Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm thuộc địa Đông Dương. Vấn đề quan trọng nhất đối với quân Nhật là duy trì bằng được "trật tự và ổn định" nhằm tìm nguồn cung ứng vật chất tại chỗ cho gần 100.000 lính Nhật, cũng như để cung cấp cho việc phòng thủ nước Nhật trước đà tấn công của quân Đồng Minh. Tuy nhiên, đúng lúc đó, bộ máy hành chính thực dân mà Nhật kế thừa từ Pháp đã tan rã, vì thế việc thành lập bộ máy cai trị bản xứ đặt ra như một đòi hỏi cấp bách.
Tên đại Việt gian, tội đồ số 1 của dân tộc Việt Nam
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm thuộc địa Đông Dương. Vấn đề quan trọng nhất đối với quân Nhật là duy trì bằng được "trật tự và ổn định" nhằm tìm nguồn cung ứng vật chất tại chỗ cho gần 100.000 lính Nhật, cũng như để cung cấp cho việc phòng thủ nước Nhật trước đà tấn công của quân Đồng Minh. Tuy nhiên, đúng lúc đó, bộ máy hành chính thực dân mà Nhật kế thừa từ Pháp đã tan rã, vì thế việc thành lập bộ máy cai trị bản xứ đặt ra như một đòi hỏi cấp bách.
Đằng sau chiến lược chiếm Biển Đông của Trung Quốc
Bắc Kinh đang từng bước tiến đến mục tiêu buộc cộng quốc tế chấp thuận các tuyên bố chủ quyền của nước này đối với Biển Đông. Cứ mỗi thập kỷ trôi qua, Bắc Kinh lại đạt được một bước tiến mới trong nghị trình của mình.
Bắc Kinh đang từng bước tiến đến mục tiêu buộc cộng quốc tế chấp thuận các tuyên bố chủ quyền của nước này đối với Biển Đông. Cứ mỗi thập kỷ trôi qua, Bắc Kinh lại đạt được một bước tiến mới trong nghị trình của mình. Trong những năm 1970, Trung Quốc tập trung phần lớn nỗ lực vào việc đưa ra các tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, nằm ở phía Bắc Biển Đông và gần với Trung Quốc.
Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm đóng Đá Gạc Ma của Việt Nam vào năm 1988 là động thái gây bất ngờ. Trong khi đó, điểm nổi bật của những năm 1990 là chiến lược “xâm chiếm từ từ”, mà kết quả đáng chú ý là các cấu trúc được xây dựng tạm thời trên Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa ở phía Nam Biển Đông. Năm 1999, Bắc Kinh bắt đầu tìm cách áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá đối với các nước khác ở vùng biển này trong các tháng mùa Hè, thể hiện quyền kiểm soát hành chính của Trung Quốc đối với khu vực này.
Xu hướng này lên đến đỉnh điểm trong kỷ nguyên Tập Cận Bình, khi Trung Quốc có những hành vi ứng xử trơ trẽn theo kiểu nước lớn. Việc Trung Quốc quấy rối các tàu nước ngoài đang đánh bắt cá hay khai thác tài nguyên, và thậm chí còn lao thẳng vào những tàu này, đã trở nên phổ biến ở khu vực phía Nam “đường 9 đoạn” do chính Trung Quốc vạch ra.
Tất nhiên, Tập Cận Bình đã giám sát việc xây dựng ba căn cứ khá lớn trên các bãi đá nhân tạo, tạo điều kiện cho sự hiện diện lâu dài của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ở khu vực phía Nam Biển Đông. Các động thái phản đối của cộng đồng quốc tế – bao gồm khiếu nại của các nước Đông Nam Á, phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đối với Trung Quốc và một loạt hoạt động tự do hàng hải của Mỹ – cũng không thể ngăn chặn các hành động nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.
Việc đạt được mục tiêu ở Biển Đông sẽ mang lại cho Bắc Kinh những lợi ích to lớn về kinh tế, chính trị và chiến lược. Họ sẽ có quyền ưu tiên đối với các nguồn tài nguyên trên biển như cá và các nguồn tài nguyên dưới đáy biển như dầu lửa, khí đốt và khoáng sản. Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể củng cố tính hợp pháp của mình bằng cách rêu rao với công chúng trong nước rằng Trung Quốc đã đánh bại các nỗ lực nước ngoài nhằm xâm chiếm lãnh thổ “của họ”. Và Trung Quốc sẽ cải thiện đáng kể vị thế chiến lược của mình trong khu vực.
Yêu sách của Trung Quốc mơ hồ một cách có chủ ý. Bắc Kinh từ chối lập quan điểm của mình theo các điều khoản của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), trong đó Trung Quốc là một bên ký kết. Thay vào đó, họ vạch ra “đường 9 đoạn” và thường xuyên lặp lại tuyên bố về cái mà họ cho là chủ quyền không thể tranh cãi đối với tất cả các hòn đảo ở Biển Đông và các vùng biển lân cận.
Xét tới những hành vi ứng xử thực tế của các quan chức Chính phủ Trung Quốc và các đội tàu đánh cá được huy động tham gia lực lượng quân sự của nước này ở Biển Đông, có thể thấy Bắc Kinh dường như đang cân nhắc coi phần lớn vùng biển này là lãnh hải của họ.
Theo UNCLOS, các tàu chiến nước ngoài được phép đi qua mà không gây hại tới các vùng lãnh hải của các nước, nhưng Trung Quốc thường xuyên lên án việc các tàu chiến Mỹ đi qua khu vực Biển Đông. Các hành động của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh tin rằng nước này có quyền đưa ra các quy định ở Biển Đông, sở hữu các nguồn tài nguyên ở biển và ngăn chặn máy bay và tàu chiến nước ngoài.
Thành công của Trung Quốc bắt nguồn chủ yếu từ ba đặc điểm trong chính sách Biển Đông của nước này. Thứ nhất là ảnh hưởng đòn bẩy. Để đạt được các mục tiêu chính trị, Bắc Kinh đã lợi dụng ưu thế là một nước lớn mạnh hơn so với các đối thủ. Trung Quốc đã khai thác sức mạnh công nghiệp, đặc biệt là năng lực đóng tàu, để triển khai đến Biển Đông một lực lượng gồm các tàu chiến, tàu hải cảnh và máy bay quân sự đông đảo hơn bất kỳ nước nào có tuyên bố chủ quyền ở đây. Hơn nữa, Bắc Kinh thường xuyên kêu gọi các đội tàu đánh cá dân sự của mình, vốn hùng hậu nhất ở Biển Đông, thực hiện sứ mệnh hỗ trợ các mục tiêu chiến lược quốc gia.
Quan điểm của Bắc Kinh về các cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp trên Biển Đông dựa trên nguyên tắc song phương, giữa Trung Quốc với một nước khác có yêu sách, và sức mạnh vượt trội của Trung Quốc. Trung Quốc lớn mạnh hơn nhiều so với bất kỳ đối thủ nào có yêu sách và điều này tạo lợi thế cho họ trong các cuộc đàm phán. Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ bất kỳ gợi ý nào về các cuộc đàm phán đa phương, vốn cho phép ít nhất hai nước có yêu sách phối hợp với nhau để đối trọng với Trung Quốc. Sự phụ thuộc của các nước trong khu vực vào thương mại và đầu tư của Trung Quốc đã đặt Bắc Kinh vào vị thế có thể yêu cầu các bên làm theo ý mình.
Ảnh hưởng của Trung Quốc thể hiện rõ trong việc Campuchia ngăn chặn những chỉ trích về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc cũng đã gây sức ép kinh tế đối với Philippines trước khi Tổng thống Duterte thể hiện ý định sẵn sàng đánh đổi cơ hội bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của nước mình để nhận thêm viện trợ kinh tế từ Bắc Kinh. Mặc dù là nước mạnh nhất trong số các quốc gia bị coi là đối thủ của Trung Quốc vì cũng có tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông, nhưng Việt Nam lại phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc và do đó rơi vào những xung đột về lợi ích.
Đặc điểm thứ hai đóng góp vào thành công của Trung Quốc là những cam kết giả tạo. Mặc dù tham gia các hoạt động mang tính côn đồ ở Biển Đông, nhưng Chính phủ Trung Quốc vẫn luôn cam kết tuân thủ nguyên tắc hòa bình, hài hòa và đạo đức. Bắc Kinh luôn tuyên bố rằng Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và không xâm lược hay bắt nạt các nước khác, ngay cả khi là một siêu cường. Để chứng minh điều này, Bắc Kinh đã thể hiện sự ủng hộ đối với việc giảm bớt căng thẳng, ký kết Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và tham gia các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Những hành động này nhằm che đậy ý định thực sự của Trung Quốc và dẫn tới quan điểm lạc quan thiếu căn cứ rằng các ví dụ về hành vi ứng xử hung hăng của Trung Quốc là những hiện tượng bất thường, bị giới hạn trong một số trường hợp cụ thể hay do một bên nào đó thực hiện mà chưa được phép của Bắc Kinh. Sự nhìn nhận vấn đề theo hướng này sẽ làm gia tăng bất đồng giữa các nước trong khu vực về cách thức đối phó với Trung Quốc, tạo cơ hội cho Bắc Kinh gây chia rẽ và chinh phục các nước.
Tuy nhiên, cách giải thích thuyết phục hơn gồm hai ý. Một là, Bắc Kinh có lợi ích rõ ràng trong việc che giấu các hành động của mình dưới vỏ bọc nhân từ nhằm hạn chế sự hợp tác an ninh giữa các nước đang cảm thấy bị đe dọa và muốn chống lại Trung Quốc. Hai là, do tư tưởng văn hóa-chính trị truyền thống và quyết tâm cai trị, Trung Quốc cảm thấy sức ép buộc họ phải duy trì vai trò lãnh đạo hợp pháp của mình ở trong nước.
Điều này dẫn tới việc Chính phủ Trung Quốc khăng khăng cho rằng thế giới không có gì phải lo ngại về chính sách đối ngoại của họ, ngay cả khi sự bất an của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở trong nước đã thúc đẩy Bắc Kinh thể hiện các quan điểm dân tộc chủ nghĩa khiến căng thẳng với các nước khác gia tăng.
Do vậy, những sự bảo đảm mà Bắc Kinh đưa ra xét cho cùng đều không có cơ sở. DOC bao gồm các cam kết không đưa người đến sinh sống trên các cấu trúc địa hình hiện không có người ở và không tham gia các hoạt động gây căng thẳng hay làm leo thang xung đột, những điều mà Trung Quốc rõ ràng đã phớt lờ khi đổ cát lên các rạn san hô để xây dựng các căn cứ quân sự ở một khu vực rộng tới hơn 1.200 ha. Trong khi đó, các cuộc đàm phán về COC đã kéo dài 24 năm và Bắc Kinh vẫn phản đối những từ ngữ mà có thể vô hiệu hóa các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy một điều khoản hạn chế các hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông.
Các tàu thuyền của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn được nhiều nước chấp nhận về các hành vi chuyên nghiệp và an toàn theo quy định của Công ước quốc tế năm 1972 về việc ngăn chặn các vụ va chạm trên biển và Bộ quy tắc tránh va chạm ngoài ý muốn trên biển (CUES) năm 2014. Ví dụ điển hình là việc các quan chức Trung Quốc bác bỏ mọi hành vi sai trái của nước này ở Biển Đông, ngay cả khi đối mặt với những thực tế phản ánh điều ngược lại như việc tàu Trung Quốc cắt đứt dây cáp của các tàu nước khác năm 2011.
Đặc điểm thứ ba là điều chỉnhcác hành vi hung hăng. Trung Quốc kiên trì thúc đẩy các lợi ích của nước này ở Biển Đông, gây phương hại đến lợi ích của các nước khác. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã thận trọng lựa chọn địa điểm, thời điểm và phương thức gây áp lực để hạn chế tối đa các phản ứng trái ngược. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhận định chính xác rằng Mỹ sẽ không gây chiến với Trung Quốc để ngăn chặn việc nước này xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo đá chiếm đóng.
Việt Nam là nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông bị thiệt hại nhiều nhất do các cuộc tấn công bạo lực của Trung Quốc. Việt Nam không có thỏa thuận hợp tác an ninh với Mỹ. Bắc Kinh đã lựa chọn tháng 4/2020, thời điểm đỉnh dịch, để đưa ra tuyên bố về cái mà các phương tiện truyền thông của nước này gọi là “động thái hành chính quan trọng” – thành lập hai quận mới ở Biển Đông, trong đó có một quận quản lý cả khu vực đảo Trung Sa, vốn trên thực tế là một đảo san hô chìm cách mặt biển từ 9-18 m.
Chính phủ Trung Quốc tổ chức lực lượng thành ba cấp độ để thực thi chính sách trên biển: tàu Hải quân PLA, tàu hải cảnh và các tàu đánh cá dân sự. Nhìn chung, Trung Quốc sẽ chỉ sử dụng lực lượng ở cấp độ thấp nhất để hoàn thành nhiệm vụ nhằm giảm dần ấn tượng của các nước về họ như một nước chuyên bắt nạt. Ví dụ, trong những tháng gần đây, một loạt tàu đánh cá của Trung Quốc, tắt hết các hệ thống tiếp sóng vô tuyến và không tham gia đánh bắt cá, đã bao vây đảo Thị Tứ do Philippines chiếm đóng trong một nỗ lực rõ ràng nhằm đe dọa Manila và buộc họ phải rút lui.
Chiến thuật đâm đụng phổ biến hiện nay của Trung Quốc ít có tính khiêu khích hơn so với việc nổ súng và thường tỏ ra hiệu quả trong việc giành chiến thắng trên biển. Thậm chí, các tàu Trung Quốc đã nhiều lần đe dọa đụng độ để xua đuổi các tàu chiến của Hải quân Mỹ. Việc Trung Quốc sử dụng tia laser để quấy nhiễu máy bay của các nước khác là một biểu hiện mới của hành vi ứng xử của Bắc Kinh. Các tia laser gây nguy hiểm cho các máy bay chứ không trực tiếp gây chết người.
Chính sách hiện nay của Trung Quốc là tiến hành và bác bỏ. Sau khi Hải quân Mỹ cáo buộc một tàu khu trục của Trung Quốc đã chiếu tia laser vào máy bay P-8 của Mỹ hồi tháng 2/2020 khi máy bay này đang bay qua không phận quốc tế trên biển Philippines, Bộ Quốc phòng Trung Quốc bác bỏ và cho rằng đó là một cáo buộc vô căn cứ. Vài ngày sau đó, tờ “Thời báo Hoàn cầu” trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đăng tải một bài viết, trong đó các chuyên gia quân sự Trung Quốc ủng hộ việc sử dụng tia laser để xua đuổi tàu chiến Mỹ khỏi khu vực Biển Đông.
Những đặc điểm này cũng được thể hiện rõ trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, cụ thể là việc cam kết ủng hộ hòa bình và công lý, lên tiếng bác bỏ các hành vi ứng xử mang tính côn đồ hay các chính sách làm tổn hại các nước khác, ủng hộ chiến thuật bầy đàn và tấn công bằng tia laser ở biển Hoa Đông, gây sức ép kinh tế và đe dọa trừng phạt các nước khác vì đã thách thức lập trường của Trung Quốc về các vấn đề như Đài Loan, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và đặc quyền của Trung Quốc như một nước lớn, hay bắt giữ Giám đốc tài chính của tập đoàn Hoa Vi Mạnh Vãn Châu.
Việc thay đổi quỹ đạo trên Biển Đông đòi hỏi các nước trong khu vực sẽ phải nỗ lực hơn nữa để xác định liệu nguy cơ dài hạn của việc Trung Quốc sở hữu tuyến đường biển quan trọng này có vượt xa những rủi ro về kinh tế lẫn quân sự hay không và có lập trường mạnh mẽ hơn trong việc chống lại sự xâm chiếm của Trung Quốc.
Nếu được lựa chọn, Mỹ có thể đóng một vai trò quan trọng mang tính xây dựng bằng cách: một là đi đầu trong việc phản đối các hành động của Trung Quốc, vốn đi ngược lại UNCLOS và phán quyết của PCA năm 2016; và hai là nỗ lực xây dựng một giải pháp toàn diện đối với vấn đề tranh chấp ở Biển Đông mà ít nhất sẽ thách thức và cô lập Trung Quốc, thay vì cho phép nước này chiếm ưu thế bằng cách lợi dụng sự lơ đễnh của cộng đồng quốc tế. Nếu không lựa chọn Mỹ, khu vực này hẳn là đang đánh cược rằng Trung Quốc sẽ không sử dụng quyền kiểm soát đối với Biển Đông để thúc đẩy các lợi ích của mình và trừng phạt các đối thủ.
Bài viết của tác giả Denny Roy, nghiên cứu viên cao cấp, giám sát viên tại Chương trình học bổng Posco, Chương trình Nghiên cứu tại Trung tâm Đông-Tây. Bài viết được đăng trên The National Interest.
Theo NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG
0
Bắc Kinh đang từng bước tiến đến mục tiêu buộc cộng quốc tế chấp thuận các tuyên bố chủ quyền của nước này đối với Biển Đông. Cứ mỗi thập kỷ trôi qua, Bắc Kinh lại đạt được một bước tiến mới trong nghị trình của mình. Trong những năm 1970, Trung Quốc tập trung phần lớn nỗ lực vào việc đưa ra các tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, nằm ở phía Bắc Biển Đông và gần với Trung Quốc.
Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm đóng Đá Gạc Ma của Việt Nam vào năm 1988 là động thái gây bất ngờ. Trong khi đó, điểm nổi bật của những năm 1990 là chiến lược “xâm chiếm từ từ”, mà kết quả đáng chú ý là các cấu trúc được xây dựng tạm thời trên Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa ở phía Nam Biển Đông. Năm 1999, Bắc Kinh bắt đầu tìm cách áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá đối với các nước khác ở vùng biển này trong các tháng mùa Hè, thể hiện quyền kiểm soát hành chính của Trung Quốc đối với khu vực này.
Xu hướng này lên đến đỉnh điểm trong kỷ nguyên Tập Cận Bình, khi Trung Quốc có những hành vi ứng xử trơ trẽn theo kiểu nước lớn. Việc Trung Quốc quấy rối các tàu nước ngoài đang đánh bắt cá hay khai thác tài nguyên, và thậm chí còn lao thẳng vào những tàu này, đã trở nên phổ biến ở khu vực phía Nam “đường 9 đoạn” do chính Trung Quốc vạch ra.
Tất nhiên, Tập Cận Bình đã giám sát việc xây dựng ba căn cứ khá lớn trên các bãi đá nhân tạo, tạo điều kiện cho sự hiện diện lâu dài của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ở khu vực phía Nam Biển Đông. Các động thái phản đối của cộng đồng quốc tế – bao gồm khiếu nại của các nước Đông Nam Á, phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đối với Trung Quốc và một loạt hoạt động tự do hàng hải của Mỹ – cũng không thể ngăn chặn các hành động nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.
Việc đạt được mục tiêu ở Biển Đông sẽ mang lại cho Bắc Kinh những lợi ích to lớn về kinh tế, chính trị và chiến lược. Họ sẽ có quyền ưu tiên đối với các nguồn tài nguyên trên biển như cá và các nguồn tài nguyên dưới đáy biển như dầu lửa, khí đốt và khoáng sản. Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể củng cố tính hợp pháp của mình bằng cách rêu rao với công chúng trong nước rằng Trung Quốc đã đánh bại các nỗ lực nước ngoài nhằm xâm chiếm lãnh thổ “của họ”. Và Trung Quốc sẽ cải thiện đáng kể vị thế chiến lược của mình trong khu vực.
Yêu sách của Trung Quốc mơ hồ một cách có chủ ý. Bắc Kinh từ chối lập quan điểm của mình theo các điều khoản của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), trong đó Trung Quốc là một bên ký kết. Thay vào đó, họ vạch ra “đường 9 đoạn” và thường xuyên lặp lại tuyên bố về cái mà họ cho là chủ quyền không thể tranh cãi đối với tất cả các hòn đảo ở Biển Đông và các vùng biển lân cận.
Xét tới những hành vi ứng xử thực tế của các quan chức Chính phủ Trung Quốc và các đội tàu đánh cá được huy động tham gia lực lượng quân sự của nước này ở Biển Đông, có thể thấy Bắc Kinh dường như đang cân nhắc coi phần lớn vùng biển này là lãnh hải của họ.
Theo UNCLOS, các tàu chiến nước ngoài được phép đi qua mà không gây hại tới các vùng lãnh hải của các nước, nhưng Trung Quốc thường xuyên lên án việc các tàu chiến Mỹ đi qua khu vực Biển Đông. Các hành động của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh tin rằng nước này có quyền đưa ra các quy định ở Biển Đông, sở hữu các nguồn tài nguyên ở biển và ngăn chặn máy bay và tàu chiến nước ngoài.
