kimluc
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Nhà giàn được xây dựng như thế nào?


Trong quá trình thi công, lắp dựng nhà giàn, lực lượng thi công gặp rất nhiều khó khăn vì phải làm ngay khi biển động, sóng gió và cả vì sự bí ẩn trong cấu tạo của nền san hô dưới đáy biển.

Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
0

Nhà giàn được xây dựng như thế nào?


Trong quá trình thi công, lắp dựng nhà giàn, lực lượng thi công gặp rất nhiều khó khăn vì phải làm ngay khi biển động, sóng gió và cả vì sự bí ẩn trong cấu tạo của nền san hô dưới đáy biển.

Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
0

CSB Việt Nam đụng độ tàu hải giám TQ ở Bãi Tư Chính


Các tàu Cảnh sát biển và hải giám Trung Quốc đã đối đầu nhau trong một tuần qua xung quanh một bãi san hô trên biển Đông mà Việt Nam đang kiểm soát, làm dấy lên nguy cơ xung đột quân sự giữa hai nước đang có tranh chấp vùng biển.
0

CSB Việt Nam đụng độ tàu hải giám TQ ở Bãi Tư Chính


Các tàu Cảnh sát biển và hải giám Trung Quốc đã đối đầu nhau trong một tuần qua xung quanh một bãi san hô trên biển Đông mà Việt Nam đang kiểm soát, làm dấy lên nguy cơ xung đột quân sự giữa hai nước đang có tranh chấp vùng biển.
0

Quân chủng Hải quân tăng cường sức mạnh chiến đấu


Quân chủng Hải quân tăng cường sức mạnh chiến đấu: Tổng kết các hoạt động huấn luyện trong năm 2017 bao gồm Hải quân và Cảnh sát biển.
0

Quân chủng Hải quân tăng cường sức mạnh chiến đấu


Quân chủng Hải quân tăng cường sức mạnh chiến đấu: Tổng kết các hoạt động huấn luyện trong năm 2017 bao gồm Hải quân và Cảnh sát biển.
0

TQ thử nghiệm Thủy phi cơ lớn nhất thế giới Côn Long-AG600

Thủy phi cơ Côn Long AG-600

Chiếc thuỷ phi cơ lớn nhất thế giới do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc phát triển đã có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên kéo dài trong một giờ đồng hồ.


Côn Long-AG600 có thân dài 39,6m và sải cánh 38,8m, kích thước tương đương một máy bay chở khách thân hẹp, chở được 50 người và có khả năng bay lên đến 12 giờ, đủ để tới bất cứ nơi nào trong vùng biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) có tranh chấp, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Chiếc thủy phi cơ cất cánh từ sân bay Châu Hải ở tỉnh Quảng Đông.

Hãng Tân Hoa Xã nói chiếc thủy phi cơ này sẽ "bảo vệ linh hồn của biển, đảo và các bãi đá".


Chuyến bay đã được phát trực tiếp trên truyền hình quốc gia, và lúc quay về, nó được những đám đông vẫy chờ và đoàn quân nhạc chào đón.
Quá trình phát triển chiếc AG600 kéo dài trong tám năm, và hiện đã có 17 đơn đặt hàng trong Trung Quốc.

Chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông bị các nước láng giềng phản đối mạnh mẽ. Một tòa án được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn hồi năm ngoái đã bác bỏ các yêu sách của Bắc Kinh đối với "đường lưỡi bò".

Nguồn: BBC
0

TQ thử nghiệm Thủy phi cơ lớn nhất thế giới Côn Long-AG600

Thủy phi cơ Côn Long AG-600

Chiếc thuỷ phi cơ lớn nhất thế giới do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc phát triển đã có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên kéo dài trong một giờ đồng hồ.


Côn Long-AG600 có thân dài 39,6m và sải cánh 38,8m, kích thước tương đương một máy bay chở khách thân hẹp, chở được 50 người và có khả năng bay lên đến 12 giờ, đủ để tới bất cứ nơi nào trong vùng biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) có tranh chấp, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Chiếc thủy phi cơ cất cánh từ sân bay Châu Hải ở tỉnh Quảng Đông.

Hãng Tân Hoa Xã nói chiếc thủy phi cơ này sẽ "bảo vệ linh hồn của biển, đảo và các bãi đá".


Chuyến bay đã được phát trực tiếp trên truyền hình quốc gia, và lúc quay về, nó được những đám đông vẫy chờ và đoàn quân nhạc chào đón.
Quá trình phát triển chiếc AG600 kéo dài trong tám năm, và hiện đã có 17 đơn đặt hàng trong Trung Quốc.

Chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông bị các nước láng giềng phản đối mạnh mẽ. Một tòa án được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn hồi năm ngoái đã bác bỏ các yêu sách của Bắc Kinh đối với "đường lưỡi bò".

Nguồn: BBC
0

Báo Nga: Kilo Việt Nam ăn đứt tàu ngầm Virginia Mỹ

Ngay khi tàu Kilo Việt Nam phóng Club-S được công bố, truyền thông Nga đã đưa tin về sự kiện này và cho rằng Kilo có tính năng hơn cả tàu Virginia.
Theo trang Rossiyskaya Gazeta, Kênh truyền hình VTV1 đã phát sóng phóng sự về sức mạnh của Hải quân Việt Nam, tropng đó lần đầu tiên nhiều vũ khí khai hỏa lần đầu được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt là cảnh tàu ngầm Kilo phóng tên lửa từ hệ thống Club-S khi đang lặn.

Rossiyskaya Gazeta cho biết, loại tên lửa tàu ngầm Kilo Việt Nam phóng đi là loại 3M-54E (E dùng cho biến thể xuất khẩu). Theo nguồn tin này, tên lửa 3M-54E nằm trong gói hợp đồng giữa Hải quân Việt Nam và Nga được ký kết năm 2009 với tổng số 40 quả đạn.


Tàu ngầm Kilo Việt Nam lần đầu phóng tên lửa 3M-54E.

Chỉ với số lượng khiêm tốn tên lửa 3M-54E có trong trang bị, hạm đội tàu ngầm Kilo gồm 6 chiếc của Hải quân Việt Nam cũng đủ khiến bất kỳ kẻ thù nào cũng phải khiếp sợ khi đối đầu.

