùng với Công ty Lockheed Martin - doanh nghiệp nghiên cứu chế tạo tàu tuần duyên Hải quân Mỹ và nhà máy đóng tàu Austal.

Tuy nhiên, các trang mạng Mỹ thiên về khả năng Việt Nam sẽ hợp tác với nhà máy đóng tàu Bollinger (Bollinger Shipyards), bởi doanh nghiệp này là nhà chế tạo tàu tuần tiễu ven biển lớp Cyclone (Cyclone-class coastal patrol ship), có lượng giãn nước vừa phải, phù hợp với yêu cầu của Việt Nam.

Các tàu này có lượng giãn nước 336 tấn, chiều dài 55m, rộng 7,6m, cao 2,5m. Tàu có tốc độ tối đa khoảng 35 hải lý/h (tương đương 65km/h)m, phạm vi hành trình tối đa 2500 hải lý (tương đương 4600km/h). Tàu có biên chế thủy thủ đoàn 28 người (trong đó có 4 sĩ quan).

Tuy nhiên, trên đây chỉ là những thông tin do báo chí nước ngoài đăng tải, chưa có sự xác nhận của các cơ quan chức năng Việt Nam.

Nhật Nam-Báo Đất Việt
0

Mỹ giúp Việt Nam tăng cường an ninh biển Đông

Việc cải tạo các bãi,đá của TQ ở Biển Đông,nếu đúng là có các hoạt động khiêu khích đối với các quốc gia khác trong khu vực,Mỹ sẽ yêu cầu chấm dứt.

Tờ Người lao động dẫn lời Thiếu tá Lý V. Thắng (Lục quân Mỹ), Trưởng Văn phòng Hợp tác quốc phòng Đại sứ quán Mỹ đã gặp gỡ với báo chí được tổ chức chiều 6/3 để thông báo về các sự kiện sẽ được Mỹ và Việt Nam cùng thực hiện trong tháng này để nêu bật các mối quan hệ an ninh song phương đang ngày càng phát triển giữa hai nước.


Theo đó, với chủ đề “quốc phòng và an ninh”, nhiều câu hỏi đã được đặt ra liên quan đến việc quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông đã Thiếu tá Lý V. Thắng giải đáp.

Ông bày tỏ quan điểm của Mỹ, Biển Đông là khu vực chung, Mỹ tôn trọng sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc nếu sự trỗi dậy đóng góp cho hòa bình, an ninh của khu vực.

"Chúng tôi không có ý định chèn ép bất kỳ quốc gia nào cũng như liên minh với bất kỳ nước nào trong khu vực để chèn ép quốc gia khác" - Thiếu tá Thắng nói.

Đánh giá đối với việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng, cải tạo các đá… tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, trong đó có nhiều điểm cưỡng chiếm của Việt Nam bằng vũ lực đã được nhiều chuyên gia quốc tế đánh giá các điểm xây dựng này có tính tấn công nhiều hơn là phòng thủ, Thiếu tá Thắng nhắc lại quan điểm của Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Tuy nhiên ông cho rằng: "Với việc cải tạo đất mà các chuyên gia đánh giá là mang tính khiêu khích, nếu đúng là có các hoạt động khiêu khích đối với các quốc gia khác trong khu vực, chúng tôi sẽ yêu cầu chấm dứt các hoạt động đó".

Còn Thiếu tá thuộc lực lượng phòng vệ biển Mỹ, Arturo Perez, Phó Văn phòng hợp tác quốc phòng Đại sứ quán thì khẳng định:

"Mục tiêu của phía Mỹ là giúp Việt Nam tăng cường năng lực để có thể thực thi pháp luật bảo vệ lãnh thổ của mình, dù là gần bờ hay ngoài 12 hải lý.

Tất cả các hoạt động hợp tác đang thực hiện không nằm ngoài mục tiêu giúp Việt Nam có thể tự mình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc", Thiếu tá Arturo Perez nói.

Bằng chứng là Mỹ đang tiến hành các hoạt động để cung cấp cho Việt Nam 6 xuồng tuần tra cao tốc như đã cam kết.

Liên quan đến các vấn đề trên Biển Đông, trước đó trong một báo cáo của Cục Hải dương - môi trường quốc tế và các vấn đề khoa học thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã đề cập: tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ biển Đông mà Bắc Kinh đưa ra trong cái gọi là “đường 9 đoạn” là “không phù hợp với luật pháp quốc tế về biển”.