Thành công của Trung Quốc bắt nguồn chủ yếu từ ba đặc điểm trong chính sách Biển Đông của nước này. Thứ nhất là ảnh hưởng đòn bẩy. Để đạt được các mục tiêu chính trị, Bắc Kinh đã lợi dụng ưu thế là một nước lớn mạnh hơn so với các đối thủ. Trung Quốc đã khai thác sức mạnh công nghiệp, đặc biệt là năng lực đóng tàu, để triển khai đến Biển Đông một lực lượng gồm các tàu chiến, tàu hải cảnh và máy bay quân sự đông đảo hơn bất kỳ nước nào có tuyên bố chủ quyền ở đây. Hơn nữa, Bắc Kinh thường xuyên kêu gọi các đội tàu đánh cá dân sự của mình, vốn hùng hậu nhất ở Biển Đông, thực hiện sứ mệnh hỗ trợ các mục tiêu chiến lược quốc gia.
Quan điểm của Bắc Kinh về các cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp trên Biển Đông dựa trên nguyên tắc song phương, giữa Trung Quốc với một nước khác có yêu sách, và sức mạnh vượt trội của Trung Quốc. Trung Quốc lớn mạnh hơn nhiều so với bất kỳ đối thủ nào có yêu sách và điều này tạo lợi thế cho họ trong các cuộc đàm phán. Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ bất kỳ gợi ý nào về các cuộc đàm phán đa phương, vốn cho phép ít nhất hai nước có yêu sách phối hợp với nhau để đối trọng với Trung Quốc. Sự phụ thuộc của các nước trong khu vực vào thương mại và đầu tư của Trung Quốc đã đặt Bắc Kinh vào vị thế có thể yêu cầu các bên làm theo ý mình.
Ảnh hưởng của Trung Quốc thể hiện rõ trong việc Campuchia ngăn chặn những chỉ trích về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc cũng đã gây sức ép kinh tế đối với Philippines trước khi Tổng thống Duterte thể hiện ý định sẵn sàng đánh đổi cơ hội bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của nước mình để nhận thêm viện trợ kinh tế từ Bắc Kinh. Mặc dù là nước mạnh nhất trong số các quốc gia bị coi là đối thủ của Trung Quốc vì cũng có tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông, nhưng Việt Nam lại phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc và do đó rơi vào những xung đột về lợi ích.
Đặc điểm thứ hai đóng góp vào thành công của Trung Quốc là những cam kết giả tạo. Mặc dù tham gia các hoạt động mang tính côn đồ ở Biển Đông, nhưng Chính phủ Trung Quốc vẫn luôn cam kết tuân thủ nguyên tắc hòa bình, hài hòa và đạo đức. Bắc Kinh luôn tuyên bố rằng Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và không xâm lược hay bắt nạt các nước khác, ngay cả khi là một siêu cường. Để chứng minh điều này, Bắc Kinh đã thể hiện sự ủng hộ đối với việc giảm bớt căng thẳng, ký kết Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và tham gia các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Những hành động này nhằm che đậy ý định thực sự của Trung Quốc và dẫn tới quan điểm lạc quan thiếu căn cứ rằng các ví dụ về hành vi ứng xử hung hăng của Trung Quốc là những hiện tượng bất thường, bị giới hạn trong một số trường hợp cụ thể hay do một bên nào đó thực hiện mà chưa được phép của Bắc Kinh. Sự nhìn nhận vấn đề theo hướng này sẽ làm gia tăng bất đồng giữa các nước trong khu vực về cách thức đối phó với Trung Quốc, tạo cơ hội cho Bắc Kinh gây chia rẽ và chinh phục các nước.
Tuy nhiên, cách giải thích thuyết phục hơn gồm hai ý. Một là, Bắc Kinh có lợi ích rõ ràng trong việc che giấu các hành động của mình dưới vỏ bọc nhân từ nhằm hạn chế sự hợp tác an ninh giữa các nước đang cảm thấy bị đe dọa và muốn chống lại Trung Quốc. Hai là, do tư tưởng văn hóa-chính trị truyền thống và quyết tâm cai trị, Trung Quốc cảm thấy sức ép buộc họ phải duy trì vai trò lãnh đạo hợp pháp của mình ở trong nước.
Điều này dẫn tới việc Chính phủ Trung Quốc khăng khăng cho rằng thế giới không có gì phải lo ngại về chính sách đối ngoại của họ, ngay cả khi sự bất an của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở trong nước đã thúc đẩy Bắc Kinh thể hiện các quan điểm dân tộc chủ nghĩa khiến căng thẳng với các nước khác gia tăng.
Do vậy, những sự bảo đảm mà Bắc Kinh đưa ra xét cho cùng đều không có cơ sở. DOC bao gồm các cam kết không đưa người đến sinh sống trên các cấu trúc địa hình hiện không có người ở và không tham gia các hoạt động gây căng thẳng hay làm leo thang xung đột, những điều mà Trung Quốc rõ ràng đã phớt lờ khi đổ cát lên các rạn san hô để xây dựng các căn cứ quân sự ở một khu vực rộng tới hơn 1.200 ha. Trong khi đó, các cuộc đàm phán về COC đã kéo dài 24 năm và Bắc Kinh vẫn phản đối những từ ngữ mà có thể vô hiệu hóa các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy một điều khoản hạn chế các hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông.
Các tàu thuyền của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn được nhiều nước chấp nhận về các hành vi chuyên nghiệp và an toàn theo quy định của Công ước quốc tế năm 1972 về việc ngăn chặn các vụ va chạm trên biển và Bộ quy tắc tránh va chạm ngoài ý muốn trên biển (CUES) năm 2014. Ví dụ điển hình là việc các quan chức Trung Quốc bác bỏ mọi hành vi sai trái của nước này ở Biển Đông, ngay cả khi đối mặt với những thực tế phản ánh điều ngược lại như việc tàu Trung Quốc cắt đứt dây cáp của các tàu nước khác năm 2011.
Đặc điểm thứ ba là điều chỉnhcác hành vi hung hăng. Trung Quốc kiên trì thúc đẩy các lợi ích của nước này ở Biển Đông, gây phương hại đến lợi ích của các nước khác. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã thận trọng lựa chọn địa điểm, thời điểm và phương thức gây áp lực để hạn chế tối đa các phản ứng trái ngược. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhận định chính xác rằng Mỹ sẽ không gây chiến với Trung Quốc để ngăn chặn việc nước này xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo đá chiếm đóng.
Việt Nam là nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông bị thiệt hại nhiều nhất do các cuộc tấn công bạo lực của Trung Quốc. Việt Nam không có thỏa thuận hợp tác an ninh với Mỹ. Bắc Kinh đã lựa chọn tháng 4/2020, thời điểm đỉnh dịch, để đưa ra tuyên bố về cái mà các phương tiện truyền thông của nước này gọi là “động thái hành chính quan trọng” – thành lập hai quận mới ở Biển Đông, trong đó có một quận quản lý cả khu vực đảo Trung Sa, vốn trên thực tế là một đảo san hô chìm cách mặt biển từ 9-18 m.
Chính phủ Trung Quốc tổ chức lực lượng thành ba cấp độ để thực thi chính sách trên biển: tàu Hải quân PLA, tàu hải cảnh và các tàu đánh cá dân sự. Nhìn chung, Trung Quốc sẽ chỉ sử dụng lực lượng ở cấp độ thấp nhất để hoàn thành nhiệm vụ nhằm giảm dần ấn tượng của các nước về họ như một nước chuyên bắt nạt. Ví dụ, trong những tháng gần đây, một loạt tàu đánh cá của Trung Quốc, tắt hết các hệ thống tiếp sóng vô tuyến và không tham gia đánh bắt cá, đã bao vây đảo Thị Tứ do Philippines chiếm đóng trong một nỗ lực rõ ràng nhằm đe dọa Manila và buộc họ phải rút lui.
Chiến thuật đâm đụng phổ biến hiện nay của Trung Quốc ít có tính khiêu khích hơn so với việc nổ súng và thường tỏ ra hiệu quả trong việc giành chiến thắng trên biển. Thậm chí, các tàu Trung Quốc đã nhiều lần đe dọa đụng độ để xua đuổi các tàu chiến của Hải quân Mỹ. Việc Trung Quốc sử dụng tia laser để quấy nhiễu máy bay của các nước khác là một biểu hiện mới của hành vi ứng xử của Bắc Kinh. Các tia laser gây nguy hiểm cho các máy bay chứ không trực tiếp gây chết người.
Chính sách hiện nay của Trung Quốc là tiến hành và bác bỏ. Sau khi Hải quân Mỹ cáo buộc một tàu khu trục của Trung Quốc đã chiếu tia laser vào máy bay P-8 của Mỹ hồi tháng 2/2020 khi máy bay này đang bay qua không phận quốc tế trên biển Philippines, Bộ Quốc phòng Trung Quốc bác bỏ và cho rằng đó là một cáo buộc vô căn cứ. Vài ngày sau đó, tờ “Thời báo Hoàn cầu” trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đăng tải một bài viết, trong đó các chuyên gia quân sự Trung Quốc ủng hộ việc sử dụng tia laser để xua đuổi tàu chiến Mỹ khỏi khu vực Biển Đông.
Những đặc điểm này cũng được thể hiện rõ trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, cụ thể là việc cam kết ủng hộ hòa bình và công lý, lên tiếng bác bỏ các hành vi ứng xử mang tính côn đồ hay các chính sách làm tổn hại các nước khác, ủng hộ chiến thuật bầy đàn và tấn công bằng tia laser ở biển Hoa Đông, gây sức ép kinh tế và đe dọa trừng phạt các nước khác vì đã thách thức lập trường của Trung Quốc về các vấn đề như Đài Loan, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và đặc quyền của Trung Quốc như một nước lớn, hay bắt giữ Giám đốc tài chính của tập đoàn Hoa Vi Mạnh Vãn Châu.
Việc thay đổi quỹ đạo trên Biển Đông đòi hỏi các nước trong khu vực sẽ phải nỗ lực hơn nữa để xác định liệu nguy cơ dài hạn của việc Trung Quốc sở hữu tuyến đường biển quan trọng này có vượt xa những rủi ro về kinh tế lẫn quân sự hay không và có lập trường mạnh mẽ hơn trong việc chống lại sự xâm chiếm của Trung Quốc.
Nếu được lựa chọn, Mỹ có thể đóng một vai trò quan trọng mang tính xây dựng bằng cách: một là đi đầu trong việc phản đối các hành động của Trung Quốc, vốn đi ngược lại UNCLOS và phán quyết của PCA năm 2016; và hai là nỗ lực xây dựng một giải pháp toàn diện đối với vấn đề tranh chấp ở Biển Đông mà ít nhất sẽ thách thức và cô lập Trung Quốc, thay vì cho phép nước này chiếm ưu thế bằng cách lợi dụng sự lơ đễnh của cộng đồng quốc tế. Nếu không lựa chọn Mỹ, khu vực này hẳn là đang đánh cược rằng Trung Quốc sẽ không sử dụng quyền kiểm soát đối với Biển Đông để thúc đẩy các lợi ích của mình và trừng phạt các đối thủ.
Bài viết của tác giả Denny Roy, nghiên cứu viên cao cấp, giám sát viên tại Chương trình học bổng Posco, Chương trình Nghiên cứu tại Trung tâm Đông-Tây. Bài viết được đăng trên The National Interest.
Theo NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG
'Tứ giác kim cương' củng cố liên thủ đối phó Trung Quốc
Việc Ấn Độ và Úc vừa ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự được xem là bước tiến mới trong sự phối hợp của tứ giác an ninh, gồm Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ - Úc, để đối phó với Trung Quốc.
Tuần qua, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Úc Scott Morrison đã có cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến. Qua đó, hai bên thông qua nhiều hiệp định quân sự quan trọng như Thỏa thuận hỗ trợ hậu cần (LEMOA), Thỏa thuận triển khai khoa học và công nghệ quốc phòng (DST)… Cả hai đều khẳng định việc tăng cường thỏa thuận là nhằm hướng đến cùng cam kết hợp tác vì an ninh, ổn định của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific).
Thời gian qua, các nước trong tứ giác an ninh chia sẻ chung tầm nhìn về Indo-Pacific với nội dung cốt lõi là nhằm đảm bảo an ninh chung trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động gây quan ngại trong khu vực.
Bổ sung thỏa thuận quân sự
Trả lời Thanh Niên ngày 7.6, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) nhận định: Việc Ấn Độ và Úc tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến và thông qua Thỏa thuận hỗ trợ hậu cần (LEMOA) có ý nghĩa quan trọng. Bởi thỏa thuận này là bằng chứng cho thấy bước tiến triển của tứ giác an ninh (hay còn gọi là “tứ giác kim cương”).
Gần đây, việc hợp tác của tứ giác an ninh được cho là tiến triển nhưng làm sao để đo lường sự tiến triển đó thì vẫn đang gây tranh cãi, nhất là khi đến giờ vẫn chưa có một thỏa thuận liên minh nào được ký kết. Mà khi không có hiệp ước liên minh nào thì làm thế nào đo lường tiến trình hợp tác?
Để đo lường tiến trình hợp tác trong trường hợp này thì có thể xét đến các thỏa thuận để tạo điều kiện sẵn sàng chiến đấu cùng nhau. Các thỏa thuận như thế hướng đến việc chia sẻ thông tin, cho phép truy cập nguồn dữ liệu của nhau, chia sẻ việc cung cấp nguồn lực.
Trong đó, để chia sẻ thông tin, Hiệp định chia sẻ thông tin tình báo quân sự (G-SOMIA) đã có các ký kết song phương gồm: Mỹ - Nhật Bản, Mỹ - Ấn Độ, Mỹ - Úc, Nhật Bản - Ấn Độ. Nhật Bản và Úc không có hiệp định song phương tương tự G-SOMIA, nhưng liên minh tình báo Ngũ nhãn (gồm Mỹ, Anh, Úc, Canada, New Zealand) lại có thỏa thuận hợp tác tình báo với Nhật Bản. Dựa vào khung hợp tác này, Tokyo và Canberra có thể chia sẻ thông tin tình báo.
Để cùng chia sẻ nguồn lực hậu cần và truy cập vào cơ sở dữ liệu của nhau, Hiệp định Thu nhận và dịch vụ tương hỗ (ACSA) cũng đã có các ký kết song phương gồm: Mỹ - Nhật, Mỹ - Úc, Nhật - Úc. Về mặt lý thuyết, Mỹ và Ấn Độ chưa phải là đồng minh và hai nước cũng chưa ký kết ACSA. Ấn Độ cũng chưa ký kết ACSA với Nhật Bản. Giờ đây, Ấn Độ vừa ký kết LEMOA với Úc. Mục đích là giống nhau nên LEMOA có thể xem là một ACSA phiên bản Ấn Độ để New Delhi ký kết với các bên khác như Tokyo hay Washington.
Khi đó, Mỹ - Nhật - Úc - Ấn sẽ có đủ hệ thống thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo, hậu cần như một mạng lưới đồng minh ở Indo-Pacific nhằm đối phó những mối nguy từ Trung Quốc như định hướng của “tứ giác kim cương”.
Thường xuyên tập trận chung
Thực tế thời gian qua, các nước trong “tứ giác kim cương” liên tục có những hoạt động chung ở Indo-Pacific nói chung, Biển Đông nói riêng.
Cuối tháng 5, Mỹ điều động 2 oanh tạc cơ B-1 Lancer tham gia tập trận cùng 16 máy bay tiêm kích, bao gồm 2 loại F-15 và F-2 của Nhật Bản, ở khu vực vùng biển xung quanh quần đảo Okinawa. Tháng 6.2019, tàu chiến JS Izumo của Nhật Bản đã có cuộc tập trận chung với hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan ở khu vực Biển Đông.
Cũng trên Biển Đông, tháng 4.2020, tàu hộ tống HMAS Parramatta thuộc Úc đã tập trận cùng tàu tấn công đổ bộ USS America, tàu tuần dương USS Bunker Hill và tàu khu trục USS Barry của Mỹ. Tháng 9.2019, tàu chiến của Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ tổ chức tập trận chung thường niên Malabar tại vùng biển ngoài khơi thành phố Sasebo (Nhật Bản).
Về tập trận song phương trong nhóm “tứ giác kim cương”, năm 2019, Úc đã điều động hạm đội tàu chiến lớn nhất nước này kể từ sau Thế chiến 2 tham gia cuộc tập trận chung với Ấn Độ mang tên AUSINDEX.
Không chỉ vậy, một số thành viên trong nhóm “tứ giác kim cương” còn cùng nhau tổ chức tập trận đa phương với các nước khác trong khu vực. Tháng 5.2019, Hạm đội 7 của Mỹ thông báo tàu chiến nước này cùng chiến hạm của Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc có cuộc tập trận chung đầu tiên ở gần đảo Guam. Cũng trong tháng 5.2019, hải quân 4 nước gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Philippines điều 6 chiến hạm tập trận chung trên Biển Đông.
Các cuộc tập trận chung có sự tham gia của các nước thuộc “bộ tứ kim cương” trên Biển Đông luôn được giới chuyên gia đánh giá như động thái thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại đây.
H.G/ Báo Thanh Niên
0
Tuần qua, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Úc Scott Morrison đã có cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến. Qua đó, hai bên thông qua nhiều hiệp định quân sự quan trọng như Thỏa thuận hỗ trợ hậu cần (LEMOA), Thỏa thuận triển khai khoa học và công nghệ quốc phòng (DST)… Cả hai đều khẳng định việc tăng cường thỏa thuận là nhằm hướng đến cùng cam kết hợp tác vì an ninh, ổn định của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific).
Thời gian qua, các nước trong tứ giác an ninh chia sẻ chung tầm nhìn về Indo-Pacific với nội dung cốt lõi là nhằm đảm bảo an ninh chung trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động gây quan ngại trong khu vực.
Bổ sung thỏa thuận quân sự
Trả lời Thanh Niên ngày 7.6, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) nhận định: Việc Ấn Độ và Úc tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến và thông qua Thỏa thuận hỗ trợ hậu cần (LEMOA) có ý nghĩa quan trọng. Bởi thỏa thuận này là bằng chứng cho thấy bước tiến triển của tứ giác an ninh (hay còn gọi là “tứ giác kim cương”).
Gần đây, việc hợp tác của tứ giác an ninh được cho là tiến triển nhưng làm sao để đo lường sự tiến triển đó thì vẫn đang gây tranh cãi, nhất là khi đến giờ vẫn chưa có một thỏa thuận liên minh nào được ký kết. Mà khi không có hiệp ước liên minh nào thì làm thế nào đo lường tiến trình hợp tác?
Để đo lường tiến trình hợp tác trong trường hợp này thì có thể xét đến các thỏa thuận để tạo điều kiện sẵn sàng chiến đấu cùng nhau. Các thỏa thuận như thế hướng đến việc chia sẻ thông tin, cho phép truy cập nguồn dữ liệu của nhau, chia sẻ việc cung cấp nguồn lực.
Trong đó, để chia sẻ thông tin, Hiệp định chia sẻ thông tin tình báo quân sự (G-SOMIA) đã có các ký kết song phương gồm: Mỹ - Nhật Bản, Mỹ - Ấn Độ, Mỹ - Úc, Nhật Bản - Ấn Độ. Nhật Bản và Úc không có hiệp định song phương tương tự G-SOMIA, nhưng liên minh tình báo Ngũ nhãn (gồm Mỹ, Anh, Úc, Canada, New Zealand) lại có thỏa thuận hợp tác tình báo với Nhật Bản. Dựa vào khung hợp tác này, Tokyo và Canberra có thể chia sẻ thông tin tình báo.
Để cùng chia sẻ nguồn lực hậu cần và truy cập vào cơ sở dữ liệu của nhau, Hiệp định Thu nhận và dịch vụ tương hỗ (ACSA) cũng đã có các ký kết song phương gồm: Mỹ - Nhật, Mỹ - Úc, Nhật - Úc. Về mặt lý thuyết, Mỹ và Ấn Độ chưa phải là đồng minh và hai nước cũng chưa ký kết ACSA. Ấn Độ cũng chưa ký kết ACSA với Nhật Bản. Giờ đây, Ấn Độ vừa ký kết LEMOA với Úc. Mục đích là giống nhau nên LEMOA có thể xem là một ACSA phiên bản Ấn Độ để New Delhi ký kết với các bên khác như Tokyo hay Washington.
Khi đó, Mỹ - Nhật - Úc - Ấn sẽ có đủ hệ thống thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo, hậu cần như một mạng lưới đồng minh ở Indo-Pacific nhằm đối phó những mối nguy từ Trung Quốc như định hướng của “tứ giác kim cương”.