Khác với Rossiyskaya Gazeta, Diễn đàn quân sự của Nga là Vk không nói nhiều về vũ khí tàu Kilo vừa khai hỏa mà tập trung phân tích những khả năng đặc biệt của lớp tàu ngầm thông thường này của Việt Nam. Theo Vk, Kilo mà Việt Nam đang sở hữu thuộc dòng tàu ngầm thông thường tối tân hàng đầu thế giới hiện nay.

Tàu ngầm lớp Kilo 636 có chiều dài 73,8 m, ngang rộng nhất 9,9 m, lượng choán nước khi nổi 2.350 tấn, khi lặn là 3.950 tấn. Tàu có tốc độ khi chạy nổi là 31,4 km/h), khi lặn là 37 km/h, hoạt động liên tục 45 ngày, thuỷ thủ đoàn 52 người. Lớp tàu này có thể lặn sâu tối đa đến 300m - lặn sâu hơn cả tàu ngầm hạt nhân Virginia của Mỹ (khoảng 240m).

Với khả năng của tàu ngầm Kilo khi kết hợp với hệ thống Club-S, Hải quân Việt Nam sở hữu hạm đội tàu ngầm mạnh hàng đầu khu vực.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất Nga, hệ thống Club-S trên tàu ngầm Kilo của Việt Nam có khả năng bắn loại đạn với sức công phá và tầm bay khác nhau gồm:

Đạn tên lửa chống tàu siêu thanh 3M-54E đạt tầm bắn 300km, tốc độ bay Mach 2,9, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 200kg. Đạn tên lửa hành trình đối đất 3M-14E đạt tầm bắn 275km, lắp đầu đạn nặng 400kg. Đạn tên lửa chống tàu ngầm 91RE1 có tầm bắn 50km. Đạn tên lửa chống tàu ngầm 91RE2 có tầm bắn 40km...

Tên lửa chống hạm 3M-54E nặng 2 tấn, được phóng từ ống phóng ngư lôi 533 mm, lắp 1 đầu đạn 200 kg. Tầm bắn của loại tên lửa này là 300 km với tốc độ cận âm. Tuy nhiên, tốc độ vào phút cuối cùng giai đoạn bay của nó có thể đạt trên 2.000 km/h.

Tên lửa 3M-54E còn có phiên bản phóng từ trên không và phóng từ tàu mặt nước. Khi tên lửa 3M-54E tấn công tàu chiến, tốc độ ở giai đoạn bay cuối cùng được đẩy nhanh, làm cho loại tên lửa này trở nên đặc biệt nguy hiểm.

Giai đoạn bay cuối cùng thường bắt đầu từ khi tên lửa cách mục tiêu khoảng 15 km. Trước đó, tầm cao bay của tên lửa giữ khoảng 30 m. Điều này làm cho tên lửa tương đối khó phát hiện.

Đặc điểm này cộng với tốc độ bay giai đoạn cuối cùng rất cao, vì vậy, khi tên lửa hoàn thành bay 15 km cuối cùng không đến 20 giây khiến hệ thống phòng thủ của đối phương gần như không đủ thời gian để phản ứng.

Clip tàu ngầm Kilo Việt Nam lần đầu khai hỏa

Nguồn: Báo Đất Việt
0

Báo Nga: Kilo Việt Nam ăn đứt tàu ngầm Virginia Mỹ

Ngay khi tàu Kilo Việt Nam phóng Club-S được công bố, truyền thông Nga đã đưa tin về sự kiện này và cho rằng Kilo có tính năng hơn cả tàu Virginia.
Theo trang Rossiyskaya Gazeta, Kênh truyền hình VTV1 đã phát sóng phóng sự về sức mạnh của Hải quân Việt Nam, tropng đó lần đầu tiên nhiều vũ khí khai hỏa lần đầu được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt là cảnh tàu ngầm Kilo phóng tên lửa từ hệ thống Club-S khi đang lặn.

Rossiyskaya Gazeta cho biết, loại tên lửa tàu ngầm Kilo Việt Nam phóng đi là loại 3M-54E (E dùng cho biến thể xuất khẩu). Theo nguồn tin này, tên lửa 3M-54E nằm trong gói hợp đồng giữa Hải quân Việt Nam và Nga được ký kết năm 2009 với tổng số 40 quả đạn.


Tàu ngầm Kilo Việt Nam lần đầu phóng tên lửa 3M-54E.

Chỉ với số lượng khiêm tốn tên lửa 3M-54E có trong trang bị, hạm đội tàu ngầm Kilo gồm 6 chiếc của Hải quân Việt Nam cũng đủ khiến bất kỳ kẻ thù nào cũng phải khiếp sợ khi đối đầu.

Khác với Rossiyskaya Gazeta, Diễn đàn quân sự của Nga là Vk không nói nhiều về vũ khí tàu Kilo vừa khai hỏa mà tập trung phân tích những khả năng đặc biệt của lớp tàu ngầm thông thường này của Việt Nam. Theo Vk, Kilo mà Việt Nam đang sở hữu thuộc dòng tàu ngầm thông thường tối tân hàng đầu thế giới hiện nay.

Tàu ngầm lớp Kilo 636 có chiều dài 73,8 m, ngang rộng nhất 9,9 m, lượng choán nước khi nổi 2.350 tấn, khi lặn là 3.950 tấn. Tàu có tốc độ khi chạy nổi là 31,4 km/h), khi lặn là 37 km/h, hoạt động liên tục 45 ngày, thuỷ thủ đoàn 52 người. Lớp tàu này có thể lặn sâu tối đa đến 300m - lặn sâu hơn cả tàu ngầm hạt nhân Virginia của Mỹ (khoảng 240m).

Với khả năng của tàu ngầm Kilo khi kết hợp với hệ thống Club-S, Hải quân Việt Nam sở hữu hạm đội tàu ngầm mạnh hàng đầu khu vực.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất Nga, hệ thống Club-S trên tàu ngầm Kilo của Việt Nam có khả năng bắn loại đạn với sức công phá và tầm bay khác nhau gồm:

Đạn tên lửa chống tàu siêu thanh 3M-54E đạt tầm bắn 300km, tốc độ bay Mach 2,9, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 200kg. Đạn tên lửa hành trình đối đất 3M-14E đạt tầm bắn 275km, lắp đầu đạn nặng 400kg. Đạn tên lửa chống tàu ngầm 91RE1 có tầm bắn 50km. Đạn tên lửa chống tàu ngầm 91RE2 có tầm bắn 40km...