Theo Vneconomy, bản báo cáo dài 24 trang khẳng định: “Có vẻ như không có luật, tuyên bố, tuyên cáo hay văn bản chính thức nào khác của Trung Quốc mô tả được và khiến cộng đồng quốc tế chú ý về tuyên bố chủ quyền lịch sử đối với vùng biển nằm trong “đường 9 đoạn”, báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ viết.

Báo cáo này cũng nói thêm rằng, các bản đồ của Trung Quốc, ngay cả những tấm có từ năm 1974, không đủ để hậu thuẫn cho các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên biển Đông.

“Nhiều tấm bản đồ do Trung Quốc xuất bản cũng thiếu sự chính xác, rõ ràng và nhất quán để có thể truyền tải bản chất và quy mô của một tuyên bố chủ quyền trên biển”, báo cáo khẳng định.
0

Việt Nam – Hoa Kỳ: Nền tảng nào cho cuộc chơi?

Cũng như mọi mối quan hệ khác trên chính trường quốc tế, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ bị chi phối bởi lợi ích các bên.


LTS: Vừa qua, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã trình quốc thư lên Tổng thống Obama đề nghị hai bên tích cực chuẩn bị cho chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dịp này, Tuần Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Lương, nguyên trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại song phương Việt – Mỹ về những dấu mốc trong quan hệ hai nước suốt 20 năm bình thường hoá quan hệ.


Vì lợi ích chung

Hai mươi năm qua quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, và nay đã thành quan hệ đối tác toàn diện. Riêng ông, ông nhìn nhận thế nào về mối quan hệ đó?

Cũng như mọi mối quan hệ khác trên chính trường quốc tế, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ bị chi phối bởi lợi ích các bên. Chúng ta hãy điểm qua lịch sử.



Ông Nguyễn Đình Lương

Năm 1873, ông Bùi Viện vượt qua sóng gió đại dương Thái Bình Dương sang tận Washington, chờ cả năm trời, gặp cho được Tổng thống Mỹ để cầu viện chống Pháp. Khi gặp, Tổng thống Mỹ đã hoan nghênh ngay, bởi khi đó Mỹ và Pháp đang đánh nhau ở Mexico. Ngặt nỗi Bùi Viện không mang theo Quốc thư, nên ông đành trở về tay không. Nhưng khi ông Bùi Viện trở lại cùng Quốc thư, Mỹ lại không quan tâm nữa, do chiến tranh Mỹ - Pháp tại Mexico đã kết thúc. Hai nước không còn lợi ích chung. .

Những năm 1945-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 11 lần gửi thư, gửi điện cho Tổng thống và Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đề nghị ủng hộ độc lập của Việt Nam và thiết lập quan hệ toàn diện giữa hai nước, nhưng không một hồi âm. Bởi vì VN không hiện hình trên màn ảnh lợi ích nước Mỹ, hoặc bị hình ảnh lợi ích với các nước lớn khác che khuất, nên Mỹ không quan tâm.

Mãi tới năm 1995 hai nước bình thường hoá quan hệ ngoại giao. Chỉ một năm sau bình thường hoá quan hệ, Hoa Kỳ đã chủ động bắt đầu đàm phán hiệp định thương mại song phương (BTA) và Việt Nam hưởng ứng ngay, vì hai bên đều cần, đều muốn, đều nhìn thấy lợi ích.

Khi đàm phán BTA, Đại sứ Mỹ đầu tiên Peterson đã nói ông hy vọng có BTA, xuất khẩu Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ tăng lên 5-6 tỷ đô la, con số quá lớn đối với Việt Nam lúc đó và chưa ai hình dung được. Ông Đại sứ không dự đoán về mốc thời gian cụ thể.

Nhưng chỉ cần 2 năm thực thi BTA, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã đạt con số đó, và hôm nay, 2014 đã đạt được hơn 18 tỷ USD, gấp hơn 3 lần kỳ vọng của Peterson.

Hoa Kỳ luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất và cũng là thị trường xuất siêu lớn của Việt Nam.

Như vậy trong chuyện xuật khẩu này Việt Nam có lợi, chứ Mỹ nhập siêu từ Việt Nam đâu hẳn đã có lợi được bao nhiêu?

Lợi ích của Việt Nam thì đã rõ, ai cũng thấy.

Nhưng Mỹ cũng có lợi chứ. Người tiêu dùng Mỹ có sự lựa chọn phong phú hơn. Trên thị trường nước Mỹ cũng có thêm một đối thủ cạnh tranh ngày một chắc tay, góp phần tăng sức cạnh tranh chung của nền kinh tế Mỹ.