Thường xuyên tập trận chung
Thực tế thời gian qua, các nước trong “tứ giác kim cương” liên tục có những hoạt động chung ở Indo-Pacific nói chung, Biển Đông nói riêng.
Cuối tháng 5, Mỹ điều động 2 oanh tạc cơ B-1 Lancer tham gia tập trận cùng 16 máy bay tiêm kích, bao gồm 2 loại F-15 và F-2 của Nhật Bản, ở khu vực vùng biển xung quanh quần đảo Okinawa. Tháng 6.2019, tàu chiến JS Izumo của Nhật Bản đã có cuộc tập trận chung với hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan ở khu vực Biển Đông.
Cũng trên Biển Đông, tháng 4.2020, tàu hộ tống HMAS Parramatta thuộc Úc đã tập trận cùng tàu tấn công đổ bộ USS America, tàu tuần dương USS Bunker Hill và tàu khu trục USS Barry của Mỹ. Tháng 9.2019, tàu chiến của Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ tổ chức tập trận chung thường niên Malabar tại vùng biển ngoài khơi thành phố Sasebo (Nhật Bản).
Về tập trận song phương trong nhóm “tứ giác kim cương”, năm 2019, Úc đã điều động hạm đội tàu chiến lớn nhất nước này kể từ sau Thế chiến 2 tham gia cuộc tập trận chung với Ấn Độ mang tên AUSINDEX.
Không chỉ vậy, một số thành viên trong nhóm “tứ giác kim cương” còn cùng nhau tổ chức tập trận đa phương với các nước khác trong khu vực. Tháng 5.2019, Hạm đội 7 của Mỹ thông báo tàu chiến nước này cùng chiến hạm của Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc có cuộc tập trận chung đầu tiên ở gần đảo Guam. Cũng trong tháng 5.2019, hải quân 4 nước gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Philippines điều 6 chiến hạm tập trận chung trên Biển Đông.
Các cuộc tập trận chung có sự tham gia của các nước thuộc “bộ tứ kim cương” trên Biển Đông luôn được giới chuyên gia đánh giá như động thái thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại đây.
Ấn - Trung nhất trí giải quyết tranh chấp biên giới
Ấn Độ và Trung Quốc đang hành động nhằm giải quyết tình trạng căng thẳng và ẩu đả kéo dài cả tháng qua dọc theo đường kiểm soát thực tế (LAC), cụ thể là tại 4 điểm ở phía đông Ladakh, theo báo Hindustan Times hôm qua 7.6 dẫn nguồn thạo tin.
Trước đó, trung tướng Harinder Singh, tư lệnh quân đoàn 14 đóng tại Leh thuộc khu vực Ladakh, dẫn đầu phái đoàn Ấn Độ hội đàm với đoàn của thiếu tướng Liễu Lâm, chỉ huy quân khu Nam Tân Cương, tại Moldo-Chushul ở bên phần Trung Quốc ngày 6.6. Cuộc đối thoại kéo dài 7 giờ đánh dấu lần đầu tiên diễn ra đối thoại ở cấp tướng kể từ khi vụ chạm trán giữa binh sĩ tuần tra hai nước xảy ra gần hồ Pangong trên Himalaya ngày 5.5.
Hai bên đồng ý giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và dựa trên các thỏa thuận song phương đã ký kết, đồng thời nhất trí rằng quân đội Ấn - Trung không thể để tình hình leo thang dọc theo LAC như vừa qua. Bộ Ngoại giao Ấn Độ hôm qua cũng ra thông cáo với cùng nội dung.
H.G/ Báo Thanh Niên
Đăng trong:
Biển Đông,
Hoa Kỳ,
Mỹ - Trung,
News,
Nhật Bản,
Trung Quốc
Quan điểm triết học Trung Hoa cổ đại về mô hình nhà nước lý tưởng
Trong tiến trình phát triển lịch sử triết học, nhà nước là một trong những vấn đề thu hút sự nghiên cứu của nhiều trào lưu triết học, nhiều triết gia từ cổ đại đến hiện đại.
Trung Quốc là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm và rực rỡ nhất, đồng thời đây cũng là một trong 3 “cái nôi” đầu tiên xuất hiện triết học (cùng với Ấn Độ và Hy Lạp). Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn chưa thể lý giải được tại sao thời kỳ Xuân Thu- Chiến Quốc ở Trung Quốc khi công cụ bằng sắt chưa phổ biến, sản xuất chưa phát triển đã có quốc gia phong kiến và là thời kỳ “bách gia chư tử, bách gia tranh minh”( chư tử tranh minh khai học thức, bách hoa tề phóng tụ thanh phương)- thời kỳ học thuật phát triển như “nấm mọc sau cơn mưa”. Và dấu ấn rõ nhất của nền triết học Trung Quốc cổ đại để lại, còn ảnh hưởng sâu sắc đến ngày nay đó chính là quan điểm về mô hình nhà nước- quốc gia lý tưởng của một số trường phái triết học tiêu biểu: Nho gia (Khổng Tử); Đạo gia (Lão Tử); Mặc gia (Mặc Tử) và Pháp gia (Hàn Phi Tử).
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của triết học Trung Quốc cổ đại , đó là vừa thống nhất vừa đa dạng. Xuất phát từ điều kiện lịch sử xã hội đương thời: chiến tranh loạn lạc triền miên, các chư hầu đều muốn thôn tính lẫn nhau, dẫn tới sự bất ổn xã hội. Các trường phái triết học Trung Quốc thời cổ đại đều hướng đến mục đích nhằm ổn định xã hội, chấm dứt chiến tranh, kiến lập nên một chế độ ổn định lâu dài: Nho gia đưa ra đường lối chính danh, đức trị; Mặc gia với thuyết kiêm ái; Đạo gia với chủ trương vô vi; ở Pháp gia là đường lối pháp trị triệt để. Đa dạng ở chỗ mỗi trường phải trên đều có những chủ trương, đường lối của riêng mình trong việc đề ra những biện pháp cải tạo xã hội.
Thời đại Khổng Tử là thời đại “vương đạo suy vi”; “bá đạo” đang nổi lên lất át vương đạo của nhà Chu; trật tự lễ pháp cũ của nhà Chu đang bị đảo lộn, như ông than rằng “vua không phải đạo vua, tôi không phải đạo tôi; cha không phải đạo cha, con không phải đạo con”. Từ đó, ông chủ trương lặp lại pháp chế kỷ cương của nhà Chu với nội dung mới cho phù hợp . Từ đây, Khổng Tử đề ra mô hình nhà nước- quốc gia lý tưởng. Đó là xã hội phong kiến, nhà nước phong kiến theo điển chế của nhà Chu rất có trật tự tôn ti; từ thiên tử tới các chư hầu lớn nhỏ, quí tộc, bình dân ai có phận nấy, có quyền lợi và nhiệm vụ sống hòa hảo với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, giữ chữ tín với nhau, không xâm phạm nhau, ai cũng phải tu thân nhất là hạng vua chúa vì ngoài bổn phận dưỡng dân- lo cho dân đủ ăn đủ mặc thì còn có bổn phận giáo dân bằng cách làm gương cho họ và bằng lễ, nhạc, văn, đức. Bất đắc dĩ mới dùng tới hình pháp. Xã hội đó lấy gia đình làm cơ sở, trọng hiếu đễ, yêu trẻ, kính già để các giai cấp hòa hợp nhau, trên không hiếu dưới, dưới không oán trên. Đó là xã hội “tiểu khang” ( Thuật ngữ “tiểu khang” hiện nay đã được đưa vào trong nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 với mục tiêu xây dựng xã hội Trung Quốc “tiểu khang”- xã hội khá giả toàn diện trên cơ sở mối quan hệ tông tộc- gia đình, dòng họ).
Mặc gia với đại diện tiêu biểu là Mặc Tử chủ trương “kiêm ái”, muốn mọi người cùng thương yêu nhau và làm lợi cho nhau; mơ ước xây dựng một xã hội trong đó mọi người không có sự phân biệt sang- hèn, trên- dưới. Ông chủ trương nhà nước phải dùng người có tài, muốn xây dựng một quốc gia thống nhất, quyền hành tập trung vào một người tài đức do dân cử lên, không có đảng phái, tư tưởng từ trên xuống dưới nhất loạt như nhau, ai cũng lo lợi chung của đồng bảo, xã hội; dân đông đúc mà đủ ăn đủ mặc, cần và kiệm, không có sự xa hoa, muốn được “chính bình dân an”- thế giới đại đồng. Tư tưởng trên có điểm tương đồng với học thuyết xây dựng chủ nghĩa cộng sản của Mác-Ăngghen-Lênin với tư tưởng “của cải chung, mọi người sống bình đẳng, bác ái”.
Ngược lại với học thuyết xây dựng mô hình nhà nước-quốc gia lý tưởng của Nho gia (Khổng Tử) và Mặc gia( Mặc Tử), Đạo gia với đại diện tiêu biểu nhất là Lão Tử lại chủ trương “vô vi”. Trong Đạo đức kinh, chương thứ 80, Lão Tử đã phác họa ra mô hình quốc gia lý tưởng với những đặc điểm: Nước nhỏ, dân ít. Dù có khí cụ gấp trăm sức người cũng không dùng đến. Ai nấy đều coi sự chết là hệ trọng nên không đi đâu xa. Có thuyền xe mà không ngồi, có binh khí mà không bày. Bỏ hết văn tự, bắt dân dùng lại lối thắt dây thời thượng cổ. Thức ăn đạm bạc mà thấy ngon, quần áo tầm thường mà cho là đẹp, nhà ở thô sơ mà thích, phong tục giản phác mà lấy làm vui (nghĩa là chỉ lo ăn no mặc ấm, ở yên, sống vui, ghét xa xỉ). Các nước gần gũi có thể trông thấy nhau, nước này nghe được tiếng gà, tiếng chó của nước kia mà nhân dân các nước ấy đều già chết cũng không qua lại với nhau.
Còn phái Pháp gia (Hàn Phi Tử) lại muốn có một quốc gia thống nhất như Mặc Tử, quyền hành tập trung vào một người là vua (không do dân cử mà cũng chẳng cần có đức chỉ cần biết thuật trị người); kinh tế phải khuếch trương (phát triển) để cho nước mạnh mà chiến thắng được những nước khác, không cần văn hóa cho cao, chỉ cần nông phẩm và binh khí cho nhiều; vua chẳng cần thi ân huệ, dạy dân, cứ ngất ngưởng ngồi trên mà điều khiển guồng máy bằng cách áp dụng pháp luật một cách nghiêm khắc và công bằng, không chút tư vị (dù là với người thân, vì vua không thân với ai hết; kể cả cha mẹ, vợ con). Đây chính là lý tưởng “quốc cường quân tôn”. Hàn Phi Tử chỉ rõ: cái thiết yếu của pháp luật là ở chỗ phải trình bày rõ ràng, trình bày công khai ra chỗ trăm họ; ai giữ pháp luật cẩn thận thì thưởng, ai trái pháp lệnh thì phạt công minh. Ông nêu yêu cầu các nước cần kiên trì, kiên quyết đổi mới chế độ chính trị theo con đường pháp trị để quốc gia đất nước được cường thịnh (tư tưởng trên đã được nước Tần cuối thời Chiến Quốc thực thi triệt để đường lối pháp trị của Hàn Phi Tử đã trở thành nước hùng mạnh, thôn tính sáu nước lớn còn lại, lần đầu tiên thống nhất Trung Quốc trong lịch sử).
So sánh học thuyết về nhà nước- quốc gia lý tưởng của bốn trường phái triết học trên chúng ta thấy rõ: chủ trương của Nho gia (Khổng Tử) thực tế hơn Mặc gia(Mặc Tử); Đạo gia(Lão Tử); nhân bản hơn học thuyết của Pháp gia(hàn Phi Tử) và ảnh hưởng trong văn hóa Trung Quốc và văn hóa của chế độ phong kiến phương Đông hơn hai ngàn năm qua thì Nho gia có ảnh hưởng rõ nhất, sâu sắc nhất. Hạn chế chung cơ bản của bốn trường phái trên trong quan điểm về mô hình nhà nước-quốc gia lý tưởng ở chỗ: chỉ xuất phát từ lập trường giai cấp đề ra những chủ trương phiến diện, thậm chí là cực đoan- phi thực tế, ảo tưởng như tư tưởng của Lão Tử, Mặc Tử.
Tuy nhiên, từ quan điểm về mô hình nhà nước- quốc gia lý tưởng nêu trên của bốn trường phái, chúng ta có thể thấy rõ những điểm tiến bộ ưu việt: Ở Nho gia là tư tưởng ai ở địa vị nào thì làm tốt cương vị đó, coi trọng gia đình là nền tảng, danh phải chính ngôn mới thuận; thượng bất chính, hạ tắc loạn; mọi người cư xử với nhau bằng nhân, nghĩa, lễ..Ở Mặc gia là tư tưởng mọi người thương yêu nhau, cần cất nhắc và sử dụng người có thực tài trong sử dụng, bổ nhiệm, không phân chia bè cánh-đảng phải. Ở Đạo gia là tư tưởng coi trọng thiên nhiên, sống hòa mình, gần gũi với thiên nhên, theo qui luật của tự nhiên. Ở Pháp gia đó là tư tưởng đề cao tinh thần thượng tôn của pháp luật phải được thực thi trong mọi mặt của đời sống xã hội, là tinh thần độc lập tự cường quốc gia, dân tộc. Đó là những “hạt nhân hợp lý” trong học thuyết xây dựng nhà nước- quốc gia lý tưởng và có giá trị sâu sắc trong điều kiện hiện nay. Và suy cho cùng, muốn đánh giá một học thuyết, hay quan điểm triết học là tiến bộ hay không thì trước tiên phải đặt nó trong bối cảnh đương thời, thấy được nó là tiến bộ so với các triết thuyết khác, và sau một khoảng thời gian vẫn thấy nó còn hợp lý thì có thể coi triết thuyết ấy là vĩ đại, vượt tầm thời đại.
Theo LÊ CAO ĐỘ / TRUONGCHINHTRINGUYENVANLINHHY.ORG.VN
0
Trung Quốc là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm và rực rỡ nhất, đồng thời đây cũng là một trong 3 “cái nôi” đầu tiên xuất hiện triết học (cùng với Ấn Độ và Hy Lạp). Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn chưa thể lý giải được tại sao thời kỳ Xuân Thu- Chiến Quốc ở Trung Quốc khi công cụ bằng sắt chưa phổ biến, sản xuất chưa phát triển đã có quốc gia phong kiến và là thời kỳ “bách gia chư tử, bách gia tranh minh”( chư tử tranh minh khai học thức, bách hoa tề phóng tụ thanh phương)- thời kỳ học thuật phát triển như “nấm mọc sau cơn mưa”. Và dấu ấn rõ nhất của nền triết học Trung Quốc cổ đại để lại, còn ảnh hưởng sâu sắc đến ngày nay đó chính là quan điểm về mô hình nhà nước- quốc gia lý tưởng của một số trường phái triết học tiêu biểu: Nho gia (Khổng Tử); Đạo gia (Lão Tử); Mặc gia (Mặc Tử) và Pháp gia (Hàn Phi Tử).
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của triết học Trung Quốc cổ đại , đó là vừa thống nhất vừa đa dạng. Xuất phát từ điều kiện lịch sử xã hội đương thời: chiến tranh loạn lạc triền miên, các chư hầu đều muốn thôn tính lẫn nhau, dẫn tới sự bất ổn xã hội. Các trường phái triết học Trung Quốc thời cổ đại đều hướng đến mục đích nhằm ổn định xã hội, chấm dứt chiến tranh, kiến lập nên một chế độ ổn định lâu dài: Nho gia đưa ra đường lối chính danh, đức trị; Mặc gia với thuyết kiêm ái; Đạo gia với chủ trương vô vi; ở Pháp gia là đường lối pháp trị triệt để. Đa dạng ở chỗ mỗi trường phải trên đều có những chủ trương, đường lối của riêng mình trong việc đề ra những biện pháp cải tạo xã hội.
Thời đại Khổng Tử là thời đại “vương đạo suy vi”; “bá đạo” đang nổi lên lất át vương đạo của nhà Chu; trật tự lễ pháp cũ của nhà Chu đang bị đảo lộn, như ông than rằng “vua không phải đạo vua, tôi không phải đạo tôi; cha không phải đạo cha, con không phải đạo con”. Từ đó, ông chủ trương lặp lại pháp chế kỷ cương của nhà Chu với nội dung mới cho phù hợp . Từ đây, Khổng Tử đề ra mô hình nhà nước- quốc gia lý tưởng. Đó là xã hội phong kiến, nhà nước phong kiến theo điển chế của nhà Chu rất có trật tự tôn ti; từ thiên tử tới các chư hầu lớn nhỏ, quí tộc, bình dân ai có phận nấy, có quyền lợi và nhiệm vụ sống hòa hảo với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, giữ chữ tín với nhau, không xâm phạm nhau, ai cũng phải tu thân nhất là hạng vua chúa vì ngoài bổn phận dưỡng dân- lo cho dân đủ ăn đủ mặc thì còn có bổn phận giáo dân bằng cách làm gương cho họ và bằng lễ, nhạc, văn, đức. Bất đắc dĩ mới dùng tới hình pháp. Xã hội đó lấy gia đình làm cơ sở, trọng hiếu đễ, yêu trẻ, kính già để các giai cấp hòa hợp nhau, trên không hiếu dưới, dưới không oán trên. Đó là xã hội “tiểu khang” ( Thuật ngữ “tiểu khang” hiện nay đã được đưa vào trong nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 với mục tiêu xây dựng xã hội Trung Quốc “tiểu khang”- xã hội khá giả toàn diện trên cơ sở mối quan hệ tông tộc- gia đình, dòng họ).
Mặc gia với đại diện tiêu biểu là Mặc Tử chủ trương “kiêm ái”, muốn mọi người cùng thương yêu nhau và làm lợi cho nhau; mơ ước xây dựng một xã hội trong đó mọi người không có sự phân biệt sang- hèn, trên- dưới. Ông chủ trương nhà nước phải dùng người có tài, muốn xây dựng một quốc gia thống nhất, quyền hành tập trung vào một người tài đức do dân cử lên, không có đảng phái, tư tưởng từ trên xuống dưới nhất loạt như nhau, ai cũng lo lợi chung của đồng bảo, xã hội; dân đông đúc mà đủ ăn đủ mặc, cần và kiệm, không có sự xa hoa, muốn được “chính bình dân an”- thế giới đại đồng. Tư tưởng trên có điểm tương đồng với học thuyết xây dựng chủ nghĩa cộng sản của Mác-Ăngghen-Lênin với tư tưởng “của cải chung, mọi người sống bình đẳng, bác ái”.
Ngược lại với học thuyết xây dựng mô hình nhà nước-quốc gia lý tưởng của Nho gia (Khổng Tử) và Mặc gia( Mặc Tử), Đạo gia với đại diện tiêu biểu nhất là Lão Tử lại chủ trương “vô vi”. Trong Đạo đức kinh, chương thứ 80, Lão Tử đã phác họa ra mô hình quốc gia lý tưởng với những đặc điểm: Nước nhỏ, dân ít. Dù có khí cụ gấp trăm sức người cũng không dùng đến. Ai nấy đều coi sự chết là hệ trọng nên không đi đâu xa. Có thuyền xe mà không ngồi, có binh khí mà không bày. Bỏ hết văn tự, bắt dân dùng lại lối thắt dây thời thượng cổ. Thức ăn đạm bạc mà thấy ngon, quần áo tầm thường mà cho là đẹp, nhà ở thô sơ mà thích, phong tục giản phác mà lấy làm vui (nghĩa là chỉ lo ăn no mặc ấm, ở yên, sống vui, ghét xa xỉ). Các nước gần gũi có thể trông thấy nhau, nước này nghe được tiếng gà, tiếng chó của nước kia mà nhân dân các nước ấy đều già chết cũng không qua lại với nhau.
Còn phái Pháp gia (Hàn Phi Tử) lại muốn có một quốc gia thống nhất như Mặc Tử, quyền hành tập trung vào một người là vua (không do dân cử mà cũng chẳng cần có đức chỉ cần biết thuật trị người); kinh tế phải khuếch trương (phát triển) để cho nước mạnh mà chiến thắng được những nước khác, không cần văn hóa cho cao, chỉ cần nông phẩm và binh khí cho nhiều; vua chẳng cần thi ân huệ, dạy dân, cứ ngất ngưởng ngồi trên mà điều khiển guồng máy bằng cách áp dụng pháp luật một cách nghiêm khắc và công bằng, không chút tư vị (dù là với người thân, vì vua không thân với ai hết; kể cả cha mẹ, vợ con). Đây chính là lý tưởng “quốc cường quân tôn”. Hàn Phi Tử chỉ rõ: cái thiết yếu của pháp luật là ở chỗ phải trình bày rõ ràng, trình bày công khai ra chỗ trăm họ; ai giữ pháp luật cẩn thận thì thưởng, ai trái pháp lệnh thì phạt công minh. Ông nêu yêu cầu các nước cần kiên trì, kiên quyết đổi mới chế độ chính trị theo con đường pháp trị để quốc gia đất nước được cường thịnh (tư tưởng trên đã được nước Tần cuối thời Chiến Quốc thực thi triệt để đường lối pháp trị của Hàn Phi Tử đã trở thành nước hùng mạnh, thôn tính sáu nước lớn còn lại, lần đầu tiên thống nhất Trung Quốc trong lịch sử).