Tên lửa chống hạm 3M-54E nặng 2 tấn, được phóng từ ống phóng ngư lôi 533 mm, lắp 1 đầu đạn 200 kg. Tầm bắn của loại tên lửa này là 300 km với tốc độ cận âm. Tuy nhiên, tốc độ vào phút cuối cùng giai đoạn bay của nó có thể đạt trên 2.000 km/h.

Tên lửa 3M-54E còn có phiên bản phóng từ trên không và phóng từ tàu mặt nước. Khi tên lửa 3M-54E tấn công tàu chiến, tốc độ ở giai đoạn bay cuối cùng được đẩy nhanh, làm cho loại tên lửa này trở nên đặc biệt nguy hiểm.

Giai đoạn bay cuối cùng thường bắt đầu từ khi tên lửa cách mục tiêu khoảng 15 km. Trước đó, tầm cao bay của tên lửa giữ khoảng 30 m. Điều này làm cho tên lửa tương đối khó phát hiện.

Đặc điểm này cộng với tốc độ bay giai đoạn cuối cùng rất cao, vì vậy, khi tên lửa hoàn thành bay 15 km cuối cùng không đến 20 giây khiến hệ thống phòng thủ của đối phương gần như không đủ thời gian để phản ứng.

Clip tàu ngầm Kilo Việt Nam lần đầu khai hỏa

Nguồn: Báo Đất Việt
0

Lời tuyên cáo hùng hồn trên Biển Đông


Vào ngày 22/12/2017, một tàu ngầm Kilo của VN ở chế độ ngầm đã phóng quả tên lửa đầu tiên Club-S. Đây là loại tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E tầm bắn 200km, vận tốc 2,9M.

Hình ảnh video cho thấy, con tàu ngầm Kilo này đang hợp đồng tác chiến với 3 "ong độc" Molinya đang phóng tên lửa chống hạm Uran-E.
Quả thật là việc một chiếc tàu ngầm phóng tên lửa ở chế độ ngầm với Nga, Trung Quốc và Mỹ thì quá đỗi bình thường. Nhưng khi tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam phóng lên thì lại không khiến cho ai đó thờ ơ…
Ở góc nhìn chiến thuật thì sự kiện này khẳng định một điều, Việt Nam đã chính thức đưa toàn bộ 6 chiếc Kilo vào tư thế sẵn sàng chiến đấu hay trực chiến.


Hình ảnh 3 tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Molniya của Hải quân nhân dân Việt Nam phóng loạt 3 tên lửa chống hạm Uran-E. Ảnh: VTV

"Tàu ngầm Kilo Việt Nam " - không chỉ là cái tên!

Khi 6 chiếc tàu ngầm Kilo xuất hiện tại Cam Ranh, những người "ngoại đạo" chắc mẩm cho rằng, thế là từ nay Hải quân Việt Nam đã có 6 Kilo tung hoành trên biển… nhưng thực ra với giới quân sự thì nó đang chỉ là một cái tên mà chưa có sức mạnh răn đe.

Để thực sự Kilo trở thành sức mạnh răn đe tức là tham gia vào trực chiến cùng với các lực lượng khác thì người Việt Nam phải thực hiện 2 giai đoạn cực kỳ phức tạp, khó khăn…
Thứ nhất là huấn luyện kỹ thuật. Đây là khâu quan trọng nhất.

Huấn luyện kỹ thuật, trước hết phải có cơ sở vật chất kỹ thuật để huấn luyện và phục vụ cho con tàu hoạt động. Tất nhiên đã có sự chuẩn bị dài hơi của Việt Nam và sự giúp đỡ của người Nga tại căn cứ hải quân Cam Ranh.


Kíp điều khiển của tàu ngầm Kilo 636 Việt Nam. Ảnh: VTV.

Để cho tàu ngầm Kilo hoạt động được là rất phức tạp. Chẳng hạn, phải xây dựng hệ thống thông tin chỉ huy, cụ thể như sự liên lạc của Kilo với chỉ huy trên bờ như thế nào...

Vấn đề nữa mà không thể không đề cập đến là trang bị kỹ thuật cho tàu ngầm hành trình ngầm dưới biển bảo đảm an toàn hàng hải.

Đi biển luôn luôn bằng kính tiềm vọng thì chẳng ai gọi là tàu ngầm. Hiện nay hải quân một số nước đã phát triển hệ thống định vị quán tính (SINS) cho phép tàu ngầm có thể định hướng ở dưới nước bằng cách theo dõi chuyển động tương đối của nó so với một vật chuẩn xuất phát.

Tuy nhiên, đó chỉ là số liệu tham khảo, tàu ngầm vẫn phải nổi sát mặt nước hoặc sử dụng các biện pháp liên lạc hiện đại để cập nhật vị trí tàu khi hành trình… nhưng mà không bị lộ bí mật,...
Như vậy, khi cơ sở vật chất kỹ thuật đã đảm bảo thì con tàu tiến hành huấn luyện kỹ thuật. Huấn luyện kỹ thuật nhằm mục đích là để sử dụng thành thạo nó, làm chủ được nó và chỉ có như vậy mới phát huy được sáng tạo sau này trong chiến đấu.

Sau khi hoàn thành giai đoạn huấn luyện kỹ thuật thì tàu ngầm Kilo bước vào giai đoạn 2 là huấn luyện chiến thuật.

Có lẽ chúng ta không bàn luận gì nhiều về huấn luyện chiến thuật, chỉ biết, sau khi hoàn thành giai đoạn này thì sẽ kết thúc, nghiệm thu bằng bắn đạn thật. Đây là một cuộc thi sát hạch thực sự, vượt qua được thử thách này thì các kíp chiến đấu mới chính thức được coi là đã làm chủ những chiếc tàu ngầm Kilo hiện đại.

Tàu ngầm Kilo Việt Nam đã phóng tên lửa Club-S, không chỉ trong tình huống độc lập tác chiến mà cao hơn là hợp đồng tác chiến và với quả đạn này, Hải quân Việt Nam chính thức thông báo với Biển Đông rằng, Kilo đã chính thức trực chiến.

Bắt đầu từ đây Lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam không chỉ là một cái tên, nó đã có sức răn đe với kẻ thù.

KILO trong tay người Việt Nam sẽ như nào?