Thứ nữa, một chiếc áo sơ mi gia công ở Việt Nam giá thành khoảng 10 USD đến 15 USD, Việt Nam chỉ được 4-5 USD tiền công, bán trên thị trường Mỹ 80 - 100USD. Hay một đôi giày thể thao giá thành sản xuất ở VN trị giá khoảng 10 - 20% giá bán trên thị trường Mỹ.

Tức là hai bên đều có lợi, chưa ai tính được ai lợi nhiều, ai lợi ít, nhưng trong một cuộc chơi, anh nào giỏi hơn, khôn hơn anh đó thắng nhiều hơn.

Lợi ích này càng nhiều, càng tăng, quan hệ kinh tế thương mại càng phát triển.

Ngoài kinh tế - thương mại, Hoa kỳ và Việt Nam còn có nhiều lĩnh vực hợp tác. Lợi ích ở đây được hiểu như thế nào, ví dụ như trong chiến lược địa chính trị?

Có lợi thì mới có cuộc chơi.

Trên chính trường thế giới, các cuộc tập hợp lực lượng hiện đang diễn ra sôi động. Những ai có nhu cầu tập hợp lực lượng ở châu Á (và cả trên thế giới) thì không thể bỏ qua Việt Nam vì vị trí địa chính trị của nó. Và Hoa kỳ cũng vậy, chắc chắn Hoa Kỳ không muốn để Việt Nam đứng ngoài cuộc tập hợp của mình, lại càng không muốn để Việt Nam là người cản phá chiến lược đó. Chính vị trí địa chính trị của Việt Nam đang buộc người Mỹ phải từng bước có những cam kết hợp tác ngày càng sâu, trong nhiều lĩnh vực.

Tôi không hình dung ra chiến lược chuyển trục châu Á của Mỹ sẽ như thế nào, nếu không tính tới yếu tố Việt Nam, trong lúc Việt Nam đang chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ, và cũng có nhu cầu tập hợp lực lượng, tìm cho mình sự yên ổn để phát triển, trong một thế giới không yên ổn.

Lợi ích càng tăng, càng nhiều đòi hỏi sự hợp tác càng rộng, càng sâu. Đó cũng là tính tất yếu của các bước phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa kỳ trong tương lai.

Khi lợi ích đã nhiều, đã lớn, mỗi bên đều biết kiềm chế, là nhẹ bớt đi sự khác biệt để khai thông cho sự hợp tác. Hoa Kỳ muốn lôi kéo Việt Nam thì phải làm nhẹ đi những đòi hỏi về nhân quyền. Việt Nam muốn chơi với Mỹ thì phải gạt bỏ đi những khác biệt, ví dụ như đang xảy ra trong đàm phán TPP.

Cũng có lúc, những biến động chính trị xã hội trên thế giới hoặc khu vực tác động đến quan hệ các nước. Ví dụ các diễn biến ở biển Đông, dường như đã làm cho Mỹ xích lại gần Việt Nam hơn và đẩy nhanh việc Hoa Kỳ nới lỏng cấm vận vũ khí sát thương.

Trong bài tổng hợp những kết quả cuộc hội thảo “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ 20 năm thành công hơn nữa” diễn ra vừa qua tại Hà Nội, ông Viện trưởng Học viện Ngoại giao Đặng Đình Quý, người tổ chức và chủ trì hội thảo, đã đưa ra nhiều nhận định sâu sắc và thú vị. Trong số đó tôi muốn nhắc lại một nhận xét: Lợi ích của Việt Nam và Hoa Kỳ không chỉ trong quan hệ song phương mà cả trong hợp tác giữa hai nước trong những khuôn khổ lớn hơn như ASEAN, AFTA và nhiều tổ chức quốc tế khác…

Ví dụ chiến lược chuyển trục châu Á của Mỹ không thể không tính tới ASEAN. Trong lúc có nước luôn chọc gậy bánh xe thì Hoa Kỳ coi sự đoàn kết thống nhất và sự vững mạnh của ASEAN là nằm trong lợi ích của Hoa Kỳ, và Việt Nam đang là một thành viên tích cực, chân thành mong muốn đóng góp cho sự lớn mạnh, đoàn kết thống nhất trong ASEAN. Vậy sự phối hợp hợp tác của Hoa Kỳ và Việt Nam ở đây là rất cần thiết, rất có ích.

Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được đánh giá là một bước phát triển mới của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Theo ông, Việt Nam và Hoa kỳ đang theo đuổi những lợi ích gì ở đây?

Cuộc đàm phán TPP hay ở chỗ, nó là một là đàm phán cả gói (không tách riêng vấn đề) và đàm phán đa phương, cả một tập thể 12 nước, mà Hoa Kỳ coi như người chủ trì. Cách làm đó sẽ giúp xử lý được một loạt vấn đề không thế giải quyết trong đàm phán song phương.

Những vấn đề nhạy cảm với Việt Nam như quyền lập hội, minh bạch công khai hoạt động của DNNN, công khai và bình đẳng trong mua sắm công, trong tiếp cận các nguồn lực vốn, tài nguyên, thị trường… trước đây khi đàm phán BTA Hoa kỳ đã nêu ra, nhưng Việt Nam kiên quyết không chấp nhận, kỳ này đàm phán tập thể, hầu hết các nước tham gia đàm phán đã chấp nhận rồi. Muốn kết thúc đàm phán thì Việt Nam phải có các phương án lùi và sau đó về phải sửa luật cho khớp với cam kết.

Khó khăn phức tạp như vậy, tại sao Việt Nam vẫn hăng hái tham gia, và dù biết Việt Nam sẽ rất khó nhưng Hoa Kỳ vẫn muốn Việt Nam tham gia?

Trong các nước Đông Nam Á, ngoài Brunei, Singapore và Malaysia tự nguyện tham gia từ đầu, Hoa Kỳ không rủ ai mà chỉ rủ Việt Nam. Có lẽ vì người Mỹ nghĩ rằng Việt Nam chơi với Mỹ còn hơn là không, và ít nhất đừng để Việt Nam bị người khác chi phối hoàn toàn.

Thứ nữa, rủ Việt Nam vào TPP tức là kéo Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào nền kinh tế thị trường sôi động và vô hình trung buộc Việt Nam cắt đi cái đuôi, cắt đi di sản của của nền kinh tế quan liêu bao cấp. Các di sản đó vừa là cho nền kinh tế Việt Nam kém hiệu quả, vừa duy trì một môi trường pháp lý vẩn đục, dung túng tham nhũng, khiến cho nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Mỹ ngại không dám bỏ vốn kinh doanh trên thị trường Việt Nam.

Và tại sao Việt Nam hăng hái ư? Sức ép kinh tế đang buộc Việt Nam phải hăng hái, nếu không bứt phá lên được thì nền kinh tế Việt Nam cứ bùng nhùng, thua kém và chắc chắn rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Tham gia TPP là một quyết định sáng suốt, là một hành động dũng cảm để tạo bứt phá, để đẩy áp lực đẩy tiếp tiến trình cải cách bên trong.

Hoàng Ngọc-VietNamNet
0

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ sắp thăm VN


Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách vấn đề kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế của Hoa Kỳ, bà Rose Gottemoeller, sẽ thăm Việt Nam để bàn về hợp tác an ninh trong khu vực.

Thông cáo trên trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết các điểm dừng của bà Gottemoeller trong chuyến công du từ ngày 27/2 đến 9/3 bao gồm Philippines, Việt Nam, Úc và New Zealand.

Ngày 1-2/3, bà sẽ có mặt tại tỉnh Quảng Trị, Việt Nam, để đánh giá chương trình do Hoa Kỳ tài trợ nhằm dò tìm các chất nổ còn sót lại sau chiến tranh, thông cáo cho biết.

Ngày 3/3, bà sẽ đến Hà Nội để thảo luận về quan hệ song phương Mỹ-Việt sau 20 năm bình thường hóa quan hệ.

Cũng tại đây, bà sẽ thảo luận với giới chức Việt Nam về an ninh khu vực, hợp tác an ninh, an ninh hàng hải và Hội nghị Đánh giá Hiệp ước Không phổ biến Hạt nhân.

Bà Gottemoeller là quan chức thứ hai từ Bộ Ngoại giao Mỹ đến thăm Việt Nam trong năm nay.

Trước đó, Trợ lý Ngoại trưởng chuyên trách các vấn đề về chính trị và quân sự Hoa Kỳ Puneet Talwar cũng đã có chuyến thăm Việt Nam hồi cuối tháng Một.

Phát biểu tại Học viện Ngoại giao Việt Nam hôm 23/1, ông Talwar nói việc "mở rộng và củng cố quan hệ với Việt Nam" là "yếu tố mang tính quyết định" cho nỗ lực xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ.