So sánh học thuyết về nhà nước- quốc gia lý tưởng của bốn trường phái triết học trên chúng ta thấy rõ: chủ trương của Nho gia (Khổng Tử) thực tế hơn Mặc gia(Mặc Tử); Đạo gia(Lão Tử); nhân bản hơn học thuyết của Pháp gia(hàn Phi Tử) và ảnh hưởng trong văn hóa Trung Quốc và văn hóa của chế độ phong kiến phương Đông hơn hai ngàn năm qua thì Nho gia có ảnh hưởng rõ nhất, sâu sắc nhất. Hạn chế chung cơ bản của bốn trường phái trên trong quan điểm về mô hình nhà nước-quốc gia lý tưởng ở chỗ: chỉ xuất phát từ lập trường giai cấp đề ra những chủ trương phiến diện, thậm chí là cực đoan- phi thực tế, ảo tưởng như tư tưởng của Lão Tử, Mặc Tử.
Tuy nhiên, từ quan điểm về mô hình nhà nước- quốc gia lý tưởng nêu trên của bốn trường phái, chúng ta có thể thấy rõ những điểm tiến bộ ưu việt: Ở Nho gia là tư tưởng ai ở địa vị nào thì làm tốt cương vị đó, coi trọng gia đình là nền tảng, danh phải chính ngôn mới thuận; thượng bất chính, hạ tắc loạn; mọi người cư xử với nhau bằng nhân, nghĩa, lễ..Ở Mặc gia là tư tưởng mọi người thương yêu nhau, cần cất nhắc và sử dụng người có thực tài trong sử dụng, bổ nhiệm, không phân chia bè cánh-đảng phải. Ở Đạo gia là tư tưởng coi trọng thiên nhiên, sống hòa mình, gần gũi với thiên nhên, theo qui luật của tự nhiên. Ở Pháp gia đó là tư tưởng đề cao tinh thần thượng tôn của pháp luật phải được thực thi trong mọi mặt của đời sống xã hội, là tinh thần độc lập tự cường quốc gia, dân tộc. Đó là những “hạt nhân hợp lý” trong học thuyết xây dựng nhà nước- quốc gia lý tưởng và có giá trị sâu sắc trong điều kiện hiện nay. Và suy cho cùng, muốn đánh giá một học thuyết, hay quan điểm triết học là tiến bộ hay không thì trước tiên phải đặt nó trong bối cảnh đương thời, thấy được nó là tiến bộ so với các triết thuyết khác, và sau một khoảng thời gian vẫn thấy nó còn hợp lý thì có thể coi triết thuyết ấy là vĩ đại, vượt tầm thời đại.
Theo LÊ CAO ĐỘ / TRUONGCHINHTRINGUYENVANLINHHY.ORG.VN
Đăng trong:
Triết học,
Tư Duy - Nhận Thức,
Văn Hóa Trung Hoa
Mùa hoa ô môi hồng rực rỡ ở miền Tây
Đầu tháng 4, hoa ô môi gắn liền với bao thế hệ người dân An Giang, Đồng Tháp... bung nở trên các nẻo đường quê.
Hoa ô môi còn được biết đến với cái tên “hoa anh đào miền Tây” có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Cây ô môi có thân gỗ cao 10 - 20 m, thích hợp với thổ nhưỡng miền Tây Nam Bộ nên được trồng làm cảnh và lấy bóng mát. Ảnh chụp cánh đồng quê được tô điểm sắc hồng hoa ô môi tại Tân Châu, An Giang. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu.
Trong nắng hạ đầu tháng 4, khi những cơn mưa trái mùa xuất hiện cũng là lúc cây ô môi trút lá và xuất hiện chùm hoa. Trong ảnh là vùng quê Tịnh Biên, An Giang. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu.
Những người phụ nữ trong tà áo dài tạo dáng dưới hàng cây ô môi nổi tiếng tại Cao Lãnh, Đồng Tháp. Sở dĩ người miền Tây đặt cho cây cái tên ô môi là khi ăn trái này, môi sẽ chuyển từ màu đỏ sang đen thẫm ("ô" có nghĩa là "đen"). Có người lại cho rằng do bên trong trái chứa nhiều ô mà mỗi ô là một phần thịt của trái, nên gọi là ô môi. Ảnh: Ming Huỳnh.
Lang thang khắp nẻo đường phương Nam như An Giang, Đồng Tháp, du khách có thể bắt gặp những cây ô môi trồng bên đường quê, bờ ruộng, bến sông hay mái nhà đơn sơ. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu.
Hoa tàn hình thành trái ô môi hình trụ dẹt dài 40-60 cm, hơi cong, đường kính 3-4 cm. Ảnh: Văn Thái.
Trong nắng trưa hè, những vạt hoa màu hồng phất phơ trong gió trở thành một nét đẹp dân dã khó quên với du khách. Ảnh: Văn Thái.
Nẻo đường quê tại Khánh Hòa, Châu Phú, An Giang. Ảnh: Văn Thái.
Thiếu nữ tại vườn hoa ở Phú Bình, Phú Tân, An Giang. Ảnh: Ngọc Thanh Hồng.
Chiếc cầu quê hương Phú Long, Phú Tân, An Giang thêm sắc hồng vào mùa hoa ô môi. Ảnh: Ngọc Thanh Hồng.
Cây ô môi đang nở hoa rực rỡ bên bờ mương ở Phú Bình, Phú Tân, An Giang. Ảnh: Ngọc Thanh Hồng.
Huỳnh Phương/ VnExpress
0
Hoa ô môi còn được biết đến với cái tên “hoa anh đào miền Tây” có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Cây ô môi có thân gỗ cao 10 - 20 m, thích hợp với thổ nhưỡng miền Tây Nam Bộ nên được trồng làm cảnh và lấy bóng mát. Ảnh chụp cánh đồng quê được tô điểm sắc hồng hoa ô môi tại Tân Châu, An Giang. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu.
Trong nắng hạ đầu tháng 4, khi những cơn mưa trái mùa xuất hiện cũng là lúc cây ô môi trút lá và xuất hiện chùm hoa. Trong ảnh là vùng quê Tịnh Biên, An Giang. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu.
Những người phụ nữ trong tà áo dài tạo dáng dưới hàng cây ô môi nổi tiếng tại Cao Lãnh, Đồng Tháp. Sở dĩ người miền Tây đặt cho cây cái tên ô môi là khi ăn trái này, môi sẽ chuyển từ màu đỏ sang đen thẫm ("ô" có nghĩa là "đen"). Có người lại cho rằng do bên trong trái chứa nhiều ô mà mỗi ô là một phần thịt của trái, nên gọi là ô môi. Ảnh: Ming Huỳnh.
Lang thang khắp nẻo đường phương Nam như An Giang, Đồng Tháp, du khách có thể bắt gặp những cây ô môi trồng bên đường quê, bờ ruộng, bến sông hay mái nhà đơn sơ. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu.
Hoa tàn hình thành trái ô môi hình trụ dẹt dài 40-60 cm, hơi cong, đường kính 3-4 cm. Ảnh: Văn Thái.
Trong nắng trưa hè, những vạt hoa màu hồng phất phơ trong gió trở thành một nét đẹp dân dã khó quên với du khách. Ảnh: Văn Thái.
Nẻo đường quê tại Khánh Hòa, Châu Phú, An Giang. Ảnh: Văn Thái.
Thiếu nữ tại vườn hoa ở Phú Bình, Phú Tân, An Giang. Ảnh: Ngọc Thanh Hồng.
Chiếc cầu quê hương Phú Long, Phú Tân, An Giang thêm sắc hồng vào mùa hoa ô môi. Ảnh: Ngọc Thanh Hồng.
Cây ô môi đang nở hoa rực rỡ bên bờ mương ở Phú Bình, Phú Tân, An Giang. Ảnh: Ngọc Thanh Hồng.
Huỳnh Phương/ VnExpress
Đăng trong:
Ảnh,
Các Loài Hoa,
Hoa Đẹp,
Miền Tây,
Sông nước Miền Tây,
Văn hóa - Du lịch
Việt Nam : Giữ đồng bằng sông Cửu Long nhờ phát triển bền vững và nhân lực
Tháng 04 và 05/2020, đồng bằng sông Cửu Long trải qua mùa hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, thiệt hại về mùa màng không lớn bằng đợt hạn 2016 do người dân và chính quyền địa phương đã rút được bài học và chuyển đổi một số diện tích cây trồng, theo nghị quyết số 120/NQ-CP Về Phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, có hiệu lực từ ngày 17/11/2017.
Nghị quyết này đã giúp tháo gỡ về mặt chính sách cho Việt Nam, theo nhận định của tiến sĩ Dương Văn Ni, chủ tịch Quỹ Nghiên cứu và Bảo tồn Mekong, khi trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh đến nguồn nhân lực và sự phối hợp giữa các nước trong vùng để có thể bảo đảm tương lai bền vững cho khu vực sông Mêkông.
RFI : Mùa hạn 2020 đã khiến ngành nông nghiệp trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là ngành trồng lúa, bị tác động nặng, đâu là giải pháp cho lĩnh vực này ?
TS. Dương Văn Ni : Năm 2017, thủ tướng ra nghị quyết 120. Tôi cho là nghị quyết 120 là một trong những tháo gỡ về mặt chính sách tốt nhất cho Việt Nam vào lúc này. Nghị quyết 120 đó đề cập đến mấy vấn đề cốt lõi.
Vấn đề thứ nhất đề cập là các nguồn nước, kể cả nước mặn, cũng phải xem như một dạng tài nguyên. Điểm này hoàn toàn khác với tư duy trước đó : Hễ thấy nước mặn là phải có một công trình nào đó ngăn chặn. Bây giờ công nhận nước mặn như một tài nguyên để mà khai thác nó dưới diện nào đó cho có hiệu quả về kinh tế. Tôi cho rằng sự thay đổi đó rất là căn cơ.
Nhưng điều quan trọng hơn nữa là nền nông nghiệp : Nhà nước cho phép chuyển dịch nền nông nghiệp theo hướng chiều sâu, hay là theo hướng có hiệu quả kinh tế nhất, chứ không phải là khư khư ép người dân trồng nhiều lúa để gọi là “bảo đảm an ninh lương thực”. Đây là điều làm trong nhiều năm qua, chúng ta đẩy mạnh diện tích lúa ra sát bờ biển, trong khi vùng sát bờ biển vốn không thuận lợi cho trồng lúa. Bởi vì, năm nào khi dứt mưa, vùng này chắc chắn là sông rạch bị ảnh hưởng nặng, bị nhiễm mặn. Nhưng nhờ đợt hạn mặn 2015-2016 cho thấy những nỗ lực đưa nước ngọt, đưa cây lúa ra vùng duyên hải rất là bấp bênh. Những bài học đó giúp cho người dân, giúp cho chính quyền địa phương và cả cấp trung ương nhìn thấy ra được vấn đề chỗ nào rất bị tổn thương, chỗ nào không cần chăm chăm đưa cây lúa vào đó.
Tôi cho rằng 2017, Nhà nước ra được nghị quyết 120 là tháo gỡ khó khăn mang tính vĩ mô và như vậy nó giúp cho người dân có cơ hội điều chỉnh lại sản xuất của họ. Có nghĩa là nếu vùng đó thường xuyên bị mặn đe dọa và xâm nhập như vậy, tốt nhất là chúng ta nên chọn loại cây trồng, vật nuôi nào phù hợp hơn là cứ cố giữ khư khư cây lúa theo chỉ thị của Nhà nước. Đó là cái mở mang rất tốt !
RFI : Sau khi Nhà nước ban hành nghị quyết 120, nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long hiện chuyển sang hướng canh tác nào được cho là phù hợp với điều kiện thời tiết của vùng ?
TS. Dương Văn Ni : Nghị quyết chỉ mang tính rất tổng thể, giải quyết được vấn đề vĩ mô. Còn để đi vào thực tế, thực tiễn từng vùng, thì điều này lại hoàn toàn phụ thuộc vào sự sáng tạo của người dân và chính quyền địa phương.
Bởi một lý do là trong một thời gian dài, chúng ta tập trung quá nhiều cho cây lúa, và bây giờ chuyển qua cây trồng và con khác, thì thứ nhất phải cần đến hạ tầng về kỹ thuật phải tương đối đồng bộ (hệ thống tưới tiêu, hệ thống dẫn nước…). Bây giờ ví dụ muốn nuôi trồng thủy sản, thì cũng phải có cải tiến hoặc thiết kế lại, công việc này tốn rất nhiều thời gian, cũng như kinh phí.
Điểm thứ hai, quan trọng hơn, đó là hạ tầng về xã hội và kinh tế. Ví dụ, ngày xưa trồng cây lúa, thì bao nhiêu chục năm nay, người dân biết trồng như thế nào. Bây giờ chuyển sang một cây trồng khác, việc đầu tiên là người dân phải nắm được kỹ thuật để quản lý mùa vụ của cây con đó. Khi người dân đã biết những việc đó rồi thì hạ tầng, dịch vụ phục vụ liệu đã có sẵn chưa, bởi vì một thời gian dài, chúng ta chỉ phục vụ cho cây lúa, giờ chuyển sang cây con khác, người ta không chuẩn bị sẵn vật tư, phân bón hay thuốc sâu, thuốc bệnh đó.
Tiếp theo phải nói tới công lao động. Phải nói rằng hiện nay cây lúa đã được cơ giới hóa với một tỉ lệ rất lớn, từ khâu làm đất đến thu hoạch. Bây giờ chuyển qua những cây trồng khác thì cần một lượng lao động nhiều để chuẩn bị gieo sạ hay thu hoạch. Điểm quan trọng cuối cùng là không biết bán cho ai và ai ăn, nên vẫn chưa biết thị trường ở đâu.
Những điểm trên cho thấy rằng mặc dầu nghị quyết 120 đã tháo gỡ những nút thắt, nhưng để chuyện đó thành hiện thực, cụ thể ở một nơi nào đó, thì cần sự quyết tâm và sự sáng tạo của người dân và chính quyền địa phương nơi đó.
RFI : Ngoài tình trạng thiên tai, còn phải nêu thêm vấn đề nguồn lao động do người dân, đặc biệt là thanh niên, di cư lên các thành phố lớn. Tương lai của đồng bằng sông Cửu Long sẽ ra sao ?
TS. Dương Văn Ni : Nếu mà gọi là tương lai của đồng bằng sông Cửu Long như thế nào, chúng ta phải chia làm mấy loại tương lai.
Thứ nhất là tương lai gần. Tôi thấy trước mắt một vấn đề rất cụ thể là diện tích bình quân trên đầu người đã quá nhỏ do mật độ dân cư của đồng bằng đã quá lớn : Trước đây chỉ có 5-6 triệu người, giờ lên tới 20 triệu. Rồi vấn đề thiên tai, dịch bệnh, nước biển dâng, mưa bão... làm cho người dân không sống nổi trên mảnh đất của mình nữa, bởi thu nhập không đủ để trang trải nhu cầu của cuộc sống. Thành thử ra hiện nay, những người trẻ phải bỏ xứ, đi làm những nơi xa như ở trên thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Sông Bé... Đây là một vấn đề rủi ro cho tương lai. Rủi ro là vì nguồn nhân lực không phải là thanh niên nữa.
Thứ hai là các đập ở phía thượng nguồn sẽ làm cho dòng nước thất thường, lúc nhiều thì nhiều qua, lúc ít thì lại không có thêm, gây hạn chồng hạn, lũ chồng lũ. Do đó, những thiên tai do con người đóng góp vô làm cho thêm trầm trọng, càng ngày càng nhiều trong tương lai.
Cái thứ ba, nói gì thì nói, chúng ta nhìn năng lực sản xuất của người dân đồng bằng mới là vấn đề quan trọng. Trong vòng 100 ngày thôi, ở đồng bằng này, người ta có thể sản xuất ra 7-8 triệu tấn lúa. Chưa thấy một vùng đồng bằng nào trên thế giới lại có một năng lực sản xuất, gọi là tương đối đặc biệt như vậy. Nếu sức sản xuất của đồng bằng sông Cửu Long bị mai một bởi vì nguồn nhân lực trẻ không còn ở tại chỗ, rồi đất đai bị bạc mầu dần vì không còn được phù sa bồi thêm nữa, rồi nguồn nước thất thường... tất cả những yếu tố đó đe dọa đến một vấn đề rất căn cơ : Làm cho “bao tử” của nước Việt Nam bị đe dọa.
Do đó, nếu nói về sự ổn định của đồng bằng, ngoài yếu tố ổn định về môi trường, chúng ta phải coi sự ổn định năng lực sản xuất của người dân trong vùng này là điều gì đó quan trọng, từ bằng đến hơn sự phong phú của tài nguyên tự nhiên. Vì nếu tài nguyên tự nhiên có phong phú mà không có con người thì cũng không tạo được vật chất. Do đó, phải biết làm sao phải gìn giữ được năng lực sản xuất này và biết làm sao cho người dân, từng gia đình một, người ta sống nổi trên chính mảnh đất của họ, thì đến lúc đó, chúng ta mới duy trì được tính ổn định.
Thành thử ra, nói ổn định ở đây, nói về tương lai gần, tương lai xa, chúng ta thấy rõ ràng là chúng ta đang đối diện với một tương lai rất nhiều vấn đề bất định. Nếu chúng ta không tổ chức, gìn giữ được năng lực sản xuất của người dân trong khu vực này, thì chúng ta sẽ phải đối phó với nhiều rủi ro trong tương lai.
RFI : Nhiều nghiên cứu và diễn đàn khoa học đã cảnh báo rằng ổn định của lưu vực Mêkông không được bảo đảm. Đâu là những nguyên nhân dẫn đến việc các nước trong khu vực vẫn chưa tìm ra được đồng thuận cụ thể ?
TS. Dương Văn Ni : Đây là một vấn đề rất nổi cộm trong quá khứ, đặc biệt trong thời gian gần đây, nó lại nêu ra một vấn đề mang tính toàn cầu hơn. Trước hết, chúng ta thấy đồng bằng sông Cửu Long mỗi một năm xuất khẩu 6-7 triệu và 2-3 triệu tấn tôm cá... Lượng nông sản này phân phối ít nhất cho tầm 40 quốc gia trên khắp thế giới. Như vậy, đồng bằng sông Cửu Long không chỉ sản xuất để phục vụ cho 20 triệu người dân tại đồng bằng, hay là 100 triệu người dân của toàn nước Việt Nam mà nó còn đóng một vai trò quan trọng trong mắt xích kinh tế thế giới.
Do đó, vấn đề của đồng bằng sông Cửu Long phải vượt ra khỏi lưu vực của sông Cửu Long. Và không thấy ra được chuyện này, thì mọi người chỉ lo phát triển phần của mình. Ví dụ Lào có ưu thế phát triển thủy điện. Nhưng khi phát triển thủy điện thì lại gây ra những hệ lụy ở hạ lưu gồm có Campuchia, Việt Nam... Chúng ta thấy rằng Lào chỉ có khoảng từ 6-8 triệu dân, trong khi nội đồng bằng sông Cửu Long thôi đã có 20 triệu dân và có 60-80 triệu dân sống lệ thuộc vào dòng sông này. Dịch bệnh vừa xảy ra, chúng ta thấy rõ là ngành công nghiệp, dịch vụ bị ngưng trệ, thì lượng điện đâu có cần. Có nhiều điện nhưng không có lương thực thực phẩm trong khu vực, thì phải đối diện với rủi ro rất nhiều.
Điểm thứ hai mà chúng ta thấy là vừa rồi, khi dịch bệnh xảy ra, có hàng triệu người từ các thành phố lớn, như Sài Gòn, Bình Dương, Sông Bé... quay trở về đồng bằng sông Cửu Long tránh dịch. Chúng ta đặt tình huống là nếu đồng bằng sông Cửu Long không còn sức để hấp thụ thì mấy triệu người này đi đâu. Chúng ta biết là họ sẽ tìm những chỗ nào có nước, có lương thực để đi, thì đến lúc đó, liệu biên giới giữa các quốc gia còn thực sự yên ổn không hay là nó sẽ tạo ra sự xáo trộn trong khu vực và sự xáo trộn đó luôn luôn tạo ra nguy cơ lớn nhất cho những cộng đồng nào có số lượng ít.