Giới bình luận quân sự quốc tế xếp trình độ tàu ngầm Việt Nam nằm giữa Indonesia và Singapore…

Tuy nhiên, thành thạo trong sử dụng tàu ngầm mới chỉ là tiêu chí cao nhất đánh giá việc huấn luyện thời bình. Chỉ cần có thời gian hoặc phương tiện, phương pháp huấn luyện tiên tiến (chẳng hạn như mô phỏng huấn luyện tàu ngầm mà Nga xây dựng cho Việt Nam) là có thể sử dụng thành thạo.

Nhưng sáng tạo trong sử dụng vũ khí trang bị mới quyết định thành bại của cuộc chiến. Sáng tạo là tố chất chỉ có được từ truyền thống dân tộc, từ bản lĩnh và trí tuệ và từ hình thái chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

May thay cho nhân loại, đã 72 năm nay thế giới không có một kinh nghiệm chiến đấu nào của tàu ngầm và rủi thay cho các quốc gia có tàu ngầm, kinh nghiệm chiến đấu là con số 0.
Do đó, chỉ có duy nhất thực tiễn mới là tiêu chí của chân lý, vậy, Việt Nam và Trung Quốc, Indonesia, Singapore có gì khác nhau trong sử dụng tàu ngầm?

Dư luận, giới quân sự nước ngoài có những lời bình, nhận xét 6 tàu ngầm Kilo của Việt Nam khi tác chiến như "sẽ thay đổi cuộc chơi trên Biển Đông", "một sức mạnh mới cho phòng thủ của Việt Nam"… không phải là điều sáo rỗng.

Tàu ngầm Kilo Việt Nam lần đầu phóng tên lửa Klub

Nguồn: Soha.vn
0

Lời tuyên cáo hùng hồn trên Biển Đông


Vào ngày 22/12/2017, một tàu ngầm Kilo của VN ở chế độ ngầm đã phóng quả tên lửa đầu tiên Club-S. Đây là loại tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E tầm bắn 200km, vận tốc 2,9M.

Hình ảnh video cho thấy, con tàu ngầm Kilo này đang hợp đồng tác chiến với 3 "ong độc" Molinya đang phóng tên lửa chống hạm Uran-E.
Quả thật là việc một chiếc tàu ngầm phóng tên lửa ở chế độ ngầm với Nga, Trung Quốc và Mỹ thì quá đỗi bình thường. Nhưng khi tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam phóng lên thì lại không khiến cho ai đó thờ ơ…
Ở góc nhìn chiến thuật thì sự kiện này khẳng định một điều, Việt Nam đã chính thức đưa toàn bộ 6 chiếc Kilo vào tư thế sẵn sàng chiến đấu hay trực chiến.


Hình ảnh 3 tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Molniya của Hải quân nhân dân Việt Nam phóng loạt 3 tên lửa chống hạm Uran-E. Ảnh: VTV

"Tàu ngầm Kilo Việt Nam " - không chỉ là cái tên!

Khi 6 chiếc tàu ngầm Kilo xuất hiện tại Cam Ranh, những người "ngoại đạo" chắc mẩm cho rằng, thế là từ nay Hải quân Việt Nam đã có 6 Kilo tung hoành trên biển… nhưng thực ra với giới quân sự thì nó đang chỉ là một cái tên mà chưa có sức mạnh răn đe.

Để thực sự Kilo trở thành sức mạnh răn đe tức là tham gia vào trực chiến cùng với các lực lượng khác thì người Việt Nam phải thực hiện 2 giai đoạn cực kỳ phức tạp, khó khăn…
Thứ nhất là huấn luyện kỹ thuật. Đây là khâu quan trọng nhất.

Huấn luyện kỹ thuật, trước hết phải có cơ sở vật chất kỹ thuật để huấn luyện và phục vụ cho con tàu hoạt động. Tất nhiên đã có sự chuẩn bị dài hơi của Việt Nam và sự giúp đỡ của người Nga tại căn cứ hải quân Cam Ranh.


Kíp điều khiển của tàu ngầm Kilo 636 Việt Nam. Ảnh: VTV.

Để cho tàu ngầm Kilo hoạt động được là rất phức tạp. Chẳng hạn, phải xây dựng hệ thống thông tin chỉ huy, cụ thể như sự liên lạc của Kilo với chỉ huy trên bờ như thế nào...

Vấn đề nữa mà không thể không đề cập đến là trang bị kỹ thuật cho tàu ngầm hành trình ngầm dưới biển bảo đảm an toàn hàng hải.

Đi biển luôn luôn bằng kính tiềm vọng thì chẳng ai gọi là tàu ngầm. Hiện nay hải quân một số nước đã phát triển hệ thống định vị quán tính (SINS) cho phép tàu ngầm có thể định hướng ở dưới nước bằng cách theo dõi chuyển động tương đối của nó so với một vật chuẩn xuất phát.

Tuy nhiên, đó chỉ là số liệu tham khảo, tàu ngầm vẫn phải nổi sát mặt nước hoặc sử dụng các biện pháp liên lạc hiện đại để cập nhật vị trí tàu khi hành trình… nhưng mà không bị lộ bí mật,...
Như vậy, khi cơ sở vật chất kỹ thuật đã đảm bảo thì con tàu tiến hành huấn luyện kỹ thuật. Huấn luyện kỹ thuật nhằm mục đích là để sử dụng thành thạo nó, làm chủ được nó và chỉ có như vậy mới phát huy được sáng tạo sau này trong chiến đấu.

Sau khi hoàn thành giai đoạn huấn luyện kỹ thuật thì tàu ngầm Kilo bước vào giai đoạn 2 là huấn luyện chiến thuật.

Có lẽ chúng ta không bàn luận gì nhiều về huấn luyện chiến thuật, chỉ biết, sau khi hoàn thành giai đoạn này thì sẽ kết thúc, nghiệm thu bằng bắn đạn thật. Đây là một cuộc thi sát hạch thực sự, vượt qua được thử thách này thì các kíp chiến đấu mới chính thức được coi là đã làm chủ những chiếc tàu ngầm Kilo hiện đại.

Tàu ngầm Kilo Việt Nam đã phóng tên lửa Club-S, không chỉ trong tình huống độc lập tác chiến mà cao hơn là hợp đồng tác chiến và với quả đạn này, Hải quân Việt Nam chính thức thông báo với Biển Đông rằng, Kilo đã chính thức trực chiến.