Hồi tháng 10 năm ngoái, Hoa Kỳ thông báo dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương kéo dài hàng chục năm với Việt Nam để giúp quốc gia này cải thiện an ninh trên biển.


Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã nhắc lại lời mời Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ

Ông Nguyễn Phú Trọng sắp thăm Mỹ

Trong một diễn biến khác, hôm 26/2, báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn tin riêng từ Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến công du sang Hoa Kỳ trong năm nay.

Tuy nhiên báo này không cho biết thời điểm cụ thể chuyến thăm của ông Trọng.

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã nhắc lại lời mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Hoa Kỳ khi điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ngày 13/2.

BBC
0

Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam

Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí vũ khí sát thương cho Việt Nam nhằm giúp cải thiện an ninh hàng hải, sau cuộc gặp giữa Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Washington hôm qua.

Bộ ngoại giao Mỹ cho hay việc dỡ bỏ được áp dụng với các vũ khí phục vụ mục đích hàng hải.
Theo giới chức Bộ ngoại giao Mỹ, ông Kerry đã thông báo cho Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh về quyết định trên khi hai ông có cuộc hội đàm tại Washington ngày 2/10.


Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (trái) và người đồng cấp Mỹ John Kerry - Ảnh: AFP

Ông Kerry cho biết Washington điều chỉnh chính sách hiện thời "để cho phép chuyển giao các vũ khí phòng thủ, trong đó có vũ khí phòng thủ sát thương nhằm phục vụ các mục đích an ninh hàng hải".

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết các đề nghị của Việt Nam về bất kỳ vũ khí sát thương cụ thể nào sẽ được đánh giá trên cơ sở từng trường hợp.

"Bộ ngoại giao Mỹ đã thực hiện các bước đi nhằm cho phép việc chuyển giao các vũ khí phòng thủ liên quan tới an ninh hàng hải cho Việt Nam trong tương lai", bà Psaki nói trong cuộc họp báo thường ngày hôm qua.

Theo giới chức Mỹ, trọng tâm sẽ là nhằm giúp Việt Nam tuần tra và bảo vệ vùng biển của mình trên Biển Đông, nhưng các vụ bán vũ khí trong tương lai có thể bao gồm tàu và các hệ thống trên không.

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã hoan nghênh động thái trên.

"Việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam phục vụ mục đích an ninh hàng hải sẽ tăng cường sự hợp tác quốc phòng theo hướng có lợi cho cả 2 nước", hãng tin Reuters dẫn lời ông McCain.

Hồi tuần trước, Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nói rằng Hà Nội sẽ hoan nghênh việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sau khi báo chí Mỹ đưa tin rằng Washington sắp đi đến một quyết định về việc này.

Giới chức Bộ ngoại giao Mỹ từ chối nêu tên bất kỳ hệ thống vũ khí cụ thể nào có thể được cân nhắc cho thỏa thuận đầu tiên.

Nhưng các nguồn tin tại Mỹ cho biết Washington có thể bán cho Việt Nam các máy bay trinh sát P-3 Orion do Lockheed Martin chế tạo.

"Đây là một bước đi rất quan trọng đầu tiên nhằm thúc đẩy sự hợp tác trong tương lai", một trong số các quan chức Mỹ nói. "Việc thay đổi chính sách này sẽ cho phép chúng ta... cung cấp cho Việt Nam khả năng phòng vệ ở Biển Đông".

Giới chức quốc phòng Mỹ xem Việt Nam là một thị trường hứa hẹn cho các thiết bị của họ do chính sách cân bằng chiến lược của quân đội Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Mỹ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam vào năm 1984. Tuy nhiên, quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được bình thường hóa trong hơn 2 thập niên qua, với thương mại song phương hiện đạt mức khoảng 20 tỷ USD mỗi năm.

An Bình - Dân Trí
0

Khi Việt Nam tăng cường liên hệ quân sự với Hoa Kỳ

Trong trường hợp dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, Hà Nội dự định mua các trang thiết bị quân sự của Hoa Kỳ. Đó là tuyên bố của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao CHXHCN Việt Nam Phạm Bình Minh. Trong đó, ông Bộ trưởng lưu ý rằng Trung Quốc chẳng nên lo lắng gì, bởi ở đây không phải là chuyện nói về lập liên minh quân sự-chính trị.