Chính vì vậy, những quốc gia trong lưu vực sông Mêkông phải thấy rằng đây là một vấn đề lệ thuộc lẫn nhau. Thế nhưng, đây lại là một thách thức rất khó, đã bàn từ vài chục năm mà vẫn chưa tìm thấy được một tiếng nói chung. Các quốc gia vẫn thấy phần của mình là quan trọng. Nhưng tôi vẫn tin rằng những đợt xáo trộn dịch bệnh như này cũng làm cho người ta thức tỉnh và nhìn lại tất cả những vấn đề. Hy vọng là sẽ có một tiếng nói, một sự đồng thuận về chia sẻ nguồn nước hợp lý, về gìn giữ hệ sinh thái của sông Mêkông, bởi vì đây là tương lai không phải của một thế hệ mà của nhiều thế hệ tiếp theo.
RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Dương Văn Ni, chủ tịch Quỹ Nghiên cứu và Bảo tồn Mekong.
Nguồn: http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200608-vi%E1%BB%87t-nam-gi%E1%BB%AF-%C4%91%E1%BB%93ng-b%E1%BA%B1ng-s%C3%B4ng-c%E1%BB%ADu-long-nh%E1%BB%9D-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-b%E1%BB%81n-v%E1%BB%AFng-v%C3%A0-nh%C3%A2n-l%E1%BB%B1c
Thực phẩm giúp tăng kích thước "núi đôi" an toàn
Sở hữu vòng một căng tròn, quyến rũ là mơ ước của rất nhiều cô gái, nhưng không phải ai cũng may mắn có được điều đó. Tuy nhiên, để " núi đôi "được căng tròn tự nhiên cũng không phải là điều quá khó khăn, bạn hoàn toàn có thể cải thiện vòng một của mình nhờ những thực phẩm thường ngày.
Theo những thực phẩm giàu protein và vitamin như trứng, sữa, các loại đậu, đu đủ xanh sẽ giúp cho vòng một của bạn nở nang và đầy đặn hơn. Không cần nhờ đến dao kéo, các bạn nữ hoàn toàn có thể làm đẹp cho vòng một của mình ngay tại nhà với những thực phẩm đơn giản, dễ tìm và an toàn. Bạn chỉ cần dành ra chút thời gian rảnh mỗi ngày để mua và chế biến những thực phẩm này, chúng sẽ mang đến cho bạn những tác dụng mà bạn không thể ngờ tới.
Trứng và sữa
Trứng và sữa có khả năng tự tổng hợp hóc môn trong cơ thể nhờ có chứa hàm lượng lớn vitamin A và B. Quá trình này giúp cơ thể phụ nữ, đặc biệt là vòng một phát triển nở nang hơn.
Thực phẩm chế biến từ đậu
Những loại thực phẩm như: đậu xanh, đậu đen, đậu tương, đậu phộng … có chứa một hàm lượng phong phú protein và lexithin, có khả năng thúc đẩy tuyến vú phát triển, nhất là trong giai đoạn dậy thì. Khi cơ thể đã trưởng thành, thực phẩm họ đậu còn có tác dụng giúp ngực săn chắc, đầy đặn hơn.
Thực phẩm giàu vitamin B
Vitamin nhóm B (B1, B2…B12) có ở nhiều loại thực phẩm khác nhau như cơm, rau xanh (đặc biệt là rau chân vịt), cá, ngũ cốc… Các vitamin này phối hợp với nhau giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, duy trì quá trình trao đổi chất. Nó cũng đồng thời giúp cho tuyến vú hoạt động một cách ổn định.
Thực phẩm giàu vitamin E
Vitamin E ngoài tác dụng dưỡng da còn là dinh dưỡng quan trọng trong việc thúc đầy hóc môn nữ phát triển và duy trì tính đàn hồi cho vòng một của bạn. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin E như: dưa chuột, các loại củ, quả có màu đỏ như cà chua, cà rốt, các loại hạt, củ…
Ngoài ra ưu tiên các loại thực phẩm sau:
Lạc và hạt vừng đen
Đây những loại thực phẩm nổi tiếng có nhiều vitamin E, có thể kích thích sự bài tiết ra chất làm săn chắc, từ đó khiến cho ngực được nâng lên và to hơn. Trong hạt vừng còn có thành phần có tác dụng chống lại sự lão hoá ở phụ nữ, hàm lượng vitamin B phong phú có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, có lợi cho sự tổng hợp của hooc môn giới tính và chất tạo độ săn chắc. Do đó hạt vừng có tác dụng giúp bạn có một bộ ngực đẹp.
Rau xanh
Nên ăn nhiều các loại rau xanh như bắp cải, bông cải xanh, bông cải trắng, cải ngọt… vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ. Vitamin E, C và A nằm trong nhóm những vitamin chống oxy hóa hiệu nghiệm, giúp loại thải các gốc tự do và các độc tố khác ra khỏi cơ thể.
Chất chống oxy hóa và chất xơ còn đóng vai trò mấu chốt trong việc bảo vệ cơ thể khỏi tất cả các loại ung thư, trong đó có ung thư vú - căn bệnh thường gặp ở phụ nữ.
Các loại rau xanh nhiều lá còn chứa nhiều chất indoles và sulforaphane, là những phytochemical (hợp chất hóa học tự nhiên có trong thực vật) có khả năng đánh bại các chất độc và chất sinh ung thư. Để hạn chế lượng chất dinh dưỡng bị thất thoát, bạn nên chế biến các món rau bằng phương pháp luộc.
Nho
Nho là loại quả chứa rất nhiều các loại vitamin, cũng có tác dụng ngăn ngực chảy xệ, nhão do thời gian.
Cách chế biến nho tốt nhất cho ngực là pha nước ép cùng cà chua. Nho bóc vỏ bỏ hạt “ cà chua bỏ vỏ ép thành nước. Uống đều đặn mỗi ngày có thể cải thiện nội tiết tố, giúp nở ngực.
Quả bơ
Quả bơ giàu axit béo không bão hòa, tăng độ đàn hồi các mô ngực, có chứa vitamin A có thể thúc đẩy quá trình tiết hormon sinh dục nữ và vitamin C có thể ngăn chặn sự biến dạng của ngực, vitamin E giúp tăng kích cỡ ngực. Bạn có thể xay bơ với quả óc chó hoặc hạnh nhân, thêm mật ong để uống. Chỉ trong vòng 1 tháng, bạn sẽ thấy tác dụng.
Ngoài ra bạn có thể kết hợp với một số bài thể dục đơn giản để có vòng 1 như ý bằng cách dùng tay của mình đặt song song với ngực rồi xoa theo chiều kim đồng hồ thành các vòng nhỏ, thật nhẹ nhàng từ ngoài vào trong của khuôn ngực. Sau đó đẩy ngược trở lại từ trong ra. Lặp lại ít nhất 8 lần một ngày và thường xuyên làm sẽ cho bạn hiệu quả như mong muốn. Nhưng bạn nên nhớ chỉ làm thật nhẹ nhàng vì nếu làm mạnh quá có thể gây phản ứng ngược khiến khuôn ngực của bạn tệ hại hơn.
BS Nguyễn Kim
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/nang-vong-mot-bang-thuc-pham-n173980.html?&utm_source=dable
0
Theo những thực phẩm giàu protein và vitamin như trứng, sữa, các loại đậu, đu đủ xanh sẽ giúp cho vòng một của bạn nở nang và đầy đặn hơn. Không cần nhờ đến dao kéo, các bạn nữ hoàn toàn có thể làm đẹp cho vòng một của mình ngay tại nhà với những thực phẩm đơn giản, dễ tìm và an toàn. Bạn chỉ cần dành ra chút thời gian rảnh mỗi ngày để mua và chế biến những thực phẩm này, chúng sẽ mang đến cho bạn những tác dụng mà bạn không thể ngờ tới.
Trứng và sữa
Trứng và sữa có khả năng tự tổng hợp hóc môn trong cơ thể nhờ có chứa hàm lượng lớn vitamin A và B. Quá trình này giúp cơ thể phụ nữ, đặc biệt là vòng một phát triển nở nang hơn.
Thực phẩm chế biến từ đậu
Những loại thực phẩm như: đậu xanh, đậu đen, đậu tương, đậu phộng … có chứa một hàm lượng phong phú protein và lexithin, có khả năng thúc đẩy tuyến vú phát triển, nhất là trong giai đoạn dậy thì. Khi cơ thể đã trưởng thành, thực phẩm họ đậu còn có tác dụng giúp ngực săn chắc, đầy đặn hơn.
Thực phẩm giàu vitamin B
Vitamin nhóm B (B1, B2…B12) có ở nhiều loại thực phẩm khác nhau như cơm, rau xanh (đặc biệt là rau chân vịt), cá, ngũ cốc… Các vitamin này phối hợp với nhau giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, duy trì quá trình trao đổi chất. Nó cũng đồng thời giúp cho tuyến vú hoạt động một cách ổn định.
Thực phẩm giàu vitamin E
Vitamin E ngoài tác dụng dưỡng da còn là dinh dưỡng quan trọng trong việc thúc đầy hóc môn nữ phát triển và duy trì tính đàn hồi cho vòng một của bạn. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin E như: dưa chuột, các loại củ, quả có màu đỏ như cà chua, cà rốt, các loại hạt, củ…
Ngoài ra ưu tiên các loại thực phẩm sau:
Lạc và hạt vừng đen
Đây những loại thực phẩm nổi tiếng có nhiều vitamin E, có thể kích thích sự bài tiết ra chất làm săn chắc, từ đó khiến cho ngực được nâng lên và to hơn. Trong hạt vừng còn có thành phần có tác dụng chống lại sự lão hoá ở phụ nữ, hàm lượng vitamin B phong phú có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, có lợi cho sự tổng hợp của hooc môn giới tính và chất tạo độ săn chắc. Do đó hạt vừng có tác dụng giúp bạn có một bộ ngực đẹp.
Rau xanh
Nên ăn nhiều các loại rau xanh như bắp cải, bông cải xanh, bông cải trắng, cải ngọt… vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ. Vitamin E, C và A nằm trong nhóm những vitamin chống oxy hóa hiệu nghiệm, giúp loại thải các gốc tự do và các độc tố khác ra khỏi cơ thể.
Chất chống oxy hóa và chất xơ còn đóng vai trò mấu chốt trong việc bảo vệ cơ thể khỏi tất cả các loại ung thư, trong đó có ung thư vú - căn bệnh thường gặp ở phụ nữ.
Các loại rau xanh nhiều lá còn chứa nhiều chất indoles và sulforaphane, là những phytochemical (hợp chất hóa học tự nhiên có trong thực vật) có khả năng đánh bại các chất độc và chất sinh ung thư. Để hạn chế lượng chất dinh dưỡng bị thất thoát, bạn nên chế biến các món rau bằng phương pháp luộc.
Nho
Nho là loại quả chứa rất nhiều các loại vitamin, cũng có tác dụng ngăn ngực chảy xệ, nhão do thời gian.
Cách chế biến nho tốt nhất cho ngực là pha nước ép cùng cà chua. Nho bóc vỏ bỏ hạt “ cà chua bỏ vỏ ép thành nước. Uống đều đặn mỗi ngày có thể cải thiện nội tiết tố, giúp nở ngực.
Quả bơ
Quả bơ giàu axit béo không bão hòa, tăng độ đàn hồi các mô ngực, có chứa vitamin A có thể thúc đẩy quá trình tiết hormon sinh dục nữ và vitamin C có thể ngăn chặn sự biến dạng của ngực, vitamin E giúp tăng kích cỡ ngực. Bạn có thể xay bơ với quả óc chó hoặc hạnh nhân, thêm mật ong để uống. Chỉ trong vòng 1 tháng, bạn sẽ thấy tác dụng.
Ngoài ra bạn có thể kết hợp với một số bài thể dục đơn giản để có vòng 1 như ý bằng cách dùng tay của mình đặt song song với ngực rồi xoa theo chiều kim đồng hồ thành các vòng nhỏ, thật nhẹ nhàng từ ngoài vào trong của khuôn ngực. Sau đó đẩy ngược trở lại từ trong ra. Lặp lại ít nhất 8 lần một ngày và thường xuyên làm sẽ cho bạn hiệu quả như mong muốn. Nhưng bạn nên nhớ chỉ làm thật nhẹ nhàng vì nếu làm mạnh quá có thể gây phản ứng ngược khiến khuôn ngực của bạn tệ hại hơn.
BS Nguyễn Kim
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/nang-vong-mot-bang-thuc-pham-n173980.html?&utm_source=dable
Chùm ảnh: Meteora – quần thể tu viện trên cột sa thạch kỳ vĩ
Quần thể Meteora bao gồm 6 tu viện nổi tiếng, được xây dựng trên cột sa thạch 60 triệu năm ở Kalambaka, Hy Lạp.Du lịch Hy Lạp ảnh 2
Meteora là nhóm tu viện được thành lập trên đỉnh các khối đá thẳng đứng trong thung lũng sông Pineios ở đồng bằng Thessaly, Kalambaka, Hy Lạp. Các tu viện được xây dựng trên độ cao trung bình 300 m. Một vài tu viện có thể trên độ cao 550 m. Các khối đá tự nhiên được hình thành khoảng 60 triệu năm trước, có hình thù đa dạng. Ảnh: Spotlight.it-notes.ru.
hững nhà tu khổ hạnh đã thành lập tu viện đầu tiên từ thế kỷ 14. Nơi đây dần trở thành tu viện giàu có và nổi bật nhất trong khu vực. Ảnh: Excursii reusite prin Sara Travel.
Trong suốt 100 năm chiếm đóng của Thổ Nhĩ Kỳ, những tu viện này đã cung cấp nơi tị nạn cho những người Hy Lạp và những phiến quân tìm kiếm độc lập. Các bức bích họa trang trí các bức tường của các cấu trúc đánh dấu giai đoạn quan trọng trong nghệ thuật hậu Byzantine. Ảnh: Flickr.
Mặc dù 24 tu viện đã được xây dựng, quần thể chỉ còn lại 6 tu viện, bao gồm Great Meteoron, Varlaam, Rousanou, St. Nicholas Anapausas, St. Stephen và Holy Trinity. Trước những năm 1920, bạn phải đi bằng những thang dây mạo hiểm hay ngồi trong giỏ treo lỏng lẻo được kéo bằng ròng rọc để lên tu viện. Ảnh: Greece High Definition.
Sau này, cầu và các bậc thang đá được xây dựng, giúp du khách có thể di chuyển dễ dàng hơn. Từ những năm 1960, khi các con đường trải nhựa đi qua khu vực này được xây dựng, tu viện đón hàng nghìn khách du lịch và hành hương ghé thăm mỗi năm. Ảnh: Hand Luggage Only.
Những nỗ lực bảo tồn đã được thực hiện kể từ năm 1972 để chống lại sự tàn phá trong Thế chiến II, khi khu vực này bị ném bom. Quần thể tu viện đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa từ những rung động do máy bay bay thấp và các trận động đất. Ảnh: Intelliblog.
Năm 1988, nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Tới đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của rừng thông, rừng sồi, khám phá nơi ở của sói xám, rái cá tại các khu vực ven sông. Vách đá cao là môi trường sống nổi tiếng của một số động vật đang bị đe dọa như kền kền Ai Cập, đại bàng và chim ưng. Ảnh: Planet Jaguar Tours.
Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN/ Zing.vn
0
Meteora là nhóm tu viện được thành lập trên đỉnh các khối đá thẳng đứng trong thung lũng sông Pineios ở đồng bằng Thessaly, Kalambaka, Hy Lạp. Các tu viện được xây dựng trên độ cao trung bình 300 m. Một vài tu viện có thể trên độ cao 550 m. Các khối đá tự nhiên được hình thành khoảng 60 triệu năm trước, có hình thù đa dạng. Ảnh: Spotlight.it-notes.ru.
hững nhà tu khổ hạnh đã thành lập tu viện đầu tiên từ thế kỷ 14. Nơi đây dần trở thành tu viện giàu có và nổi bật nhất trong khu vực. Ảnh: Excursii reusite prin Sara Travel.
Trong suốt 100 năm chiếm đóng của Thổ Nhĩ Kỳ, những tu viện này đã cung cấp nơi tị nạn cho những người Hy Lạp và những phiến quân tìm kiếm độc lập. Các bức bích họa trang trí các bức tường của các cấu trúc đánh dấu giai đoạn quan trọng trong nghệ thuật hậu Byzantine. Ảnh: Flickr.
Mặc dù 24 tu viện đã được xây dựng, quần thể chỉ còn lại 6 tu viện, bao gồm Great Meteoron, Varlaam, Rousanou, St. Nicholas Anapausas, St. Stephen và Holy Trinity. Trước những năm 1920, bạn phải đi bằng những thang dây mạo hiểm hay ngồi trong giỏ treo lỏng lẻo được kéo bằng ròng rọc để lên tu viện. Ảnh: Greece High Definition.
Sau này, cầu và các bậc thang đá được xây dựng, giúp du khách có thể di chuyển dễ dàng hơn. Từ những năm 1960, khi các con đường trải nhựa đi qua khu vực này được xây dựng, tu viện đón hàng nghìn khách du lịch và hành hương ghé thăm mỗi năm. Ảnh: Hand Luggage Only.
Những nỗ lực bảo tồn đã được thực hiện kể từ năm 1972 để chống lại sự tàn phá trong Thế chiến II, khi khu vực này bị ném bom. Quần thể tu viện đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa từ những rung động do máy bay bay thấp và các trận động đất. Ảnh: Intelliblog.
Năm 1988, nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Tới đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của rừng thông, rừng sồi, khám phá nơi ở của sói xám, rái cá tại các khu vực ven sông. Vách đá cao là môi trường sống nổi tiếng của một số động vật đang bị đe dọa như kền kền Ai Cập, đại bàng và chim ưng. Ảnh: Planet Jaguar Tours.
Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN/ Zing.vn
Đăng trong:
Ảnh,
Tôn giáo,
Văn hóa,
Văn hóa - Du lịch,
Văn minh nhân loại
Một nước Mỹ theo chủ nghĩa xã hội sẽ như thế nào?
Vì sao Donald Trump lồng lộn trước sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Mỹ? Có phải chủ nghĩa xã hội đã thật sự có chỗ đứng tại Mỹ, và một nước Mỹ theo chủ nghĩa xã hội sẽ như thế nào?
Nguồn: What Would a Socialist America Look Like? / Politico Magazine / 2018/09/03.
Biên dịch: Đoàn Hiểu Linh / Redsvn.net.
Chỉ cách đây một thập kỷ, “chủ nghĩa xã hội” còn là từ bị coi thường trong chính trị Mỹ. Những tranh cãi về giá trị của nó hầu hết chỉ giới hạn trong các blog khó hiểu, các tạp chí chuyên sâu và các đảng chính trị ở bên kia Thái Bình Dương. Tuy nhiên, gần đây, Bernie Sanders, Alexandria Ocasio-Cortez và nhiều chính trị gia khác đã thổi một luồng sinh khí mới vào danh từ này, bổ sung thêm vào các tranh cãi chính trị chính thống một tầm nhìn khác biệt cho nền kinh tế Mỹ. Trước khi hết một nửa nhiệm kỳ, các chính trị gia như Ocasio-Cortez, Rashida Tlaib của Michigans, James Thompson của Kansas đã tự hào xác nhận mình là thành viên của Các nhà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Mỹ (Democratic Socialists of America – DSA), nhóm xã hội chủ nghĩa lớn nhất đất nước này với số thành viên tăng mạnh kể từ chiến dịch chạy đua vào Nhà trắng của Sanders năm 2016.
Đối với độc giả Fox News, đó là những cơn ác mộng, chưa kể những đảng viên Dân chủ thất thường còn sợ sự xa lánh của các cử tri vốn đã quen với chủ nghĩa tiệm tiến (incrementalism) thời hậu Lyndon B. Johnson của đảng này. Tuy vậy, theo một cuộc trưng cầu hồi tháng 8, lần đầu tiên kể từ khi viện nghiên cứu Gallup đặt vấn đề này, đã có nhiều đảng viên dân chủ chấp thuận chủ nghĩa xã hội hơn chủ nghĩa tư bản.
Có phải chủ nghĩa xã hội đã thật sự đến với nước Mỹ, và nó sẽ như thế nào? Tạp chí Politico Magazine đã mời các nhà văn, chuyên gia chính sách, chính trị gia xã hội chủ nghĩa cùng thảo luận. Các câu trả lời của khách mời cũng đa dạng như chính phong trào xã hội chủ nghĩa. Điều tốt nhất mà phong trào này đang phản ánh là những chân trời chính trị mở rộng trong một thế giới mới dũng cảm, thế giới thời hậu Donald Trump.