Bắt đầu từ đây Lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam không chỉ là một cái tên, nó đã có sức răn đe với kẻ thù.

KILO trong tay người Việt Nam sẽ như nào?

Giới bình luận quân sự quốc tế xếp trình độ tàu ngầm Việt Nam nằm giữa Indonesia và Singapore…

Tuy nhiên, thành thạo trong sử dụng tàu ngầm mới chỉ là tiêu chí cao nhất đánh giá việc huấn luyện thời bình. Chỉ cần có thời gian hoặc phương tiện, phương pháp huấn luyện tiên tiến (chẳng hạn như mô phỏng huấn luyện tàu ngầm mà Nga xây dựng cho Việt Nam) là có thể sử dụng thành thạo.

Nhưng sáng tạo trong sử dụng vũ khí trang bị mới quyết định thành bại của cuộc chiến. Sáng tạo là tố chất chỉ có được từ truyền thống dân tộc, từ bản lĩnh và trí tuệ và từ hình thái chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

May thay cho nhân loại, đã 72 năm nay thế giới không có một kinh nghiệm chiến đấu nào của tàu ngầm và rủi thay cho các quốc gia có tàu ngầm, kinh nghiệm chiến đấu là con số 0.
Do đó, chỉ có duy nhất thực tiễn mới là tiêu chí của chân lý, vậy, Việt Nam và Trung Quốc, Indonesia, Singapore có gì khác nhau trong sử dụng tàu ngầm?

Dư luận, giới quân sự nước ngoài có những lời bình, nhận xét 6 tàu ngầm Kilo của Việt Nam khi tác chiến như "sẽ thay đổi cuộc chơi trên Biển Đông", "một sức mạnh mới cho phòng thủ của Việt Nam"… không phải là điều sáo rỗng.

Tàu ngầm Kilo Việt Nam lần đầu phóng tên lửa Klub

Nguồn: Soha.vn
0

Tàu ngầm Kilo Việt Nam lần đầu phóng tên lửa Klub


Trong chương trình thời sự 19g tối 22-12, Hải quân nhân dân Việt Nam đã lần đầu tiên công bố hình ảnh tàu ngầm Kilo phóng tên lửa chống hạm Klub.


Theo đó, nhân dịp 73 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, VTV đã có phóng sự tìm hiểu về lực lượng Không quân Hải quân của Quân đội ta. Đây là 1 trong những lực lượng trụ cột cùng với tàu mặt nước, tàu ngầm tăng cường bảo vệ chủ quyền trên biển.


Hình ảnh tàu ngầm Kilo của Việt Nam trước khi phóng tên lửa.

Đoạn phóng sự này cũng chiếu hình ảnh tàu ngầm Kilo của Hải quân nhân dân Việt Nam (rất có thể nằm trong đợt diễn tập quy mô lớn diễn ra vào đầu tháng 06 vừa qua) phóng tên lửa trong khi đang lặn.


Hình ảnh tên lửa được phóng đi từ tàu ngầm Kilo của Hải quân nhân dân Việt Nam.


Hình ảnh bên trong khu vực điều khiển phóng tên lửa của tàu ngầm Kilo.

Có thể nói đây là lần đầu tiên tàu ngầm Kilo của Hải quân nhân dân Việt Nam diễn tập bắn tên lửa sau khi được đưa vào biên chế. Theo các nguồn tin công khai thì loại tên lửa được trang bị trên các tàu ngầm Kilo của Việt Nam là tên lửa chống hạm siêu thanh 3M-54E có tầm bắn tối đa lên đến 300km, tốc độ tối đa Mach 2.9.


Container chứa đạn tên lửa chống hạm 3M-54E trang bị cho các tàu ngầm Kilo của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Bên cạnh đó, đoạn phóng sự này cũng cung cấp thêm nhiều hình ảnh về đợt diễn tập lớn vừa qua của Hải quân nhân dân Việt Nam với sự tham gia của các lực lượng như tên lửa bờ (đây cũng là đợt diễn tập đầu tiên tên lửa bờ của hệ thống Redut bắn đạn thật), tàu mặt nước,...


Trận địa tên lửa bờ tham gia diễn tập.


Hình ảnh 3 tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Molniya của Hải quân nhân dân Việt Nam phóng loạt 3 tên lửa chống hạm Uran-E.

Nguồn: VTV, Thời Đại, Facebook
0

Tàu ngầm Kilo Việt Nam lần đầu phóng tên lửa Klub


Trong chương trình thời sự 19g tối 22-12, Hải quân nhân dân Việt Nam đã lần đầu tiên công bố hình ảnh tàu ngầm Kilo phóng tên lửa chống hạm Klub.


Theo đó, nhân dịp 73 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, VTV đã có phóng sự tìm hiểu về lực lượng Không quân Hải quân của Quân đội ta. Đây là 1 trong những lực lượng trụ cột cùng với tàu mặt nước, tàu ngầm tăng cường bảo vệ chủ quyền trên biển.


Hình ảnh tàu ngầm Kilo của Việt Nam trước khi phóng tên lửa.

Đoạn phóng sự này cũng chiếu hình ảnh tàu ngầm Kilo của Hải quân nhân dân Việt Nam (rất có thể nằm trong đợt diễn tập quy mô lớn diễn ra vào đầu tháng 06 vừa qua) phóng tên lửa trong khi đang lặn.


Hình ảnh tên lửa được phóng đi từ tàu ngầm Kilo của Hải quân nhân dân Việt Nam.


Hình ảnh bên trong khu vực điều khiển phóng tên lửa của tàu ngầm Kilo.

Có thể nói đây là lần đầu tiên tàu ngầm Kilo của Hải quân nhân dân Việt Nam diễn tập bắn tên lửa sau khi được đưa vào biên chế. Theo các nguồn tin công khai thì loại tên lửa được trang bị trên các tàu ngầm Kilo của Việt Nam là tên lửa chống hạm siêu thanh 3M-54E có tầm bắn tối đa lên đến 300km, tốc độ tối đa Mach 2.9.


Container chứa đạn tên lửa chống hạm 3M-54E trang bị cho các tàu ngầm Kilo của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Bên cạnh đó, đoạn phóng sự này cũng cung cấp thêm nhiều hình ảnh về đợt diễn tập lớn vừa qua của Hải quân nhân dân Việt Nam với sự tham gia của các lực lượng như tên lửa bờ (đây cũng là đợt diễn tập đầu tiên tên lửa bờ của hệ thống Redut bắn đạn thật), tàu mặt nước,...