Lệnh cấm vận duy trì 40 năm nay, mặc dù cả hai nước từ lâu đã trở thành những đối tác kinh tế. Đang chờ đợi là những hạn chế này sẽ được tháo bỏ vào ngay trong năm nay. Quyết định như vậy có thể được công bố trong thời gian chuyến đi của người đứng đầu Lầu Năm Góc Chuck Hagel đến thăm Việt Nam, sẽ thực hiện trước khi hết năm.

Trước đó, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng thông báo rằng Washington có kế hoạch dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, để hỗ trợ Hà Nội trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở Biển Đông. Trước hết Hoa Kỳ dự kiến cung cấp cho Hà Nội các máy bay do thám P-3 Orion, có thể tiến hành theo dõi sự di chuyển của tàu nổi và tàu ngầm Trung Quốc.

Hoàn toàn chẳng ngẫu nhiên khi Việt Nam có ý định mua vũ khí của Hoa Kỳ, - chuyên viên phân tích chính trị Andrei Sidorov nhận xét.

“Tuyên bố của Việt Nam về dự định mua vũ khí từ Hoa Kỳ là động thái ngoại giao rất giỏi. Chỉ mấy lời ngắn gọn cho thấy ai là đối tác, có thể dựa vào ai trong trường hợp bùng phát vấn đề với Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên Trung Quốc luôn có thái độ tiêu cực quá mức trước hành động của các nước láng giềng theo hướng thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ và chủ trương của Washington xây dựng vành đai để kiềm chế Bắc Kinh. Quá trình này đã diễn ra trong nhiều năm nay, mặc dù người Mỹ vẫn nói rằng Trung Quốc là đối tác rất quan trọng của họ. Hoa Kỳ đã điều các tàu tuần phòng bảo vệ bờ biển đến Singapore và tạo lập căn cứ Thủy quân lục chiến tại Australia”.

Ý định của Việt Nam về củng cố vị thế của mình trên biển nhờ sự hỗ trợ của Hoa Kỳ là rõ ràng và dễ hiểu. Hà Nội thi hành chính sách nhiều vectơ, tự do chọn lựa đối tác và đồng minh, xuất phát từ bối cảnh cụ thể. Đồng thời, đây là một bộ phận trong cuộc chơi địa chính trị lớn đang diễn ra trong khu vực, - như quan điểm của chuyên viên Dmitry Mosyakov từ Viện Nghiên cứu phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga.

“Hiện hữu cuộc chơi chính trị đủ căng thẳng xung quanh Biển Đông (Hoa Nam) và biển Hoa Đông. Tình hình là khá phức tạp, vì thế bất kỳ tuyên bố nào cũng chứa đựng ý tưởng nội hàm nhất định. Điều đó giống như lời cảnh báo. Đây là một phần của cuộc chơi quân sự-chính trị diễn ra từ lâu. Đây là động tác ra bài kế tiếp trong trò chơi này. Tôi không nghĩ rằng bây giờ Trung Quốc sẽ ngay lập tức bắt đầu có phản ứng đáp trả cứng rắn nào đó. Nhiều khả năng đó là câu hỏi dành cho tham vấn, thương lượng, với một số nhượng bộ và thỏa thuận nào đó”.

Không nên đánh giá quá cao vai trò quan hệ của Washington và Hà Nội trong lĩnh vực quân sự, - đó là nhận định của Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russell, chịu trách nhiệm điều phối công việc theo hướng khu vực châu Á-Thái Bình Dương. "Tôi không nghĩ rằng Việt Nam sẵn sàng đổi mối quan hệ lâu dài của mình với Trung Quốc, mặc dù đã có phần ảm đạm bởi xung đột gay gắt, để thay bằng quan hệ cấp thời duy chỉ với Hoa Kỳ”, - vị quan chức Mỹ nêu ý kiến.

Khi tiến hành cuộc chơi khai thác mâu thuẫn giữa Bắc Kinh và Hà Nội, rõ ràng Washington có ý tưởng riêng của mình, chung qui là nhằm tăng cường hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực. Không phải bỗng dưng mà sau khi bùng phát cuộc tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc và Việt Nam hồi mùa hè này vì Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan ở Biển Đông, thì các nhà quân sự Mỹ cũng tuyên bố rằng tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ sẽ ra vào hải cảng Việt Nam thường xuyên hơn. Trong trường hợp này, dễ hiểu là khả năng dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam chẳng đơn thuần là cử chỉ thiện chí từ phía Washington. Mà đó là phương cách để củng cố chiếc đòn bẩy Việt Nam làm hậu thuẫn chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực quan trọng này của thế giới.

Nguồn: Voice of Russia
0