*
Nếu nó đủ tốt cho những Bắc Âu, nó cũng đủ tốt cho chúng ta – Matthew Bruenig, người sáng lập Dự án Chính sách của Nhân dân (People’s Policy Project), một viện cố vấn cấp tiến
Có một cách xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Mỹ, đó là sao chép định chế kinh tế ở các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy. Các nước này là những nơi liên tục đứng đầu các bảng xếp hạng toàn cầu về hạnh phúc, phát triển con người và sự thỏa mãn toàn diện. họ có những thị trường lao động mang tính tổ chức cao, các nhà nước phúc lợi chung và tỉ lệ sở hữu vốn tư bản công tương đối cao.
Để chuyển sang định hướng Bắc Âu, nước Mỹ nên thúc đẩy công đoàn hóa hàng loạt trong lực lượng lao động, gia tăng bảo vệ pháp lý trong các điều khoản trọng tài và cho phép công nhân giành được một số ghế trong ban quản trị doanh nghiệp công ty mà họ đang làm việc, như thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đã đề nghị gần đây.
Nói về phúc lợi nhà nước, đất nước này nên xây dựng hệ thống bảo hiểm sức khỏe quốc gia, tương tự như đề nghị “Chăm sóc y khoa cho Tất cả” (Medicare for All) của một số đảng viên Dân chủ, kéo dài kỳ nghỉ thai sản của các bậc phụ huy tương lai, trợ cấp cho mỗi trẻ em trong mỗi gia đình 300 USD mỗi tháng, cung cấp miễn phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ và trẻ trước tuổi mẫu giáo. Nước Mỹ cũng nên trợ cấp nhà ở cho những người thu nhập thấp và gia tăng phúc lợi tối thiểu cho những quan chức cao cấp về hưu, những người về hưu non vì không còn khả năng làm việc.
Để gia tăng quyền sở hữu công về tư bản, chính phủ nên thiết lập một quỹ của cải xã hội và từ từ lấp đầy quỹ này bằng các tài sản tư bản mua trên thị trường mở. Theo thời gian, lợi nhuận từ quỹ có thể được chia sẻ cho mọi người dân Mỹ như các khoản thanh toán chung, hoặc dùng làm doanh thu chính phủ tổng quát. Chính phủ nên xây dựng ít nhất 10 triệu đơn vị nhà ở xã hội thuộc sở hữu công dành cho nhiều mức thu nhập để gia tăng quyền sở hữu công và thúc đẩy sự gia tăng nguồn cung nhà ở tại các khu vực đô thị đắt đỏ có giới hạn mà nhiều người đang rất cần.
*
Chủ nghĩa xã hội dân chủ là mở rộng sự dân chủ – David Duhalde, quản lý bầu cử cao cấp của Cuộc cách mạng của chúng ta (Our Revolution), một tổ chức phi lợi nhuận cấp tiến lấy cảm hứng từ Bernie Sander
Nội dung quan trọng thường bị bỏ qua về cách thiết lập chủ nghĩa xã hội là sự mở rộng danh sách những người ra quyết định trong xã hội và cách thức họ làm điều đó, trong đó có quyền sở hữu dân chủ tại nơi làm việc. Chủ nghĩa xã hội dân chủ ở Mỹ cũng nói về việc mở rộng dân chủ nhiều như bất kỳ thứ gì khác.
Trong ngắn hạn, cũng như người theo đường lối tự do, những người xã hội chủ nghĩa muốn bảo vệ, gia tăng và mở rộng các dịch vụ xã hội và hàng hóa công. Chúng ta đã làm thế, tuy nhiên, không phải vì những chương trình đó là nhân đạo, mà là để chuyển lên nền dân chủ xã hội, nơi mà cuộc sống của nhân dân ít phải tuân theo các ý muốn bất ngờ của thị trường tự do. Chăm sóc sức khỏe chung và sự đảm bảo công việc, hai ý tưởng mới mẻ mà trong thực tế đang được thảo luận ở Thượng viện tháng 9 vừa qua sẽ chỉ là những bước đầu tiên hướng tới nền dân chủ xã hội.
Thiết lập chủ nghĩa xã hội dân chủ nghĩa là dân chủ hóa quyền sở hữu vốn, cuộc sống cá nhân và công việc của chúng ta. Những người xã hội chủ nghĩa tin rằng, nếu bạn làm việc ở đâu, bạn nên có tiếng nói về cách thức nơi đó hoạt động. Ở cấp độ công ty ngày nay, điều này là khả thi nhờ các công đoàn, các hội đồng công nhân và các ban giám đốc được bầu cử. Ngoài ra, nếu lao động của bạn tạo ra lợi nhuận, trong chế độ chủ nghĩa xã hội, bạn sẽ có cổ phần quyền sở hữu và một tiếng nói dân chủ về cách nơi làm việc của bạn đang hoạt động.
Các hợp tác xã và doanh nghiệp công như Mondragon ở xứ Basque, hợp tác xã Jackson ở Mississippi và Red Emma’s ở Baltimore đem lại cho chúng ta một vài nét sơ lược về các quyền sở hữu kiểu này. Loại hình nền kinh tế được dân chủ hóa sẽ trao quyền tự chủ cho các cộng đồng bị bỏ rơi trong lịch sử, và sẽ là nền tảng của bất kỳ nước Mỹ xã hội chủ nghĩa nào.
*
Hãy gọi nó bằng bất cứ từ gì bạn muốn, nó là việc làm cho các cộng đồng trở nên bình đẳng hơn – Rashida Tlaib, ứng viên của Đảng Dân chủ tại Quận quốc hội thứ 13 của Michigan
Với tôi, chủ nghĩa xã hội là sự đảm bảo cho các chính sách chính phủ đặt nhu cầu con người lên trước lòng tham của doanh nghiệp và chúng ta xây dựng các cộng đồng nơi mà mọi người đều có một cơ hội để nỗ lực. Tôi kháng cự lại các tên gọi, kể cả những người có thể miêu tả tôi một cách rõ ràng là “cấp tiến”, bởi vì tôi cảm thấy một khi truyền thông bắt đầu định nghĩa bạn, thay vì để cho những hành động của bạn cất tiếng nói, bạn bắt đầu đánh mất đi một chút nào đó hình ảnh “bạn là ai”. Tôi tự hào là một thành viên của Các nhà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Mỹ (DSA) ở Vùng đô thị Detroit bởi vì họ đang làm những điều tương tự như tôi. Có thể kể ra một số việc như: Một mức lương đủ sống cho mọi người, loại bỏ ICE (Abolish ICE – một phong trào chính trị đề nghị loại bỏ cơ quan thực thi hải quan và nhập cư Mỹ) và đảm bảo chăm sóc sức khỏe chung.
Chúng ta đang cố gắng xây dựng những cộng đồng nơi sự giáo dục mà bạn tiếp cận, những công việc bạn có thể có đều không phụ thuộc vào mã bưu chính, chủng tộc hay giới tính của bạn. Mọi người không nhất thiết phải tìm kiếm một đại diện “xã hội chủ nghĩa dân chủ” hay “cấp tiến”, nhưng họ cũng không sợ những từ đó, họ chỉ đang tìm một chiến binh sẽ đặt nhu cầu của họ lên trên lợi nhuận doanh nghiệp và không bao giờ lùi bước. Vì vậy, nếu người khác muốn gọi tôi là một nhà xã hội chủ nghĩa dân chủ dựa trên việc tôi chiến đấu vì lợi ích chung làm cho tất cả chúng ta tốt đẹp hơn, thì điều đó ổn với tôi, nếu không thì chắc chắn tôi sẽ không nói chuyện với họ.
Nhưng tôi định nghĩa bản thân mình qua những thấu kính độc đáo của chính tôi: Tôi là một người mẹ chiến đấu vì công lý cho tất cả. Cuối cùng, tôi đang cố gắng xây dựng các liên minh và truyền cảm hứng cho các nhà hoạt động xây dựng một xã hội nơi mà mọi người ai cũng có cơ hội phát triển. Đó chính là chủ nghĩa xã hội mà tôi hứng thú.
Chủ nghĩa xã hội sẽ là phương thuốc sửa chữa sự tước đoạt có tính hệ thống với người da màu – Connie M. Razza, giám đốc nghiên cứu và chính sách tại Viện cố vấn Demos.
Một nền kinh tế Mỹ công bằng hơn, hay có tính xã hội chủ nghĩa dân chủ hơn, sẽ yêu cầu tái cơ cấu các cấu trúc đã tước đoạt của cải và những nguồn lực khác khỏi các cộng đồng người da màu một cách có hệ thống. Để hiểu rõ những cấu trúc đó, chúng ta có thể nhìn lại hàng trăm năm người châu Âu đã lấy đất từ người Mỹ bản địa và biến người châu Phi thành nô lệ cũng để lấy đất của họ, hoặc có thể nhìn lại chuyện cách đây 10 tháng, Đảng Cộng hòa đã thông qua một dự luật cắt bỏ thuế để làm lợi cho các nhà tài trợ lớn của họ với cái giá phải trả là lợi ích của người nghèo, người lao động (dự luật cải cách thuế được Thượng viện Mỹ thông qua tháng 12/2017 giảm thuế thu nhập cho các cá nhân và gia đình ở mọi cấp độ thu nhập và thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% còn 21% cho tới năm 2026 – Người dịch).
Ngoài ra, một hệ thống mới sẽ điều chỉnh cách cư xử với các doanh nghiệp, công nhận điều gì đã được xem là đúng: Chúng tôi đầu tư vào các doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng mà các doanh nghiệp phụ thuộc bởi vì các doanh nghiệp phục vụ chúng tôi. Trong tình hình bãi bỏ quy định và cắt giảm thuế như hiện nay, chúng ta đã chuyển giao quyền lực cho các doanh nghiệp. Luật lệ phù hợp và thuế công bằng giúp các doanh nghiệp dễ dàng tập trung các nguồn lực, dù đó là tiền (với công ty tài chính), điện (với công ty năng lượng), công nghệ, thực phẩm… và phân phối chúng tới nơi chúng thật sự cần đến.
Một điều quan trọng là một tương lai công bằng yêu cầu mọi người đều có tiếng nói bình đẳng trong nền dân chủ Mỹ – sự công bằng trong tiếp cận bỏ phiếu, tự do khỏi mọi rào cản hạn chế thái quá. Nến tài chính công thông minh sẽ giúp các cử tri có thể tham gia một cách có ý nghĩa bằng cách tài trợ cho các ứng viên và cho phép mọi công dân có năng lực đều có cơ hội chạy đua vào các văn phòng. Không nên để sức mạnh đồng tiền giúp những người giàu có thêm nhiều là phiếu. Một nền kinh tế – chính trị công bằng hơn sẽ thừa nhận rằng chỉ có tiếng nói là tiếng nói, và cơ hội để gây ảnh hưởng đến cách tư duy của các đại diện là thông qua sự chắc chắn của các ý tưởng.
*
Xã hội chủ nghĩa dân chủ nghĩa là quyền sở hữu dân chủ với nền kinh tế – Peter Gowan, thành viên tổ chức phi lợi nhuận tiến bộ Democracy Collaborative (Cộng tác Dân chủ)
Một chính phủ được bầu chọn một cách dân chủ nên sở hữu những tài sản độc quyền tự nhiên như các tiện ích, vận tải đường sắt, cung cấp các dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở, chăm sóc trẻ em, ngân hàng, và xây dựng phúc lợi nhà nước chung loại bỏ đói nghèo thông qua việc đảm bảo thu nhập tối thiểu, hỗ trợ người khuyết tật, người già và gia đình có con nhỏ.
Nhưng chúng ta phải đi xa hơn điều đó. Chúng ta cần khảo sát để thiết lập sở hữu dân chủ trên một nền kinh tế rộng lớn hơn, và loại bỏ sự phụ thuộc của chúng ta vào những ngành công nghiệp lệ thuộc vào sự ô nhiễm và chiến tranh để tồn tại. Cần có các chiến lược cho phép công nhân các ngành nhiên liệu hóa thạch, hàng không, quốc phòng tái sử dụng cơ sở vật chất của họ cho việc sản xuất hữu ích có tính xã hội nhiều hơn.
Một ví dụ là Lucas Plan ở Anh quốc, nơi công nhân thiết kế và xuất bản một “kế hoạch doanh nghiệp thay thế” khả thi, bao gồm việc cấp vốn cho các ngành năng lượng tái chế, vận tải công, công nghệ y tế. Chúng ta cần một cơ chế để chuyển đổi tài sản doanh nghiệp thành các quỹ của cải xã hội định hướng khu vực được kiểm soát bởi các cổ đông đa dạng và có trách nhiệm, những người sẽ dần dần chuyển giao quyền sở hữu ra khỏi những nhóm người vô trách nhiệm để hướng về các tổ chức bao gồm số đông dân chúng.
Một nước Mỹ theo xã hội chủ nghĩa dân chủ sẽ là một xã hội mà ở đó, của cải và quyền lực được phân phối đồng đều rất nhiều, và ít có tội ác, ít sự cô đơn và sự bỏ rơi. Chủ nghĩa xã hội dân chủ nhắm tới sự giải phóng năng lực và sự sáng tạo con người, không chỉ ở Mỹ mà là ở tất cả các quốc gia có giới tư bản bóc lột và xâm chiếm vì lợi nhuận của các tỉ phú ở đất nước chúng ta.
.
*
Đó là việc trao cho mọi người một tiếng nói trong việc ra quyết định – Maria Svart, giám đốc toàn quốc của tổ chức Những nhà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Mỹ (DSA)
Sức mạnh tập thể là chìa khóa cho hình ảnh của chủ nghĩa xã hội Mỹ, bởi vì chủ nghĩa xã hội dân chủ dựa trên nền tảng quan trọng là: Chúng ta không có bản đồ chi tiết cho con đường này, vì vậy mở rộng nền dân chủ bao gồm tất cả chúng ta vừa là phương tiện vừa là mục đích.
Vấn đề của chủ nghĩa tư bản không chỉ là một hệ thống vận hành bằng tầng lớp tinh hoa giàu có, thèm khát lợi nhuận vốn và luôn đem lại sự bất ổn, hay việc nó bỏ rơi những tầng lớp xã hội nghèo đói trên đường phố. Vấn đề là nó phụ thuộc vào chế độ độc tài của người giàu. Sự khác biệt cơ bản mà chúng ta kỳ vọng ở một xã hội xã hội chủ nghĩa là tất cả chúng ta đều sẽ có tiếng nói trong những quyết định ảnh hưởng đến cuộc đời chúng ta. Nơi làm việc sẽ được sở hữu bởi các công nhân điều hành chúng, hơn là một ông chủ được ủy quyền.
Hệ thống chính trị sẽ có tính dân chủ thật sự hơn là hệ thống được điều hành bởi những người đã mua các chính trị gia. Đời sống gia đình sẽ dân chủ hơn, và sẽ không có ai phải phụ thuộc vào một người kiếm tiền chỉ để sống sót, bởi vì các dịch vụ công như chăm sóc sức khỏe có sẵn cho tất cả mọi người, và được điều hành dưới sự giám sát của cộng đồng. Cuối cùng, đầu tư chính phủ sẽ là dân chủ, hơn là được quyết định bởi các nhà tài trợ doanh nghiệp hay các tay chơi phố Wall. Nói cách khác, khi đó chúng ta sẽ có sự tự do đích thực, trong khi các lựa chọn sẵn có với chúng ta hiện tại lại phụ thuộc vào cảm giác bất chợt của một vài người.
*
Nó đơn giản hơn nhiều: Bảo hiểm xã hội – Samuel Hammond, giám đốc nghiên cứu đói nghèo và phúc lợi ở Viện Cố vấn thị trường tự do Niskanen Center
Gần một thế kỷ sau khi cố Tổng thống Franklin D. Roosevelt ký quyết định thông qua đạo luật An sinh Xã hội (ngày 14/08/1935), đạo luật này vẫn là di sản lâu đời nhất của ông, giúp cho hơn 22 triệu người về hưu thoát khỏi đói nghèo mỗi năm, và bảo vệ thêm hàng triệu người khỏi rủi ro của việc sống lâu hơn số tiền tiết kiệm của họ. Tuy vậy, nhìn chung, chúng ta không xem An sinh Xã hội là “xã hội chủ nghĩa”.
Vì sao chúng ta không nên làm vậy? Không chỉ vì An sinh Xã hội là chi tiêu chính phủ lớn nhất (chiếm 1/3 ngân sách, gần 1.000 tỷ USD mỗi năm), mà còn vì việc thiết lập An sinh Xã hội có nghĩa là, kể cả những tín đồ của chủ nghĩa cá nhân khỏe mạnh nhất nước Mỹ cuối cùng cũng phải tuân thủ nghĩa vụ công dân của anh ta/cô ta.
Thái độ tích cực của doanh nhân Mỹ và một nhà nước đa dạng khổng lồ đến từ việc là đất nước của những người nhập cư, những điều đó có nghĩa là Mỹ sẽ không bao giờ có được thương hiệu uy tín cao về dân chủ xã hội mà ai đó có thể tìm thấy ở Bắc Âu. Tuy nhiên, thành công của An sinh Xã hội đem lại một gợi ý gồm hai từ về cách thức mà nước Mỹ có thể trở nên “xã hội chủ nghĩa” hơn chỉ sau một đêm: Bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội là tập hợp công các rủi ro mà các thị trường vật lộn để duy trì chúng, từ các điều kiện y tế tồn tại trước khi được bảo hiểm cho đến việc đột ngột mất việc. Nó có thể được thực hiện một cách có hiệu quả bởi bất kỳ chính phủ nào đủ năng lực cắt giảm các chi phiếu. Và trong khi tính quan liêu của các nhà quản trị An sinh Xã hội có thể rất khó chịu, dường như bảo hiểm xã hội tương thích một cách hoàn hảo với thương hiệu đa chủng tộc uy tín thấp của nước Mỹ. Điều này cho thấy là con đường phía trước của các nhà xã hội chủ nghĩa Mỹ không phải là chiếm lấy phố Wall, mà là những con đường ở Hartford, Connecticut – thủ đô ngành công nghiệp bảo hiểm của đất nước này.
*
Hãy quên đi nền dân chủ xã hội. Nước Mỹ đã sẵn sàng cho chủ nghĩa xã hội thật sự – Joe Guinan, giám đốc điều hành Next System Project (Dự án Hệ thống kế tiếp) thuộc tổ chức Democracy Collaborative (Hợp tác Dân chủ)
Khi chủ nghĩa xã hội đến Mỹ, nó sẽ không phải là chủ nghĩa xã hội “một cỡ cho tất cả” – dù nó sẽ có những khát vọng và những khía cạnh tổng quát. Nó sẽ được thực hiện từ dưới lên, thay vì áp đặt từ trên xuống, tuân theo các truyền thống tốt nhất của nước Mỹ – có thể thu hút nhiều thí nghiệm đa dạng ở các “phòng thí nghiệm dân chủ” địa phương và nhà nước, giống như New Deal (các chương trình và dự án khôi phục sự giàu có của nước Mỹ trong thời kỳ Đại khủng hoảng kinh tế từ 1933-1935 dưới thời tổng thống Franklin D. Roosevelt).
Nó sẽ có tính dân chủ, phi tập trung hóa và tập thể quyết định (cho phép mọi người đều tham gia quyết định). Nó sẽ cắm rễ vào sự công bằng tình dục, giới tính, chủng tộc, gợi lại câu thơ của Langston Hughes (trong bài thơ Let America be America Again / Để nước Mỹ lại là nước Mỹ) về một vùng đất “chưa bao giờ, nhưng phải là – vùng đất mà mọi người đều tự do”.
Nó sẽ tháo gỡ, thay vì áp đặt một trại cải tạo Mỹ như hiện tại – thể chế bỏ tù hàng loạt theo chủng tộc có tỉ lệ dân số ở tù cao nhất thế giới. Nó sẽ là việc sống một cách an toàn, khôn ngoan và sống tốt trong một cộng đồng đang phát triển, trong sự đoàn kết với muôn loài, thay vì đi quá xa những biên giới sinh thái để theo đuổi việc tích lũy tài chính.
Đây sẽ là chủ nghĩa xã hội thật sự, thay cho nền dân chủ xã hội hay chủ nghĩa tự do, bởi vì nó sẽ xã hội hóa phương tiện sản xuất, mặc dù không phải tất cả các loại hình phương tiện đó đều tập trung trong tay nhà nước. Thay cho của cải tập trung sẽ là sự phân tán quyền sở hữu rộng rãi. Thay cho các thị trường toàn cầu không xung đột sẽ là nền kinh tế địa phương có tính tái luân chuyển, tập thể quyết định, cắm rễ. Thay cho các tập đoàn đa quốc gia bóc lột sẽ là công ty thuộc sở hữu chính quyền, cộng đồng, công nhân. Thay vì tư hữu hóa bán tài sản thì sẽ là vô số các doanh nghiệp công dân chủ. Thay cho việc tạo ra tín dụng tư nhân bởi các ngân hàng thương mại và tài chính nhà đầu tư sẽ là sức mạnh tiềm năng to lớn của các ngân hàng công và tài chính chính phủ tự chủ, những thứ khiến chúng ta nhớ đến Abraham Lincoln và Franklin D. Roosevelt.