Trận địa tên lửa bờ tham gia diễn tập.


Hình ảnh 3 tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Molniya của Hải quân nhân dân Việt Nam phóng loạt 3 tên lửa chống hạm Uran-E.

Nguồn: VTV, Thời Đại, Facebook
0

Hoàn Cầu: Việt Nam tăng khả năng răn đe, đối phó xung đột trên biển

VietTimes -- Việt Nam đang không ngừng tăng cường khả năng hoạt động kinh tế trên biển, khả năng tuần tra trên biển, khả năng đối phó xung đột trên biển... gây chú ý với dư luận Trung Quốc.


Tàu hộ vệ HQ-011 Đinh Tiên Hoàng lớp Gepard của Hải quân Việt Nam, mua của Nga. Ảnh: Kaixian.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 9/12 đăng bài viết của nhà nghiên cứu Tư Trấn Đào, người chuyên nghiên cứu về Việt Nam, người đứng đầu Hiệp hội nghiên cứu Đông Nam Á của Trung Quốc. Sau đây là nội dung cơ bản của bài viết:
Hải quân Việt Nam sẽ nhận được tàu hộ vệ Gepard mới tiếp theo của Nga trước cuối năm 2017. Có quan điểm cho rằng đây là một phần trong các nỗ lực bảo vệ chủ quyền Biển Đông của Việt Nam.

Nhưng theo Hoàn Cầu, sử dụng vũ lực ở Biển Đông hoàn toàn không nằm trong phạm vi cân nhắc của Việt Nam, bởi vì phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh vẫn là nhiệm vụ trung tâm của Việt Nam.

Mục đích hiện đại hóa quân đội của Việt Nam là để tăng cường khả năng phòng vệ, tập kích và chiến đấu lâu dài, hình thành khả năng răn đe có hiệu quả đối với kẻ thù, từ đó duy trì sự ổn định cơ bản của tình hình Biển Đông.

Trên cơ sở đó, nỗ lực nâng cao các khả năng hoạt động trên biển, lấy biện pháp "phi quân sự" để tạo được ưu thế tương đối trên biển, củng cố và mở rộng lợi ích ở Biển Đông mới là ý định thực sự của Việt Nam.

Một là năng lực hoạt động kinh tế trên biển. Trên phương diện tăng cường khả năng nghề cá đại dương, Việt Nam đã hạ quyết tâm rất lớn. Trước đây, tàu cá Việt Nam có trọng tải nhỏ, động cơ yếu, trang bị kém, khả năng vươn xa không đủ, gặp khó khăn khi hoạt động trên Biển Đông.


Ngày 25/5/2017, Mỹ chuyển giao tàu tuần tra USCGC Morgenthau lớp Hamilton cho Cảnh sát biển Việt Nam.

Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam thông qua khuyến khích chính sách, trợ cấp tài chính và hỗ trợ trang bị, kỹ thuật để giúp đỡ ngư đân. Dưới sự giúp đỡ của chính phủ, ngày càng nhiều tàu cá đã trang bị thiết bị thông tin vệ tinh, đã nâng cao khả năng hoạt động liên tục và chống chọi với sóng gió, năng lực hoạt động ở biển xa tăng mạnh, không chỉ có thể thường xuyên xuất hiện ở vùng biển gần, mà còn có thể vươn tới các vùng biển xa hơn để hoạt động.

Những năm gần đây, những vụ va chạm, xung đột thường xuyên liên quan đến tàu cá giữa Việt Nam với Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan cũng phần nào phản ánh được khả năng hoạt động trên biển của tàu cá Việt Nam đã được tăng cường...

Ngoài ra, Việt Nam rất quan tâm đến xây dựng khả năng hoạt động kinh tế biển trên các phương diện khác. Tháng 7/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, muốn thông qua mua sắm hoặc nhập khẩu công nghệ, chế tạo nhiều hơn các tàu khảo sát khoa học biển, tàu thi công công trình biển để triển khai hoạt động trên biển có hiệu quả hơn.

Hai là khả năng tuần tra trên biển. Những năm gần đây, các lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển và hải quân Việt Nam không chỉ tiếp nhận một số tàu tuần tra của các nước như Mỹ, Nhật Bản, mà còn nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài, tự chế tạo tàu tuần tra để tăng cường khả năng tuần tra trên biển.

Gần đây, hải quân Việt Nam còn trang bị tàu tuần tra, tìm kiếm cứu nạn ở biển xa. Tàu này có tốc độ nhanh, khả năng chống sóng gió mạnh, thiết bị thông tin và y tế tiên tiến, có chức năng tuần tra biển xa, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu và vận tải tiên tiến.


Ngày 25/5/2017, Mỹ chuyển giao tàu tuần tra USCGC Morgenthau lớp Hamilton cho Cảnh sát biển Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã xây dựng các trạm y tế trên các đảo, đá ở quần đảo Trường Sa, đã trang bị tàu cứu hộ y tế. Việt Nam đang thông qua một loạt biện pháp, tích cực xây dựng hệ thống tuần tra, bảo vệ các hoạt động trên biển, nỗ lực thực hiện được mục đích "ra biển được bảo vệ, gặp nguy hiểm được cứu giúp, bị thương và có bệnh là được chữa trị" cho ngư dân, các tổ chức và cá nhân khác khi tiến hành hoạt động trên biển.

Ba là khả năng xung đột "phi vũ trang". Hiện nay, Việt Nam một mặt chú trọng bảo vệ sự ổn định của Biển Đông, "hết sức tránh các loạt xung đột vũ trang có thể xảy ra", mặt khác lại đang không ngừng nâng cao khả năng xung đột "phi vũ trang".

Năm 2012, Việt Nam từng có kế hoạch nâng cấp, cải tạo quy mô lớn tàu cá ở khu vực miền trung và miền nam, cải tạo những tàu gỗ có điều kiện thành tàu vỏ thép. Dựa vào quan điểm của một số người ở Việt Nam, tàu cá sau khi được nâng cấp và cải tạo sẽ "nâng cao có hiệu quả khả năng chống đâm va".

Những năm gần đây, khi chế tạo tàu mới, các lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển Việt Nam đặc biệt chú trọng thiết kế khả năng đối phó với các cuộc xung đột, đối đầu của các loại tàu, khả năng "chống đâm va" của một số tàu mới được tăng cường.