*
Một giải pháp thay thế mới mẻ cho hệ thống tư bản chủ nghĩa Mỹ là bất kỳ điều gì nhưng phải tự do – Thomas Hanna, giám đốc nghiên cứu của Democracy Collaborative (Hợp tác Dân chủ)
Một hình thức chủ nghĩa xã hội thực tiễn ở Mỹ trong thế kỷ 21 sẽ xảy ra khi quyền sở hữu dân chủ thay thế và thế chỗ mô hình doanh nghiệp bóc lột thống trị hiện nay. Không có một hình thức sở hữu dân chủ duy nhất nào là lý tưởng mà có nhiều hình thức đa dạng: Sở hữu nhà nước đầy đủ, sở hữu nhà nước từng phần, sở hữu chính quyền/địa phương, sở hữu nhiều cổ đông, sở hữu công nhân, sở hữu hợp tác người tiêu dùng, sở hữu hợp tác nhà sản xuất, sở hữu cộng đồng và sở hữu tư nhân địa phương bền vững.
Bất chấp mọi tu từ về “thị trường tự do”, hệ thống tư bản chủ nghĩa Mỹ là bất kỳ điều gì ngoại trừ thị trường tự do. Hệ thống đó đã phụ thuộc nặng nề vào liều thuốc chính sách, quy định, sự quản trị chính phủ và những can thiệp đi kèm ở các cấp độ khác nhau – thậm chí trong một số trường hợp còn giống với hoạch định mềm, ví dụ như trong khu vực trang trại.
Một mặt, không thể tránh khỏi việc một số hỗn hợp thị trường và hoạch định sẽ là một đặc điểm của một hệ thống xã hội chủ nghĩa Mỹ, với sự tham gia có tính dân chủ hơn trong việc quyết định các ưu tiên dài hạn ở địa phương, khu vực và quốc gia một cách lý tưởng, ít nhất là lúc ban đầu. Mặt khác, nó sẽ có tính hợp lý cao hơn trong những nỗ lực hướng đến sự phát triển kinh tế công bằng về mặt địa lý, chưa kể việc xoay sở với hiểm họa biến đổi khí hậu đang gia tăng.
*
Một nhà nước phúc lợi hoàn toàn, một thị trường lao động được chuyển hóa và sở hữu nhà nước về các phương tiện sản xuất – Ryan Cooper, nhà báo của The Week
Động lực đạo đức cho sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội có thể là chủ nghĩa quân bình lấy từ John Rawls (1921-2002, một nhà triết học chính trị và đạo đức người Mỹ theo truyền thống tự do), chúa Jesus hay bất kỳ ai. Mục đích cơ bản sẽ là sử dụng của cải được phát triển bởi hoạt động tập thể của nền kinh tế đại diện cho toàn bộ dân chúng, bởi vì thật không công bằng khi để một thiểu số tinh hoa ngốn sạch phần thu nhập và của cải cực lớn trong khi hàng triệu người không có tiền hoặc chỉ vừa đủ sống.
Nhìn chung, có ba mục đích chính của chính sách xã hội chủ nghĩa là có ý nghĩa nhất.
Đầu tiên là một nhà nước phúc lợi hoàn toàn mà trong đó nhà nước sẽ nắm bắt từng nhóm người vừa mất việc hoặc không thể làm việc – thất nghiệp, trẻ em, sinh viên, người già, khuyết tật, người cần sự chăm sóc v..v. Khi hoàn thành, nhà nước phúc lợi sẽ loại bỏ động cơ tư bản chủ nghĩa là làm việc do bị đe dọa không có tiền, và thay thế nguy cơ đó bằng lời mời gọi về chỗ làm việc, đào tạo và hơn thế nữa.
Thứ hai, đó sẽ là một thị trường lao động đã chuyển hóa có tính cấp tiến, trong đó hầu như mọi công nhân đều có mặt trong công đoàn, có hợp đồng công đoàn, khác biệt lương giữa lao động phổ thông và có trình độ được thu hẹp mạnh mẽ, và công nhân sẽ nắm từ 33-50% số ghế ban giám đốc doanh nghiệp. Đó là quyền sở hữu nhà nước trực tiếp về phương tiện sản xuất, thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp nhà nước có năng suất, quốc gia hóa một số công ty chủ chốt, hoặc biến một số lớn các tổ chức doanh nghiệp thành các quỹ của cải xã hội (như Alaska đã làm).
Điều cuối cùng là cái cơ bản nhất, theo tôi nghĩ, đó là chính sách xã hội chủ nghĩa cần thiết để thật sự đánh đổ sự bất công. Ngày nay, một phần ba tổng thu nhập quốc gia chảy vào tư bản mà quyền sở hữu của nó ngày càng được tập trung vào ít người hơn. Trên thực tế, tất cả mọi sự tăng trưởng 1% thu nhập của top đầu kể từ năm 2000 đều là của tư bản.
*
Thị trường tự do không đủ để giải quyết những vấn đề chúng ta đối mặt – Sean McElwe, nhà văn và đồng sáng lập tổ chức Data for Progress (Dữ liệu cho Phát triển)
Chủ nghĩa xã hội về cơ bản là một ý tưởng đơn giản, đó là các giá trị dân chủ nên định hướng nền kinh tế của chúng ta hướng tới việc tối đa hóa sự phát triển con người, thay vì tích lũy tư bản. Chúng ta sẽ không bao giờ chấp nhận những quyết định mà chính phủ của chúng ta dành riêng cho người da trắng giàu có, và chúng ta không nên chấp nhận những quyết định về nền kinh tế của chúng ta được thực hiện theo cách đó.
Về mặt lịch sử, nhóm người da trắng giàu có không phải là những người phục vụ tốt nhất cho các lợi ích chung của nhân loại.
Khi nền kinh tế của chúng ta không dân chủ, việc chính phủ có sự dân chủ là một điều bất khả thi. Chúng ta không thể lèo lái xã hội của chúng ta hướng tới sự thỏa mãn tối đa một cách có hiệu quả khi các lợi ích của tư bản được đặt lên trên các lợi ích được chia sẻ của cộng đồng.
Lấy ví dụ về biến đổi khí hậu, một bài toán đơn giản. Các doanh nghiệp lớn nhất của chúng ta có nguồn cung nhiên liệu hóa thạch mà nếu bị đốt cháy sẽ đẩy mật độ carbon toàn cầu lên cao hơn hai lần ngưỡng nguy hiểm. Lựa chọn cũng đơn giản: Nhân loại tồn tại, và các công ty viết giấy xóa nợ, hoặc các công ty duy trì lợi nhuận và sự sống loài người bị tuyệt chủng.
Các nhà xã hội chủ nghĩa khác với các đảng viên Dân chủ tự do như thế nào?
Đầu tiên, các nhà xã hội chủ nghĩa nhận ra rằng chỉ thị trường thôi thì không đủ để giải quyết các vấn đề chúng ta đang gặp phải. Hiện nay, vốn hóa thị trường của một vài công ty nhiên liệu hóa thạch cũng đủ để được ưu tiên hơn ý chí của cả cộng đồng quốc tế chứ không chỉ ý chí của cử tri Mỹ. Hơn nữa, một nền kinh tế phải được đưa ra khỏi những bàn tay thị trường, không chỉ là sản xuất năng lượng mà cả chăm sóc sức khỏe, thông qua liều thuốc xã hội chủ nghĩa hóa.
Thứ hai, những người xã hội chủ nghĩa nhận ra rằng, một nhà nước phúc lợi dựa trên chế độ thực dân không phải là một mục tiêu tiến bộ. Mỹ, theo lưu ý của nhiều chính trị gia dân chủ, là quốc gia giàu nhất thế giới. Sự giàu có đó được xây dựng trên bạo lực tồi tệ và giết chóc trên phạm vi toàn cầu. Đó là nguồn lợi nhuận của đế chế. Một nền chính trị xã hội chủ nghĩa sẽ nỗ lực vì một nền tảng phân phối thu nhập toàn cầu tiến bộ hơn.
Những người xã hội chủ nghĩa tin rằng, nếu không có sự kiểm soát dân chủ với tư bản và sự kết thúc của chế độ thực dân, các mục tiêu của chủ nghĩa cấp tiến sẽ không được hoàn thành. Những người xã hội chủ nghĩa tranh luận rằng chủ nghĩa tư bản không tương thích với dân chủ. Với những ai không đồng ý, chúng tôi đặt ra một câu hỏi đơn giản: Nơi nào sẽ được quét dọn sớm hơn, vốn hóa thị trường của ExxonMobil hay thành phố Miami (thành phố này bị tàn phá nặng nề bởi siêu bão Irma vào tháng 9/2017 – Người dịch)?
ĐOÀN HIỂU LINH / REDSVN.NET
0
Nguồn: What Would a Socialist America Look Like? / Politico Magazine / 2018/09/03.
Biên dịch: Đoàn Hiểu Linh / Redsvn.net.
Chỉ cách đây một thập kỷ, “chủ nghĩa xã hội” còn là từ bị coi thường trong chính trị Mỹ. Những tranh cãi về giá trị của nó hầu hết chỉ giới hạn trong các blog khó hiểu, các tạp chí chuyên sâu và các đảng chính trị ở bên kia Thái Bình Dương. Tuy nhiên, gần đây, Bernie Sanders, Alexandria Ocasio-Cortez và nhiều chính trị gia khác đã thổi một luồng sinh khí mới vào danh từ này, bổ sung thêm vào các tranh cãi chính trị chính thống một tầm nhìn khác biệt cho nền kinh tế Mỹ. Trước khi hết một nửa nhiệm kỳ, các chính trị gia như Ocasio-Cortez, Rashida Tlaib của Michigans, James Thompson của Kansas đã tự hào xác nhận mình là thành viên của Các nhà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Mỹ (Democratic Socialists of America – DSA), nhóm xã hội chủ nghĩa lớn nhất đất nước này với số thành viên tăng mạnh kể từ chiến dịch chạy đua vào Nhà trắng của Sanders năm 2016.
Đối với độc giả Fox News, đó là những cơn ác mộng, chưa kể những đảng viên Dân chủ thất thường còn sợ sự xa lánh của các cử tri vốn đã quen với chủ nghĩa tiệm tiến (incrementalism) thời hậu Lyndon B. Johnson của đảng này. Tuy vậy, theo một cuộc trưng cầu hồi tháng 8, lần đầu tiên kể từ khi viện nghiên cứu Gallup đặt vấn đề này, đã có nhiều đảng viên dân chủ chấp thuận chủ nghĩa xã hội hơn chủ nghĩa tư bản.
Có phải chủ nghĩa xã hội đã thật sự đến với nước Mỹ, và nó sẽ như thế nào? Tạp chí Politico Magazine đã mời các nhà văn, chuyên gia chính sách, chính trị gia xã hội chủ nghĩa cùng thảo luận. Các câu trả lời của khách mời cũng đa dạng như chính phong trào xã hội chủ nghĩa. Điều tốt nhất mà phong trào này đang phản ánh là những chân trời chính trị mở rộng trong một thế giới mới dũng cảm, thế giới thời hậu Donald Trump.
*
Nếu nó đủ tốt cho những Bắc Âu, nó cũng đủ tốt cho chúng ta – Matthew Bruenig, người sáng lập Dự án Chính sách của Nhân dân (People’s Policy Project), một viện cố vấn cấp tiến
Có một cách xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Mỹ, đó là sao chép định chế kinh tế ở các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy. Các nước này là những nơi liên tục đứng đầu các bảng xếp hạng toàn cầu về hạnh phúc, phát triển con người và sự thỏa mãn toàn diện. họ có những thị trường lao động mang tính tổ chức cao, các nhà nước phúc lợi chung và tỉ lệ sở hữu vốn tư bản công tương đối cao.
Để chuyển sang định hướng Bắc Âu, nước Mỹ nên thúc đẩy công đoàn hóa hàng loạt trong lực lượng lao động, gia tăng bảo vệ pháp lý trong các điều khoản trọng tài và cho phép công nhân giành được một số ghế trong ban quản trị doanh nghiệp công ty mà họ đang làm việc, như thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đã đề nghị gần đây.
Nói về phúc lợi nhà nước, đất nước này nên xây dựng hệ thống bảo hiểm sức khỏe quốc gia, tương tự như đề nghị “Chăm sóc y khoa cho Tất cả” (Medicare for All) của một số đảng viên Dân chủ, kéo dài kỳ nghỉ thai sản của các bậc phụ huy tương lai, trợ cấp cho mỗi trẻ em trong mỗi gia đình 300 USD mỗi tháng, cung cấp miễn phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ và trẻ trước tuổi mẫu giáo. Nước Mỹ cũng nên trợ cấp nhà ở cho những người thu nhập thấp và gia tăng phúc lợi tối thiểu cho những quan chức cao cấp về hưu, những người về hưu non vì không còn khả năng làm việc.
Để gia tăng quyền sở hữu công về tư bản, chính phủ nên thiết lập một quỹ của cải xã hội và từ từ lấp đầy quỹ này bằng các tài sản tư bản mua trên thị trường mở. Theo thời gian, lợi nhuận từ quỹ có thể được chia sẻ cho mọi người dân Mỹ như các khoản thanh toán chung, hoặc dùng làm doanh thu chính phủ tổng quát. Chính phủ nên xây dựng ít nhất 10 triệu đơn vị nhà ở xã hội thuộc sở hữu công dành cho nhiều mức thu nhập để gia tăng quyền sở hữu công và thúc đẩy sự gia tăng nguồn cung nhà ở tại các khu vực đô thị đắt đỏ có giới hạn mà nhiều người đang rất cần.
*
Chủ nghĩa xã hội dân chủ là mở rộng sự dân chủ – David Duhalde, quản lý bầu cử cao cấp của Cuộc cách mạng của chúng ta (Our Revolution), một tổ chức phi lợi nhuận cấp tiến lấy cảm hứng từ Bernie Sander
Nội dung quan trọng thường bị bỏ qua về cách thiết lập chủ nghĩa xã hội là sự mở rộng danh sách những người ra quyết định trong xã hội và cách thức họ làm điều đó, trong đó có quyền sở hữu dân chủ tại nơi làm việc. Chủ nghĩa xã hội dân chủ ở Mỹ cũng nói về việc mở rộng dân chủ nhiều như bất kỳ thứ gì khác.
Trong ngắn hạn, cũng như người theo đường lối tự do, những người xã hội chủ nghĩa muốn bảo vệ, gia tăng và mở rộng các dịch vụ xã hội và hàng hóa công. Chúng ta đã làm thế, tuy nhiên, không phải vì những chương trình đó là nhân đạo, mà là để chuyển lên nền dân chủ xã hội, nơi mà cuộc sống của nhân dân ít phải tuân theo các ý muốn bất ngờ của thị trường tự do. Chăm sóc sức khỏe chung và sự đảm bảo công việc, hai ý tưởng mới mẻ mà trong thực tế đang được thảo luận ở Thượng viện tháng 9 vừa qua sẽ chỉ là những bước đầu tiên hướng tới nền dân chủ xã hội.
Thiết lập chủ nghĩa xã hội dân chủ nghĩa là dân chủ hóa quyền sở hữu vốn, cuộc sống cá nhân và công việc của chúng ta. Những người xã hội chủ nghĩa tin rằng, nếu bạn làm việc ở đâu, bạn nên có tiếng nói về cách thức nơi đó hoạt động. Ở cấp độ công ty ngày nay, điều này là khả thi nhờ các công đoàn, các hội đồng công nhân và các ban giám đốc được bầu cử. Ngoài ra, nếu lao động của bạn tạo ra lợi nhuận, trong chế độ chủ nghĩa xã hội, bạn sẽ có cổ phần quyền sở hữu và một tiếng nói dân chủ về cách nơi làm việc của bạn đang hoạt động.
Các hợp tác xã và doanh nghiệp công như Mondragon ở xứ Basque, hợp tác xã Jackson ở Mississippi và Red Emma’s ở Baltimore đem lại cho chúng ta một vài nét sơ lược về các quyền sở hữu kiểu này. Loại hình nền kinh tế được dân chủ hóa sẽ trao quyền tự chủ cho các cộng đồng bị bỏ rơi trong lịch sử, và sẽ là nền tảng của bất kỳ nước Mỹ xã hội chủ nghĩa nào.
*
Hãy gọi nó bằng bất cứ từ gì bạn muốn, nó là việc làm cho các cộng đồng trở nên bình đẳng hơn – Rashida Tlaib, ứng viên của Đảng Dân chủ tại Quận quốc hội thứ 13 của Michigan
Với tôi, chủ nghĩa xã hội là sự đảm bảo cho các chính sách chính phủ đặt nhu cầu con người lên trước lòng tham của doanh nghiệp và chúng ta xây dựng các cộng đồng nơi mà mọi người đều có một cơ hội để nỗ lực. Tôi kháng cự lại các tên gọi, kể cả những người có thể miêu tả tôi một cách rõ ràng là “cấp tiến”, bởi vì tôi cảm thấy một khi truyền thông bắt đầu định nghĩa bạn, thay vì để cho những hành động của bạn cất tiếng nói, bạn bắt đầu đánh mất đi một chút nào đó hình ảnh “bạn là ai”. Tôi tự hào là một thành viên của Các nhà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Mỹ (DSA) ở Vùng đô thị Detroit bởi vì họ đang làm những điều tương tự như tôi. Có thể kể ra một số việc như: Một mức lương đủ sống cho mọi người, loại bỏ ICE (Abolish ICE – một phong trào chính trị đề nghị loại bỏ cơ quan thực thi hải quan và nhập cư Mỹ) và đảm bảo chăm sóc sức khỏe chung.
Chúng ta đang cố gắng xây dựng những cộng đồng nơi sự giáo dục mà bạn tiếp cận, những công việc bạn có thể có đều không phụ thuộc vào mã bưu chính, chủng tộc hay giới tính của bạn. Mọi người không nhất thiết phải tìm kiếm một đại diện “xã hội chủ nghĩa dân chủ” hay “cấp tiến”, nhưng họ cũng không sợ những từ đó, họ chỉ đang tìm một chiến binh sẽ đặt nhu cầu của họ lên trên lợi nhuận doanh nghiệp và không bao giờ lùi bước. Vì vậy, nếu người khác muốn gọi tôi là một nhà xã hội chủ nghĩa dân chủ dựa trên việc tôi chiến đấu vì lợi ích chung làm cho tất cả chúng ta tốt đẹp hơn, thì điều đó ổn với tôi, nếu không thì chắc chắn tôi sẽ không nói chuyện với họ.
Nhưng tôi định nghĩa bản thân mình qua những thấu kính độc đáo của chính tôi: Tôi là một người mẹ chiến đấu vì công lý cho tất cả. Cuối cùng, tôi đang cố gắng xây dựng các liên minh và truyền cảm hứng cho các nhà hoạt động xây dựng một xã hội nơi mà mọi người ai cũng có cơ hội phát triển. Đó chính là chủ nghĩa xã hội mà tôi hứng thú.
Chủ nghĩa xã hội sẽ là phương thuốc sửa chữa sự tước đoạt có tính hệ thống với người da màu – Connie M. Razza, giám đốc nghiên cứu và chính sách tại Viện cố vấn Demos.
Một nền kinh tế Mỹ công bằng hơn, hay có tính xã hội chủ nghĩa dân chủ hơn, sẽ yêu cầu tái cơ cấu các cấu trúc đã tước đoạt của cải và những nguồn lực khác khỏi các cộng đồng người da màu một cách có hệ thống. Để hiểu rõ những cấu trúc đó, chúng ta có thể nhìn lại hàng trăm năm người châu Âu đã lấy đất từ người Mỹ bản địa và biến người châu Phi thành nô lệ cũng để lấy đất của họ, hoặc có thể nhìn lại chuyện cách đây 10 tháng, Đảng Cộng hòa đã thông qua một dự luật cắt bỏ thuế để làm lợi cho các nhà tài trợ lớn của họ với cái giá phải trả là lợi ích của người nghèo, người lao động (dự luật cải cách thuế được Thượng viện Mỹ thông qua tháng 12/2017 giảm thuế thu nhập cho các cá nhân và gia đình ở mọi cấp độ thu nhập và thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% còn 21% cho tới năm 2026 – Người dịch).
Ngoài ra, một hệ thống mới sẽ điều chỉnh cách cư xử với các doanh nghiệp, công nhận điều gì đã được xem là đúng: Chúng tôi đầu tư vào các doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng mà các doanh nghiệp phụ thuộc bởi vì các doanh nghiệp phục vụ chúng tôi. Trong tình hình bãi bỏ quy định và cắt giảm thuế như hiện nay, chúng ta đã chuyển giao quyền lực cho các doanh nghiệp. Luật lệ phù hợp và thuế công bằng giúp các doanh nghiệp dễ dàng tập trung các nguồn lực, dù đó là tiền (với công ty tài chính), điện (với công ty năng lượng), công nghệ, thực phẩm… và phân phối chúng tới nơi chúng thật sự cần đến.
Một điều quan trọng là một tương lai công bằng yêu cầu mọi người đều có tiếng nói bình đẳng trong nền dân chủ Mỹ – sự công bằng trong tiếp cận bỏ phiếu, tự do khỏi mọi rào cản hạn chế thái quá. Nến tài chính công thông minh sẽ giúp các cử tri có thể tham gia một cách có ý nghĩa bằng cách tài trợ cho các ứng viên và cho phép mọi công dân có năng lực đều có cơ hội chạy đua vào các văn phòng. Không nên để sức mạnh đồng tiền giúp những người giàu có thêm nhiều là phiếu. Một nền kinh tế – chính trị công bằng hơn sẽ thừa nhận rằng chỉ có tiếng nói là tiếng nói, và cơ hội để gây ảnh hưởng đến cách tư duy của các đại diện là thông qua sự chắc chắn của các ý tưởng.
*
Xã hội chủ nghĩa dân chủ nghĩa là quyền sở hữu dân chủ với nền kinh tế – Peter Gowan, thành viên tổ chức phi lợi nhuận tiến bộ Democracy Collaborative (Cộng tác Dân chủ)
Một chính phủ được bầu chọn một cách dân chủ nên sở hữu những tài sản độc quyền tự nhiên như các tiện ích, vận tải đường sắt, cung cấp các dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở, chăm sóc trẻ em, ngân hàng, và xây dựng phúc lợi nhà nước chung loại bỏ đói nghèo thông qua việc đảm bảo thu nhập tối thiểu, hỗ trợ người khuyết tật, người già và gia đình có con nhỏ.
Nhưng chúng ta phải đi xa hơn điều đó. Chúng ta cần khảo sát để thiết lập sở hữu dân chủ trên một nền kinh tế rộng lớn hơn, và loại bỏ sự phụ thuộc của chúng ta vào những ngành công nghiệp lệ thuộc vào sự ô nhiễm và chiến tranh để tồn tại. Cần có các chiến lược cho phép công nhân các ngành nhiên liệu hóa thạch, hàng không, quốc phòng tái sử dụng cơ sở vật chất của họ cho việc sản xuất hữu ích có tính xã hội nhiều hơn.
Một ví dụ là Lucas Plan ở Anh quốc, nơi công nhân thiết kế và xuất bản một “kế hoạch doanh nghiệp thay thế” khả thi, bao gồm việc cấp vốn cho các ngành năng lượng tái chế, vận tải công, công nghệ y tế. Chúng ta cần một cơ chế để chuyển đổi tài sản doanh nghiệp thành các quỹ của cải xã hội định hướng khu vực được kiểm soát bởi các cổ đông đa dạng và có trách nhiệm, những người sẽ dần dần chuyển giao quyền sở hữu ra khỏi những nhóm người vô trách nhiệm để hướng về các tổ chức bao gồm số đông dân chúng.
Một nước Mỹ theo xã hội chủ nghĩa dân chủ sẽ là một xã hội mà ở đó, của cải và quyền lực được phân phối đồng đều rất nhiều, và ít có tội ác, ít sự cô đơn và sự bỏ rơi. Chủ nghĩa xã hội dân chủ nhắm tới sự giải phóng năng lực và sự sáng tạo con người, không chỉ ở Mỹ mà là ở tất cả các quốc gia có giới tư bản bóc lột và xâm chiếm vì lợi nhuận của các tỉ phú ở đất nước chúng ta.
.
*
Đó là việc trao cho mọi người một tiếng nói trong việc ra quyết định – Maria Svart, giám đốc toàn quốc của tổ chức Những nhà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Mỹ (DSA)
Sức mạnh tập thể là chìa khóa cho hình ảnh của chủ nghĩa xã hội Mỹ, bởi vì chủ nghĩa xã hội dân chủ dựa trên nền tảng quan trọng là: Chúng ta không có bản đồ chi tiết cho con đường này, vì vậy mở rộng nền dân chủ bao gồm tất cả chúng ta vừa là phương tiện vừa là mục đích.
Vấn đề của chủ nghĩa tư bản không chỉ là một hệ thống vận hành bằng tầng lớp tinh hoa giàu có, thèm khát lợi nhuận vốn và luôn đem lại sự bất ổn, hay việc nó bỏ rơi những tầng lớp xã hội nghèo đói trên đường phố. Vấn đề là nó phụ thuộc vào chế độ độc tài của người giàu. Sự khác biệt cơ bản mà chúng ta kỳ vọng ở một xã hội xã hội chủ nghĩa là tất cả chúng ta đều sẽ có tiếng nói trong những quyết định ảnh hưởng đến cuộc đời chúng ta. Nơi làm việc sẽ được sở hữu bởi các công nhân điều hành chúng, hơn là một ông chủ được ủy quyền.
Hệ thống chính trị sẽ có tính dân chủ thật sự hơn là hệ thống được điều hành bởi những người đã mua các chính trị gia. Đời sống gia đình sẽ dân chủ hơn, và sẽ không có ai phải phụ thuộc vào một người kiếm tiền chỉ để sống sót, bởi vì các dịch vụ công như chăm sóc sức khỏe có sẵn cho tất cả mọi người, và được điều hành dưới sự giám sát của cộng đồng. Cuối cùng, đầu tư chính phủ sẽ là dân chủ, hơn là được quyết định bởi các nhà tài trợ doanh nghiệp hay các tay chơi phố Wall. Nói cách khác, khi đó chúng ta sẽ có sự tự do đích thực, trong khi các lựa chọn sẵn có với chúng ta hiện tại lại phụ thuộc vào cảm giác bất chợt của một vài người.
*
Nó đơn giản hơn nhiều: Bảo hiểm xã hội – Samuel Hammond, giám đốc nghiên cứu đói nghèo và phúc lợi ở Viện Cố vấn thị trường tự do Niskanen Center
Gần một thế kỷ sau khi cố Tổng thống Franklin D. Roosevelt ký quyết định thông qua đạo luật An sinh Xã hội (ngày 14/08/1935), đạo luật này vẫn là di sản lâu đời nhất của ông, giúp cho hơn 22 triệu người về hưu thoát khỏi đói nghèo mỗi năm, và bảo vệ thêm hàng triệu người khỏi rủi ro của việc sống lâu hơn số tiền tiết kiệm của họ. Tuy vậy, nhìn chung, chúng ta không xem An sinh Xã hội là “xã hội chủ nghĩa”.
Vì sao chúng ta không nên làm vậy? Không chỉ vì An sinh Xã hội là chi tiêu chính phủ lớn nhất (chiếm 1/3 ngân sách, gần 1.000 tỷ USD mỗi năm), mà còn vì việc thiết lập An sinh Xã hội có nghĩa là, kể cả những tín đồ của chủ nghĩa cá nhân khỏe mạnh nhất nước Mỹ cuối cùng cũng phải tuân thủ nghĩa vụ công dân của anh ta/cô ta.
Thái độ tích cực của doanh nhân Mỹ và một nhà nước đa dạng khổng lồ đến từ việc là đất nước của những người nhập cư, những điều đó có nghĩa là Mỹ sẽ không bao giờ có được thương hiệu uy tín cao về dân chủ xã hội mà ai đó có thể tìm thấy ở Bắc Âu. Tuy nhiên, thành công của An sinh Xã hội đem lại một gợi ý gồm hai từ về cách thức mà nước Mỹ có thể trở nên “xã hội chủ nghĩa” hơn chỉ sau một đêm: Bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội là tập hợp công các rủi ro mà các thị trường vật lộn để duy trì chúng, từ các điều kiện y tế tồn tại trước khi được bảo hiểm cho đến việc đột ngột mất việc. Nó có thể được thực hiện một cách có hiệu quả bởi bất kỳ chính phủ nào đủ năng lực cắt giảm các chi phiếu. Và trong khi tính quan liêu của các nhà quản trị An sinh Xã hội có thể rất khó chịu, dường như bảo hiểm xã hội tương thích một cách hoàn hảo với thương hiệu đa chủng tộc uy tín thấp của nước Mỹ. Điều này cho thấy là con đường phía trước của các nhà xã hội chủ nghĩa Mỹ không phải là chiếm lấy phố Wall, mà là những con đường ở Hartford, Connecticut – thủ đô ngành công nghiệp bảo hiểm của đất nước này.
*
Hãy quên đi nền dân chủ xã hội. Nước Mỹ đã sẵn sàng cho chủ nghĩa xã hội thật sự – Joe Guinan, giám đốc điều hành Next System Project (Dự án Hệ thống kế tiếp) thuộc tổ chức Democracy Collaborative (Hợp tác Dân chủ)
Khi chủ nghĩa xã hội đến Mỹ, nó sẽ không phải là chủ nghĩa xã hội “một cỡ cho tất cả” – dù nó sẽ có những khát vọng và những khía cạnh tổng quát. Nó sẽ được thực hiện từ dưới lên, thay vì áp đặt từ trên xuống, tuân theo các truyền thống tốt nhất của nước Mỹ – có thể thu hút nhiều thí nghiệm đa dạng ở các “phòng thí nghiệm dân chủ” địa phương và nhà nước, giống như New Deal (các chương trình và dự án khôi phục sự giàu có của nước Mỹ trong thời kỳ Đại khủng hoảng kinh tế từ 1933-1935 dưới thời tổng thống Franklin D. Roosevelt).
Nó sẽ có tính dân chủ, phi tập trung hóa và tập thể quyết định (cho phép mọi người đều tham gia quyết định). Nó sẽ cắm rễ vào sự công bằng tình dục, giới tính, chủng tộc, gợi lại câu thơ của Langston Hughes (trong bài thơ Let America be America Again / Để nước Mỹ lại là nước Mỹ) về một vùng đất “chưa bao giờ, nhưng phải là – vùng đất mà mọi người đều tự do”.
Nó sẽ tháo gỡ, thay vì áp đặt một trại cải tạo Mỹ như hiện tại – thể chế bỏ tù hàng loạt theo chủng tộc có tỉ lệ dân số ở tù cao nhất thế giới. Nó sẽ là việc sống một cách an toàn, khôn ngoan và sống tốt trong một cộng đồng đang phát triển, trong sự đoàn kết với muôn loài, thay vì đi quá xa những biên giới sinh thái để theo đuổi việc tích lũy tài chính.
Đây sẽ là chủ nghĩa xã hội thật sự, thay cho nền dân chủ xã hội hay chủ nghĩa tự do, bởi vì nó sẽ xã hội hóa phương tiện sản xuất, mặc dù không phải tất cả các loại hình phương tiện đó đều tập trung trong tay nhà nước. Thay cho của cải tập trung sẽ là sự phân tán quyền sở hữu rộng rãi. Thay cho các thị trường toàn cầu không xung đột sẽ là nền kinh tế địa phương có tính tái luân chuyển, tập thể quyết định, cắm rễ. Thay cho các tập đoàn đa quốc gia bóc lột sẽ là công ty thuộc sở hữu chính quyền, cộng đồng, công nhân. Thay vì tư hữu hóa bán tài sản thì sẽ là vô số các doanh nghiệp công dân chủ. Thay cho việc tạo ra tín dụng tư nhân bởi các ngân hàng thương mại và tài chính nhà đầu tư sẽ là sức mạnh tiềm năng to lớn của các ngân hàng công và tài chính chính phủ tự chủ, những thứ khiến chúng ta nhớ đến Abraham Lincoln và Franklin D. Roosevelt.
*
Một giải pháp thay thế mới mẻ cho hệ thống tư bản chủ nghĩa Mỹ là bất kỳ điều gì nhưng phải tự do – Thomas Hanna, giám đốc nghiên cứu của Democracy Collaborative (Hợp tác Dân chủ)
Một hình thức chủ nghĩa xã hội thực tiễn ở Mỹ trong thế kỷ 21 sẽ xảy ra khi quyền sở hữu dân chủ thay thế và thế chỗ mô hình doanh nghiệp bóc lột thống trị hiện nay. Không có một hình thức sở hữu dân chủ duy nhất nào là lý tưởng mà có nhiều hình thức đa dạng: Sở hữu nhà nước đầy đủ, sở hữu nhà nước từng phần, sở hữu chính quyền/địa phương, sở hữu nhiều cổ đông, sở hữu công nhân, sở hữu hợp tác người tiêu dùng, sở hữu hợp tác nhà sản xuất, sở hữu cộng đồng và sở hữu tư nhân địa phương bền vững.
Bất chấp mọi tu từ về “thị trường tự do”, hệ thống tư bản chủ nghĩa Mỹ là bất kỳ điều gì ngoại trừ thị trường tự do. Hệ thống đó đã phụ thuộc nặng nề vào liều thuốc chính sách, quy định, sự quản trị chính phủ và những can thiệp đi kèm ở các cấp độ khác nhau – thậm chí trong một số trường hợp còn giống với hoạch định mềm, ví dụ như trong khu vực trang trại.
Một mặt, không thể tránh khỏi việc một số hỗn hợp thị trường và hoạch định sẽ là một đặc điểm của một hệ thống xã hội chủ nghĩa Mỹ, với sự tham gia có tính dân chủ hơn trong việc quyết định các ưu tiên dài hạn ở địa phương, khu vực và quốc gia một cách lý tưởng, ít nhất là lúc ban đầu. Mặt khác, nó sẽ có tính hợp lý cao hơn trong những nỗ lực hướng đến sự phát triển kinh tế công bằng về mặt địa lý, chưa kể việc xoay sở với hiểm họa biến đổi khí hậu đang gia tăng.
*
Một nhà nước phúc lợi hoàn toàn, một thị trường lao động được chuyển hóa và sở hữu nhà nước về các phương tiện sản xuất – Ryan Cooper, nhà báo của The Week
Động lực đạo đức cho sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội có thể là chủ nghĩa quân bình lấy từ John Rawls (1921-2002, một nhà triết học chính trị và đạo đức người Mỹ theo truyền thống tự do), chúa Jesus hay bất kỳ ai. Mục đích cơ bản sẽ là sử dụng của cải được phát triển bởi hoạt động tập thể của nền kinh tế đại diện cho toàn bộ dân chúng, bởi vì thật không công bằng khi để một thiểu số tinh hoa ngốn sạch phần thu nhập và của cải cực lớn trong khi hàng triệu người không có tiền hoặc chỉ vừa đủ sống.
Nhìn chung, có ba mục đích chính của chính sách xã hội chủ nghĩa là có ý nghĩa nhất.
Đầu tiên là một nhà nước phúc lợi hoàn toàn mà trong đó nhà nước sẽ nắm bắt từng nhóm người vừa mất việc hoặc không thể làm việc – thất nghiệp, trẻ em, sinh viên, người già, khuyết tật, người cần sự chăm sóc v..v. Khi hoàn thành, nhà nước phúc lợi sẽ loại bỏ động cơ tư bản chủ nghĩa là làm việc do bị đe dọa không có tiền, và thay thế nguy cơ đó bằng lời mời gọi về chỗ làm việc, đào tạo và hơn thế nữa.
Thứ hai, đó sẽ là một thị trường lao động đã chuyển hóa có tính cấp tiến, trong đó hầu như mọi công nhân đều có mặt trong công đoàn, có hợp đồng công đoàn, khác biệt lương giữa lao động phổ thông và có trình độ được thu hẹp mạnh mẽ, và công nhân sẽ nắm từ 33-50% số ghế ban giám đốc doanh nghiệp. Đó là quyền sở hữu nhà nước trực tiếp về phương tiện sản xuất, thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp nhà nước có năng suất, quốc gia hóa một số công ty chủ chốt, hoặc biến một số lớn các tổ chức doanh nghiệp thành các quỹ của cải xã hội (như Alaska đã làm).
Điều cuối cùng là cái cơ bản nhất, theo tôi nghĩ, đó là chính sách xã hội chủ nghĩa cần thiết để thật sự đánh đổ sự bất công. Ngày nay, một phần ba tổng thu nhập quốc gia chảy vào tư bản mà quyền sở hữu của nó ngày càng được tập trung vào ít người hơn. Trên thực tế, tất cả mọi sự tăng trưởng 1% thu nhập của top đầu kể từ năm 2000 đều là của tư bản.
*
Thị trường tự do không đủ để giải quyết những vấn đề chúng ta đối mặt – Sean McElwe, nhà văn và đồng sáng lập tổ chức Data for Progress (Dữ liệu cho Phát triển)
Chủ nghĩa xã hội về cơ bản là một ý tưởng đơn giản, đó là các giá trị dân chủ nên định hướng nền kinh tế của chúng ta hướng tới việc tối đa hóa sự phát triển con người, thay vì tích lũy tư bản. Chúng ta sẽ không bao giờ chấp nhận những quyết định mà chính phủ của chúng ta dành riêng cho người da trắng giàu có, và chúng ta không nên chấp nhận những quyết định về nền kinh tế của chúng ta được thực hiện theo cách đó.
Về mặt lịch sử, nhóm người da trắng giàu có không phải là những người phục vụ tốt nhất cho các lợi ích chung của nhân loại.
Khi nền kinh tế của chúng ta không dân chủ, việc chính phủ có sự dân chủ là một điều bất khả thi. Chúng ta không thể lèo lái xã hội của chúng ta hướng tới sự thỏa mãn tối đa một cách có hiệu quả khi các lợi ích của tư bản được đặt lên trên các lợi ích được chia sẻ của cộng đồng.
Lấy ví dụ về biến đổi khí hậu, một bài toán đơn giản. Các doanh nghiệp lớn nhất của chúng ta có nguồn cung nhiên liệu hóa thạch mà nếu bị đốt cháy sẽ đẩy mật độ carbon toàn cầu lên cao hơn hai lần ngưỡng nguy hiểm. Lựa chọn cũng đơn giản: Nhân loại tồn tại, và các công ty viết giấy xóa nợ, hoặc các công ty duy trì lợi nhuận và sự sống loài người bị tuyệt chủng.
Các nhà xã hội chủ nghĩa khác với các đảng viên Dân chủ tự do như thế nào?
Đầu tiên, các nhà xã hội chủ nghĩa nhận ra rằng chỉ thị trường thôi thì không đủ để giải quyết các vấn đề chúng ta đang gặp phải. Hiện nay, vốn hóa thị trường của một vài công ty nhiên liệu hóa thạch cũng đủ để được ưu tiên hơn ý chí của cả cộng đồng quốc tế chứ không chỉ ý chí của cử tri Mỹ. Hơn nữa, một nền kinh tế phải được đưa ra khỏi những bàn tay thị trường, không chỉ là sản xuất năng lượng mà cả chăm sóc sức khỏe, thông qua liều thuốc xã hội chủ nghĩa hóa.
Thứ hai, những người xã hội chủ nghĩa nhận ra rằng, một nhà nước phúc lợi dựa trên chế độ thực dân không phải là một mục tiêu tiến bộ. Mỹ, theo lưu ý của nhiều chính trị gia dân chủ, là quốc gia giàu nhất thế giới. Sự giàu có đó được xây dựng trên bạo lực tồi tệ và giết chóc trên phạm vi toàn cầu. Đó là nguồn lợi nhuận của đế chế. Một nền chính trị xã hội chủ nghĩa sẽ nỗ lực vì một nền tảng phân phối thu nhập toàn cầu tiến bộ hơn.
Những người xã hội chủ nghĩa tin rằng, nếu không có sự kiểm soát dân chủ với tư bản và sự kết thúc của chế độ thực dân, các mục tiêu của chủ nghĩa cấp tiến sẽ không được hoàn thành. Những người xã hội chủ nghĩa tranh luận rằng chủ nghĩa tư bản không tương thích với dân chủ. Với những ai không đồng ý, chúng tôi đặt ra một câu hỏi đơn giản: Nơi nào sẽ được quét dọn sớm hơn, vốn hóa thị trường của ExxonMobil hay thành phố Miami (thành phố này bị tàn phá nặng nề bởi siêu bão Irma vào tháng 9/2017 – Người dịch)?
ĐOÀN HIỂU LINH / REDSVN.NET
Đăng trong:
Hoa Kỳ,
Thời sự,
Thời sự quốc tế,
Xã hội chủ nghĩa
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)