Theo Viettimes.vn
0

Hoàn Cầu: Việt Nam tăng khả năng răn đe, đối phó xung đột trên biển

VietTimes -- Việt Nam đang không ngừng tăng cường khả năng hoạt động kinh tế trên biển, khả năng tuần tra trên biển, khả năng đối phó xung đột trên biển... gây chú ý với dư luận Trung Quốc.


Tàu hộ vệ HQ-011 Đinh Tiên Hoàng lớp Gepard của Hải quân Việt Nam, mua của Nga. Ảnh: Kaixian.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 9/12 đăng bài viết của nhà nghiên cứu Tư Trấn Đào, người chuyên nghiên cứu về Việt Nam, người đứng đầu Hiệp hội nghiên cứu Đông Nam Á của Trung Quốc. Sau đây là nội dung cơ bản của bài viết:
Hải quân Việt Nam sẽ nhận được tàu hộ vệ Gepard mới tiếp theo của Nga trước cuối năm 2017. Có quan điểm cho rằng đây là một phần trong các nỗ lực bảo vệ chủ quyền Biển Đông của Việt Nam.

Nhưng theo Hoàn Cầu, sử dụng vũ lực ở Biển Đông hoàn toàn không nằm trong phạm vi cân nhắc của Việt Nam, bởi vì phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh vẫn là nhiệm vụ trung tâm của Việt Nam.

Mục đích hiện đại hóa quân đội của Việt Nam là để tăng cường khả năng phòng vệ, tập kích và chiến đấu lâu dài, hình thành khả năng răn đe có hiệu quả đối với kẻ thù, từ đó duy trì sự ổn định cơ bản của tình hình Biển Đông.

Trên cơ sở đó, nỗ lực nâng cao các khả năng hoạt động trên biển, lấy biện pháp "phi quân sự" để tạo được ưu thế tương đối trên biển, củng cố và mở rộng lợi ích ở Biển Đông mới là ý định thực sự của Việt Nam.

Một là năng lực hoạt động kinh tế trên biển. Trên phương diện tăng cường khả năng nghề cá đại dương, Việt Nam đã hạ quyết tâm rất lớn. Trước đây, tàu cá Việt Nam có trọng tải nhỏ, động cơ yếu, trang bị kém, khả năng vươn xa không đủ, gặp khó khăn khi hoạt động trên Biển Đông.


Ngày 25/5/2017, Mỹ chuyển giao tàu tuần tra USCGC Morgenthau lớp Hamilton cho Cảnh sát biển Việt Nam.

Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam thông qua khuyến khích chính sách, trợ cấp tài chính và hỗ trợ trang bị, kỹ thuật để giúp đỡ ngư đân. Dưới sự giúp đỡ của chính phủ, ngày càng nhiều tàu cá đã trang bị thiết bị thông tin vệ tinh, đã nâng cao khả năng hoạt động liên tục và chống chọi với sóng gió, năng lực hoạt động ở biển xa tăng mạnh, không chỉ có thể thường xuyên xuất hiện ở vùng biển gần, mà còn có thể vươn tới các vùng biển xa hơn để hoạt động.

Những năm gần đây, những vụ va chạm, xung đột thường xuyên liên quan đến tàu cá giữa Việt Nam với Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan cũng phần nào phản ánh được khả năng hoạt động trên biển của tàu cá Việt Nam đã được tăng cường...

Ngoài ra, Việt Nam rất quan tâm đến xây dựng khả năng hoạt động kinh tế biển trên các phương diện khác. Tháng 7/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, muốn thông qua mua sắm hoặc nhập khẩu công nghệ, chế tạo nhiều hơn các tàu khảo sát khoa học biển, tàu thi công công trình biển để triển khai hoạt động trên biển có hiệu quả hơn.

Hai là khả năng tuần tra trên biển. Những năm gần đây, các lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển và hải quân Việt Nam không chỉ tiếp nhận một số tàu tuần tra của các nước như Mỹ, Nhật Bản, mà còn nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài, tự chế tạo tàu tuần tra để tăng cường khả năng tuần tra trên biển.

Gần đây, hải quân Việt Nam còn trang bị tàu tuần tra, tìm kiếm cứu nạn ở biển xa. Tàu này có tốc độ nhanh, khả năng chống sóng gió mạnh, thiết bị thông tin và y tế tiên tiến, có chức năng tuần tra biển xa, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu và vận tải tiên tiến.


Ngày 25/5/2017, Mỹ chuyển giao tàu tuần tra USCGC Morgenthau lớp Hamilton cho Cảnh sát biển Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã xây dựng các trạm y tế trên các đảo, đá ở quần đảo Trường Sa, đã trang bị tàu cứu hộ y tế. Việt Nam đang thông qua một loạt biện pháp, tích cực xây dựng hệ thống tuần tra, bảo vệ các hoạt động trên biển, nỗ lực thực hiện được mục đích "ra biển được bảo vệ, gặp nguy hiểm được cứu giúp, bị thương và có bệnh là được chữa trị" cho ngư dân, các tổ chức và cá nhân khác khi tiến hành hoạt động trên biển.

Ba là khả năng xung đột "phi vũ trang". Hiện nay, Việt Nam một mặt chú trọng bảo vệ sự ổn định của Biển Đông, "hết sức tránh các loạt xung đột vũ trang có thể xảy ra", mặt khác lại đang không ngừng nâng cao khả năng xung đột "phi vũ trang".

Năm 2012, Việt Nam từng có kế hoạch nâng cấp, cải tạo quy mô lớn tàu cá ở khu vực miền trung và miền nam, cải tạo những tàu gỗ có điều kiện thành tàu vỏ thép. Dựa vào quan điểm của một số người ở Việt Nam, tàu cá sau khi được nâng cấp và cải tạo sẽ "nâng cao có hiệu quả khả năng chống đâm va".

Những năm gần đây, khi chế tạo tàu mới, các lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển Việt Nam đặc biệt chú trọng thiết kế khả năng đối phó với các cuộc xung đột, đối đầu của các loại tàu, khả năng "chống đâm va" của một số tàu mới được tăng cường.

Theo Viettimes.vn
0

Trung Quốc điều máy bay ném bom hạng nặng diễn tập ở Biển Đông

Không quân Trung Quốc một lần nữa điều máy bay ném bom hạng nặng thực hiện "tuần tra tác chiến trên không" ở vùng Biển Đông có tranh chấp, một phần trong điều mà họ gọi là các chuyến bay "thường lệ" trong tuyến đường thủy chiến lược này.


Một máy bay H-6K của Trung Quốc bay trên Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông - ảnh tư liệu.

Một phi đội máy bay ném bom H-6K của Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tiến hành các cuộc thao dượt trong những ngày gần đây và hoàn tất vào ngày thứ Năm, Tân Hoa Xã trích lời phát ngôn viên Thân Tiến Khoa nói.

Ông Thân nói rằng các cuộc diễn tập bên trên Biển Đông nhắm mục tiêu "cải thiện năng lực tác chiến thực sự trên biển và kiến tạo các phương pháp chiến đấu của lực lượng."

Không quân đã bắt đầu huấn luyện với mục đích "trui rèn khả năng giành chiến thắng một cuộc chiến tiềm năng" sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc đại hội mỗi năm năm một lần vào cuối tháng 10, ông Thân được dẫn lời nói thêm.

Tân Hoa Xã cho biết các máy bay ném bom và máy bay chiến đấu Trung Quốc cũng tiến hành diễn tập trong những ngày gần đây bên trên Eo biển Ba Sĩ, phân cách Đài Loan và Trung Quốc đại lục, và Eo biển Miyako gần tỉnh Okinawa của Nhật Bản. Bản tin không nêu rõ ngày, nhưng nói rằng các máy bay ném bom H-6K cất cánh từ một sân bay nội địa ở miền bắc Trung Quốc.

Cuối tháng trước, Trung Quốc cũng đã điều các máy bay ném bom H-6K bay gần lãnh thổ Guam của Mỹ. Các nhà phân tích quân sự nói cuộc tuần tra này là một phần trong chiến lược răn đe nhắm vào Mỹ.

Vào tháng 7, 10 máy bay của quân đội Trung Quốc cũng bay qua chính những eo biển chiến lược này trước khi bay tới Tây Thái Bình Dương để diễn tập.

Hai máy bay ném bom H-6K cố ý vượt qua Vùng Nhận dạng Phòng không của Đài Loan ở phía đông hòn đảo này, khiến Đài Bắc vội vàng điều hai máy bay phản lực bám theo.

Bản tin của Tân Hoa Xã dẫn lời một chỉ huy không quân Trung Quốc nói với các phóng viên tại đại hội đảng rằng "những máy bay lượn vòng quanh đảo Đài Loan sẽ trở nên thường xuyên trong quá trình huấn luyện."

Trung Quốc đang có những hành động ngày càng quyết đoán ở Biển Hoa Đông và Biển Đông trong lúc nước này đang hiện đại hóa quân đội và thể hiện sức mạnh quân sự xa bờ hơn.

Bắc Kinh vướng vào tranh chấp lãnh thổ với Tokyo liên quan tới quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông, nơi khối lượng thương mại trị giá 3 ngàn tỉ đôla đi qua hàng năm. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo trong vùng biển này.

Nguồn: Tân Hoa Xã, VOA
0

Trung Quốc điều máy bay ném bom hạng nặng diễn tập ở Biển Đông

Không quân Trung Quốc một lần nữa điều máy bay ném bom hạng nặng thực hiện "tuần tra tác chiến trên không" ở vùng Biển Đông có tranh chấp, một phần trong điều mà họ gọi là các chuyến bay "thường lệ" trong tuyến đường thủy chiến lược này.


Một máy bay H-6K của Trung Quốc bay trên Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông - ảnh tư liệu.

Một phi đội máy bay ném bom H-6K của Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tiến hành các cuộc thao dượt trong những ngày gần đây và hoàn tất vào ngày thứ Năm, Tân Hoa Xã trích lời phát ngôn viên Thân Tiến Khoa nói.

Ông Thân nói rằng các cuộc diễn tập bên trên Biển Đông nhắm mục tiêu "cải thiện năng lực tác chiến thực sự trên biển và kiến tạo các phương pháp chiến đấu của lực lượng."

Không quân đã bắt đầu huấn luyện với mục đích "trui rèn khả năng giành chiến thắng một cuộc chiến tiềm năng" sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc đại hội mỗi năm năm một lần vào cuối tháng 10, ông Thân được dẫn lời nói thêm.

Tân Hoa Xã cho biết các máy bay ném bom và máy bay chiến đấu Trung Quốc cũng tiến hành diễn tập trong những ngày gần đây bên trên Eo biển Ba Sĩ, phân cách Đài Loan và Trung Quốc đại lục, và Eo biển Miyako gần tỉnh Okinawa của Nhật Bản. Bản tin không nêu rõ ngày, nhưng nói rằng các máy bay ném bom H-6K cất cánh từ một sân bay nội địa ở miền bắc Trung Quốc.

Cuối tháng trước, Trung Quốc cũng đã điều các máy bay ném bom H-6K bay gần lãnh thổ Guam của Mỹ. Các nhà phân tích quân sự nói cuộc tuần tra này là một phần trong chiến lược răn đe nhắm vào Mỹ.

Vào tháng 7, 10 máy bay của quân đội Trung Quốc cũng bay qua chính những eo biển chiến lược này trước khi bay tới Tây Thái Bình Dương để diễn tập.

Hai máy bay ném bom H-6K cố ý vượt qua Vùng Nhận dạng Phòng không của Đài Loan ở phía đông hòn đảo này, khiến Đài Bắc vội vàng điều hai máy bay phản lực bám theo.

Bản tin của Tân Hoa Xã dẫn lời một chỉ huy không quân Trung Quốc nói với các phóng viên tại đại hội đảng rằng "những máy bay lượn vòng quanh đảo Đài Loan sẽ trở nên thường xuyên trong quá trình huấn luyện."

Trung Quốc đang có những hành động ngày càng quyết đoán ở Biển Hoa Đông và Biển Đông trong lúc nước này đang hiện đại hóa quân đội và thể hiện sức mạnh quân sự xa bờ hơn.

Bắc Kinh vướng vào tranh chấp lãnh thổ với Tokyo liên quan tới quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông, nơi khối lượng thương mại trị giá 3 ngàn tỉ đôla đi qua hàng năm. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo trong vùng biển này.

Nguồn: Tân Hoa Xã, VOA
0